Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại QTDTW chi nhánh Nam Định
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………… PHẦN 1 :GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH………………………………………………………… 1.1 giới thiệu về QTDTW…………………………………………………………… 1.2 Khái quát tình hình kinh doanh của quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định trong 5 năm gần đây…………………………………………………… . 1) hoạt động huy động vốn…………………………………………………………. 2) hoạt động tín dụng………………………………………………………………. 3) hoạt động thanh toán trong nước……………………………………………… . 4) công tác tiền tệ, kho quỹ………………………………………………………… PHẦN 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH……………………………… 2.1 Quy trình cho vay tại Qũy tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định…………. 2.2 Dư nợ cho vay của chi nhánh………………………………………………… . 2.3 Doanh số cho vay của chi nhánh………………………………………………. 2.4 Doanh số thu nợ của chi nhánh……………………………………………… . 2.5 Tình hính nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh………………………………… 2.6 Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh………………………………………… 2.7. Kết quả tài chính của chi nhánh………………………………………………. PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG NAM ĐỊNH……………………………………… 3.1) Những kết quả đạt được từ chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định………………………………………………………… 1) Về công tác cho vay…………………………………………………………….: 2) Về những công tác khác……………………………………………………… . 3.2 Những hạn chế từ chất lượng tín dụng và nguyên nhân của những hạn chế đó tại quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định………………………………. 3.2.1) hạn chế chất lượng tín dụng tại QTDTW chi nhánh Nam Định…………… 3.2.2 ) Nguyên nhân của những hạn chế trên……………………………………… 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định………………………………………… a) Định hướng phát triển…………………………………………………………… b) Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho QTDTW chi 2 nhánh Nam Định…………………………………………………………………… 1) Chính sách tín dụng……………………………………………………………. ** Chính sách Marketing khách hàng………………………………………… ** Chính sách về giá ( lãi suất, phí )………………………………… ** Về phương thức vay vốn……………………………………………………. 2) Về quy trình tín dụng………………………………………………………… 3) Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng……………………………………… 4) Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát………………………………………. 5) Nâng cao trình độ, ý thức đội ngũ cán bộ nhân viên, có định hướng phát triển nguồn nhân lực………………………………………………………………… 6) Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, hạn chế và xử lý nợ hạn…………… 3.4 ) Một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng tại QTDTW chi nhánh Nam Định:……………………………………………………………… 3.4.1 Kiến nghị với nhà nước và các cấp ủy chính quyền địa phương…………… 3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…………………………… 3.4.3 Kiến nghị với quỹ tín dụng trung ương…………………………………… 3.4.4 Kiến nghị với quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định……………… Kết luận……………………………………………………………………………… Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… . 3 Lời nói đầu Trong xu thế hiện nay, khi vấn đề khu vực hóa toàn cầu đang trở thành xu hướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Những năm qua đất nước ta đã dạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Đất nước ta đang trong thời kì tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để có thể phát huy hết khả năng trong công cuộc phát triển kinh tế, để có thể chiếm được ưu thế trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn. Kênh dẫn vốn trong nước quan trọng nhất cho nền kinh tế là hệ thống ngân hàng. Để thu hút được nhiều vốn thì một trong những điều kiện cần phải làm là làm tốt công tác đầu ra, tức là cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ này không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng. Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản lí ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm. Với Qũy tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định (QTDTW Chi nhánh Nam Định), hoạt động tín dụng trong những năm gần đây có mức tăng trưởng khá tốt, 4 dư nợ qua các năm đều tăng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, kết quả hoạt động tín dụng vẫn chưa cao như mong muốn. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó trong phần thực trạng chất lượng tín dụng của Qũy tín dụng Trung ương Chi nhánh Nam Định được đề cập ở phần 2 của bài báo cáo này. Xuất phát từ thực tiễn đó, em chọn đề tài: “ giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Qũy tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định” để làm báo cáo thực tập với mục đích đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại QTDTW chi nhánh Nam Định. * Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện hai mục đích cơ bản sau: Một là: Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng tại QTDTW chi nhánh Nam Định. Hai là: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại QTDTW chi nhánh Nam Định. Từ đó đề xuất các kiến nghị. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam, hoạt động tín dụng bao gồm nhiều hoạt động như chiết khấu, bảo lãnh, cho vay, cho thuê……Song trong bài báo cáo này, em chỉ đề cập tới” các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại QTDTW chi nhánh Nam Định” ở góc độ cho vay bởi đây là hoạt động chủ yếu của chi nhánh. * Phương pháp nghiên cứu: 5 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài báo cáo này gồm: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp. * Kết cấu đề tài: Phần 1: giới thiệu khái quát về Qũy tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định Phần 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Qũy tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định. Phần 3: Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Qũy tín dung trung ương chi nhánh Nam Định. 6 PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 1.1 Giới thiệu về quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định(QTDTW) - Tên ngân hàng: Qũy tín dụng trung ương chi nhánh Nam Định - Địa chỉ: Số 8 đường Trần Thánh Tông, phường Thống Nhất, Nam Định - Cơ sở pháp lí: Quỹ tín dụng Trung ương được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc “triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND”. Đến ngày 9/12/1994, Chính phủ có công văn số 6901/KTTH V/v thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trong đó ghi rõ “Việc thành lập một tổ chức cổ phần kinh doanh về tiền tệ, thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính. Tên gọi của tổ chức này là Quỹ tín dụng Trung ương hay Ngân hàng Hợp tác xã…”. Căn cứ vào 2 văn bản trên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 8/6/1995 về việc cho phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quyết định số 200/QĐ- NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm. Quỹ tín dụng khu vực Nam Định được thành lập năm 1996, đến tháng 9/2001 sáp nhập với quỹ tín dụng trung ương thành quỹ tín dụng trung ương Nam Định 7 theo quyết định 493/QĐ-QTDTW ngày 01/09/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị QTDTW. Ngày thành lập: 1/9/2001. - Cơ cấu bộ máy quản lí: gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 5 phòng ban Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý QTDTW chi nhánh Nam Định GIÁM ĐỐC +> Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận * Giám đốc : PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán ngân quĩ Phòng Kinh doanh Phòng Kiểm Tra Nội bộ Phòng Hành chính Phòng Giao Dịch 8 - Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của chi nhánh. Việc điều hành được thực hiện thông qua chương trình công Tác, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, các báo cáo, hội nghị và thông qua việc giao nhiệm vụ trực tiếp cho các phòng nghiệp vụ, cán bộ nhân viên. - Trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch, kinh doanh, tổ chức cán bộ, thi đua, tài chính, xây dựng cơ bản. * Phó giám đốc : - Phó giám đốc là người giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành và giải quyết 1hoặc 1 số nghiệp vụ chuyên môn theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ đó. - Trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán và ngân quỹ, công tác hành chính văn thư. * Các phòng ban , bộ phận chuyên môn Các phòng chuyên môn, bộ phận nghiệp vụ là đơn vị thực hiện các công việc cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh. Quan hệ của ban giám đốc với các phòng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện theo chế độ điều hành trực tiếp. • phòng kế toán ngân quỹ: Phòng kế toán và ngân quỹ gồm 07 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng) +) Bộ phận kế toán: - Lập kế hoạch tài chính theo định kỳ trình Giám đốc duyệt trước khi gửi Quỹ tín dụng Trung ương - Tham mưu cho Giám đốc về quản lý thu chi nghiệp vụ và các loại tài sản theo chế độ của Nhà nước và phân cấp của Quỹ tín dụng Trung ương. 9 - Tổ chức công tác hạch toán kế toán, mở sổ sách nội bảng, ngoại bảng để theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và theo dõi quản lý an toàn tài sản của Chi nhánh. - Trực tiếp giao dịch với Quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng - Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu nghiệp vụ theo quy định. - Mở và thực hiện các giao dịch trên tài khoản gửi thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại. - Xây dựng và gửi các báo cáo kế toán theo định kỳ cho Quỹ tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán theo quy định. - Quản lý, khai thác, sử dụng, bảo mật phần mềm kế toán theo quy định +) Bộ phận ngân quỹ: - Trực tiếp thu chi tiền mặt, nhập, xuất giấy tờ có giá với Quỹ tín dụng thành viên và khách hàng - Tổ chức giao nhận, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá với phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Tổ đại diện, Chi nhánh NHNN và các TCTD - Thực hiện kiểm quỹ cuối ngày, kiểm kê cuối tháng hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Giám đốc. - Thưc hiện quản lý Quỹ nghiệp vụ, kho quỹ theo quy định - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác giám đốc giao. • phòng kinh doanh. 10 . không kì hạn 47 35 - 74 11 -31 15 71 25 67 Ngắn hạn 49 .662 73.112 47 84. 83 7 16 89.08 2 5 95.05 0 7 Trung và dài hạn 552 2 34 -42 343 47 45 4 32 42 0 -92 Cộng. 24. 400 25 42 .200 73 b. cho vay ngoài hệ thống 44 .5 24 69.186 55 88.135 27 82.810 -6 81.508 -2 - CV ngắn hạn 26.282 27.1 84 3 38.865 43 33.892 -13 48 .931 44