Cách kết thúc trong truyện ngắn PhanThị Vàng Anh

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 79 - 83)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Cách kết thúc trong truyện ngắn PhanThị Vàng Anh

Mở đầu và kết thúc là hai vị trí đặc biệt của một văn bản và đợc nhiều ngời lu tâm nhất. Thực ra rất khó chia tách một cách rõ ràng các ranh giới mở đầu, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc trong một tác phẩm văn học. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng, so với các vị trí khác, kết thúc vẫn có một chỗ đứng tơng đối độc lập và khả năng chia tách của nó cũng khá dễ dàng.

Tìm hiểu về cách kết thúc trong truyện ngắn không phải là một vấn đề mới mẻ. Với các nhà ngôn ngữ học, kết thúc đợc khảo sát, nghiên cứu dới dạng thức cấu tạo của nó nh câu, đoạn văn ... tồn tại trớc khi văn bản đặt dấu chấm hết để trở thành mộ chỉnh thể trọn vẹn, hoàn chỉnh. Còn trong lý luận, phê bình văn học, kết thúc đợc nhìn nhận chủ yếu từ góc độ nội dung - ý nghĩa của nó. Nhng từ cách nhìn nhận nào đi nữa thì kết thúc vẫn là một điểm nhấn nghệ thuật đối với mỗi nhà văn.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, kết thúc là "một trong những phần của cốt truyện, thờng tiếp theo ngay sau đỉnh điểm. Đảm nhiệm chức năng thể hiện tình trạng của xung đột đợc miêu tả trong tác phẩm", "có kết thúc đánh dấu sự giải quyết trọn vẹn của xung đột", "lại có kết thúc tuy đánh dấu sự xóa bỏ của xung đột, xác định tính cách và số phận của nhân vật nhng mâu thuận vẫn tiếp tục căng thẳng hoặc cha bị xóa bỏ" [34, tr 107]. Nh vậy, chúng ta có thể hiểu kết thúc là một thành tố của cốt trruyện thể hiện chung cục của câu chuyện và gói gọn quan niệm của tác giả về con ngời và cuộc sống.

Ngời viết truyện ngắn thờng tạo sức lắng đọng, tạo d ba trong tác phẩm bằng chính đoạn văn kết thúc. A.Tshekhov từng nói: “Theo tôi viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận” [75]. Nhà văn Đỗ Chu lại nói: “Còn nh việc

kết thúc truyện ngắn: đó là một hành động dễ gây ra những xúc động đột ngột. Ta sẽ rất sung sớng nếu cảm thấy vừa khép kín một cái gì hình thành. Và ta sẽ buồn bã biết bao nếu chợt nhận ra mình đã lầm lẫn. ở phút dừng lại, có thể biết những gì mình đã viết ra thành công đến đâu. Cái thú của ngời viết truyện ngắn có khi nằm ngay ở chỗ đó” [75].

Mỗi nhà văn đều tìm cho mình một phơng cách riêng để tái hiện đời sống. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu dân chủ hóa nền văn học đòi hỏi nhà văn phải có t duy nghệ thuật mới, suy ngẫm trên chất liệu đời sống mang tính phổ biến. Truyện ngắn đang mở ra con đờng giao tiếp mới, đối thoại cởi mở với ngời đọc, do dó không còn kiểu kết thúc “hạ màn, tiếng nhạc khải hoàn ca từ từ vang lên”, sự kết thúc trong truyện ngắn hôm nay vô cùng phong phú và đầy biến hóa. Bằng sự nhạy cảm của chính mình, Vàng Anh đã phát hiện ra những biến thái tinh vi, những điều ẩn kín trong vô vàn bừa bộn của đời sống vật chất và tâm hồn con ngời. Theo dòng diễn tiến của truyện, nội dung đoạn kết trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh hết sức uyển chuyển. Đó có thể là những khúc biến tấu của dòng tâm trạng, cũng có thể là lời cảnh tỉnh, hay những suy đoán và dự báo Trong truyện ngắn … Ngời có học tác giả kết thúc “Và tôi ngồi sau xe, bình an và cũng chẳng còn giận hờn gì cả. Tôi thấy mình nh là hai nửa con ngời, nửa hớng thiện và nửa hớng ác. Lúc này nửa hớng thiện đang trên đờng ra quán cà phê .” Truyện đợc tạo dựng từ tình huống: Cuộc tranh chấp chỗ ngồi của hai sinh viên – những ngời “có học”. Cuộc tranh chấp ấy rất gay gắt, rất vô nghĩa, rất “vô văn hóa”. Đoạn kết truyện bày tỏ một suy nghĩ. Suy nghĩ ấy chính là phản ứng của nhân vật với sự việc xảy ra, đồng thời hàm ẩn cách nhìn vấn đề của tác giả.

Cách kết thúc mở, để ngỏ, kết không phải là kết tạo cho ngời đọc những khoảng trống. Ngời ta nhận ra rằng, sau khi tác phẩm khép lại về mặt ngôn từ, tình trạng mâu thuẫn vẫn cha đợc giải quyết trọn vẹn, dòng vận động của truyện vẫn cha chấm dứt, số phận của nhân vật cha đợc thể hiện rõ ràng. Khoảng trống ở cuối truyện ấy gợi ra những khả năng của đời sống mà ngời đọc có thể giả định, liên tởng. Kết

thúc trong truyện ngắn Thơng, PhanThị Vàng Anh nói về sự ra đi của ngời đàn bà từng khuấy đảo cuộc sống của ba thế hệ đàn ông trong cùng một gia đình – gia đình ông Hạo: “Chiều hôm sau. Lâm tới, năm giờ. Ngời ta bảo cô Thơng đã đi rồi. Cô cũng mới đi thôi, lúc đầu có gửi cái th rồi sau lấy lại Và họ khuyên Lâm đuổi

theo nhanh lên, nếu Lâm chạy theo mau lên thì may ra còn kịp” [1, tr 118]. Sau sự ra đi của ngời đàn bà ấy, những ngời đàn ông trong gia đình ông Hạo có trở lại đợc cuộc sống tinh thần bình thờng? Quan hệ giữa họ rồi sẽ ra sao?.

Có những chuyện có thể có bắt đầu nhng không có kết thúc. A.Tshekhov từng quan niệm: “Truyện ngắn chẳng cần khai từ, chẳng cần kết thúc gì hết”. Câu chuyện trong truyện ngắn dờng nh không có kết thúc mặc dù truyện đã hoàn thành đoạn kết. Nhiều truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh viết theo dòng tâm trạng, không có cao trào cũng chẳng có kết thúc.

Truyện Trẻ con – câu chuyện bộc bạch cảm xúc thất thờng của tuổi mới lớn. Đoạn văn kết không mang những dấu hiệu của điểm dừng cuối cùng: “ Ngày mai, tôi sẽ mua một quyển sổ làm nhật ký. Không thể tâm sự cùng ai những trò ấm ớ này”. ở đây, dấu chấm hết truyện tạo cảm giác nh dấu chấm hết câu. Phía sau đoạn kết thúc là một khoảng trống rộng mà ngời kể dờng nh cha có dịp lấp đầy, cũng không lộ ra bất kỳ gợi ý nào giúp ngời đọc định ra đợc một kết cục thỏa đáng.

Buổi học thêm ở tu viện là truyện không có truyện. Nó đợc xây dựng trên cơ sở một chi tiết của đời sống. Không mở đầu, không xung đột, và cha thấy điểm neo đậu cuối cùng. Đoạn văn kết nghiêng về ý nghĩa thời gian (kết thúc buổi học), một thời gian đã từng lặp lại và luôn gợn chút suy t. Song ngay cả chút suy t ấy cũng không thật rõ ràng. “Sáu giờ tôi về và Sơ đi đọc kinh. Một hồi chuông nhỏ rung báo giờ. Lần nào cũng vậy, khi ra cổng, tôi tự nhủ: mình sẽ đi tu”. Rõ ràng cái sự “kết thúc buổi học” ở tu viện sẽ còn xảy ra. Cô học trò ấy sẽ lại đến lớp học với những ý nghĩ khi tinh quái, lúc t lự một cách khó lờng và những dự định đang hình thành.

Cuộc sống trong truyện cũng nh ở ngoài đời, tất cả còn đang tiếp tục diễn tiến. Truyện của Vàng Anh đa số là kết thức mở, kết mà không kết, nhng đằng sau những câu từ tởng chừng nh giản đơn ấy bao nhiêu vấn đề hệ trọng của thời đại đợc đặt ra, để độc giả tự hình dung, tự mình dựng lại câu chuyện, tự bổ sung hồi kết. Cách viết của Phan Thị Vàng Anh tuy rất dung dị nhng từ ngữ lại biến hóa khôn lờng, từ câu mở đầu, diễn biến, đến kết thúc là những mạch tiếp nối, cách quãng, đan xen rồi… lại tiếp nối. Cứ thế dồn nén chồng chất nhau rồi đến khi kết truyện lại dờng nh là một sự khởi đầu quay về điểm xuất phát, hoặc mở ra một cái gì đó mới.

