Khảo sát thực trạng việc giáo viên tổ chức cho học lĩnh hội chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường Trung học

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 35 - 41)

chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).

Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng thực trạng việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn) tại một số trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả điều tra giúp tôi có thể nắm được thực trạng các giáo viên hiểu như thế nào về chuẩn kiến thức, và các thầy cô đã thực hiện những phương pháp gì để tổ chức cho học sinh lĩnh hội chuẩn kiến thức… Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội chuẩn kiến thức kỹ năng lịch sử lớp 12.

Nội dung khảo sát

Thăm dò ý kiến các giáo viên lịch sử qua đợt chấm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về các nội dung: thái độ học tập môn lịch sử của học sinh, quan niệm, vai trò, các biện pháp tổ chức cho học sinh lĩnh hội chuẩn kiến thức. Ngoài ra, còn tìm hiểu về các khó khăn và các đề xuất của thầy (cô) nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức lịch sử lớp 12.

Phương pháp khảo sát

Trong đợt tham gia công tác chấm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông tháng 6 năm 2012 vừa qua, chúng tôi đã tiến hành trao đổi, tham khảo ý kiến và điều tra bằng phiếu hỏi đối với 76 giáo viên Lịch sử đang giảng dạy tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả khảo sát

Qua việc thăm dò ý kiến của 76 giáo viên kết quả cho thấy: 55.2% giáo viên nhận thấy học sinh có thái độ học tập bình thường với môn Sử, 36.8% giáo viên cho rằng học sinh không yêu thích môn Lịch sử. Như vậy, với thái độ học tập bộ môn như trên các em sẽ rất khó có thể tự mình lĩnh hội kiến thức và làm chủ được những kiến thức lịch sử đã học, dẫn tới kết quả học tập bộ môn Lịch sử không được cao.

47.4% giáo viên nhận thức đúng về quan niệm Chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều giáo viên vẫn chưa nhận thức đúng đắn về quan niệm Chuẩn kiến thức, có 30.3% giáo viên cho rằng “Chuẩn kiến thức chỉ là những kiến thức chuẩn mực, đúng đắn, phù hợp”. Kết quả này phần nào chứng minh được việc xác định sai trọng tâm kiến thức, dạy tràn lan, của giáo viên lịch sử hiện nay, và thực trạng này dẫn đến kết quả nhiều học sinh mơ hồ, không nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn dẫn đến kết quả học tập thấp, kém.

26.3% giáo viên đồng ý với ý kiến việc dạy những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo Chuẩn kiến thức lịch sử lớp 12 là rất cần thiết, 51.3% giáo viên đồng ý với ý kiến việc dạy những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo Chuẩn kiến thức là cần thiết. Tuy nhiên, cũng có giáo viên còn phân vân hoặc chưa đồng ý với ý kiến trên.

Khi được hỏi: “Ngoài việc giảng dạy những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo tài liệu “Chuẩn kiến thức, kỹ năng lịch sử lớp 12”, Thầy (Cô) có thường

xuyên mở rộng thêm kiến thức cho các em không”, có 31.6% giáo viên trả lời thường xuyên, 59.2% giáo viên trả lời tùy từng bài để mở rộng. Qua kết quả này cho thấy phần đông khi giảng dạy ngoài kiến thức cơ bản giáo viên cũng đã mở rộng thêm kiến thức để làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động hơn, tăng thêm hiệu quả học tập của bộ môn.

Khi hỏi về các phương pháp thầy cô thường sử dụng khi thực hiện giảng dạy theo Chuẩn kiến thức kỹ năng thì phần đông giáo viên lựa chọn phương án là kết hợp nhiều phương pháp. Như vậy, qua việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như vậy sẽ khơi dậy được sự hứng thú trong học tập của học sinh với bộ môn, khiến giờ học trở nên sinh động không còn nhàm chán như trước đây.

Đa số giáo viên khi được hỏi đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng. Có 35,5% giáo viên cho rằng việc dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng sẽ giúp các em hiểu và ghi nhớ bài ngay tại lớp, 39.5% giáo viên cho rằng học sinh hiểu một phần nội dung bài học. Hay khi được hỏi: Theo Thầy (Cô), việc áp dụng văn bản “Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học” môn Lịch sử (Giảm tải chương trình) và tài liệu “Chuẩn kiến thức, kỹ năng” trong giảng dạy sẽ: Kết quả có 46,1% thầy cô đồng tình với ý kiến là: “Giảm áp lực dạy và học cho cả giáo viên và học sinh”. Như vậy, phần nhiều giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học theo chuẩn kiến thức, giúp các em học sinh học tập lịch sử dễ dàng hơn, giảm áp lực học tập cho các em, góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.

Khi được hỏi: Thực hiện giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thầy (cô) thường trình bày như thế nào? Có tới 57.9% giáo viên trả lời thường trình bày đầy đủ nội dung, đúng kiến thức cơ bản, có 30.3% giáo viên trả lời chỉ trình bày mục tiêu, yêu cầu của từng bài. Qua kết quả khảo sát cho thấy, giữa

các giáo viên vẫn chưa có sự thống nhất về thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Điều này dẫn đến thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh gặp nhiều khó khăn.

