Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
389,57 KB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới nhận thấy rằng, họ chỉ có thể vượt qua những thách thức của thời đại nếu xây dựng, phát triển được một hệ thống giáo dục tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, cải cách giáo dục là vấn đề mang tính toàn cầu, là yêu cầu cấp thiết của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đ òi hỏi giáo dục phổ thông phải đổi mới đồng bộ hơn, góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện. Cùng với các bộ môn khoa học khác, môn Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Nó cung cấp cho học sinh (HS) kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, hình thành lòng tự tôn, tự hào dân tộc, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh để các em tham gia tích cực vào thị trường lao động trong nước, quốc tế. Miền núi phía Bắc Việt Nam là phên dậu phía Bắc của Tổ quốc, là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, các tỉnh miền núi phía Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Vì vậy, việc tăng cường giáo dục lịch sử Việt Nam cho HS trường trung học phổ thông (THPT) các t ỉnh miền núi phía Bắc là vấn đề cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Chính những trang vàng của lịch sử Việt Nam từ cội nguồn đến nay có giá trị to lớn trong việc giáo dục HS truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha; giúp các em xác định được trách nhiệm của mình trong học tập rèn luyện, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc. Đáp ứng y êu cầu đổi mới giáo dục, những năm gần đây giáo viên (GV) b ộ môn Lịch sử ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc đã tích cực đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Song hiệu quả dạy học lịch sử (DHLS) vẫn còn thấp. Các bài học lịch sử (BHLS) vẫn được tiến hành theo lối mòn cũ, thầy đọc, trò chép nói lại những điều trong sách giáo khoa (SGK). Đa số HS vẫn học tập thụ động, ghi nhớ bài học máy móc, gặp nhiều khó khăn khi vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tế. Những vấn đề lí luận và thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam ở trường phổ thông nói chung, trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc miền Bắc nói riêng. Xuất phát từ lí do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc” làm đề tài luận án tiến sĩ Giáo dục học, chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học 2 (PPDH) L ịch sử. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu quả bài học nói chung, hiệu quả BHLS Việt Nam nói riêng. Lu ận án không đi sâu tìm hiểu tất cả các hình thức tổ chức DHLS ở trường phổ thông m à chỉ tập trung xác định mức độ nội dung kiến thức, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học trong nội khóa có khả năng nâng cao hiệu quả bài học và đi sâu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 qua bài nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. Các bi ện pháp sư phạm đề xuất trong luận án nhắm vào đối tượng dạy học là HS lớp 12 trường THPT ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra thực tế DHLS Việt Nam lớp 12 tại nhiều trường THPT ở những vùng miền khác nhau của các tỉnh miền núi phía Bắc. Chúng tôi đã chọn 9 trường THPT để thực nghiệm sư phạm (TNSP) toàn phần các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả BHLS ở trường THPT, đề tài xác định mức độ nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử để l àm rõ những vấn đề lí luận về nâng cao hiệu quả bài học trong DHLS ở trường THPT. Khảo sát, điều tra thực tiễn DHLS nói chung, DHLS Việt Nam lớp 12 nói riêng ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. Tìm hiểu chương trình, SGK (phần lịch sử Việt Nam lớp 12 – chương trình chuẩn), xác định mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái độ), mức độ nội 3 dung ki ến thức, hình thức tổ chức dạy học trong DHLS Việt Nam lớp 12. Đề xuất biện pháp sư phạm để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên l ớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. Thiết kế kế hoạch một số bài học và TNSP toàn phần để kiểm chứng các biện pháp sư phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp sư phạm được tiến hành trong luận án. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về nhận thức và giáo dục; quan điểm đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp các công trình của các nhà tâm lý - giáo d ục, giáo dục lịch sử và những tài liệu lịch sử có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu nội dung chương trình, SGK, xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng phần lịch sử Việt Nam lớp 12, đề xuất biện pháp sư phạm để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. * Nghiên c ứu thực tiễn: Điều tra thực tế phổ thông để thấy được thực tiễn DHLS Việt Nam ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. * TNSP từng phần và toàn phần ở một số trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc để khẳng định tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường THPT miền núi phía Bắc mà tác gi ả đề xuất. * Sử dụng phương pháp thống kê toán học và các thành tựu của công nghệ thông tin để xử lý kết quả thực nghiệm. 5. Giả thuyết khoa học Chúng tôi cho rằng, trong quá trình DHLS Việt Nam ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc nếu GV vận dụng những biện pháp sư phạm như luận án đề xuất phù hợp với hoạt động nhận thức, nội dung và đặc trưng môn học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS miền núi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. 6. Đóng góp của luận án Góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam nói chung, lớp 12 nói riêng ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. Cung cấp thêm những số liệu điều tra, khảo sát về DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. Đánh giá đúng thực trạng việc 4 DHLS Vi ệt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay. Xác định được mức độ nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận, PPDH bộ môn về hiệu quả BHLS nói chung, nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Nghiên c ứu của đề tài này góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng thời, đây sẽ l à nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học ngành Sư phạm Lịch sử. 8. Cấu trúc luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lí luận v à thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc Chương 3: Xác định mức độ nội dung kiến thức và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc Chương 4: B iện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên l ớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc – Thực nghiệm sư phạm Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả nước ngoài 1.1.1. Trong lĩnh vực giáo dục học, tâm lí học Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nâng cao hiệu quả bài học luôn là mối quan tâm hàng đầu của GV và các nhà khoa học giáo dục trên thế giới. Các công trình nghiên cứu của I.A.Cairốp, V.P.Xtơrôzicôzin, B.P.Êxipôp, N.V.Savin, I.A.Ilina, M.A.Đanilốp,… đã nhấn mạnh: bài lên lớp là một hình th ức cơ bản của việc tổ chức quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông. Bài lên lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dưỡng, giáo dục, phát triển HS. Để nâng cao hiệu quả b ài lên lớp, ngoài việc phải xác định đúng mục đích dạy học, lựa chọn nội dung kiến thức cơ bản, PPDH thích hợp, GV phải biết tổ chức hợp lí giờ học, phải chú ý phát huy tính tích cực độc lập nhận thức của HS. 5 Bước sang đầu thế kỉ XXI, các nước trên thế giới đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới chương trình, SGK, PPDH, Vì vậy, lí luận về vấn đề nâng cao hiệu quả bài học ở trường phổ thông được bổ sung phong phú và sâu sắc hơn. Trên cơ sở nghiên cứu, phát triển các lí thuyết dạy học, các nhà khoa học giáo dục trên thế giới đã đề xuất nhiều PPDH mới để góp phần nâng cao hiệu quả bài học ở trường phổ thông. Trong công trình “Ph ương pháp dạy học” (Bản tiếng Anh: Method for teaching, 2002) các tác gi ả David A.Jacobsen, Paul Eggen, Donald Kauchak đã tập trung phân tích các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Bộ sách đổi mới PPDH của Hoa K ì (được dịch ra tiếng Việt) có nhiều cách tiếp cận mới về vấn đề đổi mới PPDH để góp phần nâng cao hi ệu quả bài học. Các tác giả Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock của cuốn “Các PPDH hiệu quả” (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà N ội, 2011; bản dịch tiếng Việt: Nguyễn Hồng Vân) đã giới thiệu một số PPDH để phát huy cao độ khả năng học tập của HS. Trong mỗi PPDH đó, đ ã ch ỉ ra cho GV những cách làm cụ thể để thực hiện công tác giảng dạy hiệu quả nhất. 1.1.2 Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử Các nhà khoa học giáo dục lịch sử nước ngoài (N.G. Đairi, F.P. Korovkin, А.Г.