Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và tình huống truyện 1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Một phần của tài liệu truyện ngắn nguyễn ngọc tư nhìn từ nội dung tự sự và phương thức tự sự (Trang 35 - 36)

II. Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương thức tự sự 1 Biểu hiện của phương thức tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.

1.3 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và tình huống truyện 1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

1.3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Cốt truyện hiểu theo nghĩa truyền thống là: Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Đa số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có cốt truyện khá mờ nhạt, nhiều truyện có thể nói là không có cốt truyện (nó có thể chỉ là một nét tâm trạng, một tình huống, một hoàn cảnh của nhân vật). Về phương diện kết cấu và quy mô về nội dung, cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư thường là cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện thường rất ít, nhân vật và tính cách nhân vật thường được mô tả một cách rất tập trung và cô đọng, nhiều khi chỉ là một lát cắt của cuộc sống được phản chiếu hay chỉ một đoạn đời nào đó của nhân vật chính được quan tâm mà thôi. Nhưng dưới ngòi bút tài tình của Nguyễn Ngọc tư thì đã dễ dàng làm nên một truyện ngắn hoàn chỉnh và chất lượng. Để chứng minh cho nhận định trên của nhóm thì nhóm có thể kể đến một số cái tên tác phẩm và làm rõ như sau: Giao thừa, Cái nhìn khắc khoải, Một trái tim khô, một mối tình.

Ví dụ như trong truyện ngắn “Giao thừa”, Truyện tưởng như không có gì để kể thế

nhưng lại cho ta rất nhiều điều thú vị nếu ta biết quan sát tinh tế những diễn biến tình cảm của nhân vật thì giường như đã cảm nhận được cái thần thái, cốt lõi của câu chuyện. Vì với vài dòng giới thiệu ngắn gọn là có một cô tên là Đậm bán dưa Tết ngoài phố có một đứa con vì lỡ lầm, cô được một người hàng xóm tên Quý chạy xe lam giúp đỡ, rồi cả hai cùng trở về nhà trong đêm giao thừa và chính vào thời khắc thiêng liêng đó Quý đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm khi trong Đậm cũng đang dâng lên một khao khát được ai đó yêu thương. Ta thấy rằng tác giả cung cấp thông tin về cuộc đời của nhân vật Đậm và gia thế của nhân vật Quý rất mờ nhạt, nổi bật trong toàn bộ truyện ngắn này chính là “tâm trạng” và “cảm xúc” của từng nhân vật và của các nhân vật với nhau qua từng thời điểm.

Hay trong truyện ngắn “Cái nhìn khắc khoải”, thì cốt truyện được xây dựng bởi một

trong những sự kiện như: Sự kiện ông già quyết định cho người đàn bà xa lạ bị chồng ruồng bỏ về ở chung trong nhà và trót đem lòng yêu thương chị chẳng hạn. Bên cạnh những sự kiện tiêu biểu ấy cốt truyện còn được xây dựng dựa trên việc tác giả đi miêu tả tâm lý, tâm trạng, nội tâm của nhân vật. Cụ thể trong tác phẩm thì đoạn mà tác giả miêu tả tâm trạng của ông già trong cái ngày người phụ nữ đó ra đi. Sóng gió trong tâm hồn ông chính thức bắt đầu từ cái ngày ông đành lòng báo cho chị tin tức của người chồng. Ông buồn nhiều, nhưng rồi cố bình tâm. Rồi ông chấp nhận sự thật (vì nghe rõ tiếng tàu đò cập bến nào đó rất gần), nhưng rồi ông lại mâu thuẫn với chính mình khi vừa muốn về nhà nhưng rồi lại phân vân sợ “lỡ

36

không còn ai”. Rồi đang đi ngon lành thì bỗng ngồi lại bồn chồn (như chờ ai quay lại), rồi khi không nén nổi sự nhớ nhung, khi nghe tiếng lá khô mà cứ ngỡ bước chân ai nên ông ngoái lại, nhìn về phía ngôi nhà bằng một cái nhìn khắc khoải. Chính sự chuyển hóa tâm trạng đột ngột của ông già đã làm cho cốt truyện này hấp dẫn.

Hoặc truyện ngắn “Một mối tình” là truyện ngắn mang những đặc điểm của kiểu truyện không có cốt truyện của Thạch Lam nhất. Tuyện ngắn này đơn giản đến mức chẳng có gì để kể ngoài một điều: Đây là một mối tình thầm lặng mà dữ dội của nhân vật “tôi”, với khát khao cháy bỏng được làm vợ người mình thương, được sống một cuộc đời đơn giản mà hạnh phúc trong căn nhà xưa cũ kĩ. Những cái gọi là “sự kiện nội tâm” của nhân vật chủ yếu xoay quanh những tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho Trọng. Tâm lý nhân vật không phức tạp và cũng không có sự chuyển biến dữ dội nên cốt truyện khá lỏng lẻo, nhưng nó có độ nén do hình ảnh căn nhà xưa của Trọng được nhắc đi nhắc lại, được “nhớ dằn nhớ vặt” trong tâm thức của nhân vật “tôi”. Dòng nội tâm của nhân vật cứ đều đặn trôi chảy và cuối cùng “tức nước vỡ bờ” trước sự lạnh lùng đè nén của người đàn ông đành bất chợt tuôn ra không kiềm chế nổi.

Một phần của tài liệu truyện ngắn nguyễn ngọc tư nhìn từ nội dung tự sự và phương thức tự sự (Trang 35 - 36)