Sách giáo khoa:
Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản, không thể thiếu đối với quá trình học tập của học sinh, thể hiện yêu cầu, nội dung của chương trình. Kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa đã qua thẩm định đạt được sự chuẩn mực, vừa đáp ứng việc cung cấp kiến thức cơ bản, hiện đại vừa phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Đối với giáo viên, sách giáo khoa có vai trò quan trọng, “là điểm tựa để giáo viên xác định kiến thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành
cho học sinh trong giờ học, là sự gợi ý để hình thành phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng, vừa phát huy được tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh” [43, tr. 5].
Tuy nhiên, xã hội đang phát triển thay đổi không ngừng, trong khi sách giáo khoa thường ‘tĩnh”, ổn định, không cập nhật thường xuyên những thay đổi của thời đại. Do vậy, ngoài việc nắm vững nội dung sách giáo khoa, giáo viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu cập nhật các nguồn tài liệu mới, các phương pháp giáo dục mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở các trường phổ thông.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, sách giáo khoa Lịch sử 12 Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn) đã có những thay đổi quan trọng về quan niệm và cách thức biên soạn:
Thứ nhất, sách giáo khoa không còn là nguồn tài liệu thông báo, cung cấp kiến thức có sẵn mà trở thành phương tiện quan trọng hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức và rèn luyện các kĩ năng. Là cơ sở để giáo viên xây dựng giáo án và chọn lựa phương pháp giảng dạy.
Thứ hai, nội dung các sự kiện, hiện tượng lịch sử được trình bày cô đọng, bên cạnh lĩnh vực quân sự và chính trị, các lĩnh vực khác cũng được trình bày một cách toàn diện hơn, theo hướng gợi mở, nêu vấn đề.
Thứ ba, hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa Lịch sử hiện nay tương đối đa dạng, phong phú về thể loại, nội dung hướng đến việc làm cho quá trình học tập lịch sử của học sinh tiến gần đến với phương pháp nghiên cứu lịch sử của nhà sử học.
Thứ tư, bên cạnh kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa được chọn lọc, biên soạn kĩ càng. Những tranh ảnh, lược đồ, niên biểu… không chỉ nhằm minh họa cho kiến thức trở nên sinh động, tăng màu sắc, hình ảnh cho sách
giáo khoa mà còn là nguồn tư liệu quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử.
Ngoài những đổi mới về quan niệm và cách thức biên soạn, hình thức của sách giáo khoa cũng có những thay đổi rất tích cực: chất lượng giấy in trắng đẹp hơn, số lượng hình ảnh nhiều hơn và chất lượng tốt hơn. Kênh chữ được chia thành hai phần, một phần trình bày kiến thức cơ bản, trọng tâm và một phần mở rộng làm sâu sắc kiến thức được in với khổ chữ nhỏ hơn (Phần đọc thêm). Nhờ đó, giáo viên và học sinh có điều kiện phân phối thời gian, chọn lựa phương pháp giảng dạy và tiếp thu kiến thức được thuận lợi.
Xuất phát từ vị trí quan trọng của sách giáo khoa trong dạy học lịch sử, từ những đổi mới của sách giáo khoa hiện nay, đòi hỏi cả thầy và trò phải có phương pháp sử dụng, khai thác sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất. Về phía giáo viên nên tránh tình trạng lặp lại nguyên văn sách giáo khoa hoặc quá lan man thoát li khỏi sách giáo khoa. Về phía học sinh, phải xem sách giáo khoa là phương tiện định hướng và hỗ trợ cho việc tự học, chủ động phát hiện chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực cá nhân.
Giữa nội dung sách giáo khoa với bài giảng của giáo viên trên lớp, giữa sách giáo khoa với quá trình tự học của học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được minh họa theo “Sơ đồ N.G. Đairi:
Bài giảng ở lớp
1 2
2 3
Bài viết trong sách giáo khoa
Con số 2, chỉ phần nội dung vừa có trong bài giảng, vừa có trong sách giáo khoa. Đó là những vấn đề chủ yếu nhất, khó hiểu nhất. Việc lĩnh hội kiến thức ấy một cách sâu sắc và vững chắc là nhiệm vụ hàng đầu.
Con số 1, chỉ phần của tài liệu giảng dạy không có trong sách giáo khoa: thầy giáo đưa phần này vào bài giảng, cố gắng làm cho bài giảng có tính khoa học ở mức độ cao, làm cho bài giảng đủ rõ ràng, có sức thuyết phục và hợp với trình độ học sinh.
Con số 3, chỉ nội dung của sách giáo khoa, mà không đưa ra giải thích trong giờ học, nhưng được giao cho học trò tự học ở nhà. Thường thường đó là phần tài liệu kém quan trọng, nhưng đôi khi đó là tài liệu rất quan trọng, mà không đưa vào giờ học vì lí do thiếu thời gian. Thỉnh thoảng bài làm ở nhà với tài liệu như thế được đề ra nhằm những mục đích đặc biệt” [15, tr.19].