Колоскова, Terry Haydn,… ) đã phân tích những cơ sở lí luận định hướng việc lựa chọn các biện pháp để nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông; cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho việc cải tiến phương pháp, hình thức tổ chức BHLS ở trường phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong nước 1.2.1. Trong lĩnh vực giáo dục học, tâm lí học Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc thành tựu lí luận dạy học của Liên Xô (trước đây) và một số nước trên thế giới, lí luận về bài học sớm được các nhà khoa học giáo dục Việt Nam nghiên cứu và đề cập trong các giáo trình Giáo dục học. Trong những năm gần đây, các nhà giáo dục học, tâm lí học Việt Nam đ ã quan tâm đến những cơ sở khoa học của việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, nâng cao hiệu quả bài học nói riêng. Các công trình nghiên c ứu có những cách tiếp cận khác nhau, song chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết về nhận thức và lý thuyết kiến tạo để phân tích quá trình nhận thức của HS. Từ đó, các nhà khoa học giáo dục đã khẳng định, việc học tập là quá trình ki ến tạo kiến thức, là quá trình tương tác trong môi trường đa dạng giữa 6 HS v ới nội dung dạy học, giữa HS với GV cũng như giữa HS với nhau. Vì v ậy, để nâng cao hiệu quả bài học, môi trường học tập cần được khuyến khích tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của HS. 1.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử Giáo trình “PPDH Lịch sử” đã đề cập đến những vấn đề chung về BHLS, các yêu cầu, biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình học tập để nâng cao hiệu quả BHLS. Các công trình nghiên cứu của Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Kiều Thế Hưng, đã đi sâu phân tích bản chất quá trình DHLS, ch ỉ ra các biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông. Hoạt động nghiên cứu đi tìm giải pháp nâng cao hiệu quả BHLS còn được thể hiện ở nhiều hội thảo khoa học, trong các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành, trong các luận văn cao học, luận án tiến sĩ. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề bài học, nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông đã phát triển theo hướng ngày càng hoàn thi ện hơn cả về nội dung nghiên cứu lẫn quy trình, phương pháp nghiên cứu, tiếp cận gần hơn với trình độ phát triển của khoa học giáo dục trên th ế giới. Trên cơ sở đó, góp phần trang bị cho GV phổ thông những vấn đề lí luận cơ bản trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam ở trường THPT. * Những vấn đề các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử đã giải quyết Tuy còn những quan điểm khác nhau, song phần lớn các công trình nghiên c ứu giáo dục của các nhà khoa học giáo dục, giáo dục lịch sử trên thế giới, trong nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc tìm hiểu, cải tiến bài lên l ớp và đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau: - Khẳng định bài học - bài lên lớp là hình thức dạy học chủ yếu ở trường phổ thông . Nâng cao hiệu quả bài học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường phổ thông; - Cung c ấp số liệu điều tra thực tiễn việc dạy học nói chung, DHLS nói riêng ở trường THPT hiện nay; - Xác định được cơ sở lí luận quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả bài h ọc nói chung, nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông nói riêng. Nh ững vấn đề các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử đã giải quyết ở trên là nh ững vấn đề có ý nghĩa quan trọng mà luận án kế thừa để làm cơ sở lí luận đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. 1.3. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi 7 trước, luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. - Đánh giá về thực trạng DHLS nói chung, DHLS Việt Nam lớp 12 nói riêng ở trường THPT miền núi phía Bắc dựa trên kết quả điều tra. Từ đó, chỉ rõ những vấn đề của thực tiễn đặt ra cần giải quyết. - Phân tích những yêu cầu của đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH hiện nay và đề xuất những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. - Tìm hiểu chương trình lịch sử Việt Nam (chương trình chuẩn), xác định mục ti êu, nội dung cơ bản của khoá trình lịch sử Việt Nam lớp 12; lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học và cách thức triển khai phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra. - Đề xuất các biện pháp sư phạm và tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định mức độ hiệu quả của các biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường THPT miền núi phía Bắc. Chương 2 CƠ SỞ L Í LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BHLS VIỆT NAM LỚP 12 TRƯỜNG THPT CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC 2.1. Cơ sở l í luận 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Trên cơ sở nghiên cứu những quan niệm của các nhà giáo dục trong và ngoài nước, trong luận án chúng tôi đ ã đưa ra quan niệm của mình về một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài, như: bài học, BHLS, hiệu quả BHLS ở trường phổ thông, nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông. 2.