Tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức, hoạt động tín dụng luôn được quantâm phát triển và đã đạt được những kết quả tốt, tuy nhiên cũng còn có một số hạn chế.Vì vậy khi thực tập tại Ngâ
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
SVTH: PHẠM THỊ THANH THƠ.
MSSV: 3213190015.
LỚP: T201319A.
NƠI THỰC TẬP: NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – PGD THỦ ĐỨC.
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP.Hồ Chí Minh, ngày ……tháng … năm 2015
Ký tên
Trang 2NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
SVTH: PHẠM THỊ THANH THƠ.
MSSV: 3213190015.
LỚP: T201319A.
NƠI THỰC TẬP: NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – PGD THỦ ĐỨC.
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP.Hồ Chí Minh, ngày ……tháng … năm 2015
Ký tên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phíathầy cô nhà trường, các anh chị trong đơn vị thực tập, nhờ sự giúp đỡ em đã học hỏi đượcnhiều kinh nghiệm cho bản thân đồng thời hoàn thành tốt báo cáo thực tập này
Lời đầu tiên em xin cảm ơn thầy cô nhà trường đã chuẩn bị cho em một nền tảng kiếnthức đầy đủ để em vận dụng và hòa mình vào môi trường thực tập hoàn toàn lạ lẫm Quathời gian làm báo cáo thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý tận tình
cô Nguyễn Thị Hồng Hà Nhờ sự giúp đỡ của cô, e, hoàn chỉnh bài báo cáo ngày mộthoàn thiện hơn, logic hơn về mặt nội dung lẫn mặt hình thức
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc cùng các anh chị cán bộ tạiNgân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thựctập Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến các anh phòng Tín dụng đã tận tình giúp đỡ emhoàn thành báo cáo cũng như tạo điều kiện làm việc thuận lợi để em có thể hòa nhập vàtrải nghiệm thực tập tốt nhất
Thời gian thực tập không phải là quá nhiều nhưng đã giúp em hoàn thiện bài báo cáo,giúp em hiểu hơn về thực tế các công việc ngân hàng hiện nay, cũng như giúp em chuẩn
bị tâm lý, kiến thức phù hợp để bước vào môi trường làm việc sau này
Tuy nhiên, đây là một đề tài đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và cần sự hiểu biết rộng, sựnhạy cảm và kinh nghiệm Do đó, bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót, em cần phảinghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn nữa để hoàn thiện đề tài này Kính mongnhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và đơn vị thực tập
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô và các anh chị tại Ngân hàng TMCP Nam Álời chúc sức khỏe và thành công trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Thơ
Trang 5Bảng 2.3 Kết quả hoạt động tín dụng tại Nam A Bank từ 2012 – 2014.
Bảng 2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức
Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức
Bảng 2.6 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng TMCP Nam Á - PGD Thủ
Đức
Bảng 2.7 Chỉ tiêu lãi treo Ngân hàng TMCP Nam Á
Bảng 2.8 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Nam Á
Bảng 2.9 Vòng quay vốn tín dụng Ngân hàng TMCP Nam Á
Trang 6DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG
Sơ đồ 1 Mô tả khái niệm tín dụng
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NHTMCP Nam Á
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức
Biểu đồ 2.1 Tổng doanh thu Ngân hàng TMCP Nam Á giai đoạn 2012 – 2014
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức giai
Trang 7MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
LỜI CẢM ƠN
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG viii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG ix
MỤC LỤC x
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Nội dung nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề chung về tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
1.1.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng
1.1.2.1 Thời hạn chuyển giao
1.1.2.2 Chi phí sử dụng vốn
1.1.3 Chức năng của tín dụng
1.1.3.1 Chức năng phân phối của tín dụng
1.1.3.2 Chức năng giám đốc
1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng 5
1.1.4.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay
1.1.4.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng
Trang 81.1.4.3 Căn cứ vào mưc độ tín nhiệm của ngân hàng
1.1.4.4 Căn cứ vào phương thức cho vay 6
1.1.4.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ 7
1.1.4.6 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay 7
1.1.4.7 Căn cứ vào đối tượng tín dụng 7
1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính 10
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM 11
