Nhận thức lịch sử cũng phải tuân theo qui luật biện chứng của nhận
thức nói chung là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Trong dạy học lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát quá khứ nên việc sử dụng đồ dùng trực quan có ý nghĩa rất quan trọng, nó được xem như “chiếc cầu” nối quá khứ với hiện tại.
Đồ dùng trực quan sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ nhớ, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú, kích thích tư duy phát triển. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng và lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào những dấu hiệu cơ bản, chủ yếu và thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trìu tượng [32, tr.72-73]. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng trực quan hiện nay còn nhiều hạn chế, ở nhiều trường phổ thông môn Lịch sử bị xem là môn phụ nên nhà trường còn thiếu sự đầu tư cần thiết trong mua sắm đồ dùng trực quan. Mặt khác, một số giáo viên còn ngại sử dụng, khai thác đồ dùng trực quan trong các tiết học theo yêu cầu chương trình, hoặc nếu có chỉ dừng lại ở việc sử dụng đồ dùng trực quan như một phương tiện để minh họa nhằm tăng màu sắc, hình ảnh cho sách giáo khoa chứ chưa xem nó là một nguồn tài liệu quan trọng trong việc giúp học sinh lĩnh hội chuẩn kiến thức.
Trong dạy học lịch sử, đồ dùng trực quan rất phong phú, đa dạng được phân loại theo nhiều cách khác nhau, mỗi loại có nội dung và ý nghĩa khác nhau nên cách sử dụng cũng khác nhau, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức và hướng dẫn học sinh khai thác một cách hiệu quả. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày phương pháp khai thác một số loại đồ dùng trực quan tiêu biểu, phổ biến như: tranh ảnh, bản đồ, niên biểu, bảng so sánh để tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài học.
Thứ nhất, tổ chức cho học sinh khai thác tranh ảnh
Tranh ảnh gồm nhiều loại khác nhau, là một bộ phận quan trọng của kênh hình, một nhóm đồ dùng trực quan tạo hình. Đặc biệt, “tranh ảnh trong sách giáo khoa được lựa chọn kĩ càng, đảm bảo tính khoa học nhằm thực hiện những mục đích sư phạm nhất định và theo quan niệm hiện nay thì đây là một
phần trong cơ chế sư phạm của sách giáo khoa” [16, tr 53]. Vì vậy, sử dụng tranh ảnh hiệu quả là biện pháp quan trọng để tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 Trung học phổ thông.
Tranh ảnh lịch sử sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan với nhau: “tai nghe, mắt thấy”, giúp cho học sinh phát triển năng lực chú ý, quan sát, hứng thú học tập, tạo điều kiện để các em dễ nhớ, nhớ lâu những gì đã học. Quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức thông qua tranh ảnh thường trải qua các bước sau: Thứ nhất, giáo viên giới thiệu đôi nét về tên tác giả tác phẩm, bởi vì nội dung chính của tranh ảnh thường được diễn tả ở tên gọi của tác phẩm đó. Thứ hai, giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh, đặt câu hỏi để định hướng cho học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh. Thứ ba, giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh và hướng dẫn, gợi ý để chốt lại nội dung khai thác được từ tranh ảnh.
Ví dụ, khi dạy bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965), mục V. 2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, để giúp học sinh hiểu rõ về phương pháp đấu tranh của quân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sự, binh vận), giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát và tìm hiểu hình 67. Phá “ấp chiến lược” khiêng nhà về nơi ở cũ và hình 68. “Đội quân tóc dài” đấu tranh đòi đế quốc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam. Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi với hình ảnh để định hướng cho các em suy nghĩ tìm hiểu:
Quan sát hình 67, em hãy cho biết vì sao trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, phía Mĩ và chính quyền Sài Gòn ra sức dồn dân lập “Ấp chiến
lược” còn phía ta lại đẩy mạnh chống và phá “Ấp chiến lược” của chúng?
Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phân tích về những hình ảnh trong bức tranh, kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để các em trình bày kết quả tiếp nhận được. giáo viên bổ sung và chốt lại vấn đề: Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, phía Mĩ và chính quyền Sài Gòn ra sức dồn dân lập “Ấp chiến lược” vì chúng coi việc lập “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, xã, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam. “Ấp chiến lược” (sau đó được gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và được nâng lên thành “quốc sách”. Ngược lại, phía ta lại đẩy mạnh chống và phá “ấp chiến lược” của chúng vì, từ âm mưu, mục tiêu của giặc nếu ta phá được “ấp chiến lược” của chúng cũng có nghĩa là ta đã bẻ gãy “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch; có hàng chục triệu lượt người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Với quyết tâm “một tấc không đi, một li không dời”, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch. Với quyết tâm phá “ấp chiến lược”, đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.
Với hình 68, giáo viên nêu câu hỏi: Quan sát hình 68, em hãy cho biết mục tiêu và ý nghĩa của phong trào đấu tranh chính trị do “Đội quân tóc dài” tiến hành trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình 68, kết hợp với các loại tài liệu học tập và tìm hiểu, phân tích và trình bày ý kiến, nhận định của mình. Giáo viên bổ sung và kết luận: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, cùng với các cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự, phong trào đấu tranh
chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị có bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” để nhằm mục tiêu chống lại sự đàn áp của chính quyền Mĩ – Diệm. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược” ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tình hình đó khiến Mĩ phải giật dây cho Dương Văn Minh làm cuộc đảo chính giết anh em Diệm – Nhu, làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên. Quá trình tích cực, chủ động quan sát, tìm hiểu tranh ảnh trực quan vừa giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản cần tìm, vừa rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập để phát triển tư duy lịch sử.
Thứ hai, sử dụng bản đồ (lược đồ), niên biểu
Bản đồ (lược đồ), niên biểu thuộc nhóm đồ dùng trực quan quy ước. Loại đồ dùng trực quan này góp phần quan trọng trong việc tái tạo cho học sinh những hình ảnh lịch sử điển hình, đặc trưng nhất và góp phần khắc phục tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hóa lịch sử. Bản đồ (lược đồ), niên biểu là phương tiện để cụ thể hóa những sự kiện lịch sử phức tạp, trừu tượng và là cơ sở hình thành khái niệm cho học sinh, kích thích tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành cho các em.
Bản đồ (lược đồ) lịch sử:
Việc sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử nhằm “xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời… còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử và mối liên hệ nhân quả về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học”. [31, tr 47]
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, bản đồ thường sử dụng là lược đồ vì nó đã được lược bớt các chi tiết về điều kiện thiên nhiên
mà chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết, làm phương tiện thể hiện nội dung lịch sử. Bản đồ lịch sử gồm hai loại chính: bản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên đề. Trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12, cần kết hợp cả hai loại bản đồ này để diễn tả từng trận đánh, từng chiến dịch, hoặc phản ánh những sự kiện tiêu biểu của cách mạng nước ta trong mối tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tùy theo từng loại bản đồ mà giáo viên lựa chọn cách sử dụng phù hợp, những cũng cần lưu ý kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác: trình bày miệng, câu hỏi nhận thức, tranh ảnh lịch sử, bảng so sánh… để dẫn dắt học sinh cách sử dụng bản đồ đối với việc lĩnh hội Chuẩn kiến thức. Việc tổ chức cho học sinh khai thác bản đồ thường trải qua các 3 bước: Thứ nhất, giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ nhấn mạnh đến tên bản đồ, phần chú thích các kí hiệu thể hiện trên đó. Thứ hai, giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề nhằm định hướng cho học sinh tìm hiểu nội dung bản đồ. Thứ ba, giáo viên tổ chức cho các em trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ và hướng dẫn, gợi ý để chốt lại nội dung khai thác được từ bản đồ.
Ví dụ: sử dụng bản đồ lịch sử trong giảng mục II.1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954).
Bước 1: giáo viên giới thiệu tên bản đồ, treo lược đồ vào vị trí phù hợp để cả lớp quan sát dễ dàng (thường là một bên bảng gần bàn giáo viên). Nếu là giáo án điện tử thì thuận lợi hơn vì dùng hiệu ứng để phóng to lược đồ hoặc từng phần lược đồ, lưu ý học sinh quan sát kĩ phần chú giải lược đồ.
Bước 2: giáo viên đặt câu hỏi nhận thức: “Trước âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương qua kế hoạch Nava, Đảng ta có chủ trương gì trong Đông – Xuân 1953 – 1954? Chủ trương đó được thực hiện như thế nào?