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề nâng cao hiệu quả BHLS nói chung, BHLS Việt Nam lớp 12 nói riêng ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc 2.1.2.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Sự phát triển của xã hội hiện đại đặt ra vấn đề cấp thiết là phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện của quá trình dạy học ở trường phổ thông nhằm đào tạo những con người có phẩm chất, năng lực đáp ứng ng ày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Do đó, phải chú trọng nâng cao hiệu quả từng khóa trình, từng BHLS cụ thể để hình thành v ề kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tăng cường bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, góp phần phát triển toàn diện HS. 8 2.1.2.2. Yêu cầu của công cuộc đổi mới và mục tiêu giáo dục bộ môn Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, mô hình giáo dục “hàn lâm kinh vi ện” chú trọng việc truyền thụ những kiến thức lý thuyết, xa rời thực tiễn không còn thích hợp. Giáo dục cần đổi mới toàn diện để đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội và thị trường lao động. Trong đó, đổi mới giáo dục phổ thông càng có vai trò quan trọng nhằm giáo dục HS phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của m ình góp phần tích cực vào công việc này. 2.1.2.3. Đặc trưng của kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 12 được dạy học ở trường THPT nói chung, trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc nói ri êng Kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 12 được dạy học ở trường THPT phản ánh những sự kiện lịch sử đã xảy ra, mang tính quá khứ, cụ thể, không lặp lại; có tính toàn diện, tính hệ thống và tính thống nhất giữa sử và luận giống các khoá trình lịch sử khác. Tuy nhiên, nó có những đặc trưng riêng: - Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 12 được trình bày cụ thể hơn so với lớp 10 và lớp 11. Vì vậy, trong quá trình tiến hành BHLS cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi, thảo luận nhiều hơn, biết dựa vào những sự kiện lịch sử cụ thể, chính xác, đáng tin cậy để phân tích, so sánh, giải thích, đánh giá, trình bày suy nghĩ của mình v ề các sự kiện, nhân vật lịch sử đó. Hơn nữa, trên cơ sở phân tích các sự kiện lịch sử cụ thể, GV cố gắng bồi dưỡng cho HS một số thao tác tư duy cơ bản, từ đó đi tới khái quát những vấn đề lịch sử để hiểu lịch sử dân tộc sâu sắc, rút ra nh ững BHLS cần thiết cho từng thời kì. - Ki ến thức lịch sử Việt Nam lớp 12 gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, thông qua nội dung giảng dạy và học tập, GV cần bồi dưỡng cho HS lòng ham muốn hiểu biết về lịch sử đấu tranh cách mạng anh hùng của dân tộc; lòng yêu nước, lòng kính yêu đối với Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tin tưởng về con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. - Kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 12 phản ánh những sự kiện lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 2000 là giai đoạn rất gần gũi với hiện tại, nhiều sự kiện đang diễn ra. Vì vậy, trong quá trình tiến hành BHLS, GV cần tạo điều kiện cho HS được làm việc nhiều hơn với các nguồn sử liệu (SGK, tài liệu tham khảo,…) để các em có những biểu tượng lịch sử sinh động. Thông qua các ho ạt động học tập, GV chú trọng rèn luyện cho HS các phương pháp học 9 t ập phù hợp với đặc trưng môn học, góp phần nâng cao năng lực của bản thân. - Kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 12 có liên quan trực tiếp đến nhiều sự kiện, nhân chứng, di tích lịch sử ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Bởi vậy, trong quá trình DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc, GV cần khai thác những ưu thế của địa phương, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Ngoài hình thức tổ chức dạy học trên lớp, GV cần tạo điều kiện cho HS được tham quan học tập tại các di tích lịch sử, nh à bảo tàng, phòng truy ền thống địa phương hoặc gặp gỡ, trao đổi với nhân chứng lịch sử, Trên cơ sở đó, giúp HS có những biểu tượng sinh động, cụ thể về các sự kiện, hiện tượng lị ch sử đang nghiên cứu, tăng hứng thú học tập bộ môn, hình thành nh ững phẩm chất, năng lực cần thiết. 