1.3 Thêm nữa, với tấm lòng yêu mến nhà văn - một cây bút trẻ tài năng, người con của mảnh đất Đồng bằng Sông Cửu Long hiền hòa, nhân hậu chúng tôi đã lựa chọn đề tài Từ địa phương trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ KIM ANH
TỪ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TẬP
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
ThS GVC Lê Thùy Vinh - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để
chúng tôi hoàn thành khóa luận này
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện để chúng tôi hoàn thành khóa luận
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Anh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của ThS GVC Lê Thùy Vinh cũng như các
thầy cô trong tổ Ngôn ngữ - khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Anh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của khóa luận 6
NỘI DUNG 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1 Những vấn đề phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ 8
Khái niệm 8
Việc phân chia các vùng phương ngữ 9
1.1.3 Phương ngữ Nam Bộ 13
1.2 Từ địa phương 14
1.2.1 Khái niệm 14
1.2.2 Đặc điểm một số kiểu từ địa phương 15
1.2.3 Vai trò của việc sử dụng từ địa phương trong tác phẩm văn chương 17
1.3 Vài nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 19
CHƯƠNG 2 TỪ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 24
2.1 Kết quả thống kê 24
2.1.1 Bảng tổng kết số liệu từ địa phương trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư 24
2.1.2 Nhận xét 25
2.2 Hiệu quả sử dụng từ địa phương trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư 27
Trang 52.2.1 Từ địa phương góp phần làm phong phú kho tàng ngôn ngữ dân tộc 27
2.2.2 Từ địa phương góp phần thể hiện hình tượng nghệ thuật chân thực, sinh động, hấp dẫn, và mang màu sắc địa phương 32
2.2.3 Từ địa phương góp phần khẳng định phong cách nhà văn và dấu ấn thời đại 47
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 61
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Văn chương là nghệ thuật ngôn từ Đó là ngôn từ của tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn Tác phẩm nghệ thuật không phải là sự sao chép cuộc sống một cách đơn giản một chiều, mà
đã được khúc xạ qua lăng kính của tác giả Sức mạnh của các tác phẩm văn chương chính là việc vận dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, tài hoa của mỗi nhà văn, nhà thơ
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ Macxim Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”
Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Mỗi nhà văn phải là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác
1.2 Xuất hiện trên văn đàn Việt Nam giai đoạn sau 1975 với rất nhiều những cây bút tài năng trẻ Trong số đó có Nguyễn Ngọc Tư - một nhà văn có bầu nhiệt huyết của thời đại, chị mang đến cho văn học dân tộc một luồng giáo mới mát lạnh Với sức sáng tạo dồi dào, tính đến nay chị đã có tới hơn năm mươi truyện ngắn Đây là con số khá lớn đối với một cây bút còn rất trẻ Một trong số các tác phẩm đã mang lại sự thành công và nhiều giả thưởng danh giá như Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 và Giải thưởng
Văn học Asean năm 2008, đó là tập truyện Cánh đồng bất tận của Nhà xuất
bản Trẻ, 2005 Qua tập truyện, Nguyễn Ngọc Tư thể hiện cái nhìn, sự trăn trở
về những ngươi nông dân trong cuộc sống mưu sinh và đời sống tinh thần của
họ Người đọc yêu thích văn chương của chị không chỉ ở đề tài, tư tưởng, ở hình thức nghệ thuật chính ở lối sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ tinh tế, linh hoạt
Trang 7và sinh động Bằng tài năng và sức sáng tạo của mình, chị đã khéo léo đưa vào văn chương những hơi thở, phong tực tập quán và đặc biệt là từng lời ăn tiếng nới đặc trưng của mảnh đất miền Tây Vì vậy, Nguyễn Ngọc Tư trở thành một “Đặc sản miền Nam”, một hiện tượng văn học được dư luận quan tâm Các sáng tác của chị được các nhà nghiên cứu đánh giá cao Song các ý kiến và giới nghiên cứu mới chỉ đi sâu khai thác khía cạnh nội dung hay một phần nghệ thuật của các tập truyện, còn về phương diện ngôn ngữ nhất là từ địa phương trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư mới chỉ được đề cập đến chứ chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu Qúa
trình nghiên cứu từ địa phương trong tập truyện Cánh đồng bất tận của chị
góp một phần vào việc khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm
1.3 Thêm nữa, với tấm lòng yêu mến nhà văn - một cây bút trẻ tài năng, người con của mảnh đất Đồng bằng Sông Cửu Long hiền hòa, nhân hậu
chúng tôi đã lựa chọn đề tài Từ địa phương trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ góp một tiếng
nói khẳng định giá trị nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn
vựng học tiếng Việt” của Nguyễn Thiện Giáp [7] Qua các công trình đã được
công bố, các tác giả đã khái quát được mối quan hệ giữa từ địa phương và ngôn ngữ dân tộc, chỉ ra diện mạo, đặc điểm của phương ngữ tiếng Việt và hiệu quả nghệ thuật phương ngữ trong tác phẩm văn chương Tuy ở những phương diện
và mục đích khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đã cho chúng ta một cái nhìn tương đối đầy đủ về vấn đề phương ngữ tiếng Việt
Trang 8Tìm hiểu hiệu quả sử dụng từ địa phương trong tác phẩm văn học là hướng nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm Chúng tôi đã khảo sát một số công trình khoa học liên quan như:
“Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện kí Sơn Nam”, Luận văn tốt
nghiệp của tác giả Nguyễn Nghiêm Phương, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, năm 2009 Trong luận văn này, tác giả đi sâu tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ biểu thị màu sắc Nam bộ trong truyện kí Sơn Nam để làm nổi bật những đặc trưng về màu sắc và sắc thái Nam bộ trong ngôn ngữ nghệ thuật cũng như giá trị tạo hình và biểu cảm trong truyện kí Sơn Nam [
“Khảo sát việc sử dụng từ địa phương trong thơ Tố Hữu”, Luận văn tốt
nghiệp của tác giả Phạm Thị Thùy Dương, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2008 Trong công trình này, tác giả khai thác quan điểm nghệ thuật của Tố Hữu trong việc sử dụng từ địa phương như những quan điểm về thơ
và ngôn ngữ thơ cũng như nguyên tắc sử dụng từ địa phương trong sáng tác
“Hiệu quả sử dụng từ địa phương trong truyện và kí của Nguyễn Thi”, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Ngô Thị Thu Phương, K32C Khoa
Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tập trung làm nổi bật hiệu quả sử dụng từ địa phương trong việc thể hiện tính chân thực, sinh động, hấp dẫn và khẳng định phong cách nhà văn, dấu ấn thời đại
Trên đây là một số những công trình nghiên cứu tập trung xoay quanh một
số tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại thế kỉ XX Bước sang thế kỉ XXI, văn học đã có những chuyển mình mới, tuy nhiên ngôn ngữ vẫn là một công
cụ, phương tiện chủ yếu của văn học và việc sử dụng từ địa phương cũng có những bước phát triển hơn trước Một trong những cây bút sử dụng thành công từ địa phương Nam bộ trong sáng tác của mình chính là nhà báo - nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Trang 9Hiện nay có rất nhiều ý kiến, bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình xoay quanh truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đăng tải trên các tạp chí (chẳng hạn Tạp chí nghiên cứu văn học, Tạp chí xuân Mậu Tý) hay các báo (báo Văn nghệ, báo Cần Thơ) và cả trên các diễn đàn trên mạng internet (đặc biệt là trang web “Văn học và giáo dục” do Trần Hữu Dũng quản lý, trong đó có hẳn
“tủ sách Nguyễn Ngọc Tư”) Qua đó, bạn đọc có cái nhìn tổng quan về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nói chung, về ngôn ngữ của chị nói riêng Qua quá trình khảo sát, ở lĩnh vực ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư cũng có nhiều bài viết với những nhận định sắc sảo:
Trần Hữu Dũng có bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam” bài
viết xuất hiện sớm trên trang web “Viet - Studies” Ông khẳng định: “Cái đầu tiên làm cho người đọc choáng váng (một cách thích thú) là nồng độ phương ngữ miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư Nếu bạn đọc là người nam
và nhất là bạn đã xa quê hương lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc
Tư dùng cũng đủ làm bạn sống lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng (như của Mai Ninh chẳng hạn), nhưng đối nghịch đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh” [18.2]
Trần Phỏng Diều trong bài “Thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” trên trang web “Viet - Studies” cũng đánh giá cao việc sử
dụng ngôn ngữ Nam Bộ trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư [18.2]
Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hoàng Thị Thu Hà K32B, Khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” đã tìm hiểu và phân tích những đặc trưng ngôn ngữ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói chung trên các phương diện ngữ âm,
từ vựng và ngữ pháp Tác giả cũng dành một mục để nghiên cứu việc sử dụng
từ địa phương, tuy nhiên khóa luận chỉ dùng lại ở mức độ khái quát
Trang 10Luận văn “ Chất Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” của tác giả Phạm Thị Hồng Nhung, trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, năm 2012, cũng chỉ ra những nét đặc trưng về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các phương diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp
Từ đó, tác giả khái quát tác dụng của chất Nam bộ trong việc xây dựng ngôn ngữ, tính cách nhân vật, giọng điệu và phác họa được “cái tạng” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Qua những bài báo, những ý kiến, những lời nhận xét chúng ta thấy ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được dư luận và giới nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, các bài viết, bài nghiên cứu này mới chỉ đề cập một chung nhất và đánh giá trên phương diện khái quát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước, tác giả của khóa luận này muốn ở mức độ nhất
định đi tới khám phá hiệu quả sử dụng từ địa phương trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Từ đó, có cách đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về các sáng tác của chị cũng như tập truyện Cánh đồng bất tận
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
phương, từ địa phương và hiệu quả sử dụng từ địa phương trong văn chương nghệ thuật
truyện Cánh đồng bất tận
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
Trang 11- Phân tích từ góc độ ngôn ngữ để thấy hiệu quả của việc sử dụng từ địa phương và rút ra nhận xét
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên chúng tôi tập trung khảo sát các tác phẩm
trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư - NXB Trẻ (2005), gồm: Cải ơi, Thương quá rau răm, Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Cái nhìn khắc khoải, Nhà cổ, Mối tình năm cũ, Cuối mùa nhan sắc, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ, Duyên phận So Le, Một trái tim khô, Cánh đồng bất tận
5 Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát, thống kê, phân loại
Chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp so sánh chiếu việc sử dụng từ
địa phương trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được vận dụng khi phân tích và so sánh để rút ra nhận xét
và kết luận cần thiết
6 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận khảo sát, tìm hiểu và phân tích những đặc sắc trong sử dụng
từ địa phương trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
Trang 12để thấy từ địa phương có vai trò quan trọng trong việc góp phần làm phong phú kho tàng ngôn ngữ dân tộc; thể hiện tính chân thực, hấp dân bởi hình tượng nghệ thuật, tạo màu sắc địa phương cho tác phẩm; góp phần nhỏ vào việc đánh giá và khẳng định phong cách nhà văn và in đậm dấu ấn thời kì đổi mới
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, khóa luận này được triển khai thành các phần:
Nội dung: gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Từ địa phương trong tập truyện Cánh đồng bất tận của
Trang 13NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Những vấn đề phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Ngôn ngữ toàn dân
Mỗi quốc gia đều được hợp thành từ nhiều dân tộc khác nhau, cũng như vậy Việt Nam được hợp thành từ 54 dân tộc anh em, Trung Quốc là hơn 80 dân tộc Mỗi dân tộc lại có tiếng nói riêng, nét văn hóa khác biệt góp phần làm giàu cho bản sắc văn hóa dân tộc Tuy vậy để giao lưu văn hóa giữa các vùng miền thì cần đến một ngôn ngữ chung, thống nhất Đó chính là ngôn ngữ toàn dân
Ngôn ngữ toàn dân là hệ thống ngôn ngữ được cộng đồng thống nhất sử dụng và chấp nhận Nó là sự pha trộn, tập trung các phương ngữ của tất cả các vùng miền, trong đó có một phương ngữ chiếm vai trò chủ đạo Ngôn ngữ này trùng khít với ngôn ngữ toàn dân
