Chân dung một thế hệ thanh niên trống rỗng, phù phiếm

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 53 - 59)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.Chân dung một thế hệ thanh niên trống rỗng, phù phiếm

Cuộc sống thời hiện đại với những ảnh hởng tiêu cực của nó đang từng ngày từng giờ len lỏi vào đời sống một bộ phận thanh niên trong xã hội, kể cả những thanh niên trí thức, hình thành nên một lối sống thực dụng, bất cần đời, bất chấp hậu quả, chỉ biết có mình và cuộc đời hiện tại. Và từ đó, những con ngời ích kỷ, cơ hội, vô trách nhiệm, trống rỗng, phù phiếm, không lý tởng ... đợc sản sinh. Đọc toàn bộ truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, chúng ta thấy hiện lên một bức chân dung thế hệ thanh niên trống rỗng, phù phiếm. Đó là trờng hợp Xuyên - "cô tôi" - trong Khi ngời ta trẻ, Giang trong Sau những hẹn hò, Thơng trong truyện ngắn Thơng và Lan trong Tình mẫu tử ... là những điển hình cụ thể. Nhân vật Cô tôi trong truyện ngắn Khi ngời ta trẻ vốn tính thất thờng, mê chơi và phù phiếm, bất cần, cô nói " có phải là chồng em đâu, chơi cho vui vậy thôi. Đi với ai cũng đợc, ngủ với ai cũng đợc em không quan tâm!". Trong khi đó "cô bực bội ngồi băm thịt mà nh chém vào

mặt thớt". Cô viết những trang nhật ký u uẩn chỉ có ba nhân vật cô tôi, Ngân và Vỹ mà "không dám đề nghị một sự lựa chọn thẳng thừng ở Vỹ vì sợ Vỹ sẽ thẳng thừng chọ Ngân khi bị dồn vào chân tờng". Cô bỏ ngoài tai những lời góp ý, "Cô đánh đổi tất cả để đến với Vỹ. Họ phân tích bằng cách này hay cách khác, xa hay gần cho cô thấy rằng Vỹ chỉ là "thằng Vỹ" mà thôi. Một thằng Vỹ ít nói vì không biết gì để nói, một thằng nhà giàu ích kỷ, chơi bời và tàn bạo. Mặc kệ, cô gọi tất cả những cái ấy là đàn ông, là amateur. Cứ nh vậy, giảng đờng trở nên xa lạ đối với cô và Vỹ. Cúp học liên miên. Thi lại cũng liên miên ... " (Khi ngời ta ta trẻ). Rồi cũng vì bế tắc, vì mất mát, vì tự ái ... vì không đợc thỏa mãn, không lối thoát, nên cô tôi đã tìm đến cái chết "điên rồ" nh một điều tất nhiên phải thế. Trong câu chuyện này, cũng vì những đam mê không lờng trớc hậu quả nên nhân vật rơi vào kết cục bi thơng không ai lờng trớc đợc. Qua hình ảnh và số phận ngắn ngủi, nghiệt ngã, cay đắng của Xuyên trong truyện ngắn Khi ngời ta trẻ ta có thể thấy rõ tiếng chuông cảnh báo mà trẻ Phan Thị Vàng Anh đang rung lên trong tác phẩm của mình. Xuyên "mê chơi" và "phù phiếm" chạy theo một cuộc tình tay ba, tự biến mình thành trò chơi của kẻ khác và cũng là "để vui" cho chính bản thân mình rồi u uất quá, bất mãn quá, bạn xa lánh, ngời thân không hiểu, ngời tình bỏ rơi ... Xuyên tự tử bằng liều thuốc ngủ để "trả thù", để ngời yêu phải đau khổ, nhng mỉa mai thay "Than ôi, ngày đám tang cô, Vỹ ta tắm biển. Vui lắm và nắng lắm) (Khi ngời ta trẻ).

Giang trong truyện Sau những hẹn hò sớm nhận ra những điều mình đang theo đuổi trong cuộc tình với Lâm (một ngời đàn ông từng trải đã có vợ con) là những điều vô nghĩa, là sợ ngộ nhận chỉ đem lại bất hạnh mà thôi. Giang đã từng ghét "cái thói kể công đó, cái lối biểu lộ tình cảm đó, nó có vẻ giả tạo", ở Lâm, "cái vẻ ngoan cố dới cái vỏ rụt rè mà các anh có vợ thờng hay có", nhng với Giang, điều đó " lạ", nó khiến Lâm không giống những anh bạn "trai tân" nh Bảo, nh Trung mà Giang cũng "rất ghét" - "những bạn trai vừa kiêu ngạo vừa nhút nhát, họ vụng về tìm cách che đậy tình cảm của mình nh tôi phải che đậy da thịt của tôi!". Cô chấp nhận

