Một bức tranh đời sống đầy nghịch lý, phức tạp

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 44 - 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Một bức tranh đời sống đầy nghịch lý, phức tạp

2.2.1. Nghịch lý trong đời sống

Con ngời sau 1975, đặc biệt là sau 1986, nó đa dạng hơn và phức tạp hơn. Cuộc sống cũng vậy, nó kéo theo bao nghịch lý xảy ra, trong một con ngời có mặt tốt đồng thời cũng có mặt xấu, bất kể là thờng dân hay anh hùng, có thế mới là cuộc đời.

Các nhà văn đã biết nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống để nói lên những nghịch lý trong đời sống. Hiện thực cuộc sống trong văn học sau 1975 đợc tái hiện với bao nghịch cảnh éo le, ngang trái. Con ngời xuất hiện với những gì thật nhất, đời nhất đến mức trở thành những nghịch lý trong đời sống. Một ngời đã đi khắp nơi trên trái đất lại cha đến đợc vùng đất bến quê (Bến quê), một ngời đàn bà bị chồng hành hạ nhng không thể bỏ đợc chồng (Chiếc thuyền ngoài xa), một thủ thành tài năng để lọt lới những quả bóng vô lý nhất (Dấu vết nghề nghiệp) của Nguyễn Minh Châu. Có

ai ngờ đợc một đôi nam nữ có những hành động thiếu đúng đắn, một tên cớp lại dám đứng lên giúp đỡ kẻ khác khi gặp nạn, có ai ngờ đợc một nhà s luôn miệng nói lời từ bi, bác ái, một nhà văn luôn miệng giảng đạo lý trên đời lại có thể khoanh tay đứng nhìn khi kẻ khác gặp nạn (Sang sông) của Nguyễn Huy Thiệp. Ai có thể tin đợc chị ruột lại thẳng thừng từ chối giúp đỡ em trai mình khi gặp khó khăn, sẵn sàng đa ra những lời tàn nhẫn, vô nhân đạo, vì đồng tiền (Một giọt máu đào) của Mai Huy Thuật ...

Cũng quan tâm miêu tả những nghịch lý trong đời sống, nhng Phan Thị Vàng Anh lại hớng ngòi bút của mình vào những vấn đề quen thuộc nhất, gần gũi nhất, nó tồn tại ngay xung quanh chúng ta, ngay trong cuộc sống thờng nhật hàng ngày. Vàng Anh đã nhìn thẳng vào cuộc sống và con ngời hôm nay bằng cái nhìn phân tích tinh nhạy, sắc sảo về các mối quan hệ đời sống, từ đó phát hiện và nghiền ngẫm về những nghịch lý của đời sống, những nghịch lý trong các quan hệ xã hội, những nghịch lý trong nhận thức, trong t tởng, những nghịch lý trong sáng tạo.

Cuộc sống đang chuyển mình, đang có nhiều biến động vì vậy các mối quan hệ xã hội cũng biến đổi theo, có khi là những nghịch lý trong mối quan hệ xã hội, những nghịch lý trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và trong quan hệ gia đình ....

Kịch câm, tác giả đề cập đến nghịch lý gia đình: Đứa con gái nhặt đợc mẩu giấy hẹn hò của cha mình với một "Em!"... thơng yêu nào đó. Từ đó nó thấy khinh ghét đến "căm hờn" ngời cha, thơng hại cho mẹ "bà mẹ hồn nhiên giữa mấy đứa con lít nhít, đứa nào cũng giống mẹ, mắt lồi", bà mẹ vẫn hàng ngày trong bữa cơm gia đình đang "yêu thơng và sợ sệt gắp thức ăn cho chồng". Còn ngời cha, cảm thấy mất hết mọi uy quyền và tác phong đạo mạo. Nếu trớc đây "ông thực sự thấy mình làm chủ gia đình, một gia đình của trăm năm xa xa mà trong thâm tâm đàn ông nào cũng ao ớc", thì bây giờ tất cả mọi quyền năng, mọi trật tự sẽ đợc thiết lập lại, đảo ngợc lại vì hành động phản bội, thói đạo đức giả của ông sẽ dần dần đợc đa ra ánh sáng. Việc phát hiện ra sự tha hóa của "nhà đạo đức giả" khoác áo "ông hiệu phó