Trong tiếng Việt, phương ngữ vùng Bắc Bộ, chủ yếu là tiếng Hà Nội chuẩn chiếm vai trò chủ đạo
1.1.1.2 Phương ngữ
Phương ngữ (dialect) là một khái niệm phức tạp của ngôn ngữ học Thuật ngữ này tồn tại song song với một số từ ngữ khác ít mang tính thuật ngữ hơn như: phương ngôn, tiếng địa phương, giọng địa phương…
Theo GS Hoàng Thị Châu thì: “ Phương ngữ là sự biến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là phương tiện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng thống nhất về mặt lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội, về nghề nghiệp còn gọi là tiếng địa phương
Phương ngữ được chia ra thành phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội Các phương ngữ có sự khác biệt trong âm thanh, từ vựng, ngữ pháp
Trang 14Như vậy: Phương ngữ là một thuật ngữ của ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân và là biến thể của ngôn ngữ này ở một vài địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác
Sự phát triển, biến đổi của ngôn ngữ luôn diễn ra ở hai mặt cấu trúc và chức năng Cùng với sự phát triển chức năng nhiều mặt của ngôn ngữ, sự phát triển cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp Phương ngữ là nơi thể hiện kết quả của sự biến đổi ấy Nói tóm lại, phương ngữ là một hiện tượng phức tạp của ngôn ngữ không chỉ ở mặt hệ thống cấu trúc cũng như phương tiện để thể hiện mà bản thân nó cũng là sự phản ánh của nhiều mối quan hệ xã hội và lịch sử trong và ngoài ngôn ngữ
thành hệ thống trong bộ môn “Phương ngữ học” Đây là một ngành nghiên cứu có nhiều thành tựu xuất sắc
1.1.2 Việc phân chia các vùng phương ngữ
Tiếng Việt gặp phải những khó khăn khi phân chia các vùng phương ngữ Và tiếng Việt hôm nay vẫn tồn tại hai quan điểm khác nhau:
Hoàng Thị Châu chủ trương chia làm ba vùng phương ngôn tương ứng với ba khu vực địa lí: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ
vùng phương ngôn
cứ nhất định Tuy nhiên, phần lớn đều đồng ý theo quan điểm thứ nhất chia tiếng Việt thành ba vùng: Bắc - Trung - Nam Song mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Sự khác biệt rõ rang nhất
là ở phương diện ngữ âm và từ vựng, cụ thể:
Trang 151.1.2.1 Về phương diện ngữ âm
Khu biệt: Đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu
+ Hệ thống phụ âm đầu: gồm 20 âm vị Trong đó, không có những phụ
âm ghi âm trong chính tả là s, r, gi, tr, tức là không phân biệt giữa s/ x, r/d/gi,
tr/ch Lẫn lộn l/n (vùng Châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình)
+ Hệ thống âm cuối:
Có đủ âm cuối ghi trong chính tả
Có ba cặp âm cuối ở thế phân bố bổ túc là: [-nh,-ch] đứng sau nguyên
âm hàng trước [i, ê, e]; ng,-k] đứng sau nguyên âm hàng giữa [ư, ơ, â, a];
lưỡi [s, z, t] (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr) Trong nhiều thổ ngữ có hai phụ âm bật hơi [ph, kh] thay cho hai phụ âm xát [f, x] trong Phương ngữ Bắc Bộ
+ Hệ thống âm cuối: Đôi phụ âm [-ng, -k] có thể kết hợp được với các
nguyên âm trước, giữa và sau Tuy vậy, trong những từ chính trị - xã hội mới
Trang 16tính, thì đây là một hệ thống thanh điệu khác với hai vùng phương ngữ Bắc
Bộ và Trung Bộ
Bộ [s, z, t] mà chữ viết ghi là s, r, tr Ở Nam Bộ r có thể phát âm rung lưỡi [r]
So với các phương ngữ khác, thì phương ngữ Nam Bộ thiếu phụ âm [v], nhưng lại có thêm [w] bù lại, không có âm [z] nhưng được thay thế bằng âm [j] Âm điệu [w] đang dần biến mất trong phương ngữ Nam Bộ Bên cạnh đó, phương
ngữ Nam Bộ cũng bị mất đi nhiều vần so với phương ngữ Bắc Bộ và Trung Bộ
như: âm đệm [u]; đôi âm cuối [-ng, -k] trở thành những âm vị độc lập
với -ung, -úc Vùng này cũng có xu hướng lẫn lộn s/x và tr/ch như phương
ngữ Bắc Bộ Nhưng trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hóa giáo dục, sự phân biệt các phụ âm này được duy trì rất có ý thức và đạt được hiệu quả cao
góp phần làm phong phú kho tang ngôn ngữ dân tộc
1.1.2.2 Về từ vựng tiếng Việt
vùng phương ngữ có thể là phụ âm đầu, nguyên âm, âm cuối hay thanh điệu
Trang 17Vì vậy, tìm hiểu về từ vựng tiếng Việt của vùng phương ngữ góp phần làm tiếng Việt thêm phong phú và giàu đẹp
* Những từ cùng gốc:
- Từ thể hiện quá trình xát hóa: Biến thể cổ b, đ ở phương ngữ Trung
Bộ tương ứng với v, z ở phương ngữ Bắc Bộ
Ví dụ: Bui / vui, bá / vá, đao / dao, đốc / dốc…
- Từ thể hiện quá trình xát hóa và hữu thanh hóa: Biến thể cổ ở phương ngữ Trung Bộ tương ứng với biến thể mới ở phương ngữ Bắc Bộ
Ví dụ: - ph, th, kh / v, z(d), G(g): ăn phúng / ăn vụng, phổ tay / vỗ tay…; nhà
thốt / nhà dột, thu / giấu…; khải / gãi, khỏ / gõ…
- ch, k / j(gi), G(g): chi / gì, chừ / giờ…; cấu / gạo, trốc cúi / đầu gối…
- Hiện tượng hữu thanh hóa thường xảy ra cùng với việc hạ thấp thanh điệu: Thanh không thành thanh huyền, thanh sắc thành thanh nặng, thanh hỏi thành thanh ngã Phụ âm vô thanh đi với thanh cao ở phương ngữ Trung Bộ còn phụ âm hữu thanh đi với thanh trầm thường gặp ở phương ngữ Băc Bộ
Ví dụ: dăn deo / nhăn nheo, duộm / nhuộm, dức đầu / nhức đầu…
- Những từ khác nguyên âm thể hiện quá trình biến đổi từ nguyên âm đơn sang nguyên âm đôi bằng hai khuynh hướng:
+ Nguyên âm đôi mở dần trong các phương ngữ Bắc Bộ và Nam Bộ: e /
ei, a / ươ, o / uo
Ví dụ: méng / miếng, lả / lửa, mói / muối…
Trang 18+ Nguyên âm đôi mở dần trong các phương ngữ khác: i / iê, u / uô, …
Ví dụ: con chí / con chấy, ni / nầy…
- Những từ khác phụ âm cuối biểu hiện ở một số thổ ngữ Thanh Hóa: phụ âm cuối -n biến thành -j
Ví dụ: cằn cần / cày cấy, kha cắn / gà gáy,…; cái vắn / cái váy…
* Từ khác gốc (không có quan hệ ngữ âm)
Có phương ngữ có hai hay nhiều từ khác hẳn nhau nhưng lại đồng
nghĩa như trái và quả, bông và hoa,… Những từ này do xuất phát từ những
nguồn gốc khác nhau Có thể thấy, các từ này tập trung chủ yếu vào một loại
là danh từ:
Ví dụ:
Phương ngữ Bắc Bộ Phương ngữ Trung Bộ Phương ngữ Nam Bộ
Ngoài đặc điểm ngữ âm, từ vựng thì các vùng phương ngữ còn có những đặc điểm khác nhau về ngữ nghĩa, ngữ pháp Từ đó hình thành nên từ địa phương Và việc đưa từ địa phương vào tác phẩm văn chương góp phần làm nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm
1.1.3 Phương ngữ Nam Bộ
Phương ngữ Nam Bộ là một trong ba vùng phương ngữ của tiếng Việt Phương ngữ này được sử dụng chủ yếu ở vùng Nam Bộ - Việt Nam Nó có cách phát âm, từ vựng, cách sử dụng từ ngữ khác biệt khá lớn so với tiếng Việt ở các khu vực khác ở miền Nam