kéo dài mối quan hệ với Lâm cũng có cái lý của Giang "... chẳng lẽ Lâm không thấy rằng nhờ anh lấy vợ mà tôi đi chơi nhiều với anh ta hơn sao; nhờ có vợ, anh mới trở thành một trò chơi lạ đối với tôi, không ràng buộc, không ai đợc hy vọng...đàn ông phải đợi đến lúc có vợ mới trở nên hoàn hảo?"và "họ không chấp nhất và nhút nhát nh bọn con trai, họ không kiêu căng và ghen tuông vớ vẩn!... Bởi vì họ đã mất hết quyền để làm những việc ấy với bất cứ ai, ngời các bà vợ", "Anh ta đẹp và từng trải, anh ta sung túc mà khinh bạc tiền nong". Cách lập luận của Giang là một sự ngụy biện cho một kẻ thích đi tìm "cái lạ", biết ngời tình đóng kịch mà Giang vẫn cứ buông xuôi. Đến khi cảm thấy chán nản bởi "Sẽ đi về đâu những tình cảm không cao trào này?" Giang đã dừng lại "trò chơi" tình ái. Khác với Xuyên trong Khi ngời ta trẻ, Giang đã kịp dừng lại bên bờ ảo vọng trong cái thế giới mà xét cho cùng, với Giang "những cực hình của nó ... lại là niềm vui".

Và nhiều trờng hợp khác cũng đợc Phan Thị Vàng Anh đem ra mổ xẻ: "Trời ơi, tôi nghĩ, ngời ta không thể "chết là hết" đợc. Từ khi cha mất, ý nghĩ "chết là hết" này đeo đuổi tôi. Tôi sợ lắm ... Một lần ... một đứa bạn giờ cũng đã xa tôi chỉ một căn nhà trớc mắt ..."V.A nhìn kìa, cái nhà ấy cũng nh cái chết, chúng mình ai cũng phải đi đến đấy. Trên đờng đi làm đủ việc: yêu, ghét, bon chen, kinh thật! Trớc sau cũng phải chết ... Thế nên Ng. cố học thật nhiều, cố làm thật nhiều ... Tôi sực tỉnh. ờ tôi đã chơi rất nhiều, chủ yếu là lơ vơ ngồi nơi quán, đầu trống không, về đến nhà là vật ra ngủ. Tôi đã hai mơi hai, đi hết một phần ba đời ngời (nếu trời cho tôi sống đến sáu mơi sáu)" (Thăm cha).

Có thể thấy chân dung tinh thần của những ngời trẻ tuổi trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là những con ngời đầy mâu thuẫn, tính cách thất thờng ... "chơi rất nhiều và học cũng rất nhiều, không bao giờ làm việc gì đến nơi đến chốn,... thích đấy rồi lại chán đấy" (Khi ngời ta trẻ). Những điều mà ngời khác cho là "vớ vẩn", "có đáng gì đâu" thì đối với nhân vật của Vàng Anh lại là một vấn đề quan trọng, đến mức họ thờng phải vạch ra cho mình một "kế hoạch sống" (Si tình), tự

cam kết "kể từ mai phải học" (Khi ngời ta trẻ), "phải làm lại từ đầu", "hoàn lơng" (Phục thiện), chuẩn bị cho công cuộc thay đổi tính tình để tự điều chỉnh mình, để đa mình trở về với quỹ đạo cuộc sống bình thờng. Cũng có khi họ không bao giờ thực hiện đợc, bị trợt dốc theo những sở thích cá nhân, hành động bốc đồng, nông nổi và cảm tính. Nếu có ngời thông cảm, khuyên nhủ, dìu dắt nh mẹ của Thái An trong

Phục thiện thì cái nhân cách đang trởng thành trong họ lớn lên một cách bình thờng, còn nếu không tìm thấy một chỗ dựa đáng tin cậy từ phía ngời lớn để gửi gắm tâm t, tìm niềm an ủi, giải bày những khúc mắc thì nhân vật của Phan Thị Vàng Anh thờng trợt đà, sa ngã.

