Đọc truyện ngắn của các tác giả đồng bằng trong đó có Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm thấy hình như họ ít chịu ảnh hưởng của các trường phái, trào lưu văn xuôi trên thế giới, gu thẩm mỹ cũn
Trang 1CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác
1 Cuộc đời và sự nghiệp
1.1 Cuộc đời
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nghèo Hiện tại chị cùng gia đình đang sống và làm việc tại thành phố Cà Mau, làm phóng viên cho tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và Hội Văn học Nghệ thuật Cà Mau Lúc nhỏ, khi mới học hết lớp chín, do hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nên chị phải nghỉ
học Được cha động viên “Nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”, chị bắt đầu viết
và tìm được ở đó niềm vui lớn Ba chuyện đầu tay của chị lần đầu tiên được gửi đến tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và được chọn đăng Sau đó chị được nhận vào làm văn thư và học
làm phóng viên tại báo này Tác phẩm đầu tay là tập kí sự “Nỗi niềm sau cơn bão dữ” đã đưa
chị vào nghề văn chính thức với giải Ba báo chí toàn quốc năm 1997 và sau đó là rất nhiều giải thưởng khác Chị đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam, là hội viên trẻ tuổi nhất hiện nay và chị cũng được coi là một trong những nhà văn trẻ gây được chú ý ở Việt Nam Đồng thời chị cũng là tác giả trẻ nhất có tên trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch và in ở Mỹ, do
đó chị đã vinh dự được chọn lên hình trong chương trình “Người đương thời” năm 2005
Hiện tại nhiều truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả ở nước ngoài
Trong đời thường, Nguyễn Ngọc Tư có một vẻ ngoan hiền, chị thích cuộc sống giản đơn nhưng nội tâm thì lại phức tạp Trong văn chương, chị ví truyện của mình như trái sầu riêng – nhiều người thích nhưng cũng không ít người dị ứng Số lượng tác phẩm chính của chị đã xuất bản lên đến hàng chục ở rất nhiều thể loại: truyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút,
…trong đó phải kể đến một số tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Ngày mai của những ngày mai,… Cùng với đó, số lượng giải thưởng dành cho
Nguyễn Ngọc Tư cũng khá nhiều:
- Giải nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II – Tác phẩm Ngọn đèn không tắt – 2000
- Giải Ba Hội Nhà văn Việt Nam – tập truyện Ngọn đèn không tắt – 2000
- Giải Ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ với truyện Đau gì như thể
- Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 do Trung ương Đoàn trao tặng
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006, tác phẩm Cánh đồng bất tận
- Giải thưởng Văn học các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2008
Tác phẩm Cánh đồng bất tận đã được chuyển thể thành phim và được công chúng nồng
nhiệt đón nhận
1.2 Sự nghiệp
* Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư:
Từ khi trình làng với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” - Giải I cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” năm 2000, Nguyễn Ngọc Tư đã đều đặn giới thiệu với độc giả những
tập truyện ngắn đặc sắc khác như:
Trang 2- Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003
- Giao thừa, NXB Trẻ, 2003
- Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa, 2005
- Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005
Ngoài ra, những truyện ngắn mới nhất của chị cũng thường xuyên được đăng trên báo chí trong cả nước và được cập nhật liên tục trên trang web “Viet-studies” của GS Trần Hữu Dũng Với số lượng tác phẩm khá lớn này chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ, khoẻ
và rất có nhiều tiềm năng
Để có được cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về Nguyễn Ngọc Tư ở mảng truyện ngắn, thiết nghĩ trước tiên chúng ta cần đặt chị vào môi trường văn chương của khu vực đồng bằng sông Cửu Long để hiểu thêm về tình hình sáng tác, cũng như đặc điểm chung của văn chương khu vực Nam Bộ, từ đó tìm ra những nét tương đồng và khác biệt Như chúng ta đã biết, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất hội nhập của nhiều luồng văn hoá Đông - Tây khác nhau Đọc truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long, người ta dễ dàng nhận ra những nét độc đáo của tính cách con người và bản sắc văn hóa đa dạng của một vùng đất Nguyễn Ngọc
Tư cũng không ngoại lệ Truyện ngắn của chị chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của con người Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện những góc khuất, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hệ trọng đối với đời sống con người Và cũng như đa số các tác giả đồng bằng sông Cửu Long khác, tính cách Nam Bộ chính là bản chất của các nhân vật của chị, đó là mẫu người lạc quan, yêu đời, hành hiệp trượng nghĩa, nhân hậu, ân tình Các tuyến nhân vật trong những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư và các tác giả đồng bằng khác đều được phân chia rạch ròi chính nghĩa và phi nghĩa, thiện và ác, và các nhân vật có hành động theo tinh thần ấy trong suốt chiều dài tác phẩm Có thể nói đây chính
là nguyên nhân gây ra sự giản đơn, thô sơ trong việc xây dựng nhân vật của đa số tác giả đồng bằng sông Cửu Long
Trong tham luận đọc tại “Bàn tròn văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất”,
Võ Tấn Cường đã chỉ ra sự “đóng băng” trong việc miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật trong
sáng tác của các tác giả đồng bằng Đa số các nhân vật được xây dựng còn đơn giản, một chiều, chưa bắt kịp được với cuộc sống phức tạp và khốc liệt Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu
và nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư ít mắc phải khuyết điểm này bởi những nhân vật của chị có thể không dữ dội nhưng đều có một đời sống tinh thần phong phú, một nội tâm tinh tế Thậm chí ở một vài truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã làm nổi bật được xung đột khốc liệt giữa cái thiện
và cái ác, cái cao thượng và cái thấp trong nội tâm mỗi nhân vật (tiêu biểu là “Cánh đồng bất tận”) Tuy nhiên, có một sự thật mà chúng ta cũng phải thừa nhận đó là truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long nói chung chưa tạo dựng được nhiều nhân vật điển hình có tầm nhìn rộng, có tầm vóc ngang bằng hoặc cao hơn những nguyên mẫu trong cuộc sống Còn đó rất nhiều truyện ngắn của chị mang màu sắc bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm và thăng hoa về cảm xúc, phong cách thể hiện chưa thật chín và sắc Cũng như đa số các nhà văn đồng bằng sông Cửu Long khác, truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư thường được viết theo kiểu kể chuyện truyền thống, nhịp điệu và mạch truyện khá chậm, thiếu độ căng và độ nén về mặt cấu trúc Ngôn ngữ kể chuyện còn pha tạp nhiều khẩu ngữ,
Trang 3thiếu sự gọt dũa cần thiết và sự lao động nghệ thuật công phu để chắt lọc cái hay, cái đẹp của khẩu ngữ dân gian Đọc truyện ngắn của các tác giả đồng bằng (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư), chúng ta cảm thấy hình như họ ít chịu ảnh hưởng của các trường phái, trào lưu văn xuôi trên thế giới, gu thẩm mỹ cũng như phong cách sáng tạo của họ ít chịu sự chi phối của những phát kiến mới về truyện ngắn hiện đại Đây chính là nguyên nhân khiến cho truyện ngắn của
họ chưa mang tầm vóc và hơi thở của thời đại, và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư bị nhiều người đánh giá là “cũ”, không có những đóng góp cho nghệ thuật viết truyện hiện đại Có lẽ một sự cách tân về mặt bút pháp để hoà nhập vào trào lưu sáng tác văn xuôi hiện đại của thế giới là yêu cầu cấp bách đối với những cây bút đồng bằng nói chung và Nguyễn Ngọc Tư nói riêng
Nhưng điều đáng quý nhất và cũng là điều làm nên đặc sắc truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư chính là việc chị đã thể hiện được cá tính và bản lĩnh Nam Bộ trong sáng tác của mình Chị đã sử dụng một cách thuần thục và điêu luyện ngôn ngữ Nam Bộ, đã khai phá tận cùng, quyết liệt những giá trị văn hoá đặc trưng của vùng đất “chín rồng” Thậm chí, có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã có công nâng ngôn ngữ Nam Bộ lên tầm cao của ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ văn học với những nét đẹp đơn sơ nhưng lộng lẫy đến bất ngờ Nhìn từ phương diện nghệ thuật, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng ngôn từ của phương ngữ Nam Bộ khá thành công, theo kiểu phản ánh sinh động thực tại bằng cách dùng chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản ánh Có thể thấy ngôn từ trong hầu hết truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn chuyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam Bộ Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, số lượng từ ngữ Nam Bộ được sử dụng trong truyện ngắn của chị là khá lớn và chính đặc điểm này đã tạo cho truyện ngắn của chị một văn phong riêng biệt mang đậm dấu ấn cá nhân
Tuy nhiên, cho đến nay Nguyễn Ngọc Tư vẫn chỉ dừng lại ở địa hạt truyện ngắn và tạp văn, thêm nữa những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm của chị thường là những vấn đề gia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian nhỏ hẹp của một làng, xã, huyện nên chưa có được tầm vóc bao quát những vấn đề văn hóa, lịch sử, xã hội…Đó cũng là lý do khiến nhiều người cho rằng Nguyễn Ngọc Tư chưa xứng đáng đại diện cho văn học Nam Bộ Công bằng
mà nói, Nguyễn Ngọc Tư là người trẻ mới cầm bút, lại sống ở địa bàn mà điều kiện giao lưu với tri thức sách vở còn nhiều khó khăn trở ngại vậy mà chị đã cô đọng và khái quát được một vài vấn đề gia đình, xã hội vào truyện ngắn của mình thì cũng là điều quá tốt Điều đó chứng tỏ chị cũng có một năng lực khái quát, năng lực cảm thụ nhất định Theo sự quan sát
của các nhà nghiên cứu, ở các truyện ngắn giai đoạn sau (cụ thể là từ tập truyện “Nước chảy mây trôi” trở đi) thì những những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu có chiều sâu nhận
thức trí tuệ hơn, chị đã nhìn vấn đề một cách sâu xa hơn, tỉnh táo hơn, và chính vì thế mà cũng bi quan hơn và chua chát hơn
Xét trên bình diện lịch đại, Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những nhà văn trẻ ít ỏi còn tiếp nối và lưu giữ được hồn cốt Nam Bộ của các nhà văn cha ông từ đầu thế kỉ 20 Đó là một điều đáng quý, tất nhiên cũng là một hạn chế về mặt phương diện cách tân truyện ngắn ở tác giả trẻ này Văn phong của Nguyễn Ngọc Tư là sự tiếp nối văn phong Hồ Biểu Chánh từ đầu thế kỉ 20 với lối sử dụng ngôn ngữ của dân chúng khu vực đồng bằng sông Cửu Long như là chất liệu sáng tác Câu văn của chị cũng giản dị, tự nhiên, bình dân như con người Nam Bộ
Trang 4bộc trực, thẳng thắn, nói năng ít văn chương rào đón, với những cân văn cũng “trơn tuột như lời nói” góp phần hình thành nên văn phong đặc biệt của Hồ Biểu Chánh
Bàn bạc ở Nguyễn Ngọc Tư là sự yêu chuộng ý truyện hơn cốt truyện giống như quan
điểm sáng tác của Bình Nguyên Lộc : “những yếu tố tôi thai nghén rồi viết thành tác phẩm không phải là cốt truyện mà là ý truyện Cho nên tôi ít chú ý đến những câu chuyện ly kỳ gay cấn mà chỉ nắm lấy những ý tưởng ngộ nghĩnh trong những sự kiện.”