Về lịch sử, Nam Bộ là vùng đất được hình thành muộn nhất trong lịch
sử mở nước của Việt Nam Kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn
Trang 19vào Đàng Trong bắt đầu một thời kì Nam Tiến mở mang bờ cõi, cư dân Việt
từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam bắt đầu di cư vào Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và văn hóa (tiếp xúc với cư dân bản địa), tiếng Việt ở khu
vực này dần thay đổi Cách phát âm thay đổi nhiều: hoạch thành quạch, âm v thành âm d, au thành ao, an thành ang Nhiều từ đã bị đọc chệch đi do húy kị của các vua chúa nhà Nguyễn: hoành thành huỳnh, cảnh thành kiểng, kính thành kiếng, hoa thành huê…
Một số từ vựng tiếng Khowmer được vay mượn như: xoài, bò hóc, ghe, ghe ngo, võ lãi… Có nhiều từ tiếng Hoa của cư dân Quảng Châu, Phúc Kiến được vay mượn như âm: tẩy(ly đá), chạp pô, xì dầu, lì xì…
Về đặc điểm, vùng phương ngữ Nam Bộ được chia thành các vùng nhỏ hơn:
- Vùng phương ngữ Quảng Nam - Quảng Ngãi: vùng này khác hẳn các
nơi khác ở sự biến động đa dạng của âm a và ă trong kết hợp các âm cuối
1.2 Từ địa phương
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Từ toàn dân
Theo giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, từ toàn
dân là từ khi nhắc đến được mọi người dân hiểu và sử dụng, Nó là vốn từ
Trang 20chung cho tất cả những người nói tiếng Việt thuộc các địa phương khác nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam Đây là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất của ngôn ngữ và là cơ sở thống nhất ngôn ngữ Nó được ghi lại trong cuốn từ điển tiếng Việt
Về mặt nội dung: Từ toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm quan trọng trong cuộc sống như cây, nhà, bàn, buồn, vui…
Về mặt nguồn gốc: Vốn từ toàn dân tiếng Việt có thể bao gồm những từ
có quan hệ với tiếng Môn - Khmer, các từ có quan hệ với tiếng Hán…
Từ toàn dân là bộ phận nòng cốt của từ vựng học Nó là vốn từ cần thiết nhất để diễn đạt tư tưởng trong tiếng Việt Nó cũng là cơ sở để cấu tạo từ mới làm giàu cho từ vựng nói chung Đa số các lớp từ toàn dân là những từ trung hòa về phong cách tức là chúng có thể được dùng trong các phong cách chức năng khác nhau
1.2.1.2 Từ địa phương
Để định nghĩa về từ địa phương có rất nhiều ý kiến xoay quanh Song, theo GS.TS Nguyễn Thiện Giáp: “ Từ địa phương là từ được dùng hạn chế ở một hoặc một số địa phương nào đó Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hằng ngày ở bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ học Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật,…[7]
Đây là định nghĩa khái quát rõ nét sắc thái phong cách của từ địa phương, Đặc biệt là ý nghĩa của việc đưa từ địa phương vào sáng tác văn học
1.2.2 Đặc điểm một số kiểu từ địa phương
Theo giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu chúng ta
có hai loại từ địa phương:
* Từ địa phương không có sự đối lập với ngôn ngữ toàn dân
Đó là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, cách sống chỉ có
ở địa phương đó chứ không phổ biến đối với toàn dân Do đó, không có từ
Trang 21tương ứng với ngôn ngữ toàn dân, như ở miền Nam có các từ đặc trưng không xuất hiện ở các vùng khác: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,…
* Từ địa phương có sự đối lập với từ toàn dân
- Thứ nhất, từ địa phương có sự đối lập về nghĩa Những từ này về ngữ
âm có sự giống với từ toàn dân, nhưng nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau
Trang 22Phương ngữ Nam Bộ Từ toàn dân
1.2.3 Vai trò của việc sử dụng từ địa phương trong tác phẩm văn chương
Từ địa phương là lớp từ chuyên dùng ở một hoặc một vài địa phương mà không xuất hiện ở những địa phương khác Tuy nhiên, người ta vẫn biết đến chúng qua rất nhiều kênh thông tin như báo chí, truyền hình, điện ảnh và đặc biệt là qua các tác phẩm văn học Bằng tài năng của mình các nhà văn đã khéo léo để ngôn từ địa phương thâm nhập vào văn chương một cách tự nhiên và đạt được giá trị nghệ thuật cao
Tiếng địa phương đã góp phần làm cho vốn từ tiếng Việt thêm phong phú Mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng, độc đáo Vẻ đẹp của âm điệu địa phương làm nên các làn điệu dân ca, các hình thức nghệ thuật đặc sắc Nhờ đó mà các địa phương đã có sự giao lưu với nhau bằng những nét văn hóa, ngôn ngữ…
Vì vậy, có những từ ngữ trước đây chỉ dùng ở một số địa phương nào đó thì giờ đây đã được mọi người chấp nhận và sử dụng công khai, phổ biến ở nhiều nơi thậm chí trở thành ngôn ngữ chung Chẳng hạn như: Đụng độ, sầu riêng, chôm chôm,…trước chỉ có ở miền Nam thì giờ đây trở thành ngôn ngữ chung
Trang 23không có từ toàn dân tương đương Ngược lại, có một số từ ở miền Bắc lại được sử dụng rộng rãi ở miền Trung, miền Nam Như vậy, nhờ giao lưu, nhờ các phương tiện truyền thông, sách báo mà ngôn ngữ tiếng Việt ngày càng phát triển phong phú hơn
ngữ địa phương không chỉ thể hiện ở dáng dấp, ngoại hình mà còn được làm duyên, làm dáng, được phô diễn hết vẻ đẹp vốn có của nó Chẳng hạn khi thể hiện cảm xúc của người cha đang hạnh phúc vì tưởng đứa con mình trở về
thật của ông già Năm Nhỏ trong “Cải ơi”: “ Ông già nắn đầu, nắn vai nó với một nỗi vui chảy tràn, trời đất, ba nhìn không ra, bây lớn dữ dằn vầy” Ngoài
ra, trong lĩnh vực nghệ thuật, từ địa phương còn biểu đạt tính chân thực của hình tượng, tâm lí, tính cách của con người địa phương Qua đó, nhà văn đã gửi gắm vào những nội dung, tư tưởng và tình cảm của mình
Việc sử dụng đó góp phần thể hiện dụng ý tu từ rõ rệt, tạo ra sự đối lập tu từ học giữa từ địa phương và từ toàn dân Qua từ địa phương, con người hiện lên mang đặc trưng của vùng miền rõ rệt Đọc văn Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy cả một vùng sông nước miền Tây với nét văn hóa miệt vườn hiện lên chân thực, tất cả thiên nhiên, cuộc sống, văn hóa, phong tục đều rõ ràng, sắc nét được phô diễn qua các lớp từ địa phương dưới con mắt tinh tế, bàn tay tài hoa Họ
đã góp phần làm giàu cho ngôn ngữ Nam Bộ nói riêng và kho tàng ngôn ngữ dân tộc nói chung
cách, cá tính nhà văn Đọc tác phẩm của các nhà văn như Nguyễn Thi, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng con người Nam Bộ đã có một chỗ đứng riêng Đến thơ Tố Hữu, chúng ta thấy được hình ảnh cả những bà bầm, bà bủ giàu tình yêu thương và hết lòng vì tổ quốc Qua đó, giúp người đọc cảm nhận được