Do vậy, nhiều bi kịch cay đắng đã xảy ra và nhân vật đổ lỗi cho tuổi trẻ. Lan trong Tình mẫu tử quyết định vứt con - đứa trẻ mà chị đã phải mang nặng đẻ đau sau một lần lỡ dại lao vào chuyện tình ái. Lan muốn làm lại cuộc đời, muốn có cơ hội để lấy chồng. và đứa trẻ, mặc dù dợc nuôi ngay bên cạnh nhà của bố mẹ Lan và rất thân thiết với các em Lan, thỉnh thoảng còn đợc Lan may đo quần áo, nhng càng lớn, nó càng trở nên xa cách. Đến khi Lan ý thức đợc về tình thơng và trách nhiệm đối với con, muốn đòi lại con thì thằng bé hoàn toàn quay lng lại với chị.. Mất nó thật rồi, Lan mới đổ tội cho "hồi đó tao còn trẻ" nên còn nhiều bồng bột, Lan trách mọi ngời trong gia đình mình: "tại mấy ngời làm nó xa cách đến mức tôi không nhận nó lại đ- ợc"; nhng Khanh, một ngời em của Lan thì bực bội hoạch toẹt: "Bà không lấy chồng đợc là phải lắm, vừa ác vừa đạo đức giả". Cái tâm lý sợ hãi muốn trốn chạy hậu quả đó không chỉ có ở Lan mà còn đợc nhà văn phân tích tỉ mỉ, khắc họa rõ nét hơn ở Tuyền trong truyện Có con: "Mọi chuyện mình đều có thể thí nghiệm, trừ việc thí nghiệm có một đứa con. Mình không chuẩn bị để có việc này. Mình còn nhiều việc phải làm. Mình bắt nó làm ngời khi cha chuẩn bị gì cho nó. Mình tung nó ra cuộc đời trong khi chính mình nhiều lúc muốn từ bỏ ... Tuyền thấy thơng đứa bé không có thực ấy, mình đã tính toán chi li với nó, Khang cũng phải mất công trốn nó, mà nó có thực đâu." [36, tr 23]. Đọc những dòng này, có thể nhiều ngời sẽ cảm thông

hơn với hoàn cảnh của những cô gái trẻ nh Lan, nh Tuyền, họ thật đáng giận nhng cũng thật đáng thơng.

Nếu nh truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh chỉ dừng lại ở nội dung phản ánh một cách đơn giản chân dung tinh thần của một lớp thanh niên trống rỗng, phù phiếm thời hiện đại thì bạn đọc, nhất là độc giả trẻ sẽ nhanh chóng quay lng với tác giả. Điều làm nên ý nghĩa sâu sắc và đem đến cho truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh những giá trị nhất định là tác giả đã chú ý tìm tòi để lột tả và thể hiện cái nguyên do đẩy lớp trẻ vào những ý thức bốc đồng cùng vô vàn trò bạt mạng (Phục thiện), hay những trạng thái cô đơn khôn cùng (Ngời có học), chán nản, hoàn toàn dửng dng, lặng lẽ sống một cuộc sống lặng lờ nh vở kịch không có cao trào (Nhật ký), rồi lĩnh nhận hậu quả là bị bỏ rơi (Sau những hẹn hò), hoặc tự bỏ rơi những gì quý giá nhất để rồi tiếc nuối (Hoa muộn, Tình mẫu tử) hoặc tìm đến cái chết dại dột để trả thù ng- ời tình (Khi ngời ta trẻ) …

Nhân vật của Phan Thị Vàng Anh là những con ngời trẻ tuổi thời bình, không bị lẽ sống - chết đe dọa, cũng cha bị trách nhiệm gia đình hành hạ, nhng vẫn có cái gì đó để họ quá buồn lo ... đến nỗi, đôi khi họ phát cáu về sự phẳng lặng trong đời sống của mình: "Rồi tôi chán nản ngã lng vào ghế, tôi chợt căm ghét cảm giác lơ lửng này, cảm giác mà hàng ngày tôi trải qua, từ sáng đến chiều tối, không màu sắc không xao động ... Không hay tí nào, nh vậy là mất tính ngời, là đang chết đấy! . Có nhiều ngời chết nh tôi. Chúng tôi hàng ngày vào quán cà phê, thờ ơ uống những thứ nớc ở đâu pha cũng giống nhau, bàn những chuyện không đi quá xa tờng trờng và ra về trong cảm giác mệt mệt. Buổi chiều, nhạc các quán cà phê quanh ký túc xá giống lẫn nhau, nam sinh ăn cơm chiều xong, đầu gội con ớt dấu lợc chải, lững thửng bớc vào, kéo ghế và ngắm cô gái phấn son bng nớc; vài nữ sinh viên cặp tay nhau đi qua, nhìn vào bất lực rồi quay mặt bớc đi, trong vài giây, thấy oán cái gánh nặng kiến thức đang đè oằn trên sắc đẹp" (Nhật ký), và "nhật ký cô để lại không ghi cái gì cụ thể, chỉ thấy u ám, đi chơi cũng u ám, đi học cũng u ám. Cái gì