1.3.1 Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng 11
1.3.1.1 Chính sách tín dụng của NHTM 11
1.3.1.2 Quy mô, uy tín của NHTM 11
1.3.1.3 Tổ chức bộ máy của NHTM 11
1.3.1.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên NHTM 12
1.3.1.5 Khả năng thu thập và xử lý thông tin 12
1.3.1.6 Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay của NHTM 12
1.3.2 Nhân tố khách quan ngoài Ngân hàng 13
1.3.2.1 Nhân tố khách quan thuộc về môi trường kinh tế xã hội 13
1.3.2.2 Nhân tố khách quan từ khách hàng 13
Chương 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NAM Á – PGD THỦ ĐỨC 15
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á 15
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Á 15
2.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Á 15
2.1.2.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 15
2.1.2.2 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức 16
2.1.2.3 Những thành tựu đạt được 17
2.1.2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân Hàng TPCP Nam Á 18
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á GĐ 2012 - 2014 20
Trang 92.3 Thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức 23
2.3.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức giai đoạn 2012 – 2014 23
2.3.2 Phân tích chất lượng tín dụng Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức 25
2.3.2.1 Các chỉ tiêu định lượng 25
2.3.2.2 Các chỉ tiêu định tính 32
2.3.3 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức giai đoạn 2012- 2014 33
2.3.3.1 Những kết quả đạt được 33
2.3.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 34
2.3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại 35
2.3.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 35
2.3.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 36
Chương 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM Á – CN THỦ ĐỨC 37
3.1 Định hướng của NH Nam Á trong thời gian tới 37
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới 38
3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt 38
3.2.1.1 Về chính sách lãi suất 38
3.2.1.2 Về phương thức cho vay 38
3.2.1.3 Thời hạn cho vay 38
3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 39
3.2.3 Xây dựng chiến lược về khách hàng 40
3.2.3.1 Giữ vững niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng 40
3.2.3.2 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng 41
3.2.4 Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý phân tích thông tin, nâng cao chất lượng công tác thẩm định 41
3.2.5 Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 42
3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 42
3.2.7 Chủ động ngăn ngừa những khoản nợ có thể dẫn tới nợ quá hạn và có những biện pháp xử lý thích hợp với những khoản nợ quá hạn 43
Trang 103.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 44
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nam Á 44
PHẦN KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 11Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, nó là hoạtđộng sinh lợi chủ yếu và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của cácNHTM, do đó nó có vị trí rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Chính vì vậyvấn đề tín dụng luôn được các ngân hàng quan tâm, tuy nhiên bên cạnh đó tín dụngcũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro Do vậy nâng cao chất lượng tín dụng là một tất yếukhách quan, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển NHTM.
Đất nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thịtrường định hướng XHCN, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà pháttriển thành nước công nghiệp năm 2020, vì thế chủ trương của Đảng ta trong giai đoạnhiện nay: Động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lựcngoài nước, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng củacác thành phần kinh tế, bảo đảm cho Doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Trong những năm qua, hoạt động của các NHTM còn nhiều yếu kém Chất lượng tíndụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn lớn, tình hình tài chính của một số NHTM khó khăn Một sốdoanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ những yếu kém bất cập, thành phần kinh tế phi Nhànước còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng, chưa đóng góp được nhiều vàotiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 12Tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức, hoạt động tín dụng luôn được quantâm phát triển và đã đạt được những kết quả tốt, tuy nhiên cũng còn có một số hạn chế.