Gần gũi hơn, chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tư cũng xứng đáng là hậu duệ của những Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng…với những thành công trong việc xây dựng những nhân vật mang tính cách Nam Bộ điển hình Đặc biệt ngôn ngữ kể chuyện của chị mang đầy đủ những đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ trên các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách diễn đạt với lối văn Nam Bộ viết như nói, với những câu văn ngắn gọn mang tính đối thoại rất cao Cũng như tiền bối Sơn Nam, truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư nhắc tới hàng trăm địa danh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long hết sức gần gũi, thân thương gợi lên hình ảnh một nông thôn Nam Bộ thuần phác, nhân hậu nhưng cũng rất nghĩa khí, ngang tàng Không hẹn mà gặp chúng ta thấy cô gái trẻ Nguyễn Ngọc Tư giống ông già
Trang Thế Hy một cách lạ lùng ở việc xác lập chỗ đứng của mình trong sáng tác: “là người chăm chút đi tìm những cái đẹp nhỏ nhoi, lẩn khuất, bị bỏ quên, hoặc ở trong những góc hẻo của cuộc đời, hoặc bị vùi trong bùn đất của nghèo khốn” (Nguyên Ngọc), một công việc
tưởng như đơn giản nhưng rất cần một tấm lòng nhân ái, một sự nhạy cảm, tinh tế để có thể theo đuổi nó đến cùng
Nguyễn Ngọc Tư từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn được xếp vào đội ngũ những nhà văn trẻ, những người mang trên vai trọng trách làm rạng danh cho nền văn học nước nhà, những người đủ tài và lực để mang đến những luồng gió mới cho văn chương trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Bằng những truyện ngắn dung dị về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống tình cảm của người nông dân Nam Bộ thời hiện đại, chị đã đóng góp cho khuynh hướng văn học hiện thực một cái nhìn hồn hậu, với lối viết chân tình, thẳng thắn nhưng lại cũng rất hồn nhiên và nhẹ nhàng Đóng góp lớn nhất của chị cho tới nay ở địa hạt truyện ngắn chính là một văn phong Nam Bộ giản dị, thuần phác với sự điêu luyện trong việc
sử dụng chất liệu ngôn ngữ Nam Bộ như một ngôn ngữ văn học giàu giá trị biểu đạt và ẩn chứa tiềm lực sáng tạo đến vô tận Xin mượn lời của nhà văn Dạ Ngân để làm sáng rõ thêm
những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư ở địa hạt truyện ngắn: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà Tư cho người đọc hôm nay"
(“Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo”, Tuổi trẻ ngày 22/04/2004)
*Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư:
Cuối tháng 12 năm 2005, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã
trình làng cuốn tạp văn đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư mang tên “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư”, với mục đích giới thiệu một “món ăn” mới của tác giả trẻ này, bên cạnh những thành công
nhất định mà chị đã gặt hái được ở địa hạt truyện ngắn Quyển sách khá dày dặn với ba mươi lăm tạp văn thấm đẫm tình cảm của chị với quê hương Cà Mau, với bạn bè, với ba má và chất chứa đầp ắp những kỷ niệm tuổi thơ, những gì mộc mạc, nhỏ bé, nhưng hết sức thân thương
Trang 5và gắn bó với mình Bên cạnh những bài viết khá sắc sảo và tỉnh táo đôi khi có tính chất như một bài phóng sự, Nguyễn Ngọc Tư cũng rất nhẹ nhàng, trầm tĩnh trong những bài viết chở nặng những trăn trở, suy tư hết sức nghiêm túc của chị về cuộc đời, về lẽ sống mà có lẽ không phải “người trẻ” nào cũng có thể trải nghiệm và nắm bắt được
Những trang tạp văn ấy không chỉ để giải trí mà còn để người miền khác hiểu biết về đời sống của một vùng đất, và để cho chính những người sống ở vùng đất đó kịp nhận ra được dù không đi đâu đất cũng hóa tâm hồn Nhờ những tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta hiểu thêm về nỗi cực khổ vất vả của những người nông dân, bám sát một cách nóng hổi những tâm tư tình cảm của họ, để biết thương yêu, thông cảm cho những gian khổ của họ trong việc mưu sinh, để thêm khâm phục và ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, yêu đời, để sống vui và vượt lên hoàn cảnh của họ Và đằng sau những trang viết ấy, chúng ta dễ dàng nhận ra tấm lòng của một người con Đất Mũi, tấm lòng của một công dân lúc nào cũng đau đáu với quê hương
Đến tạp văn “Ngày mai của những ngày mai”, chúng ta nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư đã
trưởng thành hơn rất nhiều, giọng văn của chị đã bắt đầu mang nhiều chất triết lý và suy
ngẫm (Chân không, A Tép-Km ký sự, Ngày mai của những ngày mai, Nhớ bèo mây, Của người của mình…) Thế nhưng vẫn thân quen đâu đó là những hoài niệm ngọt ngào của một
thời ấu thơ với mẹ, với ngoại, với chốn quê nghèo thanh bình yêu dấu, với hình bóng bao
nhiêu người thân thương đã từng cưu mang và gắn bó với mình (Hạt gởi mùa sau, Mẹ, Ngồi buồn nhớ ngoại ta xưa, Đất cháy…) Chị nhẹ nhàng đưa người đọc quay về một thời xa xưa, với những kỷ niệm tinh khôi khi Tết đến (Khúc ba mươi), hay là một nỗi buồn rưng rưng với
kỉ niệm ngày “Đãi bạn” (tên một tạp văn) bất chợt ùa về So với quyển tạp văn trước, lần này
Nguyễn Ngọc Tư thảng thốt và băn khoăn với quá nhiều câu hỏi, quá nhiều vấn đề mà một cô gái hồn nhiên và vô tư như Tư buộc phải đối mặt và suy ngẫm, chẳng hạn như vấn đề hạnh
phúc (Láng giềng một thuở) hay thân phận con người (Làm sông, Giữa bầy đàn…) Có thể
nói, vị xót xa ngấm ngầm, trầm buồn day dứt phần nào đã lấn át đi chất trong trẻo và hồn nhiên quen thuộc của Nguyễn Ngọc Tư Chỉ một điều duy nhất ở chị không hề thay đổi, ấy là một giọng văn nhẹ nhàng, nữ tính, đầy trách nhiệm với yêu thương, viết như là để trả nợ ân tình, viết như con tằm rút ruột nhả tơ, không mong bay qua mấy ngàn biển rộng mà chỉ mong làm con chim nhỏ hót lên những nỗi âu lo và đau đớn của một kiếp người
Nếu so sánh với mảng truyện ngắn của tác giả này, chúng ta sẽ thấy có một sự tương đồng về mặt bút pháp Đó vẫn là giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh đôi lúc như bông đùa, giễu cợt, thế nhưng khi viết về những vấn đề “nghiêm túc” thì lại hết sức chân thành hay nói cách khác, Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn luôn biết tiết chế và làm chủ ngòi bút của mình Cuối cùng, xin nhắc lại một điều đã cũ nhưng thiết nghĩ vẫn còn nguyên giá trị, ấy là
“Văn chính là người” Vậy thì “người” Cà Mau viết văn ấy sẽ là người như thế nào khi
chúng ta soi chiếu qua lăng kính văn chương? Đó là một tấm lòng nhân hậu, một tâm hồn nhạy cảm, giàu yêu thương, trăn trở, một đôi mắt tinh nhạy luôn “hướng ngoại” để nhìn rõ cuộc sống và con người xung quanh nhưng cũng không quên “hướng nội” để chiêm nghiệm bản thân, để sống cho trọn vẹn với những kỷ niệm, những tình cảm riêng tư quý giá của mình
Trang 6Xuất hiện trên văn đàn một cách đầy ấn tượng với hương vị mặn mòi của ruộng đồng Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tức làm ngỡ ngàng người đọc, lôi cuốn họ vào một
“vùng văn chương Nam Bộ” đặc sệt từ phương diện nội dung cho tới ngôn ngữ sáng tác Ban
đầu có thể chỉ là sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp giản dị, quê mùa của những truyện ngắn nhẹ nhàng, dung dị, nhưng càng về sau chúng ta càng nhận thấy ở cây bút trẻ này một sức sáng tạo mạnh mẽ, một nội lực được dồn nén và biết cách bung tỏa một cách hợp lý và chừng mực Tuy chưa dấn thân vào lĩnh vực tiểu thuyết, nhưng có lẽ Nguyễn Ngọc Tư hoàn toàn có khả năng làm việc này bởi một số truyện ngắn được đăng trong tập truyện gần đây nhất (“Cánh đồng bất tận”) đã mang dáng dấp của một tiểu thuyết Chúng ta có thể hy vọng những thành công tiếp theo của Nguyễn Ngọc Tư ở thể loại này
II Quan niệm và phong cách sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Các nhà văn thường có những vùng đất riêng để nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư người đọc có cảm giác chị chẳng đi đâu xa ngoài vùng đất của mình Cũng chính bởi chị sống và yêu hết mình với mảnh đất Cà Mau và cũng không muốn đi xa khỏi nó Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút độc đáo đậm chất Nam Bộ, là thế
hệ trẻ tiếp nối đáng tin cậy sau thế hệ của các nhà văn tên tuổi: Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Đoàn Giỏi,… Đồng thời chị cũng có những sáng tạo riêng trong cách viết của mình
Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học Chị là cây bút trẻ đoạt nhiều giải thưởng cao trong các giải thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước tổ chức Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã được in ấn với số lượng lớn, được tái bản, đặc biệt số lượng
tái bản tập truyện Cánh đồng bất tận đã lên tới 16 lượt với hàng vạn bản Trong dòng chảy
chung của văn xuôi nữ đương đại Nguyễn Ngọc Tư đã tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc Cũng như nhiều nhà văn nữ khác, thế mạnh của Nguyễn Ngọc Tư là nói về nỗi đau, về thân phận những người đàn bà trong cuộc sống hiện đại Viết bằng sự thấu hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư ý nhị đưa ra những khao khát khôn nguôi về bến bờ hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn mỗi con người
1 “Tôi viết như cảm xúc của mình”
