Vai trò và ý nghĩa của phương thức tự sự được thể hiện qua truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu truyện ngắn nguyễn ngọc tư nhìn từ nội dung tự sự và phương thức tự sự (Trang 42 - 44)

II. Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương thức tự sự 1 Biểu hiện của phương thức tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.

2.Vai trò và ý nghĩa của phương thức tự sự được thể hiện qua truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư

2.1 Vai trò

Phương thức tự sự có thể hiểu nôm na là những cách thức, phương pháp mà tác giả sử dụng để viết nên những tác phẩm của mình. Nói cách khác có thể hiểu phương thức tự sự chính là nghệ thuật tự sự. Chính vì thế, phương thức tự sự giúp người đọc, người nghe nắm được, hiểu rõ sâu hơn về nội dung ý nghĩa cũng như những tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm. Đồng thời thể hiện tài năng, phong cách, dấu ấn riêng của tác giả, làm cho tác phẩm của mình mang tính nghệ thuật hơn và dễ dàng tiếp cận với độc giả. Một tác phẩm được đánh giá cao là tác phẩm có chiều sâu tư tưởng, có khả năng truyền tải thông điệp cao nhờ vào cách mà nhà văn xây dựng nên nó. Do đó, bên cạnh nội dung tự sự thì phương thức tự sự là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình nhà văn sáng tác.

2.2 Ý nghĩa

Nắm được những đặc điểm của phương thức tự sự sẽ giúp chúng ta khám phá những tầng sâu kín, những vẻ đẹp độc đáo của truyện ngắn. Ở lĩnh vực văn xuôi, truyện ngắn đang khẳng định được ưu thế. Với những đặc điểm riêng, truyện ngắn có thể coi là một thể loại bắt nhịp nhanh với những chuyển biến muôn màu của đời sống hiện đại. Nó là thể loại phát triển mạnh nhất trong văn học đương đại, góp phần làm nên diện mạo chính của nên văn học hôm nay. Việc tìm hiểu phương thức tự sự trong truyện ngắn của một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư sẽ cho chúng ta thấy được sự đóng góp của nhà văn trong quá trình vận động chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Qua đó cũng cho người đọc một cái nhìn khái quát về những chuyển biến mạnh mẽ về cả nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của thể loại truyện ngắn trong nền văn học hiện nay.

III. Tổng kết

Trong chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học. Nhà văn là cây bút trẻ đoạt nhiều giải thưởng cao trong các giải thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước tổ chức. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã được in ấn với số lượng lớn, được tái bản nhiều lần. Trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ đương đại Nguyễn Ngọc Tư đã tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Nếu “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” thì Nguyễn Ngọc Tư xứng đáng là “một thứ kí” giỏi. Chị đã sống, đã cảm nhận và viết về những con người, những cảnh đời xung quanh mình một cách sâu sắc và chân thật nhất. Mỗi trang viết của chị là một bức tranh sống động về cuộc sống vùng Nam Bộ với thiên nhiên sông nước khắc nghiệt mà rất trữ tình, với con người Nam Bộ bộc trực, dễ mến, giàu lòng yêu thương nhưng gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Nguyễn Ngọc Tư luôn có cái nhìn khắc khoải về thân phận người dân quê. Nhà văn thương cho những câu chuyện tình dang dở và những miền ký ức buồn. Bên cạnh đó, nhà văn cũng có thái độ phê phán nhẹ nhàng, kín đáo những mặt trái của hiện thực cuộc sống như: lối sống hời hợt, thiếu tình nghĩa, thiếu trách nhiệm của con người, những mặt trái của vấn đề đô thị hóa nông thôn khiến bao con người phải khổ sở. Trong sáng tác của

43

Nguyễn Ngọc Tư, hầu hết nhân vật đều nghèo, phải lao động vất vả, cực nhọc, song họ vẫn luôn là những người nghĩa hiệp, giàu lòng nhân ái, yêu thương. Trong các sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết rất nhiều vấn đề về con người, cuộc sống, và cả thiên nhiên. Đề tài viết của nhà văn rất rộng lớn nên để có thể bao quát hết là một điều vốn dĩ rất khó khăn. Bài tiểu luận trên chỉ đưa ra những vấn đề chính, tiêu biểu mà nhà văn đề cập đến thường xuyên nhất trong các tác phẩm của mình. Ngoài ra, cũng như nhiều nhà văn nữ khác, Nguyễn Ngọc Tư cũng nói về nỗi đau, về thân phận những người đàn bà trong cuộc sống hiện đại. Viết bằng sự thấu hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư ý nhị đưa ra những khao khát khôn nguôi về bến bờ hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn mỗi con người. Những khao khát về tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ, hành trình tìm kiếm cái đẹp, ý nghĩa thực sự của cuộc sống của các nghệ sĩ, hành trình tìm kiếm chính mình, tìm kiếm niềm tin ở cuộc sống. Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư hình ảnh những người nghèo khổ, bất hạnh cũng là hình ảnh có sức ám ảnh với người đọc. Nội dung tự sự của Nguyễn Ngọc Tư quan trọng hơn cả chính là tấm lòng và thái độ trân trọng, yêu thương, cảm thông đối với những người dân thôn quê đúng như những gì chị đã từng nói: “Tôi thường thấy quanh mình