Vì vậy khi thực tập tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức em đã quyết định
chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức” làm đề tài cho báo cáo tốt nghiệp của mình với mục đích nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu chất lượng tín dụng và hiện trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Nam Á – PDG Thủ Đức
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Nam Á – PDG Thủ Đức
3 Phương pháp nghiên cứu
Các Phương pháp được sử dụng trong đề tài:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu qua các năm để đánh giá và rút ra mối
quan hệ giữa các thành phần
- Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh: dựa vào mối liên hệ giữa các số
liệu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng cần phân tích
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: quan sát các cán bộ tín dụng thực
hiện các nghiệp vụ, và đưa ra những câu hỏi về những vấn đề mà mình chưa hiểu
rõ để được giải thích thêm
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PDG Thủ Đức
- Về thời gian: Chất lượng tín dụng Ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PDG Thủ Đức qua 3 năm
2012 – 2014
5 Nội dung nghiên cứu
Nội dung báo cáo gói gọn trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng
Trang 13PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Những vấn đề chung về tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng chokhách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định Trong đóngân hàng là định chế tài chính trung gian, vừa đóng vai trò người đi vay vừa đóng vaitrò người cho vay
Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các chủ thể khác trong nềnkinh tế hoặc phát hành các chứng chỉ tiền gửi : kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng để huyđộng vốn Còn với tư cách là người cho vay, ngân hàng cấp tín dụng cho các chủ thểkhác trong nền kinh tế bằng việc thiết lập các hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn,… từ đó,góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển
Sơ đồ 1 : Mô tả khái niệm tín dụng
Tổ chức, cá nhân (Đi vay)
Trang 14- Sự chuyển nhượng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng có kèm theo chi phíbao gồm: chi phí lãi vay là chủ yếu và các khoản phí khác (phí thẩm định hồ sơ, phícông chứng giấy tờ)
1.1.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng
Bản chất của tín dụng dựa trên lòng tin – sự hứa hẹn hoàn trả Lòng tin trong quan hệtín dụng được biểu hiện chủ yếu từ phía Ngân hàng với người đi vay, vì Ngân hàng phảichuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn từ mình sang khách hàng Và sự chuyểnnhượng này phải có 2 vấn đề đi kèm:
1.1.2.1 Thời hạn chuyển giao
Trong thời hạn này, khách hàng có thể sử dụng vốn của ngân hàng theo những mụcđích mình đã cam kết, và khi hết thời hạn này thì khách hàng phải trả lại vốn gốc chongân hàng
1.1.2.2 Chi phí sử dụng vốn
Theo sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, thì khách hàng phải trả cho ngânhàng một khoản tiền nữa (gọi là tiền lãi) vào định kỳ hoặc vào cuối thời hạn tùy theothỏa thuận, nó chính là chi phí mà người sử dụng vốn phải trả cho người cấp tín dụng
Trang 15Được thực hiện thông qua phân phối lại vốn Phân phối của tín dụng dựa trên cơ sở tựnguyện theo nguyên tắc hoàn trả và có hiệu quả Nội dung của chức năng này là huyđộng các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi, phân tán trong xã hội để cấp vốn cho những nơithiếu vốn Việc thu hồi vốn và lãi được thực hiện theo các điều khoản trong hợp đồng tíndụng.
1.1.3.2 Chức năng giám đốc
Kiểm soát các hoạt động kinh tế của tín dụng, có liên quan đến đặc điểm quyền sởhữu tách rời quyền sử dụng vốn đến mối quan hệ gữa người cho vay và người đi vay:Người có vốn cho vay luôn quan tâm đến sự an toàn của vốn, không những thế họ mongmuốn vốn của họ khi được sử dụng có khả năng sinh lời để họ có thể thu về thêm mộtkhoản lợi tức Muốn vậy, người cho vay phải am hiểu và kiểm soát hoạt động của người
đi vay, từ khâu xem xét tư cách pháp nhân người vay, tình hình vốn, mặt hàng sản xuấtkinh doanh cả về chất lượng và cả số lượng, khả năng trả nợ nói riêng và tình hình tàichính nói chung, quan hệ với các chủ nợ khác, … Sau khi xem xét tư cách pháp nhân đểcho vay, người cho vay còn phải kiểm soát việc sử dụng vốn cho vay có đúng mục đíchkhông, có hiệu quả không để điều chỉnh liều lượng vốn và để thu hồi vốn đúng hạn cókèm theo lợi tức của việc sử dụng vốn
1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo nhữngtiêu thức phân loại khác nhau:
1.1.4.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn tối đa 1 năm Mục đích của loại chovay này thường là nhằm vào việc đầu tư vào tài sản lưu động
- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời gian từ trên 1 năm đến 5 năm Mục đíchcủa loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định
Trang 16- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích của loại cho vaynày là nhằm tài trợ vào các dự án đầu tư.