Cho dù viết về mảng nào, lĩnh vực nào thể loại nào thì với Nguyễn Ngọc Tư, điều quan trọng vẫn là cảm xúc Cảm xúc thật từ đời sống chỉ có được khi trực tiếp sống, thực sự hòa nhập với đời sống Nguyễn Ngọc Tư không muốn viết những gì mà chị không có cảm xúc Trong những năm gần đây Nguyễn Ngọc Tư rất tâm đắc với thể loại tản văn Chị cho rằng thể loại này là thể loại thể hiện được những chiều kích cảm xúc nhất Nguyễn Ngọc Tư cũng đã từng tâm sự, chị lấy cảm hứng từ cuộc sống và số phận của những nhân vật nhỏ bé, những người nông dân nghèo, lam lũ, những người nghệ sĩ nghèo khổ bất hạnh, những đứa trẻ đáng thương, những người đàn bà tội nghiệp… ở chính vùng quê Nam Bộ của chị Chính những
tình cảm, số phận trớ trêu của họ đã tạo cảm xúc cho Nguyễn Ngọc Tư sáng tác
2 “Tôi như kẻ đẽo cày giữa đường”
Với Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn phải luôn là chính mình cho dù có những dư luận thậm chí trái chiều Cũng chính bởi quan niệm là văn viết bắt nguồn từ những cảm xúc nên chị quan tâm nhất là những gì mình viết có thực sự làm thỏa mãn mình không Nguyễn Ngọc Tư
Trang 7là tác giả nhận được rất nhiều dư luận đánh giá xung quanh các tác phẩm của chị Tuy vậy, với chị cảm xúc thật của mình quan trọng hơn bao giờ hết Chị luôn cố gắng được là chính mình sau những ồn ào xung quanh những vấn đề liên quan đến tác phẩm của chị
3 Cái “Tôi” nhà văn là cái “Tôi” cô đơn
Nguyễn Ngọc Tư sớm cảm nhận và ý thức về sự khắc nghiệt của nghề văn, về sự cô đơn trong sáng tạo của người nghệ sĩ Chị cũng tự nhận mình là người cô đơn Chị cũng phát hiện
ra một thế mạnh của người phụ nữ là phụ nữ dễ nuôi cô đơn để viết Bởi thế chị cũng rất biết cách tận dụng lợi thế này để viết Theo chị sự cô đơn là cần thiết cho hành trình sáng tạo nghệ thuật
4 “Con đường viết lách là con đường nhọc nhằn khủng khiếp…”
Là một nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư luôn ý thức được rất rõ về trách nhiệm của người cầm bút, về nghề văn Chị biết đó là một nghề không dễ dàng, nhọc nhằn Tuy vậy chị vẫn lựa chọn nó Với Nguyễn Ngọc Tư nghề văn là một nghề sáng tạo, một hành trình dài vô tận
5 “Chậm thôi, giữ lửa và chờ đợi”
Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư người đọc nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư luôn có cách khai thác hiện thực đời sống một cách có chiều sâu nhất Có ý kiến chị nên đổi “vùng thẩm mĩ” sáng tác song Nguyễn Ngọc Tư cho rằng chị vẫn còn rất nhiều cảm hứng và còn có thể viết nhiều hơn thế Chị không vội vàng, không chạy theo những trào lưu sáng tác của giới trẻ hiện nay mà có cách cảm nhận của riêng mình về hiện thực đời sống Chính vì thế mà người đọc luôn có những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm của chị
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
I Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ nội dung tự sự
1 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – “cái nhìn khắc khoải” về thân phận người dân quê
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư “đập” vào mắt người đọc trước hết là những câu
chuyện rất đỗi “đời thường” về những người dân thôn quê lam lũ, nghèo khổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đây cũng chính là một trong những “không gian”, “vùng thẩm mỹ” riêng của Nguyễn Ngọc Tư Tuy nhiên, nội dung tác phẩm văn học “không phải là ghi chép,
mô tả hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn, nhờ đó tác phẩm nghệ thuật trở thành mảnh đất nuôi dưỡng tình cảm con người, thành khu vườn nơi tâm hồn con người đến đơm hoa kết trái…” Vì thế, nội dung truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư quan trọng hơn cả
chính là tấm lòng và thái độ trân trọng, yêu thương, cảm thông đối với những người dân thôn
quê đúng như những gì chị đã từng nói: “Tôi thường thấy quanh mình những đứa trẻ khát khao tình thương, những phụ nữ khát khao cuộc sống yên bình, được che chở Nếu chú ý một chút, người ta sẽ nhận ra ai cũng có nhu cầu được ấm áp thương yêu, ngay cả những kẻ
mạnh mẽ tàn nhẫn nhất cũng mong muốn có một ngày được hoàn lương” Hay như có lần
chị tâm sự, chị viết văn “vì thương quê, thương cái nghèo khó, cái mộc mạc, chân sơ của nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi mình hứng ngụm nước mưa trong lành ở cái lu đầu ngõ, nơi mình hâm nồi cơm nguội buổi chiều, nướng con khô cá lóc, nhấp chén rượu cay mà thương quê
đến nao lòng”
1.1 “Bức tranh” về những phận người nghèo khổ
Trang 8Đây là mảng nội dung quan trọng và cũng là mảng hiện thực mà Nguyễn Ngọc Tư rất hay đề cập trong hầu hết các truyện ngắn của mình Có thể nói, truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư là “bức tranh” sống động về cuộc sống của một bộ phận người dân (nhất là ở thôn quê) vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà cái nghèo, cái khổ cứ bám riết lấy họ
Nguyễn Ngọc Tư vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long Và chị cũng không xa lạ gì với những chuyện người dân quê hàng ngày phải lặn lội bươn chải kiếm sống trên những dòng sông, cánh đồng… Vì thế, cũng giống như bao nhà văn khác, khi viết văn chị thường lấy những thực tế mà mình đã trải và chứng kiến làm đề tài cho những sáng tác của mình Nguyễn Ngọc Tư thường hay tái hiện những tình cảnh nghèo khó, khốn cùng của người dân quê thông qua những câu chuyện mà trong đó hầu hết những
nhân vật chính đều có một điểm chung là cái nghèo cứ bám riết và không chịu “buông tha”
dù rằng tất cả họ đều cật lực làm lụng
Khi đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta dễ dàng thấy được hình ảnh
những người nông dân phải lênh đênh vất vả tìm kế sinh nhai trên những “cánh đồng bất tận” Trong đó, dễ thấy nhất là hình ảnh những những nông dân với nghề “nuôi vịt chạy đồng” Những ai từng sống bằng nghề nông ở Đồng bằng sông Cửu Long hẳn đều biết và
hiểu về nỗi nhọc nhằn vất vả của nghề này Cuộc sống của họ quanh năm gần như chỉ ngược xuôi, rày đây mai đó trên những cánh đồng cùng bầy vịt vô cùng cơ cực Trong truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư đó là trường hợp của ông Hai trong “Cái nhìn khắc khoải”, của Sáng trong “Một dòng xuôi mải miết”, của gia đình Út Vũ trong “Cánh đồng bất tận” Đây là tình cảnh vất vả của ông Hai trong “Cái nhìn khắc khoải” được Nguyễn Ngọc Tư ghi lại một
cách chân thật:
“Ông làm nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng Hôm nay ở đồng rạch Mũi, ngày mai ở nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cái Bát không chừng Ông đậu ghe, dựng lều, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng qua những cánh đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng đòng Đời của ông là một cuộc đời lang bạt Một cuộc sống trên đồng khơi Chòi cắm ở đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm.”
Tương tự vậy, trong “Cánh đồng bất tận” là tình cảnh khốn khó của ba cha con anh
nông dân Út Vũ Họ phải lang bạt trên khắp những cánh đồng cùng bầy vịt để mưu sinh Tuy
nhiên, so với hoàn cảnh của ông Hai trong “Cái nhìn khắc khoải”, ba cha con Út Vũ có hoàn
cảnh bi đát hơn vì toàn bộ bầy vịt – tài sản lớn nhất của gia đình gặp phải đại dịch nên cả gia
đình trong phút chốc đã trắng tay Chưa hết, trong “Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư
còn cho thấy vì nghèo khổ mà con người ta tìm mọi cách để tồn tại Họ sẵn sàng giành giựt, cướp bóc, thậm chí là hãm hại nhau:
“Bọn người này cướp vịt ở các bầy khác (trong đó có của chúng tôi) bằng cách lén phết sơn đen lên đầu những con vịt và phơ phởn đến nhận chúng là của mình, hiển nhiên mang đi Bắt đầu xảy ra vài cuộc xô xát trên đồng, người ta đem hết bản năng hoang dã của mình ra
Trang 9để giành lại miếng ăn…rốt cuộc bầy vịt của chúng tôi mất một nửa Chúng tôi ra về Cha tha thểu đằng trước với một thân xác nhừ bùn sau cuộc đánh nhau.”
Bên cạnh hình ảnh những người nông dân phải vất vả mưu sinh trên ruộng đồng,
người đọc còn bắt gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư rất nhiều những “nghệ sĩ cuối mùa nhan sắc” đang “vật lộn” với cái nghèo bằng đủ thứ nghề khác nhau
“Đời như ý” là câu chuyện đau lòng về hàng loạt những số phận hẩm hiu trong một
gia đình bất hạnh Chú Đời là một hành khất mù cùng với gia đình bé nhỏ của mình phải lang thang rong ruổi khắp các nẻo đường để tìm miếng ăn Gia đình của chú Đời gồm bốn thành viên: chú Đời mù lòa, người vợ nửa điên nửa tỉnh và hai con gái là bé Như và bé Ý Cuộc đời
của chú Đời được Nguyễn Ngọc Tư miêu tả còn khổ hơn cả “đời Cô Lựu” trong một vở
tuồng cải lương nổi tiếng
“Không ai biết chú khổ còn hơn… cô Lựu Chú Đời dẫn cả nhà rời chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách Gồng gánh như một gánh hát, chú ca cải lương, bán vé
số kiến thiết Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui trong bụng lắm không mà suốt ngày cười ngẩn ngơ”
Nếu cuộc đời của chú Đời trong “Đời như ý” khổ hơn cả đời Cô Lựu trong một vở tuồng cải lương, thì cuộc đời của Đào Hồng, Đào Phỉ… trong “Cuối mùa nhan sắc” không
khác gì sự thăng trầm và tuột dốc rất thê thảm của bộ môn nghệ thuật này Có ai ngờ những
cô đào nổi tiếng với giọng ca và nhan sắc từng làm mê đắm biết bao trái tim của người hâm
mộ đến những năm cuối đời phải sống lay lắt trong “căn chòi lá rách te tua cất trên ao bèo cuối hẻm”? Có ai ngờ những cô đào lừng danh một thời giờ đây phải vất vả mưu sinh bên
gánh chè, những tờ vé số cùng chút ít lòng hảo tâm của người đời…?