một trờng cấp ba ... mực thớc" khiến đứa con trở nên "khổ sở" bởi nó cũng đã lớn rồi, biết suy nghĩ và phân biệt đúng sai rồi. Hơn thế nó cũng đang yêu! mất niềm tin vào ngời cha đáng kính, nó nghi ngờ vào cái gia đình mà nó sẽ có trong tơng lai "dễ tan nát gấp trăm ngàn lần cái tổ ấm bây giờ", nó biết làm gì đây khi nghĩ rằng những thằng bạn trai của nó cũng giống nh cha nó, chúng là "những tên lừa đảo đang ẩn nấp trong lá ủ". Một tơng lai u ám đợc hình thành trong đầu óc đứa con gái còn non nớt đang còn ở lứa tuổi học trò. Hơn thế nữa, bây giờ nó muốn làm gì mà chả đợc, nó chẳng sợ ai la mắng hay kìm kẹp nữa bởi ngời đủ t cách nhất đã bị lột mặt nạ rồi, mất hết mọi uy quyền rồi. Chính cái suy nghĩ này trong một thực tế phũ phàng này sẽ là nguyên nhân đẩy đứa con vào con đờng trợt dốc, tha hóa về đạo đức, nhân phẩm và lối sống. Cái tế bào xã hội, điểm tựa tinh thần cao quý của mỗi cá nhân giừo đang thối rữa, đang mục rỗng từ bên trong. Nhân cách của thế hệ trẻ rồi sẽ ra sao khi ngời lớn cũng không đủ t cách làm gơng cho chúng?.

Nghịch lý đời sống đợc khám phá chính là nó nằm trong những tơng quan đời sống qua việc đi sâu vào con ngời. Nó đánh giá con ngời ở nhiều mặt, nhiều góc độ khác nhau. Hoài (Đất đỏ), một đứa em gái ham chơi, quậy phá và ngang tàng lại mang trong mình một tình thơng bao la. Từ những cử chỉ nhỏ nhặt Vàng Anh cũng thấy đợc những nghịch lý trong cuộc sống mỗi con ngời đến những nghịch lý tàn bạo của tạo hóa, trong đó những cái gì sinh động tài hoa thì mất, những cái gì ngẩn ngơ, vô hồn thì còn. Chị Hai một con ngời bị tạo hóa cớp đi cái quyền đợc sống một cuộc sống bình thờng. Chị chỉ nhận đợc tình thơng, sự quan tâm của một ngời duy nhất là đứa em gái tên Hoài, nhng Hoài đã chết. Trăn trở về những nghịch lý xảy ra trong cuộc đời, ngời kể không thể che dấu đợc sự đồng cảm, thơng cảm sâu sắc đối với con ngời.

Văn học sau chiến tranh trở về với đề tài đời t, đời thờng, có những điều ta khó lòng nắm bắt, cuộc sống luôn xảy ra với vô vàn những cảnh đời éo le, ngang trái, nó khác với quan hệ trớc đây trong văn học. Trớc 1975 quan hệ con ngời với nhau diễn ra rất ngọt ngào, thân ái, êm ả, không một chút lợi lộc cá nhân, không một chút

t thù, họ sẵn sàng bỏ qua cho nhau tất cả, "ngời sống với ngời để yêu nhau". Nhng đi vào thực tế sau 1975, đặc biệt là sau 1986 hóa ra cuộc đời không phải thế. Dòng đời cứ thế chảy trôi, con ngời ngày một đổi khác, thay đổi một cách kỳ lạ, con ngời sống với nhau đôi khi không phải bằng tình thơng nữa, mà bằng lòng hận thù, đố kỵ, ghen ghét nhau. Tất cả chỉ vì lợi ích của họ, vì đồng tiền, vì những đam mê mù quáng của chính mình, đó cũng là nghịch lý cuộc đời. Xuyên trong Khi ngời ta trẻ là một cô gái trẻ có một tơng lai rộng mở trớc mắt nhng vì chạy theo một tình yêu vô vọng nên cô chọn cái chết để trả thù ngời yêu: "Khi chết, hẳn cô tởng tợng ra mọi ngời khóc lóc, Vỹ hoảng sợ, hối hận, ôm lấy quan tài nh muốn xuống mồ theo ... Than ôi! ngày đám tang cô, Vỹ ta tắm biển. Vui lắm và nắng lắm" [1, tr 57]. Sự đối lập trong kết cục một chuyện tình của cô gái trẻ, giữa cái nắng, cái vui của ngời con trai phụ bạc, vô tình với cái chết thơng tâm của ngời con gái trẻ, nó là sự phê phán, mỉa mai sự bội tình, bội nghĩa, đồng thời là sự cảm thông của nhân vật "tôi" đối với ngời cô - những ngời đồng trang lứa. Hay Thảo trong Hội chợ thì kỳ vọng vào những chàng trai lang bạt nh Bá để rồi: "Thảo mở những cái th cũ ra xem, vẫn thấy ngọt ngào, vẫn thấy vui, chỉ không thấy rằng, hóa ra mình đang hồn nhiên thực hiện cái thiên chức của phụ nữ là: chờ đợi!"(Hội chợ). Phan Thị Vàng Anh biết vận dụng, khai thác ở tầm sâu ý thức từng con ngời và cuộc đời của họ để từ đó chị làm toát lên chất muôn màu của cuộc sống. Một nhà văn Xô Viết đã từng bảo: "Nghịch lý chẳng qua là một hình thức chân lý của sự thật. Có thể nói rõ hơn rằng những chân lý, những sự thật mới mẻ thờng đột ngột hiện ra trớc mắt ngời ta nh những nghịch lý" [11, tr 91].