1.1.4.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng như: vay mua nền nhà, vay muanhà, căn hộ chung cư, vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng, phát hành thẻ tín dụng, phục vụsản xuất kinh doanh – làm dịch vụ, đầu tư vàng, đầu tư chứng khoán, mua xe ô tô…
1.1.4.3 Căn cứ vào mưc độ tín nhiệm của ngân hàng
- Cho vay không có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố, bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đểquyết định cho vay
- Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại vay dựa trên cơ sở các tài sản để thế chấp, cầm
cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba
1.1.4.4 Căn cứ vào phương thức cho vay
- Cho vay từng lần, mỗi lần vay vốn KH và TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cầnthiết và kết hợp đồng tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏathuận một HMTD duy trì trong một khoảng thời gian nhất định
- Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho KH vay vốn để thực hiện các dự án đầu tưphát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cho vay đối với một dự án vay vốn hoặcphương án vay vốn của KH; trong đó, có một tổ chức làm đầu mối dàn xếp, phốihợp với các TCTD khác
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho
KH vay vốn trong phạm vi HMTD nhất định TCTD và KH thỏa thuận thời hạnhiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức chi trả cho hạn mức tín dụng dựphòng
Trang 17- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp thuậncho KH được sử dụng số vốn vay trong phạm vi HMTD để thanh toán tiền muahàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt làđại lý của TCTD.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng vănbản chấp thuận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của KH phùhợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toánqua các TC cung ứng dịch vụ thanh toán
1.1.4.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thờingười đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng
- Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại cáckhế ước hoặc chứng từ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là chiếtkhấu thương mại, bao thanh toán
1.1.4.6 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay
- Cho vay trả một lần khi đáo hạn
- Cho vay trả góp
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy thuộc vào khảnăng tài chính của khách hàng
1.1.4.7 Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Cho vay vốn lưu động: Là loại tín dụng hình thành vốn lưu động của các tổ chứckinh tế như nhu cầu tài sản lưu động trong đó chủ yếu là hàng tồn kho và cáckhoản phải thu
- Cho vay vốn cố định: Là loại tín dụng hình thành tài sản cố định Loại tín dụngđược dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mởrộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối vớiloại tín dụng này là trung và dài hạn
1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Trang 181.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Khái niệm “chất lượng” được hiểu là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hiệntượng; chất lượng sản phẩm là toàn bộ những đặc tính của sản phẩm thỏa mãn nhữngđòi hỏi nhất định, tương ứng với công dụng của nó
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàngcho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định
Tiếp cận khái niệm trên cơ sở đó ta có thể hiểu “Chất lượng tín dụng được hiểu làđảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời đáp ứng các yêu cầu hợp lýcủa khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội” Nói cách khác, chất lượng tíndụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng trong quátrình cạnh tranh để tồn tại
Chất lượng tín dụng là một chi tiêu tổng hợp, nó phản ánh mối quan hệ hai chiềugiữa người sử dụng sản phẩm (khách hàng) và người cung cấp sản phẩm (ngân hàng).Chính vì vậy, việc đánh giá chất lượng tín dụng đặc biệt quan trọng đối với NHTM
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ Nợ quá hạn (%)
Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = Nợ quá hạn Tổng dư nợ ×100
- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khảnăng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ củangân hàng đối với các khoản vay
- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụngtại ngân hàng
- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém,
và ngược lại
Tỷ lệ Nợ xấu
Trang 19Tỷlệ nợ xấu= Tổngnợ xấu Tổng dư nợ 100 %
- Tương tự như chỉ tiêu Tỷ lệ Nợ quá hạn, nhưng thông thường, Tỷ lệ Nợ xấu sẽ
nhỏ hơn Tỷ lệ nợ quá hạn (vì tổng nợ xấu nhỏ hơn tổng nợ quá hạn) Tỷ lệ nợ xấu
này phản ánh tổng nợ xấu chiếm bao nhiêu % trên tổng dư nợ Nếu chỉ tiêu này
qua các năm tăng lên chứng tỏ nợ xấu tăng lên hoặc tổng dư nợ cho vay giảm
xuống Tóm lại ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu thấp thì ngân hàng đó được đánh giá
là có nghiệp vụ tốt
- Thông thường tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt
động ngân hàng Tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%
(theo quyết định 13/2010 của NHNN)
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Hệ số CAR)
CAR= Vốn tự có
∑Tài sảncórủi ro quy đổi × 100 %