“Nhà “Buổi chiều” nằm ở tận cuối hẻm Cây Còng Hẻm cụt Nhà toàn người già, là chỗ trú ngụ cho những nghệ sĩ cải lương, nghệ sỹ hát bội một thời vang bóng…Nhà “Buổi chiều” nghèo, chi phí dựa vào chi phí từ trên quận, từ lòng hảo tâm của bà con gần xa, cơm bữa nhiều ơi là nhiều rau mà ít xịt thịt Vậy mà ai nấy đều vui, bởi cuộc sống trước đây của
họ còn nghèo hơn, nghèo không thể tả, nghèo rớt mồng tơi, người ở chùa, người bán vé số, người ngủ công viên, người hát rong, ít ai có nhà để về.”
Đó là cuộc sống và tình cảnh vất vả của những người dân sống trên bờ, trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc còn bắt gặp không ít cuộc sống và tình cảnh của những con người đang mưu sinh trên những chiếc ghe – “ngôi nhà” của những kiếp thương hồ, hay
trên những con đò đưa khách qua sông ngày đêm “cày nát mặt sông”
Anh chàng Lương “khùng” trong “Bến đò xóm Miễu” là một trường hợp tiêu biểu cho nỗi cơ cực này Lương vốn “không cha, má chết sớm”, bắt đầu chèo đò mướn khi còn là một
cậu bé mười hai tuổi đến năm ba mươi hai tuổi nhưng vẫn không thoát khỏi cái nghèo Nguyễn Ngọc Tư tả:
Trang 10“Lương chèo đò mướn năm mười hai tuổi Nhà Lương nghèo, chỉ là cái chòi rách tả tơi, từ ngày theo đò Lương ăn ngủ trên bến đò nên nhà đã bỏ hoang hẳn Suốt ngày quần quật trên sông mà bộ mình đã khẳng khiu chỉ độc cái quần tà lỏn dính đầy nhựa trong của thời làm sai vặt ở các trại xuồng Lương không cha, má chết sớm nên cái quần dăn giây thun không ai may lại, nó tuột luốt mỗi lần Lương thót bụng rướn người trên đôi chèo… Bây giờ Lương ba mươi hai tuổi Anh đã chèo hết thảy chín xác đò Bến đò Đậu Đỏ qua xóm Miễu sang đi nhượng lại qua bốn người chủ Mà Lương vẫn còn nghèo.”
Và cũng không riêng gì Lương, những người sống kiếp thương hồ rày đây mai đó trên sông nước cũng có chung tình cảnh nghèo khó vất vả như vậy Đây là tình cảnh của Hai
Giang trong “Dòng nhớ”, sống bằng nghề buôn bán hàng tạp hóa nhỏ lẻ trên sông, tất cả gợi
trước mắt người đọc sự nhỏ nhoi của kiếp người nghèo khổ
“Một ánh đèn nhỏ nhoi thôi cũng hắt sáng vài xâu cốm gạo treo trên vách, mấy hủ kẹo, bánh ngọt, tiêu tỏi để bên này, trái cây như khóm, bí rợ, khoai lang thì chất thành hàng bên kia ”
“Bức tranh” về thực trạng nghèo khổ của một bộ phận người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vẫn chưa dừng lại ở đó Đọc truyện ngắn của chị, người đọc còn bắt gặp khá nhiều số phận và tình cảnh đáng thương hơn Đó là tình cảnh những cô gái, những người phụ nữ phải chấp nhận và đánh đổi thân xác mình để tồn tại
(Diễm Thương – Cải ơi, Xuyến – Duyên phận so le, Sương – Cánh đồng bất tận, Bông – Bến
đò xóm Miễu, Dịu – Sầu trên đỉnh Puvan, Lành – Làm mẹ…), những đứa trẻ sớm phải lăn lộn vào đời tìm kế mưu sinh (Như, Ý – Đời như ý, Nương, Điền – Cánh đồng bất tận, San – Bởi yêu thương, Củi – Sầu trên đỉnh Puvan, Mỹ Ái, Dự – Gió lẻ…) Đây là một thực trạng đau
lòng và xót xa mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã rất dũng cảm nhìn nhận và phản ánh
Tóm lại, có thể khái quát, vấn đề “bức tranh” về cuộc sống nghèo khó của một bộ phận người dân thôn quê vùng đồng bằng sông Cửu Long trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư như sau:
Phần nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu xoay quanh phản ánh tình cảnh nghèo khổ của ba đối tượng người dân ở vùng quê đồng bằng sông Cửu Long (cũng có thể xem là ba “mô típ” thường gặp trong truyện ngắn của chị) là:
Thứ nhất, tình cảnh những người nông dân quanh năm vất vả mưu sinh trên những
“cánh đồng bất tận” (Cái nhìn khắc khoải, Một dòng xuôi mải miết, Cánh đồng bất tận, Lỡ mùa…), hay tình cảnh của những người dân sống kiếp thương hồ trên những dòng sông, con đò…(Nhớ sông, Biển người mênh mông, Bến đò xóm Miễu, Dòng nhớ…)
Thứ hai, tình cảnh những “nghệ sĩ” đã “cuối mùa nhan sắc” phải mưu sinh và sống lay
lắt nơi đầu đường cuối chợ (Đời như ý, Cải ơi, Cuối mùa nhan sắc, Chuyện của Điệp, Làm
má đâu có dễ, Bởi yêu thương…)
Trang 11Cuối cùng, tình cảnh những người phụ nữ phải đánh đổi thân xác để kiếm sống và
những đứa trẻ tuổi thơ bị đánh cắp phải sớm bươn chải, lăn lộn tìm kế sinh nhai (Làm mẹ, Cánh đồng bất tận, Bến đò xóm miễu, Bởi yêu thương, Duyên phận so le, Gió lẻ, Sầu trên đỉnh Puvan, )
Xâu chuỗi tất cả những vấn đề này lại, có thể thấy rằng đây là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong cái nhìn về hiện thực cuộc sống của những người
dân nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Dĩ nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng, những vấn đề trên không phải là toàn cảnh cuộc sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay mà chỉ là một góc nhìn riêng của Nguyễn Ngọc Tư về một “góc khuất” trong cuộc sống xã hội mà thôi Đồng bằng sông Cửu Long vốn được mệnh danh là “vựa lúa, vựa lương thực lớn nhất của cả nước”, thế nhưng ở đâu đó trên xứ sở phù sa màu mỡ, ruộng vườn cây trái sum xuê này vẫn còn một bộ phận những người dân đang hàng ngày, hàng giờ “vật lộn” với cái nghèo Đây là một thực tế mà Nguyễn Ngọc Tư – một nhà văn vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đã nhìn thấy và đã rất dũng cảm phơi bày lên trang viết của mình để người đọc hiểu, thông cảm và chia sẻ
1.2 Nỗi trăn trở trước tình cảnh con người đối mặt với cái nghèo
Về vấn đề này, chúng ta có thể thấy rằng: nếu so với hiện thực về cái nghèo của con người trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… thì cái nghèo của con người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chưa đến mức trầm trọng cả về
mức độ lẫn sắc thái Điều này cũng là lẽ hiển nhiên vì hoàn cảnh xã hội mà Nguyễn Ngọc Tư
đang sống hiện nay là rất khác so với thời của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất
Tố, Nam Cao… Vì thế, trong hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, cuộc sống của con
người tuy cũng nghèo khó nhưng không đến nỗi bần cùng như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, anh Pha của trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, không đến nỗi túng quẩn như Chí Phèo, Lão Hạc trong những tác phẩm cùng tên của Nam Cao
Như chúng ta đã biết, đối với các nhà văn vừa kể trên, thì mảng hiện thực về cái nghèo, cái đói là một trong những vấn đề chính, quan trọng, có tính “thường trực” trong sáng tác của
họ Thông qua đó, các nhà văn muốn “cải tạo xã hội” bằng cách vạch trần và lên án bản chất của xã hội thực dân phong kiến chà đạp lên cuộc sống của con người Mặt khác, với các nhà văn hiện thực phê phán 1930 - 1945, hiện thực về cái nghèo, cái đói của con người còn là
“một sự thật ở đời” mà họ thấy cần thiết phải đưa vào tác phẩm nhằm phản đối xu hướng lãng mạn hóa hiện thực đời sống của những nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn lúc bấy giờ Vũ
Trọng Phụng từng cho rằng đối với ông “tiểu thuyết phải là sự thực ở đời” và Nam Cao cũng khẳng định rất mạnh mẽ: “nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể
là những tiếng đau kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” Từ những quan niệm như
vậy nên cái nghèo, cái đói của con người được các nhà văn lúc bấy giờ đi sâu phản ánh một
cách rất cụ thể và chân thực đến từng chi tiết nhỏ
Trang 12Với Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy chị rất ít khi đi vào miêu tả, tái hiện những chi tiết cụ thể về “quá trình” con người lâm vào cảnh nghèo đói, bần cùng kiểu như Nguyễn Công Hoan
(Bước đường cùng), Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nam Cao (Chí Phèo)… mà chủ yếu đi vào khai
thác cách con người ta đối diện, đối phó và ứng xử trước cái nghèo như thế nào Đây mới
thực sự là vấn đề quan trọng và cốt lõi truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nhìn ở điểm này chúng
ta thấy Nguyễn Ngọc Tư gần với Nam Cao trong một số tác phẩm như Lão Hạc, Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn…(đây cũng là điểm độc đáo của Nam Cao so với các nhà văn cùng
thời) Trong các sáng tác của mình, bên cạnh việc lí giải cuộc sống nghèo khổ, đói khát của con người trước Cách mạng tháng Tám là do sự bóc lột của bọn cường hào ác bá, Nam Cao
còn đi vào miêu tả những suy tư, trăn trở, day dứt khôn nguôi của con người trước hoàn
cảnh cái nghèo, cái đói Vì thế, đọc Nam Cao người đọc thường hay bắt gặp những con người mang đầy tâm trạng, sống hướng nội, hay tự vấn, tự dằn vặt bản thân mình Đối diện với cái nghèo, con người trong truyện ngắn Nam Cao thiên về việc tự nhìn nhận và đấu tranh với bản thân mình trước Vừa giống nhưng cũng vừa khác với Nam Cao, truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư cũng chủ yếu đi vào miêu tả cách con người ta ứng xử và đối xử với nhau như thế nào trước cái nghèo Tuy vậy, đọc Nguyễn Ngọc Tư chúng ta rất ít khi bắt gặp những con