Trang 24hình ảnh bà mẹ Việt Nam anh hùng trên khắp mọi miền đất nước qua các từ xưng hô địa phương Qua từ địa phương, Tố Hữu đã đưa vào những ngôn từ của địa phương đó để xây dựng nhân vật điển hình của vùng quê mình đã đi qua Nhờ vậy, người đọc cảm nhận được tài năng, sở trường và đặc biệt là phong cách ân tình, giọng điệu ngọt ngào, tha thiết của ông
pháp để xây dựng màu sắc địa phương, đặc biệt tạo sự hòa hợp giữa tác giả và nhân vật Thể hiện mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực được phản ánh Đồng thời thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước của tác giả Bằng tài năng của mình, các tác giả đã làm đẹp cho quê hương và giúp bạn đọc có những hiểu biết về phong tục, văn hóa, thiên nhiên, con người của các vùng,
miền trên đất nước và đặc biệt là phong cách của mỗi nhà văn
1.3 Vài nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
tỉnh Cà Mau, trong một gia đình nghèo Cuộc đời Nguyễn Ngọc Tư trải qua nhiều đau buồn, bất hạnh Năm lên 9 tuổi gia đình chị gặp một biến cố lớn, ông nội mất, điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn, chị phải dừng việc học của mình tại đây Tuy nhiên, điều này không hề làm sức sáng tạo của chị bị hạn chế mà trái lại, chính trong môi trường này đã tạo điều kiện thuận lợi để ươm mầm cho tài năng trẻ Nguyễn Ngọc Tư nảy nở và phát triển, chính những khó khăn ấy lại làm cho sức sáng tạo của chị trở nên mãnh liệt và giàu giá trị
tất cả những gì mà mình nghĩ, viết lại những gì chị đã trải qua Bắt đầu viết nhật kí, cùng với tình yêu văn chương, đam mê viết lách, dần dần Nguyễn Ngọc Tư trở thành một cây bút, một hiện tượng văn học đương đại được giới nghiên cứu và dư luận quan tâm, tìm hiểu Đặc biệt khi ba tạp chí được đăng
Trang 25trên Tạp chí văn nghệ bán đảo Cà Mau, Nguyễn Ngọc Tư đã có bước ngoặt mới trong cuộc đời mình, chị đã được nhận vào làm văn thư và học làm phóng viên báo tại đây
minh, hồn nhiên và đầy bản lĩnh Chị lập gia đình với một người thợ kim hoàn
và sống hạnh phúc bên chồng cùng hai cậu con trai Hiện nay nhà văn đang sống ở thành phố Cà Mau và làm việc cho Tạp chí bán đảo Cà Mau
như tạp chí, truyện ngắn…Song tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự thành công và
đưa tên tuổi của chị chính thức bước vào làng văn đó chính là tạp kí sự Nỗi niềm sau cơn bão - tác phẩm đã đạt giải ba toàn quốc về báo chí năm 1997
Cũng từ đó, độc giả bắt đầu chú ý đến tên tuổi của chị Đến nay chị đã cho ra đời những đứa con tinh thần rất khỏe mạnh, nhưng người đọc biết nhiều về Nguyễn Ngọc Tư qua những tác phẩm đã được xuất bản tiêu biểu như:
Ngọn đèn không tắt (Tập truyện, NXB Trẻ 2000)
Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi, NXB Trẻ 2001)
Biển người mênh mông (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2003)
Giao thừa (Tập truyện, NXB Trẻ 2005)
Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ TP.HCM 2004) Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện, NXB Văn hóa Sài Gòn 2005) Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ 2005)
Cánh đồng bất tận (Tập truyện, NXB Trẻ 2005)
Ngày mai của những ngày mai (Tạp văn, NXB Phụ nữ 2005)
Gió lẻ (Tập truyện, NXB Trẻ 2008)
Khói trời lộng lẫy (Tập truyện, NXB Trẻ 2008)
Tư là tác phẩm đánh dấu bước khởi đầu trong hành trình trên con đường tiến
Trang 26vào làng văn Việt Nam thì tập truyện Cánh đồng bất tận được xem như ngã rẽ
đầu tiên để nhà văn bước vào con đường dài rộng hơn Với một thành công đã
tạo được tiếng vang lớn, Cánh đồng bất tận một lần nữa khẳng định tên tuổi
Nguyễn Ngọc Tư trong giới văn nghệ sĩ trẻ những thập niên đầu thế kỉ XX
Tiếp sau Cánh đồng bất tận là tập Gió lẻ và Khói trời lộng lẫy, Nguyễn Ngọc
Tư đã thu hút được bạn đọc với một bước đi nhanh, mạnh dạn, thể hiện được những nét mới lại, độc đáo trong sáng tác của mình Và trong suốt chặng đường sáng tác, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 là khoảng thời gian mà
sự thành công của tài năng Nguyễn Ngọc Tư nở rộ Chị nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý, trong đó phải kể đến: Giải nhất cuộc vận động sáng tạo
Văn học tuổi 20 - lần II với tác phẩm Ngọn đèn không tắt năm 2000; Giải B Hội nhà văn Việt Nam với tập truyện Ngọn đèn không tắt năm 2000; Tặng
thưởng dành cho các tác giả trẻ - Uỷ Ban toàn quốc lien hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam Một trong gương mặt tiêu biểu năm 2003 được TW Đoàn trao tặng; Giải thưởng Văn học các nước Asean - 2008 Với một loạt các thành công liên tiếp ấy Nguyễn Ngọc Tư ngày càng khẳng định tài năng
và vị trí của mình trên văn đàn Với sức trẻ dồi dào và bầu nhiệt huyết căng tràn, chắc chắn trong thời gian sắp tới chị còn mang đến cho bạn đọc nhiều bất ngờ hơn nữa về “ những đứa con tinh thần” của mình
Ngọc Tư đã xây dựng lại bức tranh miền Tây với những đặc trưng miệt vườn, nông nghiệp lúa nước bên cạnh đó là những con người lam lũ, vất vả, nhọc nhằn chạy theo cuộc sống, chạy theo hạnh phúc Đó là những con người suốt đời đi kiếm tìm những điều vô tình để tuột mất trong quá khứ Những người nông dân hiền lành, chân thực nhưng những khó khăn của cuộc sống làm cho
họ điêu đứng, chuân chuyên Nguyễn Ngọc Tư đi sâu khai thác đời sống nội tâm của nhân vật Qua đó, thấy được nét đẹp trong tâm hồn của con người ở
Trang 27vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long : Đó là hình ảnh những con người lam lũ suốt mười hai năm đi kiếm tìm đứa con của vợ vì để mất đôi trâu, sợ
đòn nó bỏ nhà ra đi, qua hình bóng ông già Năm Nhỏ trong Cải ơi, là những ước mơ nho nhỏ của cuộc đời lại trở nên sa xỉ với ông Tư Mốt trong Thương quá rau răm … Bên cạnh hiện thực cuộc sống thì ở đó còn xuất hiện những con người đang khắc khoải với mối tình dang dở, với những Duyên phận So
Le đầy chân tình và xúc động: Đó là hình dáng cô đào Hồng, là ông già Chín trong Cuối mùa nhan sắc; là cô Thấm trong Mối tình năm cũ…
người suốt đời bị lòng hận thù, sự đó kị, vị kỉ đeo đuổi và cả cuộc đời giống như cuộc hành trình bất tận không bến đỗ qua hình tượng người cha trong
truyện ngắn Cánh đồng bất tận
con người cô đơn, bơ vơ, không tìm ra được lối thoát và không đến được với bến bờ hạnh phúc Họ cô đơn bởi họ vẫn đang ngày ngày mải miết chạy theo
cáo tôi bản năng, đó là những Cái nhìn khắc khoải, là Một trái tim khô, là Duyên phận So Le… Tất cả các nhân vật đều bị đắm chìm, lạc lõng trước Biển người mênh mông để rồi phải sống trong những Dòng nhớ, với nỗi Nhớ sông và suốt đời là một cuộc hành trình với Cánh đồng bất tận