cũng có vẻ không lối thoát. Đến nỗi đọc xong, tôi có cảm giác: Chết đi là vừa!" (Khi ngời ta trẻ). Đối với họ những cái gì nhàm chán, tẻ nhạt, vô vị là địa ngục chôn vùi bao cảm hứng sống. Và để thoát khỏi những cảm giác ấy họ bị cuốn theo những "cái lạ", những "trò lạ" khác thờng. Có lúc họ dứt khoát, quả quyết mạnh mẽ, giải quyết nhanh gọn, chóng vánh nhiều rắc rối yêu đơng nhng thực ra lại không thể từ bỏ tình yêu một cách dễ dàng đợc. Nhân vật tìm mọi cách để né tránh và quay lng với tình yêu cũ nhng vẫn "nhớ đến phát điên" bởi bớc vào một cuộc tình mới "với một ngời làm em thanh thản đến mức có thể ngủ quên đến tận giờ hẹn mỗi tối thứ bảy", "một ngời thật đến độ em không nỡ nói dối", "một ngời hiền" thì họ cảm thấy không chịu nổi: "Thế này sao gọi là yêu", và rồi có khi đau đớn nghĩ "Thật khốn nạn cái thân em...!" (Si tình), "Sao mình cay đắng thế này" (Hoa muộn). Nhiều khi níu kéo vô vọng, chạy theo ảo tởng, tự lừa dối mình để kiếm một hạnh phúc giả tạo lấy làm an ủi trong cuộc đời buồn tẻ. Những cô gái nông thôn thì kỳ vọng ở những chàng trai lang bạt nh Thảo trong Hội chợ hay choáng ngợp trớc các anh chàng sinh viên điểm trai trên thành phố nh Tởng trong truyện ngắn cùng tên. những cô sinh viên thành phố bị hút hồn bởi những tên đàn ông "amateur", nhà giàu ích kỷ, chơi bời và tàn bạo" nh chạy theo "mốt thời thợng" trong Khi ngời ta trẻ, hoặc phiêu du trong các cuộc tình với các chàng trai tỉnh lẻ trong Mòi ngày, Một ngày

Cái cá tính trong tính cách nhân vật ở truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là một loại cá tính đợc hình thành bởi một tình trạng xã hội có nhiều trào lu, nhiều xu hớng mới du nhập. Mà tuổi trẻ thì ham thích những điều mới lạ, thích cuộc sống phải có nhiều gam màu, thích đợc hợp thời trong con mắt của ngời khác. Cái đam mê của nhân vật trong truyện ngắn Vàng Anh không phải là cái đam mê tiền tài, vật chất hoặc tìm kiếm những điều phù du nh sự hoài vọng về những giá trị nhân văn thuần khiết... kiểu của một số nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nh Hạnh trong Huyền thoại phố phờng, Chơng trong Con gái thủy thần ... Cái đam mê của họ là biểu hiện của nhu cầu muốn đợc say sa thởng thức, tận hởng những điều mới lạ,

những cảm giác khác lạ của tuổi trẻ. Âu đó cũng là một sự bình thờng "khi ngời ta trẻ" vậy. Những con ngời trẻ tuổi trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, họ mong muốn vợt ra khỏi cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, vô vị, có thể làm chủ suy nghĩ và hành động của bản thân nhng họ cha đợc trang bị đầy đủ tình yêu thơng, kinh nghiệm và bản lĩnh sống, và thế là hoàn cảnh vẫn níu họ xuống, ném vào lòng hhọ những ranh giới tối - sáng mơ hồ. Và tiếc thay, họ đều bớc những bớc chân lầm lạc, những bớc chân đi tìm lối thoát ở nơi ngõ cụt cuộc đời.

Có thể thấy phần lớn truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh là tâm thế băn khoăn, lo lắng, trăn trở cho đời sống tinh thần của con ngời và đặc biệt là giới trẻ trong đời sống hiện đại. mỗi tác phẩm là một sự phát hiện, một sự khám phá về con ngời. Đó cũng là tham vọng muôn đời của các nhà văn. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh tuy không đi sâu vào việc nhận thức về con ngời trên tầm khái quát nhất mà chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu và thể hiện tâm lý của giới trẻ nhng từ phơng diện này, nó cũng đã khiến cho xã hội phải nhìn nhận giới trẻ nghiêm túc nh một nhân cách đang tiếp tục trởng thành. Đừng coi giới trẻ chỉ là trẻ con, mà hãy cảm thông, tôn trọng và dìu dắt để họ vững vàng bớc tiếp trên đoạn đờng đời dằng dặc, quanh co đang dần mở ra phía trớc: "Không răn dạy, không tuyên bố những bài học đạo lý cụ thể, trực tiếp ... không làm chức năng giáo dục đạo đức trực tiếp, tức thì", "văn học thực" "làm một điều sơ đẳng hơn nhng cũng cơ bản lâu bền hơn: nó chuẩn bị môi trờng tâm hồn cho con ngời tiếp thu đạo đức" [30, tr 454]., truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh cũng nh nhiều tác phẩm văn học trong thời đại chúng ta đã làm đợc điều cơ bản đó.

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 53 - 59)