MỤC LỤC
Ta bắt gặp trong đó nhiều gương mặt tiêu biểu tạo nên sự đổi mới văn học như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… Bằng sự nhạy cảm của mình một số nhà văn đã kịp thời nắm bắt và đưa vào văn học những vắn đề mới của cuộc sống những “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động bất ngờ…”. Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học, nó vừa là động lực cho những tìm tòi mới trong sáng tác, vừa thúc đẩy mạnh mẽ những sự đổi mới mới trong sáng tác, vừa thúc đẩy mạnh mẽ những sự tìm kiếm thể nghiệm trong cách tiếp cận đề tài, cách thức sử dụng các phương thức nghệ thuật để phát huy một cách độc đáo cá tính sáng tạo cũng như văn phong của mỗi nhà văn.
Và với những tác phẩm này Nguyễn Ngọc Tư đã chinh phục số lượng độc giả rất lớn, được các nhà chuyên môn đánh giá cao, ăn khách với các nhà xuất bản, lọt vào tầm ngắm của các nhà đạo diễn điện ảnh, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thực sự đã tạo được dấu ấn sâu sắc trong dư luận văn học cả nước. Sự tài năng của chị trước hết thể hiện ở cái hay, sức hấp dẫn trong văn của chị, sau là được thể hiện phần nào ở các giải thưởng mà chị nhận được như giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II với tác phẩm Ngọn đèn không tắt.
Khi độc giả đã bắt đầu quen thuộc với chất giọng đặc sệt Nam Bộ, với những câu chuyện dân dã, hồn hậu, những nỗi buồn nhẹ nhẹ ở các tập truyện Ngọn đèn không tắt, Giao thừa, Nước chảy mây trôi…Bất ngờ Cánh đồng bất tận xuất hiện làm họ vô cùng “ngạc nhiên, sửng sốt”. Thay vào đó là một thế giới tàn khốc, khắc nghiệt, ở đó có người phụ nữ nghèo đến mức một mảnh vải đẹp là cả một giấc mơ và đã phải đánh đổi nó bằng cả thân xác mình, ở đó có hai đứa trẻ nghèo suốt đời theo cha rong ruổi trờn những cỏnh đồng, chỳng lạc lừng cụ đơn đến mức quờn cả cỏch giao tiếp với con người.
Song ở các tác phẩm sau của chị đến thời điểm này vẫn chưa có tác phẩm nào vượt tầm được “đặc sản miền Nam”, chưa có tác phẩm nào quàng được vòng nguyệt quế vinh quang danh dự như Cánh đồng bất tận đã từng quàng lên cho chị. Tuy nhiên chính những đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tập truyện, chính bằng chân giá trị đích thực của mình thì Cánh đồng bất tận đã thực sự trở thành cột mốc vinh quang trong quá trình sáng tác của một nhà văn tài năng, là một sản phẩm độc đáo của nền văn học nước nhà.
Ba cha con trong Cánh đồng bất tận cũng vậy, cũng cái nghề nuôi vịt chạy đồng này, họ cũng đã thấm quá đủ cái khổ, cái cơ cực, cái nghèo khó của cái nghề bấp bênh, lúc nào cũng phải trôi dạt trên khắp những cánh đồng đầy nắng, gió…để chỉ cần khi lúa vừa bắt đầu ánh vàng thì tất cả họ đã “đánh hơi” thấy, từ những người gặt thuê đến những người nuôi vịt chạy đồng, trong con mắt của Nương họ như “kên kên ngửi thấy mùi xác thối mà lũ lượt kéo đến” [18; 208]. Nếu như cái cuộc sống mục đồng không điểm hẹn dừng chân của chị em Nương khiến Điền khi nhìn thấy ông già ngồi chơi với cháu đã tần ngần ước muốn “phải chi ông nầy là ông nội mình” để Nương chợt nhận ra rằng “mình nghèo rơi, nghèo rớt, nghèo đến nỗi không có… ông nội để thương” thì cuộc sống quẩn quanh trên chiếc ghe nhỏ lênh đênh sông nước làm Giang vô cùng thèm khát được tự do chạy tung tăng như các bạn cùng trang lứa trên bờ.