1.2.2 Khảo sát thực trạng việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn)

Mục đích khảo sát

Thực hiện khảo sát học sinh lớp 12 ở các trường: Trung học phổ thông Trần Khai Nguyên; Trung học phổ thông Sương Nguyệt Anh; Trung học phổ thông Nam Sài Gòn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu thực trạng việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức, trên cơ sở thực tế khảo sát đề xuất một số biện pháp tổ chức cho học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với bộ môn Lịch sử.

Nội dung khảo sát

Sử dụng phiếu hỏi đối với học sinh lớp 12 tại các trường Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề: Thái độ của học sinh đối với môn Lịch sử, những vấn đề liên quan tới chuẩn kiến thức kỹ năng theo cách hiểu của các em học sinh, những phương pháp giáo viên thường sử dụng khi thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng, hiệu quả của việc học tập với tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử 12…(xem phụ lục)

Phương pháp khảo sát

Sử dụng phiếu hỏi đối với các em học sinh lớp 12 Trung học phổ thông để tìm hiểu ý kiến của các em về việc học tập với tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng, cũng như những thuận lợi và khó khăn mà các em gặp phải khi học tập với tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Tổ chức khảo sát

- Thực hiện khảo sát tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Trung học phổ thông Trần Khai Nguyên; Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Thọ; Trung học phổ thông Nam Sài Gòn; Trung học phổ thông Sương Nguyệt Anh.

Kết quả khảo sát

Thực hiện khảo sát, lấy ý kiến 318 học sinh thuộc các trường kể trên. Qua kết quả khảo sát cho thấy, cũng như đánh giá của đa số thầy cô, hầu hết học sinh có thái độ bình thường với môn học, các em thường không mấy quan tâm đến bộ môn. Có tới 73.3% học sinh được hỏi trả lời có thái độ học tập bình thường với bộ môn, chỉ có 4.1% học sinh trả lời là rất thích bộ môn. Như vậy, qua kết quả này phần nào chứng minh được tại sao kết quả học tập môn Lịch sử lại thấp, kém như hiện nay. Đối với những câu hỏi liên quan tới vấn đề Chuẩn kiến thức kỹ năng như: quan niệm về Chuẩn kiến thức kỹ năng, vai trò của chuẩn kiến thức kỹ năng hay hiệu quả của Chuẩn kiến thức kỹ năng thì phần đông các em cũng đã có những nhận định tương đối chính xác và có thái độ tích cực đối với việc học tập theo Chuẩn kiến thức kỹ năng.

Khi được hỏi có 49.7% học sinh nhận định đúng về quan niệm Chuẩn kiến thức kỹ năng đó là: “Chuẩn kiến thức kỹ năng là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức mà học sinh cần đạt”. Có 55% học sinh đồng tình với ý kiến cho rằng việc dạy những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng lịch sử lớp 12 là cần thiết; 32.4% ý kiến khác cho rằng việc việc dạy những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo chuẩn kiến thức kỹ năng là rất cần thiết; 64.8% học sinh cho rằng trong giờ học môn Lịch sử, việc dạy học theo “Chuẩn kiến thức kỹ năng” đã giúp các em: hiểu và ghi nhớ một phần nội dung của bài học; chỉ có 4.4% học sinh cho rằng việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng không có kết quả; 66.9% học sinh đánh giá việc áp dụng văn bản “Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học” môn Lịch sử

(Giảm tải chương trình) và tài liệu “Chuẩn kiến thức kỹ năng” trong giảng dạy sẽ giúp giảm áp lực dạy và học cho cả giáo viên và học sinh.

Khi được hỏi về phương pháp các giáo viên thường thực hiện khi giảng dạy theo Chuẩn kiến thức kỹ năng, phần đông học sinh cho rằng giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng và kết hợp nhiều phương pháp. Đồng thời, bên cạnh đó thì nhiều học sinh cũng cho rằng giáo viên khi dạy học với Chuẩn kiến thức kỹ năng cũng có mở rộng thêm kiến thức cho các em tuy nhiên tùy từng bài mà giáo viên lựa chọn mở rộng kiến thức. Kết quả khảo sát này cũng tương đồng với kết quả khảo sát giáo viên cùng những câu hỏi tương tự. Như vậy, qua kết quả trên cho thấy các giáo viên cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, kết hợp nhiều phương pháp khiến giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn đối với các em học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 73.9% học sinh đồng tình với ý kiến khi giảng dạy theo “Chuẩn kiến thức kỹ năng” giáo viên thường “Trình bày đầy đủ nội dung, đúng kiến thức cơ bản”. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 4.7% học sinh trả lời giáo viên trình bày tất cả nội dung có trong sách giáo khoa, điều này cho thấy vẫn chưa có sự thống nhất giữa các giáo viên trong việc thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng giữa các trường.

Tóm lại, qua kết quả thăm dò ý kiến của các giáo viên và học sinh trêm địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đa số các giáo viên cũng như các em học sinh có những hiểu biết chính xác về quan niệm dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những giáo viên và học sinh chưa nhận thức đúng về quan niệm dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng và việc này dẫn tới việc dạy sai trọng tâm, dẫn đến kết quả học tập bộ môn không cao, các em có những hiểu biết mơ hồ về lịch sử. Bên cạnh đó, phần đông giáo viên đánh giá tích cực về vai trò và hiệu quả của việc dạy và

học theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Đây là tín hiệu tương đối khả quan để trong thời gian tới chúng ta có thể đẩy mạnh hơn nữa việc dạy và học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO học SINH LĨNH hội CHUẨN KIẾN THỨC TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 35 - 41)