Văn chương Nguyễn Ngọc Tư không chỉ hấp dẫn người đọc ở đề tài, nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn là ở nghệ thuật từ việc xây dựng tâm lí nhân vật đến hành động, lời nói, đặc biệt là hệ thống từ địa phương Nam Bộ được khéo léo đưa vào trang văn, góp phần thể hiện cá tính, con người nhân
vật, đồng thời góp một yếu tố làm nên giá trị to lớn của tập truyện Cánh đồng bất tận nói riêng và sự nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư nói chung
vị trí của mình trong làng văn sau năm 1975 Với những tác phẩm đặc sắc chị
Trang 28đã trở thành cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới Nét đặc sắc trong sáng tác của chị thể hiện rõ ở cách nhìn, cách lắng nghe, thể hiện cuộc sống, ở quan niệm nghệ thuật về con người và thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Đó là những thành công nổi bật cho một cây bút trẻ tài năng Vì vậy, các sáng tác của chị sẽ tỏa sáng trên văn đàn và luôn được sự đón nhận của bạn đọc trong và ngoài nước
Trang 29CHƯƠNG 2 TỪ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TẬP TRUYỆN
Tỉ lệ (%)
Tần số xuất hiện/ trang
Trang 302.1.2 Nhận xét
Qua bảng thống kê trên, ta thấy từ địa phương xuất hiện trong tập truyện
Cánh đồng bất tận dày đặc, tuy nhiên sự phân bố của nó ở các truyện, các
trang không đồng đều Dựa vào bảng 2.1.1 ta thấy sự xuất hiện từ địa phương
nhiều nhất là ở bài Cải ơi, với 140 từ chiếm 14,84% số từ trong toàn tập
truyện, được phân bố trên toàn bộ mười trang của tác phẩm( từ trang 7 đến 16), bình quân số từ xuất hiện trên một trang là 14 từ Và ít xuất hiện nhất
trong tập truyện là ở truyện ngắn Một trái tim khô với số lượng là 26 từ,
chiếm 2,77% tổng số từ địa phương, được giải trên mười trang truyện (từ trang 53 đến 61), với tần số xuất hiện trung bình là 2,6 từ trên một trang So sánh như vậy để thấy rằng, tác giả đã sử dụng rất linh hoạt từ địa phương trong trang viết Ở mỗi bài lại có sự xuất hiện nhiều, ít khác nhau, nguyên nhân căn bản xuất phát từ chủ đề, nội dung, nhân vật ở từng tác phẩm không thống nhất, đồng đều Nhìn chung nhà văn rất cân nhắc lựa chọn từ địa phương phù hợp với cá tính nhân vật cũng như chủ đề tác phẩm để đạt hiệu quả cao
Nguyễn Thi… Nguyễn Ngọc Tư cũng sáng tạo đưa vào văn chương những từ địa phương Nam Bộ Nhưng chị đưa vào với một tần số lớn, ngược lại với yêu cầu chung của văn chương là hạn chế sử dụng từ địa phương trong sáng tác Nhìn vào bảng thống kê, số lượng phương ngữ xuất hiện trung bình trên các trang truyện thấp nhất là 1,95 từ (Cánh đồng bất tận), còn nhìn tổng thể cả tập
truyện Cánh đồng bất tận trung bình mỗi trang xuất hiện từ địa phương với
tần số là 4,45 lần Một con số không hề nhỏ Qua đó, thấy được tài năng của nhà văn
làm cho người đọc khó hiểu, trái lại làm người đọc có thiện cảm hơn về sự
Trang 31chân thực, mộc mạc của ngôn ngữ bình dân Nam Bộ Nhờ vậy mà người đọc
có thêm hiểu biết về phương ngữ Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư đưa vào trang văn những điều mới lạ, những ngôn từ xa lạ với người dân ở địa phương khác (Bắc, Trung) nhưng không tạo ra khoảng cách, ranh giới mà lại rút ngắn khoảng cách ấy Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, cuộc sống của người dân vùng Tây Nam Bộ hiện lên vô cùng sinh động, tự nhiên mà hấp dẫn lạ thường từ cách xưng hô đến những từ ngữ chỉ hành động, vật dụng sinh hoạt cũng đa dạng, phong phú Có thể so sánh một số từ địa phương Nam Bộ trong tập truyện với ngôn ngữ toàn dân để thấy cái hay, cái đẹp và sự linh hoạt trong giao tiếp của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Từ xưng hô
Ảnh Tui, tao, qua Mầy, mậy, bây
Má
Anh Tôi Mày
Mẹ
Từ chỉ hành động
Té Rượt Kêu
Na
Ngã Đuổi Gọi Tha
Từ chỉ vật dụng
Cà ràng Đờn
Lò đất Đàn
Từ dùng để hỏi
Chi vầy Hổng, hông Hôn, phải hôn
Gì vậy Không Không, phải không
Đồng thời trong hệ thống từ địa phương Nam Bộ còn xuất hiện những
từ biến đổi âm tiết rất đa dạng, có thể điểm qua một vài trường hợp tiêu biểu:
Trang 32Từ địa phương Nam Bộ Từ toàn dân
Biểu Bịnh Gởi Kiếng Lịnh
Nè Tánh
Bảo Bệnh Gửi Kính Lệnh Này Tính Tất cả những đặc trưng ngôn ngữ ấy đều xuất hiện rất nhiều lần trong tập truyện ngắn này Tuy nhiên, trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, còn xuất hiện những từ địa phương có sự tương đồng với từ toàn dân như: xuồng, ghe, rạch, cây mắm, cây ô rô…
Tóm lại, từ địa phương trong tác phẩm được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng
đa dạng, phong phú Qua đó, khẳng định một nét tính cách mạnh mẽ, phong cách, cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn Và chính nhờ việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo đó trong từng trang văn, từng tác phẩm, mà bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về con người, tính cách, phẩm chất của người dân Nam Bộ, đồng thời thấy được đời sống thực của người nông dân miền sông nước với những lo toan bộn bề cùng với đời sống tinh thần phức tạp của con người hiện đại miền Tây Nam Bộ của nước ta những năm sau 1975
2.2 Hiệu quả sử dụng từ địa phương trong tập truyện ngắn Cánh đồng
bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
2.2.1 Từ địa phương góp phần làm phong phú kho tàng ngôn ngữ dân tộc
sông Cửu Long đã thay cho nhân dân Nam Bộ cất lên tiếng nói đặc trưng của mảnh đất hiền lành, nhân hậu này Bằng tình yêu quê hương, bằng sự đồng cảm, trái tim chân thành, chị đã đưa vào văn chương từng hơi thở cuộc sống
Trang 33của vùng quê Cà Mau nói riêng và đặc thù của Nam Bộ nói chung Điều đó góp phần làm giàu đẹp thêm cho kho tàng ngôn ngữ Nam Bộ nói riêng và ngôn ngữ dân tộc nói chung
Qua tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã rất phóng
khoáng khi sử dụng từ địa phương Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái, sang trọng hay độc sáng như của Mai Ninh, ngược lại đó là lớp từ vựng dân dã, lấy từ cuộc sống xung quanh Sự phong phú của phương ngữ trong tác
phẩm của Nguyễn Ngọc Tư và đặc biệt trong tập truyện Cánh đồng bất tận là
sự tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớ Đọc truyện của chị, người đọc sẽ khám phá rằng: nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trọng thì phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu nhẹ nhàng, thủ thỉ miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống nhưng chuẩn mực không kém các vùng khác Mỗi truyện của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, toàn món đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống
định cho người đọc đó là việc khó nắm bắt hết ý nghĩa mà tác giả truyền tải, đồng thời khó trong việc muốn chuyển tác phẩm đó thành ngôn ngữ khác Nhưng một điều khác biệt, các trang văn của Nguyễn Ngọc Tư lại không làm cho người đọc khó hiểu mà ngược lại làm cho họ yêu văn chương của chị hơn
không phải ở kho từ vựng dồi dào của chị mà ở việc chị sử dụng phương ngữ tối đa và dùng đúng trong từng hoàn cảnh, từng câu chuyện, từng cuộc đời, những câu chuyện đời thường của người dân miệt vườn Những đặc trưng của Nam Bộ làm đẹp cho mảnh đất này cũng như dân tộc Việt Nam, được thể hiện qua tập truyện Cánh đồng bất tận cụ thể ở các phương diện nổi bật sau:
Trang 34- Trước hết ở hệ thống từ xưng hô trong giao tiếp rất đặc trưng của người dân vùng Tây Nam Bộ Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà Nguyễn Ngọc Tư
sử dụng những lớp từ riêng biệt Dễ nhận biết nhất trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư cụ thể trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận là các từ chỉ tên
người trong quá trình giao tiếp của người miền Tây theo kiểu lấy tên thứ tự
sinh ra trong gia đình như: ông Năm Nhỏ (Cải ơi), ông Chín (Cuối mùa nhan
sắc)… Hay gọi tên kèm theo tên thật với thứ tự sinh ra trong gia đình như:
ông Sáu Đèo (Biển người mênh mông), Út Chót (Thương quá rau răm), Út Nhỏ (Nhà cổ)…
dụng những lớp từ như: má, tía, chế, má con tao, mầy, tao, tụi bây, sấp nhỏ
Ví dụ “Thằng Tứ Hải đem mấy đứa nhỏ qua ngủ với má con tao nì Để
không ngói rớt trúng đầu tội nghiệp tụi nhỏ lắm nghen” (Nhà cổ, tr 67)
từ: tui, qua, nhỏ, ổng, cổ, má, thằng chả Như: “Qua đi đây, chú em dòm chừng con quỷ sứ nầy giùm qua nghen” (Biển người mênh mông, tr 112) Hay “Thằng chả ở dưới ghe kiếm đâu ra chiếc xe, nói dóc”, “Tại hồi đó má ổng mới sanh ổng ra quên lấy lồng bàn đậy nên ruồi bu tùm lum” (Cánh đồng
bất tận, tr 175)
khoáng và không khách khí của người Nam Bộ trong giao tiếp với người quen
hay lạ: “Ông già Chín theo gánh chè của đào Hồng qua ba con đường” (Cuối mùa nhan sắc, tr 91), “Trời ơi, ngồi với thằng chả, mỏi lưng quá, má coi,
yêu đương chi cho mệt vậy không biết” (Nhà cổ, tr 76)
của Nguyễn Ngọc Tư không thể không đề cập đến hệ thống từ chỉ sắc thái biểu cảm của người nói thường được đặt ở cuối câu, ở dạng câu cảm thán hay
Trang 35câu nghi vấn Đây cũng là lớp từ đặc trưng của miền Tây mà vùng khác
không có như: à, á, hen, nghen, hôn, phải hôn, vầy, nè, nghe, chớ, mà, lận, quá chừng, quá trời, vậy cà, hả, ha
hay “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy đó, nhớ không? Về nhà
đi con, tội má con vò võ có một mình Con là trọng, chứ đôi trâu cộ có nhằm
nhò gì…Về nghe con, ơi Cải” (Cải ơi, tr 15) hay “Ừ, lạnh quá, Điềm ha”
(Huệ lấy chồng, tr 49)
hiện rõ đặc trưng ngôn ngữ của người dân vùng sông nước Đồng bằng sông
Cửu Long so với người dân các vùng khác như: ổng (ông ấy), bả (bà ấy), ảnh (anh ấy), chế (chị ấy), biểu (bảo), sanh (sinh), bịnh (bệnh), kinh (kênh), gởi (gửi), ác nhơn (ác nhân)…
dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư, góp phần làm cho ngôn ngữ truyên
ngắn của chị “thuần chất Nam Bộ” Ví dụ “Tại bác Tư biểu ai cũng phải đi khám cho chú bác sĩ vui, chú không bỏ về thành phố Con đâu có bịnh tính
bắt còng kẹp chơi…” (Thương quá rau răm, tr 21)
chúng tôi còn nhận thấy trong tập truyện ngắn này còn xuất hiện hệ thống từ thể hiện rõ đặc trưng địa hình và nền văn hóa sông nước của vùng sông Cửu
Long như: kinh, rạch, vàm, chợ nổi, ghe, xuồng, nước kém, vịt chạy đồng, cá
chạch ô rô, dừa nước… như Cù lao Mút Cà Tha (Thương quá rau răm), Đất
Cháy, kinh Thợ Rèn, Vịnh Dừa, Kinh Cụt, kinh xáng (Huệ lấy chồng), Rạch
Mũi, Nhà Phấn Ngọn, Cái Bát, Kinh Chiếc (Cái nhìn khắc khoải), Mũi So Le
(Duyên phận So Le)
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, ngôn ngữ đời thường đi vào văn chương
Trang 36rất có duyên, điều này cũng góp phần quan trọng làm cho ngôn ngữ tiếng Việt phong phú, sinh động hơn Chẳng hạn: Khi tả nỗi buồn, Nguyễn Ngọc Tư có
cách nói rất bình dân “buồn ác chiến”: “Nhờ giữa hai bài hát có mục nhắn
tìm con buồn ác chiến…” (Cải ơi, tr 9) rồi “buồn vô địch cấp huyện”: “Mấy chuyện này may mà Xuyến giấu trong lòng, phải kể ra là buồn vô địch cấp
huyện chứ sá gì cái Mũi So Le nhỏ nhoi này” (Duyên phân So Le, tr 151), đó
còn là cái “buồn như sắp đâm đầu xuống sông mà chết”: “Dưới ghe ngó lên,
mặt người phụ nữ buồn so, buồn như sắp đâm đầu xuống sông mà chết…”
(Cái nhìn khắc khoải, tr 54), đó còn là nỗi “buồn chao chát trong lòng”: “Tự
dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng” (Một trái tim khô)… Khi tả
cảnh, tả hành động bỏ chạy của ai đó, Nguyễn Ngọc Tư có cách nói lạ mà đặc
trưng của chị như chạy xịt khói, chạy xà quần, chạy xấc bấc xang bang,…Như “Thàn bùi ngùi, người ta Quách Phú Thành nổi tiếng Hồng Kông, tui thiếu có chữ h, lẹt đẹt bên hông chợ Lớn Nhiều bữa ế ngoi ngóp nằm nghe mưa dầm, nhiều bữa đứng soát vé bị đám du đãng địa phương rượt
chạy xịt khói…” (Cải ơi, tr 9)
khác như: rầu thúi ruột, tính tình hịch hạc, cả đám cà xình, cà xình cà xàng, nhảy cà tưng, chợ ba bảy chín, đã thiệt, đánh lô tô, mát trời ông địa, búa la xua, miệng cá sặc, mừng húm, chẩng hẩng, thở dài ứ hự, mừng hết lớn, dữ dằn,…
ông nói con Cải chớ ai, bà mừng hết lớn, phải còn trẻ thể nào bà cũng nhảy
cà tưng” (Cải ơi, tr 10) hay: “Mưa dịu lại, hạt nhỏ rức nhưng gió mạnh lên, thổi xà quần, không biết đâu là chiều hướng” (Thương quá rau răm, tr 17),
“Má nói thằng Hải mới tội nghiệp, tính tình hịch hạc, ruột để ngoài ra mà
nhiệt thành, lúc nào cũng xởi lởi thưa gởi nói cười với người trên trước”
(Nhà cổ, tr 70)…
Trang 37Có thể nói, với thói quen sử dụng ngôn từ như trên làm cho ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư gần với ngôn ngữ hàng ngày của người nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, điều này góp phần tạo nên một văn phong trong sáng, giản dị, không cầu kì và có phần nôm na, mộc mạc, chân chất nhưng vẫn tạo được hiệu quả thẩm mĩ và tạo cảm xúc giúp người đọc dễ dàng nhận ra Nguyễn Ngọc Tư trong vô số các cây bút khác cùng thời với chị Hơn thế, Nguyễn Ngọc Tư còn có thể coi là một kho từ vựng Nam
Bộ, qua chị người đọc có thể tìm thấy tất cả những từ ngữ đặc trưng của người miền Tây từ ngôn ngữ xưng hô, từ chỉ địa danh, địa hình đến ngôn ngữ giao tiếp, sinh hoạt đến các dụng cụ trong đời sống Nhờ đó, ngôn ngữ Nam
