TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

131 1.5K 1
TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI VĂN TỈNH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LĨNH HỘI CHUẨN KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Viết Thụ VINH - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ Bùi Văn Tỉnh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Vinh, phòng Đào tạo Sau Đại học. Quý thầy cô trong Tổ Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử, Khoa Lịch sử - trường Đại học Vinh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và giáo viên bộ môn Lịch sử các trường: Trung học phổ thông Trần Khai Nguyên, Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Thọ, Trung học phổ thông Nam Sài Gòn, Trung học phổ thông Sương Nguyệt Anh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm phạm. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Trần Viết Thụ đã trực tiếp giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình phạm phức tạp vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Như chúng ta biết, lịch sửhội loài người nói chung, lịch sử mỗi dân tộc nói riêng diễn ra hết sức đa dạng, phong phú với vô số sự kiện. Ngay trong một sự kiện lịch sử cũng bao hàm nhiều biến cố với các mối liên hệ chồng chéo và rất phức tạp. Nhưng trong một thời lượng ngắn của một tiết học (45 phút) và tùy thuộc vào đặc điểm tâm lý, năng lực trí tuệ của học sinh thì giáo viên phải biết lựa chọn những sự kiện tiêu biểu nhất, những kiến thức cơ bản nhất để cung cấp cho học sinh. Hiệu quả của một bài học lịch sử phụ thuộc rất nhiều đến sự lựa chọn này của giáo viên. Trong thực tế có nhiều giáo viên không xác định được đâu là kiến thức cơ bản, kiến thức cần thiết. Vì vậy, họ đã truyền thụ tất cả những kiến thức trong sách giáo khoa khiến cho học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Đó là chưa kể đến những kiến thức của các môn học khác đang đè nặng lên các em. Đồng thời, nền kinh tế thị trường cùng với xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ thì xã hội, gia đình cũng như bản thân các em thường xem lịch sử là môn học phụ. Từ những quan niệm trên đã đưa tới một thực tế đang diễn ra là học sinh hiểu, biết rất mơ hồ về lịch sử của dân tộc, không nắm được những kiến thức cơ bản. Điều này được phản ánh rõ nhất qua kết quả của những kỳ thi đại học những năm gần đây. “Điểm bình quân môn Sử trong kỳ thi Đại học 2006 là 1.90, năm 2007 là 2.09, năm 2008 có khá hơn nhưng cũng chỉ 2.39. Trong số 107.000 bài thi khối C trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2007 được thống kê, chỉ có 9.23% bài thi có điểm trên 5, trong khi có đến 21.3% bài thi bị 0 điểm hoặc 0.5 điểm” [47]. Mới đây nhất kết quả tuyển sinh Đại học năm 2011 lại một lần nữa dấy lên những hồi 2 chuông báo động về thực trạng dạyhọc lịch sử hiện nay. Hầu hết các trường, tỷ lệ thí sinh đạt điểm thi môn Lịch sử trung bình trở lên chỉ chiếm từ (0.3 - 5%). Ở một số trường địa phương thì kết quả tuyển sinh còn thấp hơn nhiều, ví dụ trường Đại học Tiền Giang, hơn 98% thí sinh có điểm thi môn Sử dưới trung bình. Trường có 253 thí sinh dự thi khối C nhưng chỉ có 5 thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên, môn Lịch sử chiếm 1.97%, trong đó thí sinh đạt điểm môn Sử cao nhất chỉ là 5.25 điểm. Thậm chí tại trường Đại học Quảng Nam, có đến 99% thí sinh có điểm thi môn Sử dưới trung bình. Trong số 9000 thí sinh dự thi khối C thì thí sinh đạt 5 điểm chưa đến 10 học sinh [48]. Hay trong một phóng sự do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện vào đầu tháng 10 năm 2006, khi phóng viên phỏng vấn 5 học sinh Trung học phổ thông về bức tượng Lý Thái Tổ (cạnh hồ Hoàn Kiếm), thì kết quả chỉ có 1 em trả lời đúng, 2 em không biết và 2 em trả lời sai. Lần khác, khi được hỏi Quốc hiệu “Việt Nam” bắt đầu từ khi nào thì phần lớn các em không biết. Trong khi khách du lịch quốc tế đến tham quan đất nước ta có nhiều hiểu biết về lịch sử Việt Nam thì chính con em chúng ta, những chủ nhân đất nước Việt Nam thế kỷ XXI lại không biết và cũng chẳng mấy quan tâm. Qua thực tế trên ta thấy điều quan trọng đầu tiên của một giáo viên nói chung và giáo viên dạy lịch sử nói riêng thì họ cần phải xác định được họ “dạy cái gì” cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Điều này nghe qua tưởng như đơn giản nhưng thực tế lại rất quan trọng, nếu giáo viên không làm được việc này, họ sẽ đưa học sinh của mình “lạc” vào muôn vàn các sự kiện mà không tìm được lối ra. Để giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc xác định mục tiêu dạy học của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng” đối với tất cả các môn học. Qua đó, để đảm bảo việc dạy học, kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, 3 phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh, không làm quá tải nội dung dạy học, giúp học sinh thuận lợi trong việc tự học, tự kiểm tra, đánh giá để nắm vững kiến thức, kỹ năng. Mặt khác, tài liệu này cũng giúp cho giáo viên khai thác tốt hơn sách giáo khoa và sử dụng thêm những nguồn tài liệu khác làm cho bài giảng của mình trở nên sinh động và hấp dẫn hơn nhưng vẫn bám sát nội dung chương trình. Tuy nhiên, phải hiểu thế nào cho đúng về Chuẩn kiến thức, làm thế nào để tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam nói chung và phần lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 12 Trung học phổ thông nói riêng lại không phải là vấn đề dễ thực hiện. Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tôi xây dựng đề tài: “Tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức trong dạy học Lịch sử Việt Namlớp 12 trường Trung học phổ thông” (Chương trình Chuẩn) làm Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mong muốn tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sửtrường phổ thông là vấn đề chung của những nhà giáo dục - đào tạo và nhiều tổ chức, ban ngành có liên quan. Việc xây dựng chuẩn kiến thức và kỹ năng trong dạy học lịch sửtrường phổ thông cũng là một trong những việc làm như vậy. Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi thấy nổi lên những công trình trong và ngoài nước tiêu biểu như: 2.1 Trong nước Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Lịch sử” của GS. Phan Ngọc Liên, PGS. Trần Văn Trị (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004), khi đề cập tới các nguyên tắc xây dựng chương trình lịch sử cải cách giáo dục, các tác giả cũng đặc biệt nhấn mạnh về việc xác định kiến thức “cơ bản” của môn học. “Nói đến cơ bản thực chất là nói đến sự lựa chọn … Trong dạy học lịch sử, cái cơ bản có hai mặt. Một mặt đó là những nội dung cốt lõi, thiết yếu của khoa học 4 lịch sử mà nhờ nó, học sinh có thể hình dung được lịch sử đã diễn ra như thế nào. Mặt khác, những nội dung đó cần phải có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh”. Trong cuốn giáo trình: “Phương pháp dạy học lịch sử”, Tập I (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009) do GS. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), các tác giả cũng đã đề cập và phân tích cụ thể quan niệm về chuẩn kiến thức, kỹ năng, những kiến thức cơ bản, những căn cứ cũng như những nguyên tắc để xác định trình độ chuẩn kiến thức lịch sử, nội dung các kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa. “Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006) đã làm rõ những vấn đề: mục tiêu, nội dung dạy học bộ môn theo từng lớp, mức độ chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, việc vận dụng chương trình theo vùng, miền, đối tượng học sinh. Đồng thời, trong tài liệu này còn đi sâu xác định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt qua khóa trình lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12. Đây là tài liệu rất quan trọng, đặt cơ sở cho việc xác định và thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học lịch sửtrường phổ thông góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Công trình nghiên cứu “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sửtrường phổ thông” (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2008) của PGS.TS Nguyễn Thị Côi đã giành nhiều tâm huyết để làm rõ vấn đề con đường, biện pháp phạm nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học lịch sử nói chung và bài học lịch sử nói riêng. Đối với bài học lịch sử thì hiệu quả ấy được đánh giá qua các mặt: kiến thức, giáo dục và phát triển. Tác giả Nguyễn Quốc Pháp trong luận văn Thạc sĩ “Các biện pháp thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh tỉnh Sơn La trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 10 Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)” (Trường 5 Đại học phạm Hà Nội, 2009), đã giành nhiều thời gian đi sâu làm rõ những quan niệm về Chuẩn kiến thức, đồng thời xây dựng một số biện pháp thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh của tỉnh Sơn La (vận dụng vào phần Lịch sử thế giới lớp 10, chương trình Chuẩn) để góp phần nâng cao chất luợng dạy học lịch sử lớp 10 đặc biệt là phần lịch sử thế giới. Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử lớp 12”( NXB Giáo dục Việt Nam, 2009). Tài liệu này đã trình bày tương đối đầy đủ về Chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đồng thời tài liệu còn đề cập đến việc hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử lớp 12. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng cho giáo viên trong việc tiếp cận và thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng vào dạy học lịch sử góp phần giảm bớt gánh nặng cho giáo viên, học sinh trong việc học tập lịch sử . Không chỉ giúp giáo viên định hướng kiến thức trong giảng dạy mà tài liệu này còn trình bày tương đối rõ những yêu cầu cần đạt về mặt kỹ năng. Qua đó, giúp học sinh hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thông qua học tập bộ môn. Tác giả Chu Thị Hưng trong luận văn Thạc sĩ “Tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) (Trường Đại học Huế, 2010) đã trình bày tương đối đầy đủ về các quan niệm về Chuẩn kiến thức, kỹ năng, cách xác định về Chuẩn kiến thức kỹ năng trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10, các biện pháp tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường Trung học phổ thông. Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên còn có những bài viết đăng trên Tạp chí Giáo dục như: “Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông”, “Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học” của PGS.TS Đỗ Đình Hoan, “Làm thế nào để 6 nắm chắc kiến thức lịch sửtrường phổ thông” của GS.TS Nguyễn Thị Côi, “Dạy học giúp học sinh nắm được kiến thức và kỹ năng một cách vững chắc” của TS. Nguyễn Gia Cầu…Những bài viết trên đã góp phần làm rõ phương thức thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng vào dạy học lịch sử qua đó, định hướng cho giáo viên những phương pháp phù hợp góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Bên cạnh đó, vấn đề Chuẩn kiến thức trong dạy họctrường phổ thông đã được pháp chế hóa thông qua: Luật giáo dục (2005) quy định “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả của giáo dục đối với các môn học mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo”. Về hình thức, biện pháp tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức có các công trình nghiên cứu như tổ chức học sinh làm việc với sách giáo khoa và các loại tài liệu học tập, tổ chức học sinh khai thác đồ dùng trực quan, câu hỏi, hệ thống câu hỏi, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm… Trong đó, có những công trình đề cập đến cả về lý luận chung cũng như nghiên cứu áp dụng dạy học trong các chuyên ngành, các môn học khác nhau, trong đó có môn Lịch sử. Những kết quả nghiên cứu nêu trên được tôi tham khảo khi giải quyết những nhiệm vụ do đề tài đặt ra. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu lý luận về hình thức hay biện pháp mà chỉ tập trung nghiên cứu việc vận dụng các hình thức, biện pháp để tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn) 2.2 Ngoài nước 7