2.1.2.4. Đặc điểm nhận thức kiến thức lịch sử của HS Quá trình nhận thức của HS trong học tập lịch sử tuân theo những quy luật của sự nhận thức chung của loài người nhưng có tính đặc thù của nó. Tính đặc th ù này thể hiện ở chỗ nhận thức của HS là sự nhận thức trong quá trình giáo dục, gắn với những cơ chế sư phạm nhất định, mang đặc điểm: gián tiếp, được hướng dẫn v à giáo dục. Việc nắm vững đặc điểm nhận thức của HS trong học tập lịch sử, giúp GV lựa chọn được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của HS, trên cơ sở đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học. 2.1.2.5. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của HS THPT các tỉnh miền núi phía Bắc Trong những vùng miền khác nhau của các tỉnh miền núi phía Bắc đặc điểm tâm lí và năng lực nhận thức HS THPT có sự khác nhau đáng kể . Về cơ bản, HS THPT ở thành phố, thị xã, thị trấn của các tỉnh miền núi phía Bắc có đặc điểm nhận thức, tâm lý giống với HS ở vùng đồng bằng và các thành phố khác. HS THPT ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của các tỉnh miền núi phía Bắc có đặc điểm tâm lý v à nhận thức đặc thù. Đa số các em thuộc các dân tộc ít người, bản tính nhút nhát, ngại giao tiếp, không dám thể hiện mình trước đám đông. Tư duy trừu tượng và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống của HS còn những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, sự phân chia các đối tượng HS theo vùng miền như trên chỉ là tương đối. Thực tế, trong c ùng một khối, một lớp học vẫn có nhiều đối tượng HS khác nhau về đặc điểm tâm lí v à nhận thức. Điều này đặt ra vấn đề, muốn nâng cao hiệu quả BHLS đòi hỏi GV phải hiểu rõ từng đối tượng HS để xác định phương pháp, h ình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp, không vượt quá sự cố gắng và khả năng của số đông HS. Đặc biệt, trong quá trình tiến hành bài học, GV phải chú trọng hơn nữa đến việc dạy học phân hóa, giúp cho mỗi HS với sự cố gắng đúng mức có thể đạt được kết quả cao trong học tập, phát 10 tri ển năng lực và sở trường của bản thân. 2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT cá c tỉnh miền núi phía Bắc 2.1.3.1. Vai trò Nâng cao hiệu quả từng BHLS là cơ sở để nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng y êu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Hơn nữa, trong bối cảnh tình hình th ế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc có vai trò quan tr ọng đối với việc giáo dục thái độ, tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS, đặc biệt là ý thức về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc. Những con người thật, việc làm thật, những bài học kinh nghiệm của lịch sử dân tộc trong quá khứ sẽ có tác dụng giáo dục, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của công dân. Từ đó, các em biết đấu tranh chống lại những âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch; biết tu dưỡng r èn luyện, học tập, lao động tốt hơn góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. 2.1.3.2. Ý nghĩa * Về hình thành kiến thức: Nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 sẽ góp phần làm phong phú kiến thức lịch sử dân tộc cho HS. Trên cơ sở những biểu tượng cụ thể, HS hiểu sâu hơn về bản chất của các sự kiện lịch sử, hình thành các khái niệm, rút ra quy luật, BHLS, * Về kĩ năng: Nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 sẽ góp phần rèn luyện cho HS các kĩ năng cần thiết, như: kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa sự kiện lịch sử; quan sát, phát hiện vấn đề, giải quyết các vấn đề và bồi dưỡng năng lực tự học, * Về thái độ, tư tưởng, tình cảm: Nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hình thành, phát triển các thành ph ần nhân cách, tăng hứng thú học tập bộ môn cho HS miền núi. 2.2. Thực tiễn DHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc * Về ưu điểm: Phần lớn GV lịch sử ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả BHLS, có ý thức đổi mới phương pháp tiến hành bài lên lớp, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để giúp cho HS nắm vững kiến thức cơ bản của bài. *Về hạn chế: Trong các giờ học, GV thường ôm đồm, nhồi nhét kiến thức hoặc tóm tắt lại nội dung SGK một cách khô khan, không có hình ảnh minh họa. GV ít nêu vấn đề để HS trao đổi, thảo luận, ít gắn bài học với thực tiễn cuộc sống. Nhìn chung, HS học tập còn thụ động. Hầu hết HS dân tộc [...]... DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BHLS VIỆT NAM LỚP 12 TRƯỜNG THPT CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC 3.1 Khái quát vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 (chương trình chuẩn) Luận án đã xác định vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) 3.2 Những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền. .. pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc Khi lựa chọn các biện pháp để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc, phải đảm bảo các yêu cầu: đạt được mục tiêu bài học; HS nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu sâu sắc bài học; phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập; bảo... toàn diện về nhân cách Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, GV phải phấn đấu nâng cao hiệu quả từng BHLS 3 Thực tiễn, đa số GV lịch sử ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc đã có nhận thức đúng về hiệu quả BHLS ở trường phổ thông Song nhìn 24 chung, việc DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều hạn chế Trong quá trình tiến hành bài học, GV mới chỉ quan... các tỉnh miền núi phía Bắc Mỗi biện pháp đề xuất trong luận án là một bộ phận cấu thành của hệ thống các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, tác động lẫn nhau Vì vậy, để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc đòi hỏi GV phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp này trong thực tiễn dạy học 5 Trong điều kiện dạy học cụ thể ở trường THPT các tỉnh. .. các tỉnh miền núi phía Bắc Đồng thời, chúng tôi tiến hành TNSP toàn phần để kiểm chứng các biện pháp sư phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp sư phạm được đề xuất trong luận án Chương 4 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BHLS VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRÊN LỚP TRONG TRƯỜNG THPT CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1 Những yêu cầu cơ bản khi lựa chọn các biện pháp nâng cao. .. nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, khoa học, hợp lí tác động tích cực đến cả người dạy và người học 4 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất một số biện pháp về xác định hình thức tổ chức dạy học, mức độ nội dung kiến thức và vận dụng các PPDH để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường. .. điều kiện thực tế của trường THPT ở miền núi phía Bắc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học trong DHLS Việt Nam lớp 12 Vì vậy, ở chương 3, trên cơ sở phân tích vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 (chương trình chuẩn) chúng tôi gợi mở những biện pháp về xác định nội dung kiến thức, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học để góp phần nâng cao hiệu quả BHLS ở khóa trình... chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp Trong điều kiện trình độ nhận thức HS còn thấp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn khó khăn, để nâng cao hiệu quả BHLS, GV phải lựa chọn các biện pháp như thế nào cho phù hợp, là vấn đề quan trọng được đặt ra Trong chương 4, chúng tôi sẽ phân tích các biện pháp để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường. .. dạy học 3.4.1 Vận dụng cấu trúc bài học mềm dẻo khi tiến hành BHLS trên lớp Lý luận và thực tiễn dạy học đã khẳng định, DHLS ở trường phổ thông nói chung, ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, GV có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, trong đó hình thức tổ chức dạy học trên lớp, với loại bài học nghiên cứu kiến thức mới giữ vai trò chủ yếu Thực tiễn DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường. .. kiến thức lịch sử, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho HS * Tổ chức hiệu quả tự học ở nhà để hỗ trợ cho bài học trên lớp Tự học ở nhà là khâu quan trọng của quá trình dạy học nói chung, học tập nói riêng Đa số HS THPT các tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp khó khăn trong quá trình học tập ở nhà Vì vậy, để nâng cao hiệu quả BHLS ở trên lớp, 15 GV cần tăng cường các biện . Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc Khi lựa chọn các biện pháp để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía. quả BHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc Chương 4: B iện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên l ớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc – Thực nghiệm. phần lịch sử Việt Nam lớp 12, đề xuất biện pháp sư phạm để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. * Nghiên c ứu thực tiễn: Điều tra thực tế phổ thông