Chỉ thế thôi, với chúng chỉ thế là đủ, chúng nào đâu có dám mơ về một mái ấm gia đình hạnh phúc như trước kia, nhưng chúng cứ hi vọng rồi thất vọng, cái viễn cảnh cuộc đời du mục lại cứ mở ra trước mắt nhân vật “tôi” xa xôi mù mịt, chúng hi vọng những người đàn bà có thể cảm hoá được cha chúng nhưng tất cả những người đàn bà ấy cũng bị cha “thả rơi” nhục nhã giữa đường về. Đọc Phố cũ của Nguyễn Văn Thọ ta sẽ thấy được nếp sinh hoạt của những con người Hà Nội cũng như vẻ đẹp cảnh sắc đặc trưng của xứ kinh kì… Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Bà Thón của Trần Thanh Hà ta sẽ hiểu thêm về những nét đặc sắc của vùng đất Trung Bộ… Còn nếu muốn tìm hiểu những đặc trưng của vùng đất Nam Bộ ta phải đến với mảng truyện ngắn miền Nam với khá nhiều các nhà văn tên tuổi như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Ngọc Linh. Trước hết cảnh sắc không gian Nam Bộ được mở ra từ những rặng trâm bầu, những đám bìm bịp, những cây mắm, đước, sú vẹt, bần, tra, tràm, choại, quao, dừa… rồi đến không gian của những vàm, kinh, rạch, xéo… với những tên gọi rất đặc trưng như vàm Cỏ Xước, vàm Mắm, Kinh Cỏ Chác, gò Cây Quao…tiếp đó là những xóm Xẻo, Xóm Rạch, Xóm Kinh Cụt, Xóm Miễu, Chợ Ba Bảy Chín, Cái Nước, Chảng Cỏ, Mút Cà Tha, Đất Cháy… gắn liền với những xóm làng với những con kinh, dòng nước ấy là những con người thuần hậu, chất phác như ông Chín, ông Mười, Sáu Đèo, Năm Nhỏ, dì Thấm, dì Hai Giang… đó là những con người quanh năm lam lũ trên những cánh đồng bát ngát, những dòng sông thênh thang với những ngành nghề truyền thống như nghề nuôi vịt chạy đồng, nghề làm ruộng, nghề bán hàng bông….
Để khẳng định tình yêu say đắm, chung thủy, Nguyễn Ngọc Tư còn đặt ông Chín Vũ trong tình huống bỏ cả nhà cửa, cha mẹ tình nguyện chấp nhận cuộc sống “ăn cơm quán ngủ sàn diễn” đi theo gánh hát có Đào Hồng, suốt đời yêu thương chăm sóc che chở cho Đào Hồng dù bà lòng bà luôn hướng tới người khác. Nội tâm vốn là là yếu tố không dễ nắm bắt nhưng với tài năng, sự nhạy cảm và tấm lòng gắn bó sự chân thành của chính bản thân mình với tất cả mọi người, Nguyễn Ngọc Tư đã dễ dàng đột nhập, khám phá nội tâm từng nhân vật để người đọc hiểu, thông cảm và trân trọng những tất thảy con người đó.
Tuy nhiên, một đặc điểm thuộc sở trường của Nguyễn Ngọc Tư là khả năng thâm nhập vào nội tâm nhân vật để kể lại câu chuyện cho nên kể cả khi chọn hình thức trần thuật ở ngôi thứ ba thì rất nhiều đoạn vẫn có sự phối hợp với điểm nhìn của các nhân vật trong truyện khi trần thuật, tạo nên tính đa thanh. Trong Huệ lấy chồng cũng bằng hình thức trần thuật này, Nguyễn Ngọc Tư đã kể lại mối tình của Huệ với Thi từ khi vừa bắt đầu đến tận khi hai người chia hai ngả đường: “Huệ và Thi quen nhau từ nhỏ… Có bữa tan trường, Thi về cùng Huệ, Thi hỏi “tao thấy con gà nhà mầy đẻ bậy đống rơm sau vườn, sao mầy không làm ổ?”.
Ngay từ cách xưng hô của các nhân vật ta đã thấy đặc trưng của những con người phương Nam, họ gọi nhau là: tía, má, là qua là bây, là chế, ý… Đến cách gọi tên các nhân vật, cách kết hợp thứ tự trong gia đình với tên như: Hai, Ba, Út Vũ, Năm Nhỏ, Sáu Đèo… rồi đến cách nói có dùng từ biến âm có rút gọn như: hông, hổng dè, kinh, thiệt, ảnh, ổng, cổ… Đến cả cách diễn đạt đặc Nam Bộ như: bảnh thiệt, mắc mớ, đã thiệt, chành miệng, mát trời ông địa, mừng húm… tất cả đều toát lên sự bình dị, chân chất của những người dân lao động miền Nam. Viết về cảnh sắc Nam Bộ, về cuộc sống sinh hoạt đời thường gần gũi của người dân Nam Bộ, chất giọng mộc mạc trước hết nó được chưng cất từ đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ mà ra, cái chất giọng ấy cứ tự nhiên chảy ra từ vốn sống của nhà văn, chảy ra từ tấm lòng của chính nhà văn với cuộc sống và số phận của những con người nơi chị đã được sinh ra.