1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ
* giáo viên có thể tham khảo các câu hỏi sau để kiểm tra bài cũ:
1. Hãy kể tên những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân miền Nam chiến đấu đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1969) và chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ.
2. Trong những năm 1965 – 1973, vai trò hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam được thể hiện như thế nào?
3. Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ theo bảng cho sẵn dưới đây:
Những điểm Những điểm khác nhau
“Chiến tranh cục bộ” “Việt Nam hóa chiến tranh”
* Sử dụng phần dẫn nhập trong sách giáo khoa kết hợp với câu hỏi nhận thức của giáo viên để dẫn vào bài mới:
Sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, Mĩ rút hết quân về nước. Nhân dân miền Bắc khôi phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam. Nhân nhân miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Vậy căn cứ vào đâu Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Chủ trương, kế hoạch đó của Đảng được thực hiện như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì? Để hiểu rõ những vấn đề này, thầy và trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Chuẩn kiến thức
(Kiến thức cần đạt)
Hoạt động dạy – học của thầy, trò I. Miền Bắc khôi phục và
phát triển kinh tế-xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam. II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn
chiếm” , tạo thế và lực và
tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Nội dung này nằm trong phần giảm tải chương trình – Không dạy
- Tháng 7/1973, Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, trên cơ sở nhận định kẻ thù, Hội nghị nêu rõ nhiệm vụ cách mạng
Hoạt động 1:
Giáo viên: nêu câu hỏi: Nêu hoàn cảnh lịch sử Hội nghị lần thứ 21 của Đảng?
Học sinh: Nghiên cứu sách giáo khoa, trao