Trong đó:
∑Tài sảncó rủiro quy đổi=∑(Tài sảncó nộibảng × Hệ số rủi ro)+∑(Tài sảncó ngoạibảng × Hệ số chuyểnđổi × Hệ số rủiro)
Tất cả các Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trình tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức
tín dụng
Chỉ tiêu lãi treo
- Là tỷ lệ phần trăm giữa lãi treo và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất
định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm
- Lãi treo là số lãi phải thu nhưng chưa thu được của các khoản nợ được phân loại
vào nhóm 2,3,4,5
Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro
- Là tỷ lệ phần trăm giữa dự phòng rủi ro (DPRR) phải trích và tổng dư nợ của
NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm
- Tỷ lệ DPRR càng cao hay số tiền trích càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng
càng thấp và ngược lại
Trang 20 Vòng quay vốn tín dụng
- Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian
thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thìchứng tỏ khả năng xử dụng vốn của ngân hàng tốt
V òngquay v ố nt í n d ụng= Doanh số thunợ
D ư nợ bìnhquân
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính
Các nhóm chỉ tiêu định tính được thể hiện thông qua:
Tiêu chuẩn đáp ứng những nhu cầu của khách hàng :
- Thái độ đón tiếp lịch sự, phục vụ nhiệt tình chu đáo: cán bộ giao dịch biết cách cư
xử công bằng, bình đẳng giữa các loại khách hàng Ngoài ra còn phải biết lắngnghe ý kiến phản hồi của khách hàng, biết khắc phục, ứng xử khéo léo, linh hoạt
và làm hài lòng khách hàng
- Nhân viên Ngân hàng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để giảiđáp mọi thắc mắc cho khách hàng về việc vay vốn
- Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện
- Phục vụ khách hàng nhanh nhất có thể theo quy định
- Cung ứng đúng, đủ, kịp thời lượng tiền cho khách hàng theo đúng Hợp đồng tíndụng đã được ký kết giữa Ngân hàng và khách hàng
Tuân thủ các nguyên tắc căn bản và chung nhất về tín dụng Ngân hàng:
- Khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi theo thời hạn xác định đã ký kếttrong hợp đồng tín dụng
- Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích đã thỏa thuận với Ngânhàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của Ngânhàng cấp trên
Trang 21- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả, đảm bảo khảnăng trả nợ Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, Ngân hàng yêu cầu kháchhàng phải có tài sản đảm bảo.
- Việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc này vừa là điều kiện cần thiết, vừa là biểuhiện chất lượng tín dụng tốt
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM
1.3.1 Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng
1.3.1.1 Chính sách tín dụng của NHTM
Mỗi Ngân hàng cần phải có một chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện củariêng mình và thị trường Chính sách này đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúngquỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng Khi một chính sách tíndụng không phù hợp, dẫn đến chất lượng hoạt động tín dụng giảm sút Và ngược lại,chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năngsinh lời của hoạt động tín dụng
1.3.1.2 Quy mô, uy tín của NHTM
Quy mô và uy tín của Ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số và chấtlượng hoạt động cho vay đối với khách hàng Với những Ngân hàng có lượng vốn tự
có cao, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, thuận tiện về mặt địa lý cho người dân đếngiao dịch sẽ có cơ hội thành công cao trong việc mở rộng hoạt động cho vay Bêncạnh đó, uy tín của Ngân hàng cũng là một yếu tố đóng góp đáng kể vào việc tăngkhả năng thành công cho Ngân hàng do tâm lý của người dân khi đến vay tại Ngânhàng có uy tín cao thường an tâm hơn những ngân hàng khác
1.3.1.3 Tổ chức bộ máy của NHTM
Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đồng bộ và khoa học sẽ bảo đảm được sự phối hợpchặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, phòng ban trong Ngân hàng với nhau cũng nhưcác đơn vị kinh tế có liên quan, bảo đảm cho Ngân hàng hoạt động có thống nhất vàhiệu quả Qua đó đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, theo dõi quản lý cáckhoản cho vay, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động cho vay
1.3.1.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên NHTM
Trang 22Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đếnkhả năng hoạt động và sinh lời của mỗi Ngân hàng Đội ngũ cán bộ, nhân viên cótrình độ nghiệp vụ tốt, thái độ làm việc có trách nhiệm là một yêu cầu hàng đầu đốivới mỗi Ngân hàng và đặc biệt là đối với hoạt động cho vay Chất lượng nhân sự ởđây không chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn đến cả lương tâm, đạo đứcnghề nghiệp, tác phong và kỷ luật lao động của người cán bộ nhân viên Chất lượngcán bộ tín dụng tốt biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần tráchnhiệm và ý thức kỷ luật cao, điều này sẽ đóng góp phần nào giúp Ngân hàng bù đắpnhững hạn chế về công nghệ kỹ thuật, và còn là thế mạnh giúp Ngân hàng cạnh tranhvới các đối thủ có tiềm lực công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật tốt hơn.