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:04

Hình ảnh liên quan

Quy mô Lượng lượng tham gia Hình thức đấu tranh Phong   trào  - TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

uy.

mô Lượng lượng tham gia Hình thức đấu tranh Phong trào Xem tại trang 55 của tài liệu.
Ngoài những đổi mới về quan niệm và cách thức biên soạn, hình thức của sách giáo khoa cũng có những thay đổi rất tích cực: chất lượng giấy in  trắng đẹp hơn, số lượng hình ảnh nhiều hơn và chất lượng tốt hơn - TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

go.

ài những đổi mới về quan niệm và cách thức biên soạn, hình thức của sách giáo khoa cũng có những thay đổi rất tích cực: chất lượng giấy in trắng đẹp hơn, số lượng hình ảnh nhiều hơn và chất lượng tốt hơn Xem tại trang 70 của tài liệu.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA - Bảng thống kê kết quả điều tra Giáo viên  - TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Bảng th.

ống kê kết quả điều tra Giáo viên Xem tại trang 112 của tài liệu.
- Bảng thống kê kết quả điều tra Học sinh - TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Bảng th.

ống kê kết quả điều tra Học sinh Xem tại trang 113 của tài liệu.
Hình 78. Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng miền  Nam. - TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Hình 78..

Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam Xem tại trang 119 của tài liệu.
Tác động lớn đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ to  lớn   đối   với   phong   trào   giải  phóng dân tộc trên thế giới. - TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

c.

động lớn đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Xem tại trang 125 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan