Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 68 - 70)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Khái niệm nhân vật là một trong những khái niệm trung tâm của lý luận văn học. Đã có nhiều định nghĩa, nhiều cách miêu tả về khái niệm này. Tuy nhien cách hiểu về nó lại cha có đợc sự thống nhất. Điều này dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi đi vào những vấn đề có liên quan. Chúng tôi không có tham vọng đa ra một định nghĩa về nhân vật, mà chỉ giới thuyết lại khái niệm, làm điểm tựa cho việc khảo sát thế giới nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.

Định nghĩa về nhân vật, Từ điển thuật ngữ văn học (do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) cho rằng, nhân vật là "con ngời cụ thể đợc miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vậtt văn học cóa thể có tên riêng (...), cũng có thể không có tên riêng" [34, tr 162]. Chức năng cơ bản của nhân vật theo tác giả là "khái quát tính cách của con ngời", bao gồm tính cách của một hiện tợng xã hội, lịch sử. Và do vậy tính cách của nhân vật cũng mang tính cách lịch sử xã hội.

ở một góc nhìn khác, Phơng Lựu trong giáo trình Lý luận văn học lại cho rằng, "nhân vật trong văn học là một hiện tợng mang tính ớc lệ, đó không phải là sự sao chép đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngời mà chỉ là sự thể hiện con ngời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách " [65, tr 278]. Vì… vậy, nhân vật văn học không hề trùng khít với con ngời ngoài đời mặc dù có những hiện tợng nhân vật đợc xây dựng từ nguyên mẫu có thật ngoài đời. Nó là một thực thể sinh động, vận động và phát triển theo những qui luật riêng, tạo nên những bất ngờ trong nhận thức của ngời đọc “nó luôn hứa hẹn những điều xảy ra, những điều cha biết trong quá trình giao tiếp” [65, tr 278].

Khái niệm nhân vật thờng đợc quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con ngời, mà còn có thể là những sự vật, loài vật nh chiếc bóng, cái cây... ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con ngời, đợc dùng nh những phơng thức khác nhau để biểu hiện con ngời. Nh vậy trong văn xuôi nhân vật hiện diện với tính cách, số phận, trong khi đó ở tác phẩm trữ tình nhân vật là cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cũng có khi đó không phải là những con ngời, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện t- ợng về con ngời hoặc có liên quan đến con ngời, đợc thể hiện nổi bật trong tác phẩm, chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của A.Tshekhov…

ở đây chúng tôi hiểu khái niệm nhân vật theo nghĩa hẹp, nghĩa là nhân vật là con ngời cụ thể đợc nhà văn thể hiện trong tác phẩm, nhằm chuyển tải một t tởng, một cách nhìn cuộc sống của nhà văn.

Muốn thể hiện rõ nét bản chất hiện thực đời sống và tâm hồn con ngời thông qua những “lát cắt”, “khoảng khắc” trong tác phẩm, nhà văn phải nhờ tới nhân vật, nhà văn suy nghĩ về cuộc sống qua cái hình thức duy nhất của nhân vật và cũng dựa vào nhân vật để biểu hiện cái t tởng tiến bộ của mình. Nhân vật là sứ giả truyền đi cái thế giới quan, cái nhân sinh quan của mình. Qua nhân vật, ngời đọc hiểu đợc giá trị t tởng nghệ thuật của tác phẩm, đánh giá đợc cá tính sáng tạo của nhà văn. Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện

thực một cách hình tợng. Nhà văn có tài là nhà văn thâm nhập đợc vào nhân vật, sống say mê với cuộc đời của họ nhng đồng thời cũng phải tỉnh táo để có thể nhìn thấy rõ đờng đi nớc bớc của nhân vật.

Nhân vật của Phan Thị Vàng Anh không có cá tính sắc sảo nh nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ, không có cái bạo liệt nh nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp... Tuy nhiên nói nh vậy không có nghĩa là trong tác phẩm của mình, Phan Thị Vàng Anh không xây dựng đợc một kiểu nhân vật của riêng mình. Khảo sát hơn 45 truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, chúng tôi nhận thấy rằng, nhân vật của Vàng Anh có những đặc điểm riêng khá đặc sắc không dễ bị nhòa lẫn trong thế giới nhân vật phong phú của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX, đồng thời nó cũng cho thấy khả năng nhạy bén của nhà văn trên con đờng khai phá, phát hiện, và nhận thức những đặc điểm khái quát về con ngời hiện đại. Nhân vật trong truyện ngắn của Vàng Anh là những con ngời trẻ tuổi rất có cá tính, giàu cảm xúc, đa cảm, nhiều mâu thuẫn và thích triết lý nh phần nhiều bạn trẻ thời nay. Cái cá tính dễ thấy và có phần phổ biến nhất trong nhiều nhân vật của Phan Thị Vàng Anh là "mê chơi", "thích lạ" và "ham vui" với nhu cầu tự thể hiện mình. Phải đam mê một chút, phải hợp thời một chút, phải khác ngời một chút để làm nên cái gì đó gọi là "phong cách riêng" trong lối sống của mình chăng: "Tôi thích mọi thứ không phải nhà mình, ăn cơm nhà khác, ngủ ở nhà khác, trèo lên một cây ổi nhà khác vặt quả ... đều thích hơn là tại nhà mình, thích hơn bởi vì nó lạ và tôi chỉ cần lạ" [1, tr 69, 70]. Lời khẳng định trên đây của nhân vật An trong truyện ngắn Mời ngày đợc phát biểu nh một tuyên ngôn chung cho phong cách, tính cách các nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.

Trong truyện ngắn của mình, để xây dựng đợc những kiểu nhân vật nh thế Phan Thị Vàng Anh đã lựa chọn những tình huống độc đáo, đặt nhân vật vào đó để nhân vật thể hiện tính cách một cách đầy đủ và thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 68 - 70)