1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm loại hình trường ca thế hệ chống mỹ

141 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 455 KB

Nội dung

1 bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh Nguyễn Thị Nguyệt đặc điểm loại hình trờng ca thế hệ chống Mỹ Luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2007 2 bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh Nguyễn Thị Nguyệt đặc điểm loại hình trờng ca thế hệ chống Mỹ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60.22.32 Luận văn thạc sĩ Ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Dơng Vinh - 2007 3 Mục lục Mở đầu Trang 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Phạm vi t liệu khảo sát 9 4. Phơng pháp nghiên cứu 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 6. Cấu trúc luận văn 10 Chơng 1. Trờng ca thế hệ chống Mỹ trong sự phát triển chung của tr- ờng ca Việt Nam hiện đại 11 1.1. Khái niệm trờng ca 11 1.2. Tổng quan về sự phát triển của trờng ca trong văn học Việt Nam hiện đại 13 1.2.1. Sự xuất hiện của trờng ca - một hiện tợng mang tính quy luật 13 1.2.2. Sự phát triển của trờng ca trong văn học Việt Nam hiện đại 17 1.3. Trờng ca của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ 23 1.3.1. Các nhà thơ thế hệ chống Mỹ 23 1.3.2. Những chặng đờng phát triển của trờng ca thế hệ chống Mỹ 26 Chơng 2. Đặc điểm loại hình trờng ca của thế hệ chống Mỹ trên các phơng diện: cảm hứng, hình tợng, kết cấu, ngôn ngữ 35 2.1. Giới thuyết chung về khái niệm loại hình 35 2.2. Đặc điểm loại hình trờng ca thế hệ chống Mỹ thể hiện trên phơng diện cảm hứng sáng tạo 36 2.2.1. Cảm hứng chủ đạo của trờng ca thế hệ chống Mỹ 37 2.2.2. Đặc điểm nổi bật trong cảm hứng sáng tạo ở trờng ca thế hệ chống Mỹ 50 2.3. Đặc điểm loại hình trờng ca thế hệ chống Mỹ thể hiện qua việc xây dựng hình tợng 55 2.3.1. Những hình tợng lớn trong trờng ca thế hệ chống Mỹ 55 2.3.2. Đặc điểm nổi bật trong việc xây dựng hình tợng ở trờng ca thế hệ chống Mỹ 68 2.4. Đặc điểm loại hình trờng ca thế hệ chống Mỹ trên phơng diện kết cấu 72 2.4.1. Kết cấu theo cốt truyện 73 2.4.2. Kết cấu theo mạch t tởng- cảm xúc 77 2.5. Đặc điểm loại hình trờng ca thế hệ chống Mỹ trên phơng diện ngôn ngữ 83 2.5.1. Đa ngôn ngữ thơ trở về gần ngôn ngữ đời sống 83 2.5.2. Vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ 86 2.5.3. Gia tăng lớp từ ngữ chính trị, quân sự 91 Chơng 3. Trờng ca Thanh Thảo - một hiện tợng tiêu biểu của trờng ca thế hệ chống mỹ 94 3.1. Vị trí của trờng ca Thanh Thảo trong trờng ca thế hệ chống Mỹ 94 4 3.1.1. Thanh Thảo - vài nét tiểu sử 94 3.1.2. Sự xuất hiện của Thanh Thảo trong thế hệ chống Mỹ 94 3.1.3. Hành trình thơ Thanh Thảo 96 3.1.4. Thanh Thảo - ngời mở đầu cho trờng ca thế hệ chống Mỹ viết về chiến tranh sau chiến tranh 97 3.2. Những đặc điểm nổi bật của trờng ca Thanh Thảo 99 3.2.1. Những khám phá mới về hình tợng nhân dân 101 3.2.2. Sự trăn trở về lơng tri, đạo đức và thơ ca 114 3.2.3. Đổi mới, sáng tạo trong kết