người mang đầy tâm trạng hay những trăn trở và tự dằn vặt bản thân Nói cách khác, trước cái
nghèo, nếu như con người trong truyện ngắn Nam Cao thường nhìn lại chính mình để tự điều chỉnh hành vi của bản thân thì ngược lại, con người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường nhìn sang những người xung quanh để tự điều chỉnh mình Đây có thể
nói là điểm độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư trong quá trình phản ánh hiện thực về cái nghèo của người dân quê trong cuộc sống đời thường
Vì thế, đọc Nguyễn Ngọc Tư có thể nói rằng, truyện ngắn của chị còn là những bài học
về cách ứng xử của con người trong hoàn cảnh khốn khó
Có thể thấy trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư rất ít khi đề cập đến những
người nghèo thuộc thành phần trí thức trong xã hội mà hầu hết đều là những người dân quê
có trình độ học vấn không cao (không qua đào tạo trường lớp) Điều này khác với truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám hay Nguyễn Huy Thiệp sau này Với hai nhà văn trên thì những con người thuộc thành trí thức trong xã hội phải vật lộn trước cái nghèo cũng là một đề tài quan trọng trong cái nhìn phản ánh hiện thực của họ Với Nam Cao đó là
những Hộ (Đời thừa), Điền (Giăng sáng), Thứ (Sống mòn)…, Nguyễn Huy Thiệp là Đoài, Khảm (Không có vua), Thủy (Tướng về hưu), Doanh (Những người muôn năm cũ)…
Vì nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư phần nhiều là những người dân quê mùa ít học (không qua đào tạo trường lớp), không phải là thành phần trí thức nên có thể thấy cách ứng xử của họ có gì đó rất “bình dân” Hầu hết, những nhân vật này đều có một điểm
chung là trước cái nghèo, cái khổ họ đều “quay sang” những người cùng cảnh ngộ mà nương tựa và đùm bọc nhau để sống Những con người“dù nghèo kiết xác nhưng lại chơi
hết mình và yêu hết cỡ, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân để giúp nhau trong hoạn nạn”
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư phần nhiều lại là những người dân quê học hành không tới đâu và cũng không bằng ai Có thể nói, cách ứng xử mộc mạc, chân tình này của họ là
Trang 13những bài học đáng để cho tất cả chúng ta học hỏi Họ sống bằng suy nghĩ chân thật, mộc mạc của những người dân quê ít học nhưng rất “hiểu chuyện” Chúng ta thấy trong cách ứng
xử của họ tuyệt nhiên không có một sự nghi kị hay lợi dụng kiểu “giậu đổ bìm leo” mà rất đỗi chân thành như thể “moi cả gan ruột mình ra” để hiểu và sống với nhau cho hết kiếp này Đây
chính là sắc thái riêng, là một trong những “cái nhìn khắc khoải” của Nguyễn Ngọc Tư về
thân phận người dân quê
Trong truyện ngắn “Làm mẹ”, tuy lấy đề tài về vấn đề mang tính thời sự là “đẻ mướn”
nhưng qua cách ứng xử của các nhân vật, người đọc hoàn toàn bất ngờ về sự chân thành, mộc mạc rất đáng thương của họ Trong truyện, dì Diệu không sinh con được nên đã thuê chị Lành – người phụ nữ làm nghề gánh nước thuê sinh dùm Vì nghèo chị Lành đã đồng ý Hai người cũng tiến hành làm giấy tờ giao kèo và ký kết hợp đồng hẳn hoi Thế nhưng sau đó, chị Lành bỏ đi vì nghĩ đến cảnh phải giao đứa con mình rứt ruột sinh ra cho người ta Đến đây, người đọc cứ nghĩ là sẽ diễn ra một cuộc tranh cãi, tranh giành giữa hai người phụ nữ, thế nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã có một kết thúc rất bất ngờ nhưng cũng rất phù hợp với tâm lý và suy nghĩ chân chất rất đáng thương của những người dân quê, nghèo khó nhưng trọng tình nghĩa:
“Dì Diệu bỏ sạp vải tối ngày chạy xe long rong ngoài đường để may ra tìm được bóng người Khi đã không trông chờ gì, một ngày, khi mở cửa, dì Diệu nhìn thấy chị Lành đang ngồi hàng ba và khóc Những người có tình có nghĩa dễ gì bỏ được nhau Dì Diệu cắn môi đỏ
đỏ dấu răng, dì ôm chị Lành vào lòng rất chặt Dì cảm nhận được từ trái tim bàn chân bé bỏng của đứa bé đang lòi chòi Nó háo hức nằm giữa hai tấm lòng của hai bà mẹ Dì Diệu đi lấy tờ hợp đồng ra và đốt cháy thành một tờ tro mỏng…”
Tương tự vây, trong “Bến đò xóm Miễu”, người đọc lại bắt gặp cách hành xử của anh
chàng Lương tuy nghèo xơ xác nhưng rất cao thượng và nghĩa khí Trong truyện, Lương là anh con trai nghèo, xấu xí, thất học, làm nghề chèo đò yêu tha thiết cô bé tên Bông xinh đẹp,
bỏ học giữa chừng để đi bán “bia ôm” ở bên kia sông Sở dĩ về sau Bông chấp nhận làm vợ Lương vì cô đã bị một tai nạn và liệt nửa thân dưới phải ngồi một chỗ, không đi được Tuy vậy, người đọc vẫn thấy có một lý do quan trọng hơn là Bông đã nhìn thấy trong sâu thẳm tâm hồn anh chàng Lương chèo đò xấu xí một tấm chân tình, một sự rộng lượng, một cách hành xử và ứng xử của một người đàn ông đầy nghĩa khí, tuy thô kệch, quê mùa nhưng rất chân thật và đáng yêu
“Lần đầu tiên, Bông gọi Lương theo đúng tên của anh chứ không kêu “khùng”, kêu
“đò” nữa Lương sướng tê người đi Bông ngồi chỏi tay ra ngoài sau, ngẩng mặt lên nhìn Lương như chị Hai nhìn thằng Út, như con chó Vá nhìn đống thóc… Lương cười Khuya đó
về, sông vắng…Bông bảo Lương có thương Bông thì lại ngồi gần Bông đi Hai đứa ngồi một bên be xuồng, nó nghiêng nghiêng lơ lửng Bông biểu Lương nắm tay nó đi, Lương không dám, hai đứa cách nhau bốn gang rưỡi… Lương mà khùng à? Lương chỉ không muốn mình giống như bao thằng đàn ông khác, nhìn Bông như nhìn một món đồ chơi Bông là Bông, là con gái, là người.”
Chúng ta cũng dễ dàng nhận ra cách ứng xử của những con người nghèo khổ như thế
này qua hầu hết nhân vật trong truyện ngắn khác của Nguyễn Ngọc Tư như: Phi (Lý con sáo sang sông), Hết (Hiu hiu gió bấc), ông Hai (Cái nhìn khắc khoải), Quý (Giao thừa) Hai Nhớ
Trang 14(Qua cầu nhớ người), ông già Năm Nhỏ (Cải ơi), Sáu Đèo (Biển người mênh mông), Nương (Cánh đồng bất tận)…
Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể thấy rằng mỗi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
là một lời trần tình, một thông điệp chân thành mà nhà văn muốn gửi đến độc giả, đó là: nếu
ai đó khổ hãy nhìn sang những người xung quanh để thấy có khi họ còn khổ hơn mình, nếu chúng ta biết thông cảm với cái khổ của người khác sẽ thấy cuộc đời mình bớt khổ vì vẫn còn may mắn hơn họ Đây cũng là một quan niệm rất độc đáo mang đầy tính nhân văn
của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư
Nỗi trăn trở của nhà văn trước tình cảnh con người đối mặt với cái nghèo trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn được thể hiện qua vấn đề để tồn tại con người phải đưa ra cách chọn lựa, phải đánh đổi và trả giá cho những việc làm của chính họ
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy khi đối mặt với cái nghèo phần nhiều những người dân quê bao giờ cũng nương tựa vào nhau và cố gắng vươn lên để sống bằng sự cần cù chịu thương chịu khó rất đáng trân trọng Tuy vậy, nếu quan sát kỹ chúng ta cũng sẽ thấy đây đó trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu có những con người có
xu hướng “buông xuôi” tất cả và mặc cho số phận đưa đẩy, đã có những con người trượt chân
và sa ngã và đánh mất mình thật sự (Cánh đồng bất tận, Ngổn ngang, Một trái tim khô, Bến
đò xóm Miễu, Duyên phận so le, Gió lẻ, Núi lở, Sầu trên đỉnh Puvan…) Những điều này đã
góp phần làm cho hiện thực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thêm phần chân thực và sinh động hơn “Bức tranh” hiện thực
nông thôn trong truyện ngắn của chị giờ đây bên cạnh những gam màu sáng (con người sống nghèo khó nhưng chân chất, nghĩa tình) bắt đầu xuất hiện những gam màu xám Và nổi bật
hơn cả trong những gam màu xám ấy là thực trạng một bộ phận những người phụ nữ vì cuộc
sống nghèo khó đã chấp nhận đánh đổi thân xác mình để tồn tại Đó là trường hợp của Diễm
Thương (Cải ơi), Xuyến (Duyên phận so le), Lành (Làm mẹ), Bông (Bến đò xóm Miễu), Sương (Cánh đồng bất tận,) Dịu (Sầu trên đỉnh Puvan)… Bên cạnh đó, là tình cảnh bất hạnh
của những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình nghèo hoặc là nạn nhân trong những gia đình
bị cuộc sống đô thị làm cho rạn nứt, đổ vỡ như: Như, Ý (Đời như ý), San (Bởi yêu thương), Sói (Ấu thơ tươi đẹp), Bông (Bến đò xóm Miễu), Củi (Sầu trên đỉnh Puvan), Nương, Điền (Cánh đồng bất tận), Mỹ Ái (Gió lẻ),…
Trước cuộc sống nghèo khó, những người phụ nữ đôi lúc không còn sự lựa chọn nào
khác là phải chấp nhận đánh đổi thân xác mình để tồn tại Ai mà không nhói lòng khi đọc
những đoạn văn miêu tả tình cảnh chẳng đặng đừng của những người phụ nữ thôn quê nghèo khó như những đoạn văn dưới đây:
- “Chúng tôi đã gặp nhiều, rất nhiều người phụ nữ giống chị Cứ mỗi mùa gặt, họ lại dập dìu trên đê, lượn lờ quanh lều của những thợ gặt, những người đàn ông giữ lúa và bọn nuôi vịt chạy đồng Họ cố làm ra vẻ trẻ trung, tươi tắn nhưng mặt và cổ đã nhão ra, nhìn kỹ phát ứa nước mắt.”
