Tổ chức hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 88 - 94)

Hoạt động học tập theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực, có nhiều ưu thế đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay. Dưới sự điều khiển của giáo viên, lớp học được chia thành từng nhóm tạo sự kích thích thi đua giữa các thành viên trong cùng nhóm, giữa các nhóm với nhau để cùng hoạt động, trao đổi, thảo luận về một chủ đề nào đó để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Hoạt động nhóm được tổ chức hiệu quả giúp cho việc học tập lĩnh hội kiến thức diễn ra sôi động, tạo cơ hội hiểu biết lẫn nhau, bộc lộ năng lực, sở trường cá nhân, qua đó học sinh tự học hỏi lẫn nhau về kĩ năng diễn đạt, lắng nghe và biết tôn trọng sự khác biệt của người khác. Khi tiến hành hoạt động dạy học theo nhóm, giáo viên đóng vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh tự khám phá kiến thức chứ không trình bày ngay nội dung kiến thức giáo viên có thể bổ sung được tri thức và kĩ năng qua những tìm tòi và óc sáng tạo từ phía người học.

“Học tập theo nhóm là đặt học sinh và môi trường học tập cùng quan sát, thực hành, thảo luận … nhằm khuyến khích các em hợp tác với người khác trong học tập” [42, tr. 32-33].

Như vậy, hoạt động nhóm không chỉ phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, giúp tiết học trở lên sinh động, rèn luyện được các kĩ năng tư duy, khả năng giao tiếp, óc phê phán mà còn tạo động lực để các em hứng thú học trong học tập bộ môn.

Để quá trình tổ chức hoạt động nhóm phát huy hiệu quả trong việc giúp học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 Trung học phổ thông, giáo viên phải nắm vững bản chất biện pháp tổ chức hoạt động nhóm. Trong đó, kĩ thuật điều khiển thảo luận nhóm có vai trò quan trọng. Khi điều khiển thảo luận nhóm, giáo viên cần dẫn dắt học sinh thảo luận vào nội dung trọng tâm, có sự phân công công việc hợp lí giữa các thành

viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau. Hạn chế sự độc diễn cá nhân hoặc tính ỷ lại, dựa dẫm của một số học sinh lười nhác.

Thông thường, hoạt động học tập theo nhóm được thực hiện qua ba bước: học sinh làm việc chung cả lớp, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm, giáo viên bổ sung, nhận xét và kết luận kiến thức cần đạt qua quá trình thảo luận.

Về hình thức tổ chức thảo luận nhóm trong giờ học, TS. Trần Quốc Tuấn đưa ra bốn hình thức như sau [42, tr 33 - 34]:

- Các nhóm thực hiện những nhiệm vụ khác nhau nhưng có liên quan với nhau về nội dung của một đơn vị kiến thức.

- Mỗi nhóm nghiên cứu một sự kiện cụ thể trong một chủ đề, nhưng cùng giải quyết những công việc, nhiệm vụ giống nhau.

- Các nhóm cùng thực hiện những nhiệm vụ giống nhau về một nội dung kiến thức.

- Mỗi nhóm nghiên cứu về một lĩnh vực khác nhau trong một đơn vị kiến thức.

Từ cơ sở lí luận trên đây, chúng tôi sẽ vận dụng các hình thức tổ chức thảo luận nhóm trong các ví dụ cụ thể khi dạy học phần lịch sử Việt Nam lớp 12 Trung học phổ thông giúp học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức.

Ví dụ, về hình thức tổ chức các nhóm thực hiện những nhiệm vụ khác nhau nhưng có liên quan với nhau về nội dung của một đơn vị kiến thức. Khi dạy bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, mục II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, giáo viên dẫn ý và định hướng cho học sinh kiến thức cần khám phá, cũng nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh: Sau Cách mạng tháng Tám, đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân

dân ta đã thực hiện những biện pháp gì để vượt qua những khó khăn thách thức đó? Chúng ta sẽ lí giải được vấn đề này khi cùng đi vào tìm hiểu nội dung này của bài. giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ từng nhóm:

- Nhóm 1: Tìm hiểu những biện pháp và kết quả đạt được trong việc xây dựng chính quyền cách mạng.

- Nhóm 2: Tìm hiểu những biện pháp và kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn đói.

- Nhóm 3: Tìm hiểu những biện pháp và kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn dốt.

- Nhóm 4: Tìm hiểu những biện pháp và kết quả đạt được trong việc giải quyết khó khăn về tài chính.

Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm tìm hiểu sách giáo khoa, giới thiệu đôi nét về nội dung hình ảnh trong sách: hình 44. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội (2/3/1946); hình 45. Nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo cứu giúp đồng bào bị đói ở Bắc Bộ (10/1945) và cung cấp cho các em một số tài liệu tham khảo trích trong sách giáo khoa Lịch sử 11, bài

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). Để các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở: Đảng ta có biện pháp gì để xây dựng một Chính phủ chính thức thay cho Chính phủ lâm thời, để có đủ uy tín và khả năng lãnh đạo cách vượt qua những khó khăn, thách thức? Biện pháp ấy đem lại kết quả như thế nào? Đảng, Chính phủ đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đưa ra những biện pháp nào để từng bước giải quyết những khó khăn về nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính? Những biện pháp ấy được nhân dân ta hưởng ứng như thế nào? Trong mỗi lĩnh vực, chúng ta đạt được những thành tựu tiêu biểu nào?

Giáo viên dành khoảng 5 đến 7 phút để tổ chức cho các nhóm thảo luận, quan sát nhắc nhở, khích lệ kịp thời để tất cả học sinh cùng tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến và đi đến thống nhất và cử đại diện lên trình bày trước lớp, các nhóm góp ý bổ sung cho nhau. giáo viên đánh giá hoạt động từng nhóm, bổ sung và kết luận.

Ví dụ, về hình thức tổ chức mỗi nhóm nghiên cứu một sự kiện cụ thể trong một chủ đề, nhưng cùng giải quyết những công việc, nhiệm vụ giống nhau. Khi dạy bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, mục II.2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam, giáo viên có thể chia lớp thành 3 nhóm, phân công nhiệm vụ từng nhóm:

- Nhóm 1: Tìm hiểu những hoạt động tiêu biểu của giai cấp tư sản. - Nhóm 2: Tìm hiểu những hoạt động tiêu biểu của giai cấp tiểu tư sản.

- Nhóm 3: Tìm hiểu những hoạt động tiêu biểu của giai cấp công nhân.

Để các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu sách giáo khoa, cung cấp cho các em một số tài liệu tham khảo và nêu các câu hỏi gợi ý: Giai cấp tư sản Việt Nam tố những phong trào đấu tranh cụ thể nào trên lĩnh vực kinh tế và chính trị? Để phát huy sức mạnh về trí tuệ của mình, giai cấp tiểu tư sản đã tổ chức đấu tranh trên lĩnh vực nào? Sự kiện nào là nổi bật? Sự kiện đấu tranh tiêu biểu nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam?

Căn cứ vào sự phân chia thời gian cho từng mục trong bài, giáo viên dành một khoảng thời gian ngắn (khoảng 3 đến 5 phút) để các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và cử đại diện lên trình bày trước lớp.

Căn cứ vào trình tự của nội dung bài học, thứ tự phân công mỗi nhóm, giáo viên gọi đại diện từng nhóm lên trình bày, các thành viên nhóm khác đặt câu hỏi, hoặc phát biểu bổ sung. Sau đó, giáo viên nhận xét khuyến khích hoặc nhắc nhở về quá trình làm việc, kết quả hoạt động từng nhóm, chốt lại kiến thức cơ bản cần lĩnh hội.

Hoặc khi dạy bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975), mục III. 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giáo viên cũng chia lớp thành 3 nhóm, phân công nhiệm vụ từng nhóm:

- Nhóm 1: Tìm hiểu những ý chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3)

- Nhóm 2: Tìm hiểu những ý chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3)

- Nhóm 3: Tìm hiểu những ý chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4)

Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm thảo luận và định hướng cho các em thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở: Thực hiện chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng, mỗi chiến dịch này đã diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Các sự kiện chính trong diễn biến của mỗi chiến dịch đó là gì? Kết quả chúng ta đạt được sau mỗi chiến dịch là gì? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 có ý nghĩa lịch sử to lớn như thế nào? Để tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản trong mục này, các bước tiếp theo giáo viên tiến hành tương tự như trên.

Ví dụ sau đây làm rõ hình thức tổ chức các nhóm cùng thực hiện những nhiệm vụ giống nhau về một nội dung kiến thức. Sau khi dạy xong bài 13:

Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930, để giúp học sinh hiểu được công lao to lớn của của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của

Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo viên có thể tổ chức cho các em hoạt động nhóm bằng cách chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cùng nhau thảo luận một vấn đề: Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1930).

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w