Tùy thuộc vào ngữ cảnh sáng tạo, các nhà văn lựa chọn cách biểu hiện nội dung đoạn kết sao cho tự nó tạo nên sự vang hởng tác động đến tâm lý và suy nghĩ của ngời đọc. Tuy nhiên cách gợi không khí cho nội dung đoạn kết lại phụ thuộc vào cảm hứng và phong thái của ngời sáng tạo. Cách kết thúc trong truyện ngắn của mỗi nhà văn đều khác nhau. Chẳng hạn nh cách kết thúc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ bao giờ cũng mang vẻ lạnh lùng của đời sống khách quan vốn hối hả và nghiệt ngã: “Tôi nhìn ra đờng. Hai hàng cây cao thẳng vút. Xa xa có một cái xe đẩy. Trên đó là những quả sơ ri đỏ tròn nh những viên bi. Ngày nào những viên bi đó cũng lăn trên ngời em. Trong ma, chiếc xe đó tiến lại gần, một cái núi đỏ con con, mơ màng trong tiếng ma, tiếng dào dạt của gió. Rồi cái màu đỏ ấy khuất dần ở xa, và mất hẳn nơi cuối đờng” (Sơ ri đắng – Nguyễn Thị Thu Huệ). Ngôn từ trong đoạn văn trữu nặng tâm trạng nhân vật – ngời đàn ông xng “tôi”. Đó là tâm trạng buồn, nối tiếc “những quả sơ ri đỏ tròn” trong “tiếng ma, tiếng dạt dào của gió” gợi những kỷ niệm buồn về một tình yêu không lời. Dờng nh hình ảnh ngời con gái nhập nhòa ẩn hiện cùng những quả sơ ri đỏ và “mất hút”, tan biến. Chỉ còn lại ngời đàn ông với nỗi buồn trống trải, hoang lạnh và đắng chát.

Còn cách kết thúc trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo lại mang màu sắc tín ng- ỡng và không khí huyền ảo. Nội dung đoạn kết cũng tắm mình trong không khí ấy. Hiện thực và h ảo đan cài khiến kết truyện dẫu vui hay buồn đều nhuốm chút màu tâm linh. Dờng nh có cái gì đó của cõi không cùng luôn đợc gợi ra từ đoạn kết truyện

ngắn của Võ Thị Hảo. “Chiều đã muộn, mẹ tôi ngớc lên lầu, dõi tìm chuông. Một hồi chuông đột ngột đổ trong chiều muộn do mẹ thỉnh bằng những hòn gạch vỡ” (Chuông vọng cuối chiều – Võ Thị Hảo).

Nội dung đoạn kết trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh lại luôn vơng những suy nghĩ của lứa tuổi đang trởng thành về hiện tại, về tơng lai Chính vì vậy… mà đoạn kết dù nghiêng về phản ánh hành động hay sự kiện vẫn không dấu đợc nét t lự. “Huệ đêm thơm ngát. Trên bàn thờ, những tàn nhang không rụng cong vòng lại, và mẹ tôi chỉ hai đứa thấy: Cha về“ ” (Khách đêm). Hay trong kết thúc truyện Nghỉ Tôi tạt qua trờng. Vắng teo và đầy lá. Còn ba năm nữa, tôi ở lại trong cái chùa này không có anh”.

Phan Thị Vàng Anh sáng tạo truyện ngắn theo cách riêng của mình. Truyện của Vàng Anh nh những khúc tự sự, có mở đầu mà không có kết thúc. Đây là lối truyện thoạt nhìn rất khó đoán định thần thái của nó. Truyện trình bày các biểu hiện của vấn đề ở những góc độ khác nhau nhng không đi đến lý giải và cắt nghĩa một cách cạn kiệt. Ngời ta cảm nhận ở phía sau đoạn kết văn bản một khoảng trống rất rộng, không thấy điểm neo đậu cuối cùng. Nói cách khác, ở những truyện nh vậy, đoạn kết thúc văn bản không thực hiện nhiệm vụ của phần kết. Với cách kết thúc để ngỏ ấy, Phan Thị Vàng Anh đã thực sự tạo đợc cái mà D. Furmanov gọi là "sức mạnh của cú đấm nghệ thuật". Điều này hoàn toàn trùng hợp với ý kiến của một nhà văn Italia: "Hãy để cho ai đó tới giờ nói và suy nghĩ tùy ý, vì đã đến lúc kết thúc lời lẽ của tôi" [Dẫn theo Bùi Việt Thắng, 88, tr 96].

Có thể thấy, ở Phan Thị Vàng Anh, “sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng” đã giúp tác giả dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thế giới phi vật chất của con ngời. Những lập luận, những suy kết, những dự cảm có điểm xuất phát đáng tin… cậy - đó là sự thấu hiểu nhân vật nh thấu hiểu chính mình. Khi đoạn kết diễn tả dòng suy t hoặc đi vào phân tích trạng thái tâm lý nhân vật là khi nhà văn có dịp chia xẻ cùng nhân vật những trăn trở về cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w