Trang 15- “Chị làm đĩ quen rồi Mấy chuyện này mà nhằm bà gì! Mấy cưng đừng lo.” (Cánh
đồng bất tận)
-“Mũi So Le ngỡ ngàng dụi mắt đón những du khách cười nói bạo liệt, đạp mũi ca nô lên bến Họ ở lại lâu, nhậu lâu, ca hát tưng bừng Nhưng đời đám nhân viên phục vụ bỗng buồn hiu Khách đến, khách say, tán tỉnh, hôn hít họ rồi về (thì ca hay, phục vụ chu đáo thì khách thưởng chơi vậy mà) Người ở lại chua chát nghĩ, điệu này rồi sẽ khó lấy chồng, đáng
ra đôi má này, đôi tay này phải để cho người mình yêu thương ôm ấp Có ai yêu mình, tin mình, chịu cưới mình khi suốt ngày mình đưa mặt cho người ta hôn hít.” (Duyên phận so le)
Và đây là quãng đời tội nghiệp của cô bé San trong Bởi yêu thương:
“Sáu tuổi nó đã è ạch cái rổ khoai lang luộc, xách cái thùng mía rảo chân khắp làng trên xóm dưới Mười hai tuổi nó xin chạy bàn, rửa chén ở quán Mây Lang Thang, mười tám tuổi nó lấy chồng Phải lấy chồng mới có tiền lễ để ba nó đổi chiếc xích lô lấy cái Honda”
Từ những vấn đề như thế, có thể nói nỗi trăn trở trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở
góc độ nào đó cũng chính là lời cảnh báo, là khả năng dự cảm của nhà văn về một trong
những thực trạng có tính bức thiết của xã hội, của đất nước đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Những con người nghèo khổ ở vùng quê nông thôn nhất là những người trẻ vốn không được học hành, không được trang bị những kiến thức, tri thức cần thiết sẽ trôi dạt về đâu khi “đất dưới chân” họ đang bị “thu hẹp dần”? Đây phải chăng mới thực sự là “vấn đề”
mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm và “đặt ra” trong tác phẩm của mình khi đề cập
đến cuộc sống khốn khó của người dân quê vùng Đồng bằng sông Cửu Long – một “cái nhìn khắc khoải” của một nhà văn có trách nhiệm?
Nói tóm lại, về vấn đề thân phận con người (trong văn học) nhất là những con người “bé nhỏ”, những con người nghèo khổ hay gặp phải những tai ương và bất trắc trong cuộc sống là vấn đề không mới và đã được rất nhiều nhà văn tập trung thể hiện Có thể nói, từ xưa đến nay
(và cũng không riêng gì ở nước ta), những nhà văn có tâm và có tài bao giờ trong các tác phẩm của họ cũng đều thể hiện những vấn đề ấy Nói cách khác, đó chính là “những điều trông thấy” và nỗi “đau đớn lòng” của những nhà văn có tài và có trách nhiệm, biết lấy nỗi
đau chung của nhân loại làm nỗi đau riêng của chính mình Mỗi nhà văn trong mỗi thời đại tùy vào “vị trí”, “chỗ đứng” và cách nhìn riêng sẽ có cách tái hiện và phản ánh những điều họ
đã từng “trông thấy” và qua đó bày tỏ nỗi “đau đớn lòng” của họ vào trong tác phẩm Trong
ý nghĩa này, nhìn lại truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, có thể chị vẫn chưa thể sánh ngang với những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao hay xa hơn là với Nguyễn Du… trong lịch sử văn học
dân tộc, nhưng qua những vấn đề mà chị đã đề cập, thì chị là một nhà văn có tâm và có tài thật sự Nghiền ngẫm truyện ngắn của chị, qua những gì đã phân tích ở trên, có thể nhận thấy
ở Nguyễn Ngọc Tư ít nhiều đã bộc lộ được những tư tưởng đáng quý của một nhà văn biết sống, biết nghĩ, biết quan tâm, biết trăn trở và đau đớn trước những số phận hẩm hiu mà chị đã từng gặp đâu đó trong cuộc sống quanh mình Đây cũng chính là giá trị nhân văn
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
Trang 162 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - những câu chuyện tình dang dở và những miền
ký ức buồn
Nếu nói văn học là những “buồn vui đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá khứ, sự không thỏa mãn với hiện tại và dự cảm về tương lai, là trầm tư
về lẽ tồn vong của con người trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ trụ” thì trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư bên cạnh “cái nhìn khắc khoải” về thân phận những người dân quê, người đọc còn bắt gặp khá nhiều những câu chuyện tình dang dở và những
miền ký ức buồn của những con người lam lũ nơi đây Có thể nói đây là một trong những
mảng nội dung tự sự rất quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
2.1 Những câu chuyện tình dang dở
Có khá nhiều những câu chuyện tình yêu của các chàng trai cô gái trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Dĩ nhiên đây là đề tài không mới, tuy vậy, có thể thấy đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc vẫn thấy có nhiều vấn đề hấp dẫn và lôi cuốn lạ thường
Trước hết, có thể nói, điểm lôi cuốn và hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện tình yêu đều gắn với không gian làng quê sông nước ruộng vườn Đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh đó, hầu hết những người dệt nên những câu chuyện tình trong truyện ngắn của chị đều là những chàng trai cô gái ở vùng nông thôn chân chất, thật thà Nói cách khác, viết về tình yêu Nguyễn Ngọc Tư hiếm khi đề cập đến tình yêu của những chàng trai cô gái ở thành thị Vì thế, trong tất cả những truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư viết về tình
yêu nam nữ thì chỉ duy nhất truyện ngắn “Tình thầm” in trong tập Gió lẻ và chín câu chuyện khác là đề cập đến tình yêu “nhuốm màu thành thị” Người đọc dễ dàng nhận ra, tình yêu
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là tình yêu thủy chung của những con người “chân lấm tay bùn” chứ không phải tình yêu “tốc hành” của những “cậu ấm cô chiêu” ở chốn thị thành mà chúng ta không khó nhận ra trong khá nhiều trang viết của những cây bút trẻ khác Đặc biệt, trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều câu chuyện tình dang dở tồn
tại trong ký ức và tâm khảm không bao giờ phai nhòa của những con người vùng ruộng đồng sông nước miền Tây Nam bộ Tất cả những điều này, nói lên ở Nguyễn Ngọc Tư một quan niệm, một ý thức thẩm mỹ cũng như thiên hướng đi tìm những vẻ đẹp của cuộc sống trong
sự chân chất, mộc mạc, một ý thức tìm về với văn hóa truyền thống của cha ông Trong
suy nghĩ của Nguyễn Ngọc Tư dường như chỉ có những câu chuyện tình yêu nơi miền quê thôn dã mới thật sự là những câu chuyện tình đẹp và “ám ảnh” chị Với chị, người dân vùng quê sông nước Đồng bằng sông Cửu Long khi yêu cũng rất sôi nổi, mãnh liệt đồng thời cũng rất chân thành, đằm thắm
Vì thế, người đọc thường bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư những mối tình quê chân chất, mộc mạc, son sắt, thủy chung… Tiêu biểu cho những trường hợp này là
Phi trong “Lý con sáo sang sông”, Hết trong “Hiu hiu gió bấc”, ông già Chín Vũ trong “Cuối mùa nhan sắc”, Lương trong “Bến đò xóm Miễu”, Quý trong “Giao thừa” … Những câu
chuyện tình yêu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư tuy còn chút gì đó quê mùa, thô
Trang 17kệch nhưng đó là những câu chuyện tình còn lưu giữ được những điều thiêng liêng và cao
quý bao đời của cha ông Trong “Cuối mùa nhan sắc”, Nguyễn Ngọc Tư đã gián tiếp nói về
vấn đề này thông qua tâm sự của nhân vật ông già Chín Vũ như sau:
“Ông nói với tôi rằng bỏ cả đời đi theo đoàn hát cũng không uổng, bởi vì đời ông thật
có ý nghĩa Lần đầu tiên ông được đóng vai chính, người ta hỏi vai gì, ông bảo vai con của đào Hồng, phút lâm chung người đàn bà ông yêu thương, ông gọi “Má ơi” và thấy bà mỉm cười Chỉ vậy thôi à Ừ, chỉ vậy thôi Nhưng tụi trẻ bây giờ thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn”
Một vấn đề nữa, xưa nay hầu như những câu chuyện tình đẹp trong văn học bao giờ cũng gắn với sự dang dở Hàng loạt mối tình của những “anh chàng” và “cô nàng” trong tiểu
thuyết của các nhà văn thuộc tổ chức Tự lực văn đoàn những năm trước 1945 như: Mai – Lộc (Nửa chừng xuân – Khái Hưng), Loan – Dũng (Đoạn tuyệt – Nhất Linh)… cũng được các
nhà văn lý giải là do phong tục và lễ giáo phong kiến lạc hậu, cụ thể là các vấn đề: giàu nghèo, “môn đăng hộ đối”, quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”…
Hay tình yêu giữa Chí Phèo – Thị Nở được Nam Cao lý giải một phần là do quan niệm ích kỷ hẹp hòi của dân làng Vũ Đại (mà đại diện là bà cô của Thị Nở) đã ngăn cản không cho thị Nở đến với Chí Phèo (qua đó đã gián tiếp không cho Chí Phèo - kẻ lầm đường lạc lối con đường quay về nẻo chính)…
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng thế, hầu hết đều là những câu chuyện tình dang dở Tuy vậy, không giống như các nhà văn tiền bối, Nguyễn Ngọc Tư có cách lý giải
nguyên nhân tình yêu dang dở rất đặc biệt và rất độc đáo Nếu như các nhà văn khác thường
đi tìm những nguyên nhân khách quan (nguyên nhân có tính xã hội) để lý giải cho sự dang dở của những câu chuyện tình thì ngược lại Nguyễn Ngọc Tư lý giải điều ấy do chính bản thân những người trong cuộc quyết định Đặc biệt và độc đáo hơn, Nguyễn Ngọc Tư rất hay đề
cập tới một nguyên nhân dẫn đến tình yêu dang dở là do một trong hai người yêu nhau đã nhường nhịn và hi sinh hạnh phúc của mình cho người họ yêu Đây là lý do thoạt nhìn có vẻ
hơi khó tin (mang màu sắc cải lương) nhưng đó lại là những điều có thật ở các câu chuyện tình yêu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Những chàng trai cô gái trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư khi yêu bao giờ cũng rất cao thượng và nghĩa khí Vì hạnh phúc của người mình yêu họ sẵn sàng nhường nhịn, chấp nhận rút lui và cũng sẵn sàng vun vén tạo mọi điều kiện để người yêu được sống hạnh phúc Người đọc không bao giờ bắt gặp những mối tình “tay ba” cùng những ghen tuông, giành giật như trong khá nhiều câu chuyện tình yêu của các nhà văn khác Điều này ít nhiều cũng giải thích vì sao truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có khá nhiều mối tình đơn phương gây xúc động lòng người? Tiêu biểu cho vấn đề
này là ở những truyện “Cái nhìn khắc khoải”, “Mối tình năm cũ”, “Chiều vắng”, “Một mối tình”, “Bởi yêu thương”, “Bến đò xóm Miễu”…
Trang 18Trong “Lý con sáo sang sông”, vì biết người yêu hi sinh cho mình được hạnh phúc
trước khi xuất giá theo chồng, nhân vật Út Thà đã chống xuồng qua sông ngồi uống rượu với người yêu mình và nói:
“Xét cho cùng, em cũng có lỗi, em không chắc lòng, chắc dạ với anh Phi…nghĩ lại em không xứng đáng với cái tình của anh Phi Tụi em thương nhau, không lấy được nhau thì không có thù hằn đâm chém đâu anh Kiên à Khổ cái, đám em ảnh trốn không qua coi như không tha thứ cho em rồi.”
