Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
626 KB
Nội dung
Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ---------------------- Nguyễn thị phơng thảo đặcđiểmtruyệnngắnTạduyanh Chuyên ngành: lý luận văn học Mã số: 60.22.32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: Pgs.ts. biện minh điền Vinh - 2010 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………… .…………………………………. 1 1. Lý do chọn đề tài……………………… .…………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu…………………… .…………………… 2 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài……… .……………… .6 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………… …………. 7 5. Đóng góp và cấu trúc của luận văn…………………………… …… .7 Chương 1: Truyện ngắn Tạ DuyAnh trong bối cảnh truyện ngắn sau 1986 8 1.1. Một cái nhìn chung về truyện ngắn sau 1986…………………… 8 1.1.1. Bối cảnh của công cuộc đổi mới…………………………… .….8 1.1.2. Một giai đoạn phát triển mạnh mẻ của văn học, đặc biệt là văn xuôi tự sự: 10 1.1.3. Sự xuất hiện nhiều phong cách truyện ngắn tài hoa………… 12 1.2. Tạ DuyAnh như một hiện tượng của truyện ngắn sau 1986… …15 1.2.1. Sự đa dạng, phong phú trong sáng tác của Tạ Duy Anh……… 15 1.2.2. Truyện ngắn trong văn nghiệp Tạ DuyAnh …………… ……18 1.2.3. Vị trí của Tạ DuyAnh trong truyện ngắn Việt Nam đương đại .22 Chương 2: Đặc điểm nội dung truyện ngắn Tạ Duy Anh…………….…26 2.1. Tư tưởng sáng tạo mới mẻ táo bạo……………………………… ….26 2.1.1. Bước qua lời nguyền……………………………………… .….26 2.1.2. Nguy cơ của cái ác và hận thù trong đời sống hiện đại…… .…29 2.1.3. Tinh thần hướng thiện…………………………………… …34 2.2. Con người trong đời sống hiện đại………………………………… .36 2.2.1. Các dạng thái con người trong đời sống hiện đại qua nhận thức và dự báo của truyện ngắn Tạ Duy Anh……………………………… ……36 2.2.2. Nét đặc sắc trong quan niệm về con người của Tạ DuyAnh .…45 2.3. Cuộc sống và xã hội hiện đại trong truyện ngắn Tạ Duy Anh…… 49 2 2.3.1. Dư chấn của một thời chưa xa……………………………… .49 2.3.2. Thời hiện tại với những ngổn ngang, bề bộn, nhức nhối…… .53 Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh………… .58 3.1. Nghệ thuật tạo dựng cốt truyện…………………………………… .58 3.1.1. Khái niệm và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn……… .58 3.1.2. Loại hình cốt truyệntruyệnngắnTạDuy Anh……… ………60 3.2 Kết cấu………………………………………………………… .……69 3.2.1. Khái niệm……………………………………………… .……69 3.2.2. Các kiểu kết cấu của truyệnngắnTạDuyAnh .71 3.3. Ngôn ngữ 76 3.3.1. Ngôn ngữ trong truyệnngắn (một vài giới thuyết) .…….76 3.3.2. Ngôn ngữ truyệnngắnTạDuy Anh……………………… …… 77 3.4 Nhân vật……………………………………………………… .……87 3.4.1. Quan niệm về con người của TạDuy Anh…………………… … 87 3.4.2. Các kiểu nhân vật trong truyệnngắnTạDuy Anh…………. .………88 KẾT LUẬN…………………………………… .……………………109 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… .……112 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam từ sau 1975 đã và đang có nhiều nỗ lực cách tân đáng ghi nhận. Hàng loạt cây bút trẻ đầy năng lực và nhiệt huyết xuất hiện. Về tiểu thuyết có: Lê lựu, Bảo ninh, Dương Thu Hương, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường , về truyện ngắn có: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh…, về thơ có: Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Hưng, Dương Tường, Ly Hoàng Ly…tất cả đó đã làm nên một trào lưu “Đổi mới”. Trong số đó Tạ DuyAnh được xem là một cây bút xuất sắc trên nhiều lĩnh vực: Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa thiếu nhi, tản văn… Ông thực sự là một gương mặt xuất sắc và là một hiện tượng văn chương nổi bật với nhiều thể nghiệm, cách tân táo bạo trong văn nghiệp của mình. Sự nghiệp văn chương của ông thực sự là “một mảnh đất màu mở” để cho chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu. 