Không phải chỉ nhìn vào những mảng màu đen tối để cổ vũ, không ngoảnh mặt làm ngơ trớc những lối sống vô ý thức và biết bao thói h tật xấu trong nhân cách con ngời đang hàng ngày mọc lên nh cỏ dại, nhận thức tình thế bi hài với một cái nhìn hiểu biết sâu sắc đến bất ngờ, với lối viết tự nhiên, khách quan, ngòi bút truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh đuổi theo sự đa dạng, phức tạp của cuộc sống để đa văn học về gần với cuộc sống hơn.

Vấn đề bất đồng quan điểm, cách nhìn đời có sự vênh lệch, khác nhau giữa hai thế hệ hai lớp ngời: một già - một trẻ, là vấn đi trở đi trở lại nhiều lần trong các tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh. Vấn đề này tởng nh đơn giản mà không hề đơn giản chút nào. Hoàn cảnh thay đổi thì suy nghĩ của con ngời sẽ khác. Cho nên mới có những chuyện “trẻ con với mẹ nhng không trẻ con với con” [1, tr29], những chuyện mẹ muốn “phải chừng mực lại thôi ” thì con lại “không thích sống cứ phải lo để phần” [2, tr 95]. Và hầu hết những bất đồng về quan điểm, về t tởng trong nhiều truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh nằm ở chi tiết, những tình huống tởng nh “không đâu” này. Chính những tình huống, những chi tiết thoáng qua ấy đã tạo cho câu chuyện trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh có chiều sâu suy tởng. Và những câu chuyện PhanThị Vàng Anh đang kể không còn là chuyện chỉ dành cho ng- ời trẻ tuổi.

Mối quan hệ giữa con ngời với con ngời trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh khó tìm thấy sự đồng cảm, cảm thông, sẻ chia giữa các nhân vật, đặc biệt là từ phía ngời lớn. Đọc truyện ngắn Vàng Anh chúng ta nhận thấy các nhân vật ở lứa tuổi học sinh, sinh viên thờng rất cần đến sự quan tâm của ngời lớn, đặc biệt là ngời mẹ. Nhng thực tế trớc mắt họ, ngời lớn "tỉnh táo" nhng lạnh lùng, xa cách, thiếu cảm thông nhiều khi còn coi thờng, cha biết cách động viên an ủi phù hợp với tâm lý lớp trẻ. Trờng hợp của Hoàn trong Truyện trẻ con là một ví dụ. Hoàn muốn biết quan điểm của ngời lớn đối với chuyện của "giới mình" nh thế nào - muốn biết một cách nghiêm túc - thì hoặc gặp phải một phản ứng gay gắt, hoặc chỉ gặp một sự thờ ơ: "Tôi hỏi mẹ: "Nếu bồ mình mà già quá thì gọi là ông, xng là em hả?". Mẹ đang đếm tiền nên cáu: "Im đi, tau nhầm bây giờ, mà mày bồ với ngời lớn để làm gì? Để con rể lại là bạn của tao và bố mày hả?" ...Tôi hỏi mẹ: "mẹ này yêu ngời nhỏ tuổi hơn thì buồn cời lắm nhỉ?" - "Không biết, sao mà chẳng bao giờ mày hỏi về yêu ng- ời cùng tuổi thì nh thế nào, lúc thì đòi chơi với ông già, lúc thì đòi chơi với trẻ con!" - "Không phải con, mẹ ạ! Con bạn con..." Mẹ ngủ rồi tờ báo rơi bên cạnh" [1, tr 45].

ẩn sâu trong nhiều truyện ngắn, Phan Thị Vàng Anh có đề cập đến trách nhiệm của ngời làm cha, làm mẹ đối với quá trình trởng thành của con cái, trách nhiệm của thế hệ hôm qua đối với giới trẻ hôm nay. Có lẽ Phan Thị Vàng Anh muốn khẳng định rằng, trong những nguyên nhân tạo nên lối sống cũng nh quan niệm sống của giới trẻ hôm nay có phần thuộc về trách nhiệm của những ngời đi trớc. Gia đình là tế bào của xã hội và gia đình phải chịu một phần trách nhiệm đối với từng thành viên mà nó cung cấp cho cái xã hội ấy. Khoảng cách giữa mẹ và con là khoảng cách giữa hai thế hệ. Mẹ là ngời từng trải, con là kẻ mới bớc vào đời. Mẹ và con đều thứ tự, lần lợt bớc vào dòng chảy lịch sử và dòng sông cuộc đời nh tất cả mọi ngời, mọi thế hệ đều nh thế chỉ khác nhau ở thời điểm trớc và sau.