cấu 122 3.2.4. Tìm kiếm, thể nghiệm, đổi mới về ngôn ngữ 129 Kết luận 134 Tài liệu tham khảo 137 mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trờng ca là một thể loại văn học có bề dày lịch sử. Trong quá trình phát triển của mình, trờng ca có sự vận động, biến đổi để phù hợp với từng thời đại. Đây là quy luật tất yếu, vì mỗi thời đại đều đòi hỏi những hình thức mới thích ứng với trình độ t duy và thẩm mỹ của mình. Trờng ca qua nhiều giai đoạn phát triển có những tên gọi riêng, đặc thù của từng thời kỳ, tên gọi đó phản ánh đặc trng riêng của nó ở mỗi thời kỳ đó. Thực tế là không thể đa ra một số đặc điểm nào đó để mô tả chung cho mọi loại hình trờng ca. Việc nghiên cứu trờng ca của mỗi thời đại, mỗi thế hệ tác giả để nhận diện chúng là hết sức cần thiết. 1.2. Thành tựu của thơ ca kháng chiến chống Mỹ có sự đóng góp của nhiều thế hệ trong đó có thế hệ chống Mỹ. Thế hệ chống Mỹ đã góp phần quan 5 trọng đa nền thơ cách mạng đến giai đoạn phát triển cao, đạt đợc nhiều thành tựu xuất sắc. Trong sự đóng góp đó phải kể đến mảng trờng ca viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc. Những năm chiến tranh và đặc biệt là sau khi chiến tranh kết thúc, do nhu cầu tổng kết cuộc chiến tranh vệ quốc, khái quát hiện thực đất nớc qua một thời kỳ biến động lớn của lịch sử, các nhà thơ thế hệ chống Mỹ đều có xu hớng tìm đến thể loại trờng ca - một thể loại dài hơi thích hợp cho việc chuyển tải những nội dung lớn, cảm xúc dồi dào, mãnh liệt. Cha bao giờ trờng ca hiện đại phát triển rầm rộ nh những năm 60, 70, 80. Sự nở rộ trờng ca, đặc biệt là sau năm 1975 đợc xem là "hiện tợng" của văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều trờng ca đã đạt giải thởng văn học lớn và trở thành đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của các tác giả, đỉnh cao của văn học viết về đề tài chiến tranh cách mạng, có sức sống qua thời gian nh: Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, Mặt đờng khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Đờng tới thành phố của Hữu Thỉnh, Mặt trời trong lòng đất của Trần Mạnh Hảo, Trờng ca s đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Những ngời đi tới biển của Thanh Thảo, Gọi nhau qua vách núi của Thi Hoàng . Thực tiễn sáng tác sôi động, đặc biệt là sự thành công của các trờng ca thúc đẩy việc tìm hiểu những đặc trng, xác định thi pháp thể loại. Đã đến lúc cần có cái nhìn đầy đủ về diện mạo của một thể loại. Chúng tôi tìm hiểu trờng ca thế hệ chống Mỹ trớc hết với mong muốn khẳng định sự tồn tại với những đặc trng riêng của nó trong hệ thống thơ ca chống Mỹ. 1.3. Thanh Thảo là gơng mặt thơ tiêu biểu thuộc thế hệ chống Mỹ. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, ông đã sớm khẳng định phong cách thơ ca và đem đến cho thơ ca chống Mỹ nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung một tiếng thơ, một phơng thức biểu hiện mới mẻ, độc đáo. Thanh Thảo là ngời mở đầu mảng trờng ca sau 1975 với Những ngời đi tới biển và sau đó là: Trẻ con ở Sơn Mỹ, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân, Trò chuyện với nhân vật của mình, Khối vuông rubíc . Đã từng có ý kiến cho rằng Thanh Thảo là ông "vua trờng ca". Chúng tôi chọn khảo sát trờng ca Thanh Thảo bởi hai lý do: Thanh Thảo là tác giả trờng ca tiêu biểu của thế hệ chống Mỹ với mảng trờng ca viết sau 1975; Trờng ca Thanh Thảo thể hiện rõ nhất những khám phá, cách tân 6 về nội dung và nghệ thuật, không chỉ tiêu biểu cho loại hình trờng ca chống Mỹ mà còn gợi mở những vấn đề về xu hớng phát triển của trờng ca hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến thời điểm này, nhìn lại việc nghiên cứu mảng trờng cathể thấy trờng ca chống Mỹ đợc bàn đến không nhiều nhng cũng không phải là ít. Ngoài những bài viết, chuyên luận trực tiếp bàn về trờng ca thì hầu nh trong tất cả những bài phê bình, công trình nghiên cứu về thơ chống Mỹ, thơ hậu chiến, ở mọi góc độ, đều có đề cập đến trờng ca. Không khí bàn luận về trờng ca sôi nổi nhất dừng lại ở một cuộc trao đổi đợc tổ chức khá dài kỳ từ năm 1980 - 1982 trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Văn học, khi trờng ca đang ở độ sung sức nhất. Theo sự thống kê, thu thập t liệu của chúng tôi, cho đến nay, việc nghiên cứu trờng ca chống Mỹhệ thống hơn cả dừng lại ở hai chuyên luận: "Về một đặc trng thi pháp thơ Việt Nam (1945-1995)" của Vũ Văn Sỹ và "Tr- ớc đèn . thơ" (2005) của Lê Thành Nghị. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ dành một chơng trong chuyên luận của mình để bàn về trờng ca. Do vấn đề mà chúng tôi chọn nghiên cứu là thể loại trờng ca, một khái niệm thể loại từng gây nhiều tranh cãi, nên khi xem xét lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi hệ thống lại cả hai mảng: lịch sử nghiên cứu về trờng ca và trờng ca chống Mỹ. Dù cố gắng, luận văn cũng không tránh khỏi tình trạng bỏ sót một số ý kiến đăng tải ở các báo, tạp chí mà chúng tôi cha có điều kiện tiếp xúc. 2.1. Những bài viết tham gia cuộc trao đổi về trờng ca đăng ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tạp chí Văn học và một số bài viết đăng rải rác trên các báo, tạp chí khác trớc và sau cuộc trao đổi. Chúng tôi tập hợp đợc khoảng trên 20 bài viết bàn về trờng ca và trờng ca chống Mỹ. Nhìn chung các bài viết này đều xoay quanh một số vấn đề cơ bản nh: khái niệm, đặc trng của trờng ca, phân biệt trờng ca với các thể loại khác, lý giải nguyên nhân sự nở rộ trờng ca những năm sau chiến tranh chống Mỹ, hoặc đi vào phân tích đánh giá một tác giả, tác phẩm cụ thể. 2.1.1. Vấn đề đợc đặt ra nhiều nhất ở các bài viết là khái niệm trờng ca và những đặc trng về nội dung, nghệ thuật của nó. 7 Trên đờng đi tìm một định nghĩa về trờng ca trong văn học Việt Nam hiện đại, các nhà nghiên cứu phê bình đã có sự tranh luận sôi nổi xung quanh khái niệm trờng ca và những đặc trng của trờng ca hiện đại. Các ý kiến tỏ ra băn khoăn về khái niệm trờng ca. Theo Đỗ Văn Khang, khái niệm "Trờng ca" không phải là một thuật ngữ chính xác và khoa