1.2. Bên cạnh những thành tựu về tiểu thuyết, truyện ngắn cũng là thể loại thành công của Tạ Duy Anh. Tác phẩm của ông thực sự đã đặt ra được những vấn đề nghiêm túc về cuộc sống, chứa đựng những giá trị nột dung và nghệ thuật mới mẻ của một cây bút nghiêm túc và đầy sáng tạo. Từ quan niệm về hiện thực, về nhân sinh, cho đến cách tổ chức cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật… truyện ngắn Tạ DuyAnh đều có nhiều cách tân đáng ghi nhận, thực sự là một cây bút không trộn lẫn trong hành trình của nhiều gương mặt truyện ngắn xuất sắc Việt Nam sau 1975. 1.3. Những vấn đề về cuộc sống xã hội, về nhân sinh nhân bản, về số phận con người và những nỗ lực cách tân táo bạo trong nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của TạDuyAnh đáng để chúng ta lưu tâm. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh” nhằm góp phần nhỏ 4 bé của mình làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu ít ỏi về truyện ngắn Tạ Duy Anh. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu TạDuyAnh là nhà văn có nhiều tác phẩm gây “sốc” đối với độc giả và giới nghiên cứu, phê bình, là nhà văn luôn có ý thức cách tân văn học, thậm chí khiêu khích với thẩm mỹ truyền thống. Tác phẩm của ông ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật gây xôn xao dư luận, tạo ra nhiều tranh cãi khen - chê. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đáng kể và quy mô về truyện ngắn Tạ Duy Anh, nếu có chỉ mới dừng lại ở một số bài nghiên cứu trên báo chí, phỏng vấn, điểm sách, trên các trang web… nhưng vẫn rất còn rời rạc và nhỏ lẻ. Một số bài báo, trang web (hầu như tập trung trong các trang web Talawas.org; Thụy khuê.free.fre; Lethieunhon.com…) với các bài viết: Tạ DuyAnh giữa lằn ranh thiện ác, báo Tuổi trẻ Online của tác giả Việt Hoài; Tạ DuyAnh - người đi tìm nhân vật của tác giả Thụy Khuê (2.3.2003); Tạ DuyAnh - kẻ bước qua lời nguyền của Nguyễn Tham Thiện Kế; Tạ DuyAnh và những giấc mơ kì lạ trong phòng phụ sản đăng tải trên trang web Lethieunhon.com; Bức chân dung Việt Nam qua tác phẩm Đi tìm nhân vật của tác giả Uyên Thao…. Công trình nghiên cứu về những sáng tác của Tạ Duy Anh: Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, tập hợp ba trong hàng chục luận văn lấy đề tài từ những sáng tác của Tạ DuyAnh (tính đến năm 2004) đã được các hội đồng giám khảo của trường Đại học sư phạm Hà Nội đánh giá cao. Ba tác giả đề cập đến ba vấn đề: Tạ DuyAnh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hồng Giang; Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ DuyAnh của Vũ Lê Lan Hương; Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Tạ DuyAnh của Võ Thị Thanh Hà; Giã biệt bóng tối - Tác phẩm và bình phẩm, tập hợp những bài viết của nhiều tác giả trong tọa đàm về tiểu thuyết Giã biệt bóng tối. Và một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn 5 thạc sĩ về tác phẩm TạDuy Anh, có thể kể như: TạDuyAnh Từ quan niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyệnngắn của Phạm Thị Hương, ĐHSPHN, 2005. Khoá luận này nghiên cứu quan niệm sáng tác cũng như nỗ lực đổi mới trong tác phẩm truyệnngắnTạDuyAnh từ nhiều góc độ: hiện thực, con người, đổi mới về quan niệm nghệ thuật, gia tăng yếu tố kì ảo và chất tiểu thuyết trong truyệnngắnTạDuy Anh; Nông thôn trong sáng tác của TạDuyAnh của Nguyễn Thị Mai Loan, ĐHSPHN, 2004 nghiên cứu những đổi mới của TạDuyAnh về mặt tư tưởng và nghệ thuật trong những sáng tác về đề tài nông thôn; Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết TạDuyAnh của Nguyễn Thị Ninh, ĐHSP, Hà Nội, 2005; Đặcđiểm tiểu thuyết TạDuyAnh của Nguyễn Thanh Xuân, ĐHV, 2009; Cảm thức về cái phi lý trong sáng tác của TạDuyAnh của Cao Tố Nga, ĐHSP, Hà Nội, 