Sơ đồ Đairi không chỉ thể hiện sự mối liên hệ giữa việc dạy của thầy với việc học của trò, mà còn chỉ ra biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình kết hợp làm việc của giáo viên và học sinh. Vận dụng linh hoạt sơ đồ Đairi vào dạy học lịch sử vì thế sẽ giúp học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa để lĩnh hội kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học. Chúng tôi sẽ minh chứng điều này khi vận dụng sơ đồ Đairi vào dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Mục III.1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945).
Để giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, phần trình bày trong sách giáo khoa là phần chủ yếu của bài giảng. Ngoài ra, tùy theo năng lực học sinh từng lớp để giáo viên đi sâu mở rộng kiến thức:
+ Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) đã làm kẻ thù của nhân dân Đông Dương thay đổi, giờ chỉ còn là phát xít Nhật. Đồng thời quân Nhật sức mạnh của quân Nhật đang bị suy giảm nghiêm trọng.
+ Về nguyên nhân cuộc đảo chính, ngoài nội dung được trình bày trong sách giáo viên, giáo viên có thể tham khảo tư liệu để trình bày thêm: hai tên đế quốc khó có thể ăn chung một miếng mồi béo bở như Đông
Dương; quân Đồng minh sắp đánh vào Đông Dương, Nhật phải loại Pháp để bài trừ hậu họa; Nhật phải chiếm giữ Đông Dương làm cầu nối với các thuộc địa miền Nam Nam Dương với Nhật sau khi bị Mĩ chiếm Philíppin.
+ Về hậu quả cuộc đảo chính, gây ra sự khủng hoảng chính trị sâu sắc: chính quyền Pháp tan rã, chính quyền Nhật chưa ổn định; các tầng lớp đứng giữa hoang mang, quần chúng nhân dân sẵn sàng hành động.
Tuy vậy, điều kiện cho tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi, thời cơ chỉ có thể xuất hiện ở từng địa phương. Đảng chủ động thay đổi chiến thuật: Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước bằng nhiều hính thức khác nhau: bất hợp tác, bãi công, bãi thị, biểu tình thị uy võ trang, du kích… để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Nói về tầm quan trọng của chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, giáo viên nhấn mạnh: chỉ thị đã soi sáng cho đảng bộ các địa phương biện pháp đấu tranh chống Nhật trong thời kì từ sau khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nhờ thấm nhuần bản chỉ thị này, khi lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được Đảng phát động còn chưa đến được với một số địa phương, nhiều Đảng bộ địa phương đã vận dụng tinh thần bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chủ động lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Có địa phương tiến hành khởi nghĩa trước khi lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố.
Phần học sinh tự học với sách giáo khoa ở nhà được giáo viên gọi một em ngẫu nhiên lên trình bày tóm tắt nội dung phần viết trong sách giáo khoa đã đọc ở nhà, giáo viên không giải thích gì thêm những nội dung này, gồm: phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” của quần chúng nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì; Phong trào phá nhà lao, vượt ngục ra ngoài để tiếp tục hoạt động cách mạng của anh em tù chính trị.
Phần tài liệu thêm vào bài giảng, căn cứ vào việc phân phối thời gian tiết học, vào nhu cầu và năng lực của học sinh từng lớp mà giáo viên chọn lọc đưa vào một số tài liệu sau: Các tài liệu nêu rõ diễn biến chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đầu năm 1945; diễn biến của cuộc đảo chính Nhật – Pháp và hệ quả của nó; các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong phong trào kháng Nhật cứu nước ở: khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng, ở Bắc Kì và Trung Kì, ở Quảng Ngãi và ở Nam Kì.
Như vậy, tùy theo nội từng bài học cụ thể để giáo viên áp dụng “sơ đồ Đairi” một cách linh hoạt, qua đó xác định trong từng bài, từng mục nội dung kiến thức giảng dạy trên lớp, nội dung học sinh tự học với sách giáo khoa cũng như lựa chọn tài liệu tham khảo để mở rộng, khắc sâu bài học giúp học sinh lĩnh hội Chuẩn kiến thức và phát triển khả năng tự học của các em.
Ở nước ta, từ lí luận và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, sách giáo khoa được sử dụng phổ biến theo hai cách sau:
Một là: Bài giảng của giáo viên trình bày trong các tiết học phải trên cơ sở nội dung của sách giáo khoa. giáo viên cần xác định kiến thức trọng tâm, cơ bản của mỗi bài, mỗi mục để đi sâu nhấn mạnh hoặc lướt qua một số nội dung của sách và những tư liệu tham khảo khác. Mỗi bài học, “điều quan trọng là làm cho học sinh nắm được những sự kiện cơ bản: biết chính xác và hiểu được nội dung, bản chất của sự kiện đó một cách có hệ thống được quy định theo hướng Chuẩn kiến thức kĩ năng. giáo viên không nên trình bày tóm tắt nội dung sách giáo khoa một cách khô khan theo kiểu thông báo sự kiện, hoặc đọc cho học sinh chép” [31, tr.64].
Trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, giáo viên cần giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, trọng tâm qua tìm hiểu nội dung bài viết (kênh chữ); hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ (kênh hình) và cả những câu hỏi, phần tài liệu đọc thêm có trong sách giáo khoa. Kênh hình nếu được khai thác hiệu quả sẽ
huy động nhiều giác quan của người học, làm cho bài học sinh động, học sinh tích cực tiếp thu bài học, tránh “hiện đại hóa lịch sử”.
Để tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa, giáo viên cần hướng dẫn các em thu thập, xử lí thông từ sách giáo khoa, trên cơ sở những câu hỏi, bài tập mà giáo viên đưa ra. Các câu hỏi, bài tập này đặt ra các tình huống nhận thức muốn tìm được lời giải cần xử lí các thông tin thu được từ sách giáo khoa, lời giải ấy cũng chính là kiến thức mà học sinh lĩnh hội được. Qua việc tự nghiên cứu sách giáo khoa với sự dẫn dắt của giáo viên, các em được rèn luyện thêm kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng phân tích số liệu, lược đồ, đồ thị.
Ngoài ra, vai trò của giáo viên trong việc tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu sách giáo khoa còn thể hiện thông qua những hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các em: đọc đoạn nào trang bao nhiêu, đọc nhằm tìm ra điều gì, để trả lời cho câu hỏi nào. Đối với kênh hình, giáo viên hướng dẫn học sinh cách thức khai thác những hình ảnh, bản đồ, bảng so sánh mô tả cái gì, nhằm thể hiện điều gì.
Hai là: “Hướng dẫn học sinh nghiên cứu, nắm được nội dung bài viết cũng như phần tư liệu học tập. Ở nhà, học sinh phải học nhiều môn học, vì vậy việc hướng dẫn tự học cho học sinh là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Thông thường ở nhà học sinh chỉ học vở ghi, đọc qua sách giáo khoa mà không biết tự học.Việc hướng dẫn học sinh biết sử dụng sách giáo khoa là cách có hiệu quả và cần thiết” [31, tr.65].
Môn Lịch sử lớp 12 được phân phối 2 tiết/tuần, một số em sẽ ôn bài ngay sau buổi học ở trên lớp và ôn lại trước khi có tiết học bộ môn, đa số còn lại chỉ dò bài theo thời khóa biểu, tức là ngày mai có tiết Sử thì tôi hôm trước mới học ôn bài cũ. Dù học với cách nào thì cũng cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Ở nhà, học sinh nên đọc lại toàn bộ bài viết (kênh chữ) trong sách
giáo khoa, nhớ lại những ý chính trong bài giảng của giáo viên, những ý kiến trao đổi, phát biểu của các em ở trên lớp. Sau đó, kết hợp nội dung chính sách giáo khoa mà mình vừa lĩnh hội được từ việc đọc lại ở nhà với những ấn tượng về bài giảng của giáo viên, dàn bài mà các em ghi chép được để lập dàn ý ghi lại những nội dung chính của bài học, đọc và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được để trả lời các câu hỏi trong sách, bổ sung hoặc nắm được bản chất của các sự kiện trong bài. Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề lí luận trên qua ví dụ cụ thể khi dạy bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, mục II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
Để giúp học sinh tìm hiểu, khai thác được những nội dung chính trong sách giáo khoa, từ đó lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học, giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác hình ảnh (kênh hình): Hình 44. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội (2/3/1946); hình 45. Nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo cứu giúp đồng bào bị đói ở Bắc bộ (10/1945) và nội dung bài viết (kênh chữ) thông qua câu hỏi nhận thức: Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần đầu tiên trong lịch sử có ý nghĩa gì? Phiên họp đầu tiên của Quốc hội đã thông qua những nội dung quan trọng nào? Để giải quyết nạn đói, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã đề ra những giải pháp trước mắt và lâu dài như thế nào? Những chủ chương mà Chính phủ và Hồ Chủ tịch phát động được nhân dân ta hưởng ứng như thế nào?
Tùy theo năng lực học sinh từng lớp và không khí tiết học mà giáo viên có thể lựa chọn và đưa ra câu hỏi gợi mở: Sau Cách mạng tháng Tám, kẻ thù có âm mưu thâm độc gì đối với Chính phủ lâm thời? Cuộc tổng tuyển cử trong cả nước được nhân dân ta hưởng ứng như thế nào? Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời trong hoàn cảnh nào? Em hãy kể tên những phong trào, khẩu hiệu mà Chính phủ và Hồ Chủ tịch phát động nhằm giải quyết nạn đói?
… Từ việc tự nghiên cứu sách giáo khoa với việc tổ chức hướng dẫn của giáo viên để trả lời những câu hỏi trên, kiến thức của học sinh được tích lũy, tổng hợp để trả lời câu hỏi cuối mục trong sách giáo khoa: Hãy nêu những kết quả chủ yếu đạt được trong năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám? Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp học sinh lĩnh hội được Chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học.
Ngoài ra, để làm phong phú, sâu sắc kiến thức cơ bản của bài, giáo viên nên tham khảo thêm sách giáo khoa Lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921). Phần củng cố, dặn dò giáo viên đưa ra bài tập nhận thức: Lập niên biểu thể hiện kết quả