1.3.1.5 Khả năng thu thập và xử lý thông tin
Đối với Ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động cho vay Ngân hàng nóiriêng, thông tin là cơ sở ra quyết định cho vay và theo dõi, giám sát khoản cho vayvới mục đích đảm bảo hiệu quả tín dụng Với những thông tin đầy đủ, chính xác, kịpthời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro, chất lượng tín dụng được nâng cao Ngay từ khitiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn, Ngân hàng phải cập nhật những thôngtin về khách hàng như năng lực pháp lí, uy tín, tính cách, năng lực tài chính…Sau đó
là các thông tin liên quan về dự án, thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm…Những thông tin này không chỉ đòi hỏi tính chính xác mà còn nhanh chóng kịp thời
để có thể đẩy nhanh tiến độ công việc Đây là một yếu tố tiên quyết đối với sự thànhbại của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay
1.3.1.6 Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay của NHTM
Là công cụ thực hiện kiểm tra các hoạt động tín dụng như quy trình sử dụng vốnvay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng Nhờ các thiết bị tin học hiệnđại mà các Ngân hàng có thể cập nhật thông tin, xử lí thông tin một cách nhanhchóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó quyết định việc cho vay đúng đắn Ngoài ra,các trang thiết bị tin học còn là một trong những phương tiện giúp ngân hàng đơngiản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho kháchhàng, giúp mở rộng tín dụng và nâng cao uy tín cho Ngân hàng
1.3.2 Nhân tố khách quan ngoài Ngân hàng
1.3.2.1 Nhân tố khách quan thuộc về môi trường kinh tế xã hội
Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.
Trang 23Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng tín dụng một cách hiệu quả Khinền kinh tế ổn định, đặc biệt là ổn định tiền tệ với các chỉ tiêu giá cả, lãi suất, lạmphát, sẽ làm yên tâm định chế tài chính cho vay vốn, các đối tượng vay vốn có thêmviệc làm, tăng thu nhập, yên tâm về sự ổn định trong thu nhập cũng như sự ổn địnhcủa chi phí đi vay, chi phí mua sắm, sửa chữa nhà cửa, và các hàng hóa, dịch vụkhác, do đó làm tăng các khoản vay của họ, đồng thời tạo điều kiện duy trì và pháttriển bền vững quan hệ hai chiều vay vốn và trả nợ
Ngược lại, khi kinh tế khủng hoảng hay điều kiện phát triển chậm chạp, nền kinh
tế vĩ mô bất ổn định, một mặt sẽ tác động gây hạn chế cấp tín dụng tiêu dùng của cáctrung gian tài chính Các khoản cho vay chịu tác động của những biến động trên thịtrường tài chính bất ổn có thể dẫn tới đổ vỡ tín dụng Những thay đổi tích cực trongkinh tế vĩ mô diễn ra quá nhanh cũng gây ra những xáo trộn nhất định Chẳng hạn tỷ
lệ lạm phát và lãi suất giảm quá nhanh cũng có thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ đối vớicác món vay với lãi suất dựa vào tỷ lệ lạm phát cao trước đó Tỷ giá hối đoái kémlinh hoạt, không phản ánh được sự biến động của kinh tế vĩ mô, làm méo mó nhữngtín hiệu giá cả bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng vàcác tổ chức tín dụng Mặt khác, kinh tế vĩ mô phát triển chập chạm hay bất ổn cũngkhiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, các chi phí biếnđộng, khó kiểm soát, do đó người tiêu dùng phải giảm các khoản vay của họ
Môi trường tự nhiên
Những rủi ro do tự nhiên gây ra là những rủi ro hoặc là khó tránh hoặc không thểtránh khỏi, luôn gây ra những thiệt hại nặng nề Lũ lụt, hỏa hoạn, động đất…gây táchại đến hoạt động sản xuất kinh doanh (hư hại cơ sở vật chất, phá hoại mùa màng…)
và gây cho con người hoặc thương tích hoặc tử vong Gặp phải những rủi ro trênkhiến khách hàng hoặc mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng, hoặc nợ trởthành nợ xấu, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của Ngân hàng
1.3.2.2 Nhân tố khách quan từ khách hàng
Chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao hay giảm sút, điều đó phụ thuộc vàoviệc các khoản vay có được sử dụng hiệu quả không? Có góp phần vào sự tăngtrưởng kinh tế xã hội không? Có được hoàn trả đúng thời hạn không? Điều này, ngoàiphía Ngân hàng còn phụ thuộc vào khách hàng (người đi vay)
Thiện chí từ phía khách hàng
Sự thiếu thiện chí của khách hàng vay vốn được biểu hiện trong quan hệ tín dụngđối với Ngân hàng như việc không cung cấp đầy đủ thông tin, đưa thông tin sai lệch,
Trang 24cố tính lừa đảo chiếm dụng vốn hay kinh doanh trái pháp luật, cố tình sử dụng vốnsai mục đích hay gián tiếp tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngânhàng Những hành vi cố ý này đều mang lại rủi ro và gây khó khăn cho Ngân hàngtrong hoạt động cho vay Vì thế, Ngân hàng thường hướng đến những khách hàng có
uy tín, bằng cách dựa trên mối quan hệ với khách hàng trong quá khứ hoặc từ cácnguồn thông tin khác với những khách hàng mới để đánh giá mức độ tin cậy và uy tíncủa khách hàng