Bước 3: giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận trên cơ sở theo dõi sách giáo khoa kết hợp với lược đồ. Giáo viên có thể đưa ra một vài câu hỏi gợi mở để định hướng học sinh phát biểu, trình bày kết quả kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ: Quân ta mở những cuộc tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm mục đích gì? Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, liên quân Việt – Lào phối hợp chiến đấu như thế nào? Thắng lợi trong Đông – Xuân 1953 – 1954 có ý nghĩa gì? Giáo viên nhận xét, bổ sung cho phần trình bày của học sinh và kết luận nội dung vấn đề được biểu hiện trên lược đồ để khắc sâu kiến thức cho các em:
- Trước âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương qua kế hoạch Nava, Đảng ta đã đề ra chủ trương trong Đông – Xuân 1953 – 1954:
+ Mục tiêu: Tiêu diệt địch là chính.
+ Phương châm: Tập trung lực lượng đánh vào những hướng quan trọng mà địch còn yếu, buộc chúng phải phân tán lực lượng, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai.
+ Thực hiện: Ta chủ động mở một loạt chiến dịch
Ngày 10/12/1953, ta tiến công và giải phóng Lai Châu, Pháp tăng cường quân cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành nơi tập trung quân lớn thứ hai của Pháp.
Đầu tháng 12/1953, liên minh Việt – Lào tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, bao vây uy hiếp Xavannakhét và căn cứ Xênô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ ba.
Cuối tháng 1/1954, liên minh Việt – Lào tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxalì, buộc Pháp tăng cường cho Luông Phabang và Mường Sài, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư.
Đầu tháng 2/1954, ta tiến công địch ở phía Bắc Tây Nguyên, giải phóng tỉnh Kom Tum, bao vây uy hiếp Plâyku, địch tăng cường cho Plâyku, nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.
- Ý nghĩa: Thắng lợi trong Đông – Xuân 1953 – 1954 giúp ta có điều kiện thuận lợi để mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
Niên biểu:
Niên biểu dùng để liệt kê, hệ thống các sự kiện lịch sử diễn ra theo trình tự thời gian của một hoặc nhiều nước, có mối liên hệ, tác động qua lại với nhau. Để tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 Trung học phổ thông, giáo viên có thể sử dụng niên biểu có sẵn trong sách giáo khoa, các nguồn tư liệu chính thống khác và đưa ra yêu cầu cho học sinh khai thác để tìm hiểu nội dung bài học. Cách khác, giáo viên đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh lập niên biểu để củng cố và khắc sâu kiến thức.
Dựa vào chức năng niên biểu thường được chia thành ba dạng chính: Niên biểu tổng hợp, niên biểu chuyên đề, niên biểu so sánh.
Niên biểu tổng hợp:
Dùng để liệt kê những sự kiện cơ bản, nổi bật xảy ra trong một khoảng thời gian dài, giúp học sinh ghi nhớ được các sự kiện cơ bản gắn với các mốc thời gian và mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau. Mặt khác, niên biểu tổng hợp còn thể hiện các lĩnh vực khác nhau của một sự kiện trong một quốc gia diễn ra trong một hoặc nhiều thời kì lịch sử.
Ví dụ: Để giúp học sinh củng cố kiến thức, nắm được những sự kiện cơ bản, sau khi học xong Chương III: Việt Nam từ 1945 đến 1954, giáo viên có thể ra bài tập về nhà yêu cầu học sinh: Lập niên biểu về những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao quân dân ta đã giành được trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) theo mẫu sau:
Thời gian Thành tựu nổi bật
Quân sự Chính trị Kinh tế Ngoại giao
Giáo viên cần định hướng, đưa ra gợi ý hoặc làm một ví dụ cụ thể giúp các em biết chọn lựa những thành tựu tiêu biểu thuộc các lĩnh vực mà bài tập đưa ra. học sinh căn cứ vào nội dung đã học của chương III, các nguồn tài tiệu tham khảo để liệt kê có chọn lọc những thành tựu nổi bật trong từng lĩnh vực của giai đoạn lịch sử (1946 - 1954). Từ kết quả mà các em đã trình bày, giáo viên bổ sung và hoàn chỉnh bảng niên biểu. Với quá trình làm việc độc lập, chủ động tìm kiếm thông tin để hoàn thành niên biểu tổng hợp này sẽ giúp