2006; … Tên tuổi TạDuyAnh được độc giả biết đến sau hai chùm truyệnngắn Bước qua lời nguyền và Lũ vịt trời của ông đoạt giải trong cuộc thi viết về nông nghiệp, nông thôn do tuần báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1989. Trong báo cáo tổng kết cuộc thi nhà thơ Hoàng Minh Châu nhận định về truyệnngắn Bước qua lời nguyền: “báo hiệu một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng viết về số phận con người”. Cũng theo Hoàng Minh Châu, thông điệp mà người đọc nhận được từ truyệnngắn Bước qua lời nguyền là “bài học lớn về quan niệm đấu tranh giai cấp, về lòng nhân ái”. Cụ thể hơn, Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi hôm nay, logic quanh co của các thể loại, những vấn đề đặt ra và triển vọng cho rằng: Bước qua lời nguyền của TạDuyAnh gói trọn trong mươi trang cả một cuộc đời, một kiếp sống, mấy kiếp người vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội đằng đẳng một thời”. Những nhận xét trên đây dường như đã đúng khi tiên đoán về sự xuất hiện của một tài năng như TạDuyAnh sau một loạt những sáng tác có giá trị của ông ra đời. 6 Sau truyệnngắn Bước qua lời nguyền ra đời làm “cháy” các sạp báo và trở thành hiện tượng văn học đặc biệt năm 1989, Hoàng Ngọc Hiến đã có bài bình luận đăng trên báo Nông nghiệp, số 50, tháng 12/1989 đã đi đến khái quát: “Đọc truyện của TạDuy Anh, một câu hỏi được đặt ra: giã từ thế kỉ XX bão táp và máu lửa này và chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI “lí trí và nhân bản”, những lời nguyền nào là đáng nguyền rủa, những lời nguyền nào nhân loại trước sau phải bước qua? Phải chăng truyệnngắnTạDuyAnh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học “Bước qua lời nguyền?” ” Như vậy, có thể thấy Bước qua lời nguyền không chỉ có giá trị nhân văn mà còn là một tư tưởng có tầm thời đại: nhu cầu tự vấn để phát triển của mỗi con người, mỗi dân tộc. Tác phẩm không chỉ là sự khởi đầu tốt đẹp đối với các cá nhân nhà văn mà còn là sự đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà. Với khát vọng Bước qua lời nguyền, truyệnngắn của TạDuyAnh tiêu biểu cho tinh thần dân chủ thời đại và của văn học. Bước qua lời nguyền là lời tuyên chiến với những định kiến hẹp hòi trói buộc con người, là lời kêu gọi tự do sáng tạo đối với văn nghệ sĩ. Tưởng chừng sau tiếng vang Bước qua lời nguyền TạDuyDuyAnh tạm lắng xuống nhưng ông không ngừng lao động và sáng tạo, như “máy cái” của nền văn học hiện đại TạDuyAnh tiếp tục thử sức trên lĩnh vực tiểu thuyết. Năm 1992 ông cho ra đời tiểu thuyết Lão Khổ… Với TạDuy Anh, Lão Khổ mở ra một tiềm năng tiểu thuyết đáng được chờ đợi. Trên tạp chí Văn học số 4/1995, Hoàng Ngọc Hiến viết: “Tạ DuyAnh Bước qua lời nguyền để đi đến Lão Khổ. Đây là một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng… thêm một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam”. Cùng với tập truyệnngắn Bước qua lời nguyền, Lão Khổ đã đánh dấu một sự khởi đầu tốt đẹp của cây bút TạDuy Anh. 7 Không tự thoả mãn, sau Lão Khổ và hàng loạt truyện ngắn, đầu năm 2002 TạDuyAnh công bố tiểu thuyết Đi tìm nhân vật “một lối tìm cách nói khác về xã hội và lịch sử đương đại, TạDuyAnh tác giả truyệnngắn được coi là có tính chất đánh dấu, Bước qua lời nguyền như muốn xé rách cả tấm màn che phủ hiện thực hằng ngày để làm phơi lộ ra một thực trạng xã hội trong Đi tìm nhân vật. Cuốn tiểu thuyết cho thấy một TạDuyAnh khác hẳn so với TạDuyAnh của Bước qua lời nguyền hay Lão Khổ. Nhà văn đã đạt đến lối viết đa âm hiện đại “từ cách đặt vấn đề đầu tiên cho đến cấu trúc tiểu thuyết, phong cách ngô ngữ…đều lạ lẫm với những gì chúng ta được biết về dòng tiểu thuyết non trẻ Việt Nam”(Trần Quang). Năm 2004 với sự ra đời của Thiên thần sám hối báo Thể thao