Mức thu nhập, trình độ học vấn của khách hàng
Đây là hai nhân tố ảnh hưởng nhất đến quyết định vay vốn của khách hàng Nhữngngười có thu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm củamình Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu nhập chính có họcvấn cao cũng vậy Với họ, việc vay mượn được xem là một công cụ để đạt được mứcsống như mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong tình trạng khẩn cấp.Trong khi đó, đứng về phía Ngân hàng, thu nhập của khách hàng ảnh hưởng đến vấn
đề quyết định có cho vay hay không của Ngân hàng Bởi vì Ngân hàng khi cho vay sẽcăn cứ vào mức thu nhập trong tương lai của khách hàng, đó là nguồn thanh toánkhoản nợ cho Ngân hàng Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốncủa khách hàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển hoạt động cho vaycủa Ngân hàng Khách hàng vay cần có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợcho Ngân hàng và đặc biệt là cần có thiện chí trả nợ một cách đúng hạn và đầy đủ
Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng
Khách hàng có đáp ứng được các điều kiện như Ngân hàng đã quy định hay không?Các điều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
và sử dụng hợp pháp tài sản …Nếu Ngân hàng xét thấy khách hàng không thể hoặckhông đủ khả năng đáp ứng thì sẽ không cấp vốn hoặc trong quá trình cho vay phátsinh những vấn đề tiêu cực thì Ngân hàng có thể ngừng giải ngân Chính vì thế màkhả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tín dụng sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng
Chương 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG NAM Á – PGD THỦ ĐỨC
Trang 252.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Á
Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á
Tên giao dịch Quốc tế:Nam A Comercial Join Stock Bank
Tên viết tắt: Nam A Bank
- Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một
trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháplệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đangtiến hành đổi mới kinh tế Qua 18 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ khoahọc kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đờisống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngàycàng được nâng cao
- Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á chỉ có 3 chi nhánh với số vốn
điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên Đến nay, qua những chặng đườngphấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớnmạnh, có mạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước So với năm
1992, vốn điều lệ hiện nay tăng gấp 600 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp
20 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoàinước, có năng lực chuyên môn cao
Trang 26- Những năm gần đây, Ngân hàng Nam Á được biết đến là một tròng những Ngân
hàng TMCP phát triển ổn định, bền vững, có chất lượng tín dụng thuộc loại tốt
và được NHNN đánh giá xếp loại A trong nhiều năm liền Ngân hàng Nam Á làmột trong số ít Ngân hàng tại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới chọn để thựchiện dự án Tài chính Nông thôn II từ năm 2002
- Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng Nam Á là phấn đấu thành một trong các ngân
hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc an toàn vàhiệu quả, trở thành một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước vàkhông ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội
- Bước vào giai đoạn mới, toàn ngành Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội pháttriển Với mục tiêu phấn đấu giữ vững là một trong những Ngân hàng TMCPmạnh tại Việt Nam, Ngân hàng Nam Á đang xây dựng chiến lược “Phát triểnmạnh mẽ nguồn nhân lực” Phần lớn cán bộ nhân viên của Ngân hàng Nam Áđược đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những kỹ năng vàtrình độ chuyên môn cần thiết, cam kết phục vụ hài lòng khách hàng, trung thựctrong giao dịch và đoàn kết vì mục tiêu chung của Ngân hàng
- Cùng với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, với phương châm luôn cung cấp
“Giá trị vượt thời gian”, Ngân hàng tập chung nâng cao năng lực tài chính, đầu
tư phát triển công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa phù hợp với công nghệNgân hàng trong khu vực và thế giới, mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóacác sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đòng thời chu trọng việc tang cường kiểm trakiểm soát nội bộ, tạo an toàn trong hoạt động, quảng bá rộng rãi thương hiệuNgân hàng Nam Á, tiếp tục là người bạn đồng hành của doanh nghiệp, các tiểuthương, các hộ gia đình và cá nhân để cùng nhau phát triển
2.1.2.2 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Thủ Đức.