Mẹ của Lan trong câu chuyện Tình mẫu tử nếu không nhân nhợng với Lan trong kế hoạch "bỏ rơi" đứa bé, cha của Lan không "yên lặng", "bỏ ra vờn" thì Lan phải xử sự với đứa trẻ bằng cách khác, tình mẹ con giữa Lan và thằng Ân có lẽ sẽ ấm áp hơn. Đằng nào, đối với Lan, mẹ "vừa yêu thơng lại vừa sợ sệt", mẹ còn ngụy biện cho Lan rằng: "nó còn phải lấy chồng!". Mẹ nào mà chẳng yêu con, nhng sự thực trong cuộc đời thờng đã có những ngời mẹ yêu con không phải cách. Cái cách yêu con của cha mẹ Lan về phơng diện nào đó cũng là một sự thỏa hiệp, chính nó đã tạo ra ở Lan thói ích kỷ vô trách nhiệm, chỉ biết có mình và cuộc sống trớc mắt của bản thân. Và để rồi thật đắng cay là Lan đã làm mẹ mà không hề đợc biết chút hơng vị ngọt ngào của tình mẫu tử.

Sự khác biệt thế hệ trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh còn thể hiện ở trong nhận thức của thế hệ trẻ đối với thế hệ cha anh.

ở truyện ngắn Ma rơi, từng câu chuyện nhỏ rơi vào lòng ngời đọc nh từng giọt ma cứ tí tách rơi vào mặt đất. Xoay quanh tình huống chính là sự việc con ốm, mẹ chăm sóc con, rồi mẹ đi họp tổ hu trí, con đa mẹ về, thế mà câu chuyện thế hệ hiện ra rõ mồn một: quan niệm về chiến tranh, quan niệm về văn chơng, qui luật sáng tạo văn học, quan niệm về tình yêu, cái nhìn của con đối với mẹ và thế hệ mẹ, sự đánh

giá, nhận xét của mẹ đối với thế hệ của con : "Mẹ thở dài: "Sao mà buồn quá! Ngay những chuyện mình trải qua mà cũng không viết nổi". Tôi gợi ý: Hay mẹ ghi lại sự kiện, chị Túy con sẽ chuyển thành văn".Mẹ gạt con mèo xuống bàn, cời to: "Để rồi chị mày sẽ nhìn tất cả những chuyện hôm qua theo cái cách giễu cợt hôm nay hả?"

[2, tr 100].

Sự khác biệt trong suy nghĩ giữa hai thế hệ cha mẹ và con cái là một khoảng cách khá lớn: "Đáng lắm chứ! Tôi bám vào cánh cửa, ngoài vờn ma nh giông. Nếu mẹ tôi hiểu, ở cái tuổi này ngời ta điên đến mức nào và cần có bạn bè để an ủi biết bao nhiêu, ngời ta lại thích trả thù nữa chứ!" (Khi ngời ta trẻ). Quan niệm của mẹ thì cho rằng chuyện thất tình để rồi phải tìm đến cái chết là vớ vẩn . Còn ở những ng- ời trẻ tuổi, họ cần sự cảm thông, thấu hiểu, bởi ở cái tuổi này là vậy, những mâu thuận chồng chéo, những đối lập trong suy nghĩ của cái tuổi bắt đầu trởng thành cần có bạn bè để an ủi và lại thích trả thù nữa.

Nhìn chung, truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh đề cập vấn đề khác biệt thế hệ với một mong muốn là giúp con ngời với con ngời hiểu nhau hơn, hòa hợp nhau hơn, đặc biệt là những con ngời ở hai thế hệ khác nhau.

2.2.3. Cái nhìn về những giá trị truyền thống

Truyền thống là những nhân tố tích cực, bền vững đợc hình thành bồi đắp trong quá trình phát triển của dân tộc và đã trở nên ổn định đợc truyền từ đời này sang đời khác và đợc lu giữ lâu dài. Khi chúng ta nói đến những giá trị truyền thống nào đã có sự đánh giá, đã đợc thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Hệ thống giá trị truyền thống chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó đợc truyền lại cho thế hệ sau và cùng thời gian, cùng với sự phát

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w