học, "bởi lẽ, khái niệm này không nói lên đợc đặc trng cơ bản của một thể loại thơ nào cả. Hơn nữa, nó còn có thể gây nên tình trạng mơ hồ lẫn lộn" [29,85]. Vũ Đức Phúc có cùng nhận định nh vậy khi cho rằng "trờng ca là một thuật ngữ văn học mới, cha chính xác, cha ổn định" [59,93]. Từ Sơn trong bài viết "Về khái niệm trờng ca" thậm chí còn phản đối tên gọi "trờng ca". Theo tác giả, tên gọi này cha hợp lý, và "nếu còn gọi là trờng ca, chỉ nên dùng cho những chuyện thơ có cốt truyện hoặc chỉ những bài thơ tự sự dài chừng năm trăm, một ngàn câu trở lên" [65,120]. Sự băn khoăn này cũng là điều dễ hiểu bởi theo các nhà nghiên cứu, việc khái niệm trờng ca đợc dùng để gọi tên chung cho cả những trờng ca cổ điển, các Khan của Tây Nguyên lẫn những sáng tác dài hơi của văn học hiện đại là "không ổn". Vì thế, khi gọi tên trờng ca hiện đại, họ đều thận trọng phân biệt với trờng ca cổ điển. Phạm Tiến Duật trong bài "Nhân bàn về trờng ca đôi điều nghĩ về hình thức" cho rằng "trờng ca từ trớc đến nay ở nớc ta cũng đã biến thiên khá nhiều . Đến những trờng ca đợc viết trong mấy chục năm nay không giống với những trờng ca cổ điển nữa" [11,117]. Hữu Thỉnh trong bài viết "Vài suy nghĩ" chú ý đi tìm một định nghĩa thoả đáng, có thể chỉ rõ những nét bản chất nhất của thể loại trờng ca. Theo ông, "Trờng ca cũng giống nh các thể loại khác, đã và đang có sự thay đổi, phát triển. Rõ ràng những ngời viết trờng ca bây giờ không còn quan niệm giống nh thời của của tác giả I-li-át và Ô-đi-xê nữa. Từ các trờng ca Tây Nguyên đến các trờng ca mới xuất hiện, nhận thức về thể loại của ngời viết đã trải qua một chặng đờng dài" [88,120]. Thống nhất với nhận định này, Trần Ngọc Vơng trong bài viết "Về thể loại tr- ờng ca và tính chất của nó" cũng khẳng định: "Trong lịch sử phát triển văn học ở Việt Nam cũng nh thế giới, không phải chỉ đến thời kỳ hiện đại mới có trờng ca. Thế nhng trờng ca hiện đại ở Việt Nam không thể là sự tiếp tục tự 8 nhiên của các trờng ca trong lịch sử" [103,127]. Từ những ý kiến của Hê-ghen về trờng ca sử thi, Đỗ Văn Khang nêu ra sáu đặc trng cơ bản của trờng ca hiện đại và cho rằng thể loại mà ta đang gọi là "Trờng ca" chỉ có ý nghĩa mỹ học đầy đủ nhất, với tất cả bản chất của nó, nó sẽ có cái tên gọi duy nhất là "Trờng ca sử thi hiện đại" [29,91]. Mã Giang Lân lại khẳng định: "Thơ dài, trờng ca là b- ớc phát triển mới của thơ trữ tình trong khả năng bao quát, khái quát cuộc sống" [32,107]. Trên cơ sở sự xác định đó, các bài viết đã nêu ra những đặc trng về nội dung và hình thức của trờng ca hiện đại. Về đặc trng nội dung, cơ bản các bài viết đều thống nhất nhận định trờng ca hiện đại hớng tới khái quát những vấn đề lớn của lịch sử, dân tộc và thời đại. Tính chất nội dung lớn của trờng ca đợc thừa nhận. Theo Trần Ngọc Vơng, "một cảm hứng lớn đó là linh hồn của trờng ca . Một cảm hứng lớn nh vậy chỉ xuất hiện ở thời đại cách mạng" [103,129]. Nhà lý luận văn học Đỗ Văn Khang cho rằng, vấn đề quan trọng nhất ở trờng ca là "phải xem xét cái trạng thái tổng thể của thế giới hiện đại mà các tác giả tr- ờng ca mô tả nó trong trạng thái gì". Theo tác giả, cái làm nên đặc trng thứ nhất của trờng ca là "chất khái quát tổng thể lịch sử, là cái phong cách đồ sộ hoành tráng muốn thâu tóm cả một thời kỳ hoạt động sôi nổi của dân tộc, để làm ra cái mục đích tinh thần và bản chất của sự nghiệp dân tộc đang theo đuổi" [29,87]. Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh chất triết lý ở trờng ca. Theo ông, trờng ca dù viết bất kỳ đề tài nào cũng "mạnh chất triết lý, không phải với ý nghĩa đa ra nhiều triết luận mà là những chiêm nghiệm sâu sắc nhất về thế giới" [23,72]. Một số đặc trng khác của trờng ca hiện đại nh độ dài, kết cấu, tính chất tự sự, trữ tình, cốt truyện, ngôn ngữ . đợc các bài viết chỉ ra. Mã Giang Lân khẳng định: "Trờng ca đã tiếp thu, vận dụng và sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ trữ tình và sử thi, nghĩa là kết hợp cả hai phơng thức biểu hiện: tự sự và trữ tình" [32,152]. Đỗ Văn Khang cho rằng trờng ca "lấy tự sự làm chính" [29,90]. Vũ Đức Phúc, ngợc lại, cho rằng vấn đề cơ bản của cấu trúc trờng ca, trữ tình là chủ yếu trong đó có "độ pha chế" của yếu tố tự sự [59,101]. 9 Vai trò của cốt truyện trong trờng ca hiện đại cũng đợc hầu hết các bài viết chú ý. Nguyễn Trọng Tạo chú ý loại trờng ca có cốt truyện hoặc ít ra cũng có bóng dáng, số phận của nhân vật trung tâm "Bởi rằng, trong một dung lợng lớn về số câu, sự hấp dẫn của cốt truyện, sự hấp dẫn bởi số phận của nhân vật trong trờng ca là rất cần thiết ." [71,118]. Vơng Trọng cho rằng: "Cốt truyện không phải là đặc trng của trờng ca . Không ai có thể phủ nhận đợc một thực tế khách quan là càng về sau, loại trờng ca không có cốt truyện này phát triển càng nhiều, và nó đảm trách đợc những vấn đề mà các thể loại khác không gánh nổi" [95,122]. Trần Mạnh Hảo, trong bài viết "Vài ý nghĩ nhỏ", khẳng định: "Các bạn quan niệm trờng ca phải có cốt truyện, nhân vật, tính cách nhân vật . nếu không bố cục sẽ rời rạc. Theo chúng tôi, công việc đó xin dành cho truyện thơ, cho tiểu thuyết. Chúng tôi không phản đối dạng trờng ca có cốt truyện, có nhân vật, nhng điều đó không phải là chủ yếu" [19,124]. Hữu Thỉnh, trong bài viết "Vài suy nghĩ", rút ra nhận xét về trờng ca hiện đại trên cơ sở thực tế sáng tác: "Ngời này thì nhấn mạnh tính cốt truyện, ngời kia lại nghiêng về cảm xúc trữ tình. Có ngời cấu trúc trờng ca thành những mảng lớn, dựa trên sự phát triển của chủ đề. Có ngời lại tổ chức các chơng đoạn theo kiểu những bài thơ ngắn liên hoàn. ở ngời này thì sự kiện đóng vai trò chủ chốt, ở ngời khác lại lấy sự triển khai nội tâm làm đờng dây dẫn dắt chủ yếu. Xem thế đủ biết quan niệm về trờng ca ở ta hiện nay thật cơ động và rộng rãi" [88,121]. Vấn đề độ dài của trờng ca cũng đợc các bài viết quan tâm song ý kiến đa ra cha hoàn toàn thống nhất. Vũ Đức Phúc đề nghị tạm chấp nhận độ dài của tr- ờng ca là khoảng từ bốn, năm trăm câu trở đi [59,94]. Nguyễn Trọng Tạo cho rằng trờng ca không nhất thiết phải đồ sộ về số câu, số chơng đoạn, mức độ dài ngắn hoàn toàn phụ thuộc vào sự đòi hỏi của nội dung mà trờng ca đề cập đến [71,120]. Theo Thu Bồn, cha thấy bản trờng ca nổi tiếng nào lại gói ghém vấn đề chỉ trong khoảng 100 câu trở xuống, còn loại trờng ca 50 câu trở xuống thì cha thấy ai làm. "Nh vậy, đứng ở hiện nay (năm 1980) mà nói, trờng ca phải là dài; dài nh thế nào là tuỳ, nhng phải dài" [4,537] . 