những đứa trẻ khát khao tình thương, những phụ nữ khát khao cuộc sống yên bình, được che chở. Nếu chú ý một chút, người ta sẽ nhận ra ai cũng có nhu cầu được ấm áp thương yêu, ngay cả những kẻ mạnh mẽ tàn nhẫn nhất cũng mong muốn có một ngày được hoàn lương”.

Đến với văn học bằng những truyện ngắn giản dị mà sâu sắc, Nguyễn Ngọc Tư nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong nền văn học hiện đại và trong lòng độc giả. Bằng những giá trị về nội dung lẫn nghệ thuật trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã góp phần đánh động lương tâm xã hội, thanh lọc tâm hồn của chúng ta bằng những chuỗi khóc cười, buồn bã bi ai với những số phận, những cuộc đời thấp thoáng đằng sau trang viết. Cùng với lối kể chuyện đa dạng trong ngôi kể, những tâm tình, cảm xúc được bộc lộ một cách tự nhiên qua cách kể, cách quan sát của người trần thuật tinh tế, đa cảm, đầy thấp thỏm, âu lo trước tình đời, tình người. Nghệ thuật xây dựng tình huống, cốt truyện, vừa mang những đặc điểm của cốt truyện truyền thống đồng thời cũng mang nét riêng rất độc đáo. Đặc biệt kiểu cốt truyện tâm lý – truyện mà lại không có chuyện tạo nên nét phong cách riêng cho nhà văn. Không có nhiều sự kiện, xung đột giật gân, Nguyễn Ngọc Tư chinh phục người đọc bằng những chi tiết và kết thúc mở đầy day dứt, ám ảnh. Cách tổ chức cốt truyện này phù hợp với xu hướng chung của văn học hiện đại. Đồng thời, với việc sử dụng yếu tố nằm ngoài tác phẩm là lời đề từ đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao trong việc chuyển tải chủ đề tư tưởng của truyện và thông điệp của nhà văn tới bạn đọc. Miêu tả tâm lý nhân vật có chiều sâu làm thoát ra được tư tưởng, suy nghĩ nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư còn là nhà văn có biệt tài trong việc xác lập cho truyện ngắn của mình một văn phong Nam Bộ điển hình, một phong cách sáng tác độc đáo mang “văn hiệu” Nguyễn Ngọc Tư không thể lẫn lộn. Đó là những lời nửa trực tiếp vừa như chia sẻ, vừa như giãi bày, bộc bạch những điều sâu kín nhất trong cõi lòng mỗi con người. Nhờ vậy, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư vừa trữ tình, da diết, vừa lo âu, thắc thỏm về những điều bất trắc, đau khổ trong cuộc đời. Đóng góp lớn nhất hiện nay của nhà văn trong lĩnh vực văn chương là một giọng văn hiền lành, nhân hậu, đầy trách nhiệm của một công dân với xã hội, của một con người biết sống nhiệt huyết và tận tụy với người cũng như với mình. Tinh tế nhưng không quá sắc sảo, hồn nhiên nhưng không vô tâm.

44  Tài liệu tham khảo :

http://123doc.org/doc_search_title/516207-nghe-thuat-tu-su-trong-truyen-ngan- nguyen-ngoc-tu.htm http://vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/03/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di- k%E1%BB%83-chuy%E1%BB%87n-trong-truy%E1%BB%87n- ng%E1%BA%AFn-Nguy%E1%BB%85n-Ng%E1%BB%8Dc-T%C6%B0.pdf https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_T%C6% B0

- Luận văn thạc sĩ văn học Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư – Nguyễn Thành Ngọc Bảo, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008

- Luận văn thạc sĩ văn học Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư – Nguyễn Thị Phương, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2012

Một phần của tài liệu truyện ngắn nguyễn ngọc tư nhìn từ nội dung tự sự và phương thức tự sự (Trang 42 - 44)