Trong “Một mối tình” Nguyễn Ngọc Tư đã dựng nên một tình cảnh éo le và trớ trêu
cho cả hai nhân vật chính là Trọng và Út (nhân vật xưng “tôi”) Út đúng ra là em vợ của Trọng, (vợ Trọng đã bỏ di theo tình yêu khác đã lâu nhưng Trọng vẫn thuỷ chung chờ đợi có ngày vợ sẽ quay về với mình), vì thương cảnh “gà trống một mình nuôi con” và sự chung tình của người anh rể, Út đã dành trọn một tình yêu của đời con gái cho anh trong sự âm thầm, hi sinh và chia sẻ Có nhiều lúc Út muốn nói thẳng ra với Trọng – người anh rể của mình rằng:
“Thử thương tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống khói, châm dầu cái đèn chong nhỏ, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói đỏ như vạn truyền thống nhà mình
đã trăm năm nay Sau này, chị Hai có về, tôi sẽ trao lại anh, như ngày xưa vậy, tôi cũng làm được lắm mà” Nhưng đó rốt cuộc chỉ là những lời Út giấu kín trong lòng, không thốt ra được: “Mà, trời ơi, Trọng ác với tôi chi vậy, sao bắt tôi phải kìm lòng không được để nói ra, nhìn tôi mà không hiểu à?”
Đề cập đến những câu chuyện tình dang dở trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, có
một vấn đề không thể không bàn đến đó là cái nhìn cảm thông và rất độ lượng của nhà văn dành cho các nhân vật là những người đàn ông
Từ xa xưa, ở xã hội Việt Nam do chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo nên trong chuyện tình yêu, về mặt tinh thần người nữ thường chịu nhiều thiệt thòi nhiều hơn người nam nếu không may tình yêu vì lý do nào đó mà dang dở Trong cuộc sống cũng như trong văn học, để cất lên tiếng nói cảm thông và bênh vực cho người phụ nữ, người ta cũng thường hay lên án và phê phán những gã đàn ông lừa gạt, phụ bạc khi yêu Trong truyện ngắn của mình,
Nguyễn Ngọc Tư thỉnh thoảng cũng có đề cập đến vấn đề này (Đậm trong Giao thừa, Xuyến trong Duyên phận so le, đào Hồng trong Cái nhìn khắc khoải, Nga trong Đau gì như thể…),
tuy vậy, phần nhiều đó chỉ là những chi tiết thoáng qua và không phải là chủ đề chính trong những câu chuyện tình yêu dang dở của Nguyễn Ngọc Tư Từ góc nhìn riêng của mình, Nguyễn Ngọc Tư thường hay bênh vực cho những người con trai, những người đàn ông khi yêu Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư viết về đề tài tình yêu dang dở chúng ta có thể
nhận thấy ở chị một suy nghĩ, một quan niệm mang đậm tính nhân văn là: nếu không may một mối tình nào đó bị đổ vỡ thì người đàn ông cũng đau khổ không kém gì người phụ nữ
Nguyễn Ngọc Tư cho rằng, trong cuộc sống, trong tình yêu cũng có không ít người phụ nữ phụ bạc, và chính họ cũng là nguyên nhân gây nên bi kịch tình yêu hoặc gia đình tan vỡ chứ không phải riêng gì người đàn ông Vì thế, trong rất nhiều truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã
tỏ thái độ không đồng tình với những người phụ nữ như thế và qua đó cất lên tiếng nói cảm
Trang 19thông và chia sẻ với những người đàn ông sâu sắc, một lòng một dạ, khi yêu Rộng hơn nữa,
Nguyễn Ngọc Tư luôn dành sự trân trọng cho những người đàn ông sống có nghĩa khí, giàu lòng vị tha, sẵn sàng đùm bọc, cưu mang, chia sẻ và nhận lấy trách nhiệm nuôi những đứa con riêng của những người phụ nữ không may bị phụ tình
Ví dụ như trong “Cuối mùa nhan sắc”, Ông chín Vũ đã đứng ra nhận lấy trách nhiệm
là cha đẻ của con đào Hồng với kép Trường Khanh khi đào Hồng bị phụ bạc, yêu thương bảo bọc đào Hồng đến cuối đời Hay trong “Lý con sáo sang sông” Phi biết mình nghèo, khó mang lại hạnh phúc cho người mình yêu là Út Thà, Phi đã đi dò la tin tức, tìm hiểu gia cảnh của chồng sắp cưới người yêu sau đó về khuyên người yêu yên tâm đi lấy chồng Trong “Qua cầu nhớ người” Thì Hai Nhớ đã bán hết ruộng vườn để lấy tiền bắc cầu cho người dân trong
ấp Đội Đỏ đi lại dễ dàng, đồng thời cũng mong nối lại tình phu thê với người vợ phụ bạc đã
ôm đứa con chung của hai người về bên kia sông…vv
Nguyễn Ngọc Tư rất có ý thức trong việc đề cao cũng như ca ngợi và dành nhiều tình cảm ưu ái cho những người đàn ông trong cuộc sống nói chung và trong tình yêu nói riêng Qua những gì đã phân tích, chúng ta thấy tư duy nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện
một cái nhìn mang tính phản biện xã hội khá sâu sắc - một cái nhìn đa chiều đầy sáng tạo và mang đậm chất nhân văn Đây là một trong những nét riêng rất độc đáo của ngòi bút Nguyễn
Ngọc Tư trong quá trình phản ánh những vấn đề của hiện thực đời sống
Tóm lại, ai đã đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư sẽ không bao giờ quên những mối tình dang dở mà chị đã đề cập và phản ánh Tuy sống trong xã hội hiện đại nhưng khi viết về
đề tài tình yêu Nguyễn Ngọc Tư có nét gì đó rất truyền thống Việc tái hiện những câu chuyện tình yêu ở vùng thôn quê Đồng bằng sông Cửu Long ở góc độ nào đó đã nói lên cách tiếp cận hiện thực cuộc sống và con người từ góc nhìn văn hóa đồng thời cùng chính là “hành trình” tìm về cội nguồn của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư Bên cạnh đó, khi đề cập đến vấn đề dang dở trong tình yêu Nguyễn Ngọc Tư lại có một cái nhìn rất sáng tạo, đó là luôn lên tiếng bênh vực, ca ngợi cũng như dành sự trân trọng đối với các nhân vật là những người đàn ông chân thành, thủy chung, son sắt khi yêu
2.2 Những miền ký ức buồn
Đây là một trong những mảng nội dung tự sự quan trọng trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư Người đọc sẽ bắt gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hình ảnh những
con người thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi lúc nào cũng sống trong nỗi nhớ niềm thương
về những nơi mà họ đi qua, về những kỷ niệm với những người họ từng gặp gỡ và thương yêu trên bước đường mưu sinh, hoặc những biến cố trong cuộc đời của chính họ hay của những người thân quen
Đọc Nguyễn Ngọc Tư ngay ở cách đặt tên truyện thôi cũng đã gợi lên cho người đọc
một cảm giác về những cái gì đó thuộc về tiềm thức, thuộc về kỷ niệm như: Ngày đã qua, Dòng nhớ, Nhớ sông, Qua cầu nhớ người, Hiu hiu gió bấc, Chuyện của Điệp, Nhà cổ, Ấu thơ
Trang 20tươi đẹp, Một chuyện hẹn hò, Của ngày đã mất, Mối tình năm cũ, Thương quá rau răm, Người năm cũ,… Bên cạnh đó là hàng loạt những từ mở đầu những đoạn văn mang ý nghĩa hồi tưởng về những chuyện xảy ra trong quá khứ, trong tiềm thức như: “hồi”, “hồi đó”, “hồi nhỏ”, “hồi còn”, “hồi mới vô ”, “hồi xưa”, “cái hồi”, “cái lần’, “cái bữa”, “ngày xưa”,
“lúc đó”, “lúc nhỏ’, “năm đó”, “dạo trước”, “một bữa”, “bữa nọ”, “năm tuổi”, “sau nầy”, “có lần”, “ngay từ lúc ấy”, “suốt những năm tháng…”, “bây giờ”, “…năm trước”, …
Ngoài ra, người đọc sẽ dễ dàng bắt gặp khá nhiều những bức tranh thiên nhiên cũng như không khí cuộc sống của vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua lời kể của các nhân vật
mà chỉ những ai từng sống ở xứ sở này, từng trải qua những công việc tương tự mới hiểu, mới yêu, mới nhớ Dễ thấy nhất là hình ảnh thiên nhiên, sông nước, xuồng ghe tấp nập và những con người lênh đênh xuôi ngược kiếp thương hồ
Bên cạnh đó là ký ức về các bầu, đoàn gánh hát, các nghệ sĩ cải lương một thời rong ruổi khắp các nẻo đường phục vụ người dân vùng sông nước miền Tây Nam bộ
- “Hồi đó, đoàn Mây Mùa Thu về hát ở đình Tân Thuận Hôm ấy đoàn hát vở “Đời cô Lựu” thiệt khuya… Lúc xả giàn là tới đoạn Luân quỳ xuống ngang gối, ôm cô Lựu ngẩng mặt lên, kêu mẹ Trời ơi, San bưng rổ khoai ế đứng nhìn mà rưng rưng nước mắt…” (Bởi yêu
thương)
- “Hồi còn ở đoàn cải lương Bông Tràm thì vui, đóng vai quân sĩ cũng vui, rồi đoàn giải thể, phía bên ca múa nhạc nhận Phi về, mùa nắng thì đi nông thôn, mưa ở lại thị xã, bạn đồng nghiệp rủ Phi đi hát rong ở các quán nhậu, nhà hàng, chạy “sô” đám tang, đám cưới.”