văn hoá số 47/2004 viết: “ Mối quan tâm lớn nhất của TạDuyAnh là cái vong bản đánh mất mình của con người, dưới sự giằng giật, xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại chính mình, cũng như khả dĩ gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong toả bởi thói gian trá, đớn hèn, vật dục, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân”. Đây cũng chính là nội dung chính, thường trực, trở đi trở lại trong tiểu thuyết cũng như truyệnngắnTạDuy Anh. Báo Pháp luật số 140/2004 khẳng định: “Tạ DuyAnh là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Trong lăng kính đa chiều, TạDuyAnh đã nhìn hiện thực một cách lí trí, lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người”. Còn trên báo Gia đình và thời đại số 80/2004 khi nhấn mạnh vào khía cạnh số phận con người trong tác phẩm TạDuy Anh, tác giả bài viết đã đưa ra câu hỏi: “Số phận con người - phải chăng luôn là trăn trở dằn vặt trong ông” Bài viết TạDuyAnh - đi tìm nhân vật của Dương Thuấn cho rằng: “Tạ DuyAnh đã thoát khỏi hoàn toàn lối viết truyền thống quen thuộc là hiện thực bị che phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tả dầm dề, hành động chậm 8 chạp, ngôn ngữ sạch bóng trơn tru… anh đã chọn phương pháp tiếp cận hiện thực đa diện, đa chiều và gần nhất” Trong bài TạDuyAnh giữa lằn ranh thiện ác (báo Tuổi trẻ Online) tác giả Bùi Việt Hoài đưa ra nhận xét về đặcđiểm chung về thế giới nhân vật của TạDuy Anh: “Nhân vật TạDuyAnh không có sự trung gian nhờ nhờ xam xám về ngoại hình. Người xấu thì cực xấu như lão Phụng, người đẹp thì như hoa như ngọc, như Quý Anh, bà Ba, như những phụ sản chờ sinh. Tác giả bài báo cho rằng TạDuyAnh luôn đặt nhân vật của mình ở ranh giới thiện - ác. Nhân vật nào cũng luôn bị đặt trong trạng thái đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình…” Dù được viết ra trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng có thể thấy xuyên suốt các bài viết, bài nghiên cứu phê bình, luận văn các tác giả đều thống nhất: Khi xác nhận những nỗ lực của TạDuyAnh trong việc đổi mới văn học, là cây bút không ngần ngại phơi bày những góc khuất của hiện thực, những mảng hiện thực mà trước đây văn học chưa quan tâm nhiều, từ bỏ lối nhìn hiện thực đơn giản một chiều đề xuất cách nhìn hiện thực đa diện, nhiều chiều, là nhà văn luôn trăn trở về số phận con người, về sự tồn tại và mâu thuẫn giữa hai lằn ranh thiện - ác trong mỗi tâm hồn con người, là nhà văn đã có nhiều nỗ lực tìm tòi, cách tân, đổi mới lối viết. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm truyện ngắn Tạ DuyAnh 3.2. Giới hạn của đề tài Đề tài chỉ tập trung bao quát truyện ngắn của Tạ DuyAnh Văn bản tác phẩm truyện ngắn Tạ Duy Anh, luận văn dựa vào các cuốn: 1. Tạ DuyAnh – Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, 2008 2. Người khác, Nxb Hội nhà văn, 2007 9 Các sáng tác ngoài thể loại truyệnngắn của TạDuyAnh và truyệnngắn của các nhà văn khác chỉ là đối tượng để tham chiếu. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp miêu tả - thống kê, Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp so sánh loại hình, Phương pháp hệ thống… 5. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 5.1. Đóng góp Luận văn là công trình tập trung tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn Tạ DuyAnh với một cái nhìn hệ thống Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tiếp cận tác giả Tạ DuyAnh nói riêng và truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới nói chung 5.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1: Truyện ngắn Tạ DuyAnh trong bối cảnh truyện ngắn sau 1986 Chương 2: Đặc điểm nội dung truyện ngắn Tạ DuyAnh Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tạ DuyAnh 10