10 ở các góc độ khác nhau, có thể nói khá nhiều vấn đề của trờng ca đã đợc đề cập nhng nhìn chung do khuôn khổ của những bài viết mang tính trao đổi, các ý kiến nêu ra vẫn còn tản mạn, cha thống nhất và hầu hết mới chỉ dừng lại ở vài suy nghĩ nhỏ, vài ý nghĩ nhỏ. 2.1.2. Sự phân biệt trờng ca với các thể loại khác nh thơ dài, diễn ca, truyện thơ, khúc ngâm, đợc nhiều tác giả chú ý. Mã Giang Lân, trong bài viết "Trờng ca, vấn đề thể loại", đã phân tích rất kỹ về sự khác nhau giữa trờng ca và thơ dài trên các mặt nội dung, kết cấu, phơng thức biểu hiện. Về nội dung, tác giả cho rằng "trờng ca bộc lộ rõ nội dung ca ngợi hào hùng, cảm hứng anh hùng ca là mạch cảm xúc chủ đạo. Thơ dài thì tính chất hào hùng không hẳn là thuộc tính nội dung" [32,109]. Về kết cấu, theo Mã Giang Lân, ở trờng ca có nhân vật và nhân vật có đờng nét, có tâm trạng, có hành động hơn, còn "nhân vật" thơ dài chỉ là cái cớ để nhà thơ thể hiện chủ đề, dẫn dắt mạch cảm xúc. Vai trò của chữ "tôi" trong kết cấu là không giống nhau, "trong trờng ca, nhà thơ tham gia tác động vào kết cấu tác phẩm với t cách nhân vật- nhân vật trung tâm, nhân vật hành động . ở thơ dài, cái tôi nhà thơ lui về bình diện thứ hai để cái tôi trữ tình bao quát" [32,109]. Vơng Trọng phân biệt rõ sự khác nhau giữa trờng ca và truyện thơ. Theo ông, truyện thơ thì phải có hai vế là truyện và thơ, nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy thì không thành truyện thơ, cốt truyện, tình tiết rất đợc coi trọng. Còn ở trờng ca, cốt truyện chỉ ''là chỗ dựa, là cái cớ để tác giả thể hiện cái thơ của mình", còn tình tiết không nhất thiết phải móc nối vào nhau để dẫn dắt câu chuyện, có những tình tiết có lợi đợc khai thác đến tận cùng nhng có những tình tiết chỉ lớt qua không đề cập tới [95,121]. Nhìn chung sự phân biệt trờng ca với truyện thơ và thơ dài đợc phân tích rõ hơn cả còn lại những sự phân biệt khác mới chỉ đợc nói qua và chúng tôi không tổng hợp ở đây. 2.1.3. Vì sao trờng ca xuất hiện nhiều trong giai đoạn chống Mỹ, đặc biệt là thời điểm sau 1975, cũng là vấn đề đợc các bài viết bàn đến. Các bài viết của Vũ Quần Phơng, Phạm Ngọc Cảnh, Hữu Thỉnh . đã lý giải nguyên nhân sự đợc mùa của thể loại trờng ca. Nguyên nhân cơ bản nhất đợc chỉ ra là "sự đòi hỏi

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

đặc điểm loại hình - Đặc điểm loại hình trường ca thế hệ chống mỹ
c điểm loại hình (Trang 1)
đặc điểm loại hình - Đặc điểm loại hình trường ca thế hệ chống mỹ
c điểm loại hình (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w