(Biển người mênh mông)
Đi vào những trường hợp cụ thể, dễ thấy nhất trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là
những “dòng nhớ”, những dòng ký ức của những ông già Nam bộ về một thời tuổi trẻ như:
ký ức về một thời chiến đấu bảo vệ quê hương làng mạc (Ngọn đèn không tắt, Mối tình năm
cũ, Nỗi buồn rất lạ, Vết chim trời…), ký ức về một lỗi lầm nào đó mà chính họ đã vô tình gây
ra (Cải ơi, Biển người mênh mông, Cánh đồng bất tận, Làm má đâu có dễ) và đặc biệt nhất là
ký ức về mối tình dang dở thời trai trẻ (Dòng nhớ, Chiều vắng, Cái nhìn khắc khoải, Đau gì như thể, Cuối mùa nhan sắc, Người năm cũ)…
Trong “Ngọn đèn không tắt”, người đọc bắt gặp hình ảnh một ông già Nam bộ (ông
Hai Tương) luôn giữ trong tâm khảm hình ảnh người anh hùng dân tộc ở địa phương mình
mà ông gọi là “Thầy” Ông Hai Tương hàng năm đều lấy câu chuyện ấy làm chủ đề chính để
kể lại lịch sử khởi nghĩa của người dân Xóm Rạch Ròi quê ông với một niềm tự hào vô bờ bến Đặc biệt hơn, những miền ký ức, những kỷ niệm đẹp và đầy tự hào của ông Hai Tương
về Thầy đã được ông truyền lại cho đứa cháu gái của mình là Tươi như để nhắc nhở thế hệ cháu con phải biết ghi nhớ và giữ gìn truyền thống đấu tranh của cha ông
Trang 21“Ông nội nó ngộ lắm Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú bác cô dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của Thầy, của mấy anh em khởi nghĩa Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây đước thẳng thuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa Tươi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ là ghi nhớ những gì mà ông nội nó nói.”
Nếu như trong “Ngọn đèn không tắt” là hình ảnh ông già Nam bộ luôn sống với những
kỷ niệm của một thời chiến đấu thì trong “Biển người mênh mông”, người đọc lại bắt gặp
hình ảnh một ông già Nam bộ khác, cả đời không sao quên được những tháng ngày hạnh phúc với người vợ cũ Truyện là hình ảnh ông già Sáu Đèo lúc nào cũng mang theo bên mình một con bìm bịp với hành trình đi tìm người vợ năm xưa suốt bốn mươi năm ròng Ông Sáu Đèo vốn là dân thương hồ, sống trên sông nước, hình ảnh con bìm bịp ông mang theo bên mình chính là một kỷ vật sống nhắc nhở ông về một thời gắn bó với sông nước quê nhà - nơi ông từng có một cuộc sống nghèo nhưng hạnh phúc với người vợ trên chiếc ghe xuôi ngược:
“Có đêm, con bìm bịp kêu suốt, những tiếng bịp bịp ngắn ngủn buồn thiu thỉu, ông bảo với Phi, nó nhớ sông đó “Lúc nào qua thấy nhớ sông nó đều kêu như vậy” Ông kể, hồi trẻ, ông toàn sống trên sông, ông có chiếc ghe, hai vợ chồng lang thang xứ này xứ nọ Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp mùa vịt đổi đồng thì chở thuê, gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán chợ nổi Cà Mau, nước ngược cắm sào đậu lại thổi cơm, bìm bịp kêu, nước bò ra bãi, ông cho ghe ra bến Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm.”
Không chỉ đề cập đến những miền ký ức của những bậc cao niên, truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư còn ghi lại những dòng ký ức của những thanh niên, trai trẻ Đây là
trường hợp của Tươi trong “Ngọn đèn không tắt”, của Kiên trong “Cỏ xanh”, của Dịu trong
“Sầu trên đỉnh Puvan”, của Xuyến trong “Duyên phận so le”, của nhân vật xưng “tôi trong Một dòng xuôi mải miết…”
Trong “Nhớ sông”, người đọc bắt gặp hình ảnh Giang – cô gái dù đã có chồng và theo
chồng lên đất liền sống rồi nhưng lòng lúc nào cũng cồn cào một nỗi “nhớ sông”, nhớ chiếc ghe mà cô cùng gia đình một thời sinh sống Truy tìm nguyên nhân nỗi “nhớ sông” đến kì lạ của cô người đọc chợt nhận ra, cô không chỉ nhớ sông, nhớ ghe vì đó là mái ấm một thời của
cô mà sâu xa hơn đó còn là ký ức về một nỗi đau, nỗi buồn khôn nguôi về người mẹ đã vĩnh viễn gửi xương thịt mình trên sông nước trong một tai nạn bất ngờ Mở đầu truyện ngắn, người đọc đã bắt gặp dòng hồi ức này của cô:
“Mỗi lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già, tới chết mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu Cũng khúc sông này, năm giang mười tuổi, má Giang chết Hôm đó trời mưa nhỏ, nhưng gió nhiều, gió tạt tay chèo liêu xiêu Nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra Chiếc ghe bạt nước tấp vô xà lan chở cát Ông Chín, ba Giang chống đằng mui ghe, má Giang chống đằng lái Giang ngồi trong mui ghe ôm con Thủy vào lòng Giang thấy
rõ ràng, lúc cây sào trong tay má chỏi vào thành xà lan trượt hướt lên, má ngã xuống đầu đập vào cái gờ sắt, đôi chân còn bíu vào ghe Rồi má cong lại như chiếc võng, hụp vào sông
Trang 22Giang khóc điếng, bồng con Thủy, lồm cồm bò về đằng sau lái, Giang còn kịp nhìn thấy tóc
má trôi xùm xòa phiêu phiêu trong dòng nước, rồi mất hút”
Không giống như Giang, ký ức cuộc đời là một kỷ niệm đau buồn vì tận mắt chứng
kiến cái chết của người mẹ, ký ức của Phi trong “Biển người mênh mông” là hình ảnh bà
ngoại lúc nào cũng yêu thương lo lắng và nhất là bao giờ cũng nhắc nhở anh phải nhớ cắt tóc khi nó đã ra dài
“Phi không nói gì hết, lòng anh lặng đi, nghe nhói ran cả ngực mà không biết niềm nhớ nó đang cựa quậy chỗ nào Lâu lắm rồi mới có người nhắc anh chuyện tóc tai Hồi ngoại anh còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn nhằn:“Cái thằng tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn” Phi cười, “con làm nghệ sĩ, tóc phải dài chút đỉnh, chớ ngoại” Ngoại nạt,
“Người ta nhìn nghệ sĩ là nhìn tài, nhìn tánh chứ nhìn mái tóc sao?” Phi không cãi nữa, cầm mấy ngàn chạy đi, lát sau đem cái đầu tóc mới về.”
Cuối cùng, nói về những miền ký ức trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, có lẽ buồn
và xót xa hơn cả là những miền ký ức của những đứa trẻ thơ Đây là một điểm nhấn khá
quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Sở dĩ nói như vậy là vì trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, hình ảnh những đứa trẻ thơ, nhất là những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh là một trong những vấn đề rất được chị quan tâm Đó là trường hợp của San, Điệp, Phi
lúc nhỏ trong Bởi yêu thương, Chuyện của Điệp, Biển người mênh mông, của Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận, của thằng Sói và Nhiên (nhân vật kể chuyện xưng “tôi”) trong Ấu thơ tươi đẹp, của thằng Củi trong Sầu trên đỉnh Puvan, của Mỹ Ái trong Gió lẻ… Có thể nói,
hầu hết trong những miền ký ức của những đứa trẻ này đều giống nhau một điểm đó là nỗi hụt hẩng vì bị người thân (cha hoặc mẹ) bỏ rơi
Trong “Cánh đồng bất tận”, hình ảnh người mẹ trẻ đẹp một thời lúc nào cũng in đậm
trong cuộc sống du mục bên bầy vịt cùng với người cha lạnh lùng của hai chị em Nương và Điền Đặc biệt là với Nương, cô bé không chỉ nhớ mẹ qua những cử chỉ vỗ về yêu thương mà còn là nỗi đau vô bờ bến khi trong một lần phải vô tình chứng kiến cảnh mẹ mình ngoại tình với người đàn ông có chiếc ghe bầu bán tạp hóa ngay tại nhà
“Đứa mười tuổi quay lưng lại, đứa chín tuổi úp mặt vô áo chị nó, nhưng cả hai vẫn như thấy rõ ràng, trên chiếc giường tre quen thuộc, má oằn uốn người dưới tấm lưng chơm chởm những nốt ruồi… Suốt nhiều năm sau đó tôi không dám nhớ má, bởi ngay vừa khi nghĩ đến má, lập tức hình ảnh ấy hiện ra Theo đó là rực rỡ trên da thịt màu vải má tôi vừa đổi được (không phải bằng tiền hay lúa) Mà đáng lẽ phải nhớ tới khúc má nằm võng hát đưa mình ngủ ấy, hay đoạn má ngồi giặt áo bên hè, hay má cúi đầu giữa vầng khói mơ màng, thổi lửa bếp đun…”
Cũng là cảm giác hụt hẫng khi bị bỏ rơi, trong “Ấu thơ tươi đẹp”, người đọc lại bắt
gặp những miền ký ức của hai đứa trẻ cùng cảnh ngộ: Cha mẹ ly dị, mỗi người đều có cuộc sống riêng, mỗi dịp hè đến chúng được người này đưa về ở với người kia Ký ức tuổi thơ của