- Trong những tháng đầu năm, bên cạnh việc tập trung nguồn lực vào việc củng
cố, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động chủ yếu là hoạt động dịch vụ ngânhàng, hướng tới chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn và bềnvững của Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Nam Á tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh,duy trì nhịp độ trên tất cả các mảng kinh doanh
- Nằm trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh, ngày 07/12/2005 Ngânhàng TMCP Nam Á đã chính thức khai trương chi nhánh cấp II Thủ Đức tại địachỉ số 733 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh,cùng với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, sáng tạo và nhiệt tình
- Chi nhánh đã và đang áp dụng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng có chấtlượng cao tới các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và đông đảo tầng lớp dân cư
Trang 27trên địa bàn: Mở tài khoản, tiết kiệm, chi trả kiều hối, thanh toán Séc du lịch, thuđổi ngoại tệ… Và trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tăng cường tiếp thị, quảng cáocác sản phẩm, dịch vụ đến các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp Đồng thời mởrộng việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty liên doanh, các
hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2.1.2.3 Những thành tựu đạt được
Thành tựu đạt được
2006 - Ngân hàng Nam Á là Ngân hàng nổi tiếng tại Việt Nam.
- Giấy chứng nhận danh hiệu: Ngân hàng Nam Á – Nam A
Bank đạt “Nhãn hiệu Cạnh tranh quốc gia”
- Cúp Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank đạt danh hiệu:
“Nhãn hiệu Cạnh tranh quốc gia” 2006
2007 - Giấy chứng nhận của Bộ Công Thương: Ngân hàng TMCP
Nam Á – Nam A Bank đạt giải thưởng “Thương mại Dịch
vụ 2007” – Top Trade Services 2007
- Giấy chứng nhận: Ngân hàng TMCP Nam Á – Nam A
Bank nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất năm2007
- Bằng khen của Bộ Công Thương: Ngân hàng Nam Á –
Nam A Bank đạt giải thưởng “Thương Hiệu vàng – GoldenBrand Awards”
- Giấy chứng nhận danh hiệu: Ngân hàng Nam Á – Nam A
Bank “Nhãn hiệu nổi tiếng”
2008 - Giấy chứng nhận: Ngân hàng TMCP Nam Á – Nam Á
Bank đạt danh hiệu Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hàilòng nhất năm 2008
- Giấy chứng nhận: Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank đạt
giải thưởng “Thương hiệu vàng – Golden Brand Awards”năm 2008
- Giấy chứng nhận: Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank nằm
trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất năm 2008
2009 - Giấy chứng nhận Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank đạt
danh hiệu Doanh nghiệp Việt Nam Vàng năm 2009
- Cúp vàng Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank đạt danh hiệu
“Doanh nghiệp Việt Nam Vàng năm 2009”
2010 - Cúp Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn
hiệu cạnh tranh năm 2010
- Giấy chứng nhận Ngân hàng Nam Á – Nam Á Bank đạt
danh hiệu nổi tiếng năm 2010
Trang 28- Cúp vàng Ngân hàng Nam Á - Nam A Bank đạt danh hiệu
“Nhãn hiệu nổi tiếng”
- Giấy chứng nhận: Ngân hàng TMCP Nam Á nằm trong
bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhấtViệt Nam năm 2010
- Cúp Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank đạt danh hiệu
Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2010
2011 - Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank nhận bằng khen của
Chủ Tịch Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng
- Ngân hàng Nam Á nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính
Phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng
- Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank nhận Bằng khen của
Hội Khuyến Học Việt Nam
2012 - Cúp Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn
hiệu nổi tiếng 2012
- Cúp Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn
hiệu cạnh tranh Việt Nam 2012
- Bằng khen: Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh trao
tặng “Ngân hàng TMCP Nam Á đã có thành tích xuất sắcnhiệm vụ liên tục nhiều năm góp phần tích cực phong tràothi đua của Thành phố”
2013 - Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank nhận chứng chỉ đạt tiêu
chuẩn: ISO/IEC 27001:2005 năm 2013
- Cúp Ngân hàng Nam Á – Nam A Bank đạt danh hiệu:
“Thương hiệu nổi tiếng Asean – Asean well-known Brand”2013
- “Tập thể lao động xuất sắc 2013” do Ngân hàng nhà nước
trao tặng
- “Doanh nghiệp mạnh và phát triển bền vững”
- “Doanh nghiệp sao vàng”
2014 - Nam A Bank đoạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt
Nam 2014” của Bộ Công Thương
2.1.2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân Hàng TPCP Nam Á
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHTMCP Nam Á