Bộ còn góp phần làm cho ngôn ngữ toàn dân thêm phong phú và tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã có đóng góp hết sức quan trọng để tạo nên một tiếng nói, một chỗ đứng vững chắc cho ngôn ngữ Nam Bộ trong văn học
ngôn ngữ Nam Bộ vào văn chương để làm giàu cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc Nguyễn Quang Sáng rất đúng đắn khi cho rằng: “Thoại trong văn Tư không hề lai, rặt Nam Bộ mà người ta đọc vẫn hiểu và cảm thấu trọn vẹn, cái lớn nhất mà Tư làm được ở chỗ cổ có công nâng ngôn ngữ bình dân của người miền Tây thành ngôn ngữ văn học” Điều đó không sai khi nhận xét về thành công của Nguyễn Ngọc Tư
2.2.2 Từ địa phương góp phần thể hiện hình tượng nghệ thuật chân thực, sinh động, hấp dẫn, và mang màu sắc địa phương
ngôn từ nhà văn sẽ truyền tải tất cả các quan điểm, tư tưởng, nội dung của tác phẩm, đồng thời ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình tượng nhân vật Ở văn học Trung đai, ngôn ngữ hình tượng nhân vật mang tính ước lệ, tượng trưng, trang trọng thể hiện nhân vật đầy tính khuôn mẫu thời đại Đến văn học
Trang 38hiện đại, ngôn ngữ đã đạt đến yêu cầu cá thể hóa Nhờ thế, thế giới bên trong của nhân vật giờ đây không chỉ phát hiện bằng ý nghĩa logic của lời nói mà còn bộc lộ qua cách nói, cách tổ chức lời nói
mình Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chị chủ yếu quan tâm, tập trung miêu tả, phản ánh đời sống sinh hoạt của những người nông dân vùng sông nước Cửu Long Đó là những con người nghèo khổ, những con người được
sống trong Biển người mênh mông mà vẫn cô đơn, lạc lõng Những kiếp
người lênh đênh, trôi dạt hết khúc sông này đến khúc sông khác để đi tìm
những hạnh phúc xa xôi, đã lắng lại trong quá khứ cùng với Dòng nhớ, Mối tình năm cũ Những người suốt đời chạy theo ước mơ, hạnh phúc xa vời nhưng vẫn đi tìm, vẫn theo đuổi dù phải sống trong nước mắt Cái nhìn khắc khoải, Cuối mùa nhan sắc Đó còn là những con người suốt đời sống trong
hận thù, trong cô đơn, suốt một đời rong ruổi trên con đường của những đau
thương, trên những cánh đồng hoang hoải, xa vắng với những Cánh đồng bất tận Mỗi con người một số phận, một cuộc đời riêng biệt nhưng Nguyễn Ngọc
Tư đã để họ đến với người đọc rất tự nhiên bởi ngôn ngữ sinh động, dễ hiểu
và qua đó người đọc cũng thấu hiểu được nỗi đau của những nhân vật đang oằn mình trước cuộc sống và cảm thông cho những cuộc đời bất hạnh, kiếp
người cô đơn, với những cuộc tình lỡ dở, những con người có Duyên phận So
Le Và ngôn ngữ nhân vật không chỉ thể hiện như một phương diện để thể
hiện tính cách nhân vật mà còn giúp các nhân vật tự bộc bạch, thể hiện ý nghĩa của mình trước thực tại
nhân vật tham gia giao tiếp nhiều Đó là cách tốt nhất để nhân vật phơi bày, chứng tỏ bản thân Tuy nhiên, các nhân vật trong tập truyện này sử dụng những ngôn ngữ lời nói giản dị, dễ hiểu, mặt khác lại chứa đựng những suy
Trang 39nghĩ, trải nghiệm, nhận xét mang ý nghĩa súc tích Lời nói nhân vật mang phong cách khẩu ngữ rõ rệt
Nhờ vậy, nhân vật mới thực sự sống động trong lòng người đọc Qua từ ngữ, thế giới nhân vật hiện lên trước mắt bạn đọc, đó là những con người có những ước mơ, khát vọng: Thàn, Huệ, Điềm, Nương, Điền…Những người giàu lòng yêu thương, biết yêu thương và biết hi sinh vì hạnh phúc của người khác như ông già Năm Nhỏ, Hết, Giang, Thủy, Út Nhỏ,… Những con người thật thà, chất phác, giàu tình nghĩa… Mỗi người một vẻ, chẳng ai giống ai
ông dành cả phần đời của mình để đi tìm con, chỉ với một ước mong vợ không buồn, không trách giận mình Ông đi qua các nơi, các chỗ, làm tất cả các việc từ làm thuê cho đến đi bán kẹo kéo chỉ mong được gặp con Rồi thời gian cũng qua đi, mười hai năm ròng rã mà người cha tội nghiệp ấy vẫn không tìm được đứa con gái đáng thương Cho tới ngày, ông nghe người ta nói, ông tìm cách để được lên truyền hình, để được gọi “Cải ơi”, ông đã đi ăn trộm Bỏ qua danh dự của đời mình, bỏ qua lòng sĩ diện của một con người lương thiện, ông đi trộm trâu, rồi tự ra thú tội, chỉ mong người ta cho mình
cơ hội để được thực hiện mong muốn của mình: “Ông đã tìm con nhỏ gần mười hai năm , đã đi qua chợ, qua đồng, tới rất nhiều quê xứ Lúc nhỏ Cải mười ba tuổi, một bữa mê chơi nó làm mất đôi trâu, sợ đòn, nó trốn nhà Rồi con nhỏ không quay lại, vợ ông khóc lên khóc xuống, bảo chắc là ông để bụng chuyện nó là con của chồng trước nên ngược đãi, hà khắc, xua đuổi”
(Cải ơi, tr 8) Để chứng minh cho tấm lòng của mình, người cha ấy đã quyết tâm ra đi, với mong muốn tìm cho bằng được con Và với ước mơ lên truyền hình, để được gọi “Cải ơi”, để nó nghe tiếng, biết ông đang đi tìm mà trở về,
ông chỉ muốn lên tivi để được nói: “Cải ơi, ba Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy đó, nhớ không? Về nhà đi con, tội má con vò võ có một mình Con là
trọng, chứ đôi trâu cộ nhằm nhò gì… Về nghe con, ơi Cải” [16, 15]
Trang 40Trong một câu nói mà nhân vật Năm Nhỏ sử dụng rất nhiều từ địa phương, những từ ngữ dân dã, bình dị nhưng lại thấm đẫm tình cảm của một người cha giàu lòng thương yêu con, một người chồng có trách nhiệm và yêu
vợ Qua đó, thể hiện đó là một người giàu tình nghĩa Qua tiếng gọi con ấy, đã làm xúc động biết bao người đang chứng kiến Không dừng lại ở đó, tiếng gọi
ấy còn thể hiện cả những day dứt, những băn khoăn, nỗi đau và cả niềm hi vọng mong manh của một người cha chí tình
thường nhưng lại chứa chan tình cảm của người nói, người phát ngôn: “Con Nga lo cho anh bây xong chưa? Mắc gì mà mầy cười suốt từ ngoài đường vào đây?” (Thương quá rau răm) Câu nói của ông Tư Mốt mang đậm nét Nam
Bộ Với cách xưng hô suồng sã, thân thiết, gần gũi không khách sáo, không khoa trương, để thể hiện sự quan tâm của người cha với đứa con gái khi nó đi mang cơm cho anh bác sĩ từ ngoài trạm xá về Qua đó, thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trong quan sát của nhân vật
Một nét đặc sắc trong sáng tác nữa của Nguyễn Ngọc tư là tính cá thể hóa sâu sắc như trong cuộc trò chuyện giữa Huệ và Điềm trong đêm trước khi Huệ về nhà chồng:
“ - Hồi sáng nầy, lúc đi chợ mua đồ về tao thấy ông Thi đi ngang nhà mình Điềm rũ cái áo bà ba hường làm cái đèn chao ngọn, nó lên tiếng Huệ ra
bộ dửng dưng:
-Ừ!
- Thấy cái mặt ổng buồn, đứt ruột lắm
- Ừ!
Điềm trở giọng quạu quọ:
-Ừ,ừ hoài Phải chuyện mầy với ổng mà thành, đám nầy vui hết biết bao
nhiêu không