Luận án tiến sỹ - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam

216 41 0
Luận án tiến sỹ - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) do kiểm toán độc lập (KTĐL) thực hiện được coi là phương thức góp phần đảm bảo sự minh bạch, công khai, phát triển bền vững của doanh nghiệp (DN) và sự công bằng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam. Kiểm toán độc lập là một nhu cầu cần thiết, không thể thiếu tại bất cứ nền kinh tế phát triển nào. Mục tiêu của kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện là cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC của đơn vị báo cáo không còn chứa đựng những sai phạm trọng yếu theo các khuôn khổ, tiêu chuẩn được thiết lập. Do vậy, vai trò của kiểm toán BCTC ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của lĩnh vực này trên thị trường là một mối lo ngại lớn khi nhu cầu kiểm toán ngày càng lớn mà các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) hiện nay đang trong tình trạng quá tải về khối lượng công việc sẽ dẫn đến những vấn đề cần phải quan tâm về đảm bảo chất lượng kiểm toán. Đối với các DNKT và kiểm toán viên (KTV), quy định về thời hạn nộp BCTC và báo cáo kiểm toán dẫn đến áp lực thời gian tương đối lớn và có thể dẫn đến những ảnh hưởng đối với chất lượng kiểm toán (Lambert và cộng sự, 2017). Nhiều DNKT phải cố gắng thiết lập nên những cách thức để giảm áp lực về mặt thời gian gây ra khó khăn cho cuộc kiểm toán để làm sao vẫn đảm bảo được chất lượng kiểm toán. Trong bối cảnh chất lượng kiểm toán và uy tín có thể chưa được coi là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với các DNKT thì việc nghiên cứu thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT thực hiện tại Việt Nam là rất cần thiết bởi thời gian kiểm toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chất lượng kiểm toán. Kiểm soát thời gian kiểm toán BCTC nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC là mối quan tâm lớn của các DNKT, cơ quan chức năng, nhà nước cũng như bản thân chính đơn vị được kiểm toán và những người sử dụng kết quả kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít sự hiểu biết và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC để có thể kiểm soát được vấn đề này. Việc sắp xếp, lên kế hoạch và áp KTV kiểm toán theo số giờ đã định có thể ảnh hưởng đến khối lượng, nội dung và phạm vi công việc mà KTV thực hiện, do đó ảnh hưởng đến khả năng KTV có tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, hay bảo đảm chất lượng kiểm toán hay không? Hiện nay, trên thế thế giới, xu hướng tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro được áp dụng phổ biến và cũng được quy định trong các chuẩn mực kiểm toán quốc tế 2 và Việt Nam. Với phương pháp này yêu cầu các KTV phải thực hiện việc đánh giá rủi ro kiểm toán (bao gồm rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu và rủi ro phát hiện) trong suốt quá trình kiểm toán (đặc biệt ở khâu lập kế hoạch kiểm toán) từ đó đề ra những phương hướng, chiến lược, nội dung, phạm vi, thời gian và chương trình kiểm toán chi tiết. Từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đến nay, những vụ bê bối tài chính trên thế giới mà nguyên nhân phần lớn xuất phát từ những gian lận trong lập BCTC của các tập đoàn đã dấy lên nghi vấn về vai trò của KTĐL, tính phù hợp của các ý kiến kiểm toán có đảm bảo gia tăng niềm tin cho người sử dụng thông tin tài chính hay không. Điển hình nhất là trường hợp gian lận trong lập và trình bày BCTC của Tập đoàn Enron (năm 2001) và Worldcom (2002) tại Mỹ kéo theo sự sụp đổ của 1 trong 5 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới đầu những năm 2000 là Athur Andersen, làm gia tăng sự nghi ngờ của người quan tâm đến chất lượng của các cuộc kiểm toán BCTC. Gần hơn khi nhìn về vụ sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers năm 2008, mặc dù trong vụ sụp đổ này trách nhiệm của Ernst & Young tại Mỹ không bị cáo buộc nghiêm trọng, nhưng trong báo cáo của Anton R. Valukas, Chủ tịch của Công ty Luật Jenner & Block, đồng thời là thanh tra do Tòa án chỉ định cũng cho rằng các thủ tục kiểm toán được thực hiện bởi E&Y là “cẩu thả” và các kiểm toán viên (KTV) của Hãng này đã rất “sơ suất” khi thực hiện kiểm toán. Nhiều tờ báo của Anh cũng cho rằng trong trường hợp này E&Y đã thiếu sự cẩn trọng cần thiết trong xét đoán nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của Hãng trên toàn cầu. Những sai lệch trong BCTC đã được kiểm toán như vậy đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán có liên đới hay không vẫn là những tranh cãi và chưa có kết luận cuối cùng. Theo The Wall Street Journal, tính đến tháng 7/2014, Ủy ban Giám sát kế toán các công ty đại chúng Mỹ (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB) đã đưa ra thông báo phát hiện thiếu sót 15/59 cuộc kiểm toán của PwC mà cơ quan này tiến hành điều tra, với tỷ lệ 32% (trong khi tỷ lệ này năm 2013 là 39% tương ứng với 21/54 cuộc kiểm toán còn thiếu sót). Trong những thiếu sót mà PCAOB xác định trong các cuộc kiểm toán của PwC được thanh tra có thể kể đến như: Thiếu quy trình đánh giá doanh thu, thiếu phân tích về lợi thế thương mại và tài sản vô hình, thiếu sót trong kiểm tra hạch toán của công ty khách hàng về các nghiệp vụ mua bán, hay thiếu sự đánh giá cẩn trọng trong quy trình tìm hiểu khách hàng và kiểm soát nội bộ của khách hàng.. Gần đây, tại Nhật Bản vào năm 2015, bê bối kế toán của Tập đoàn Toshiba (Toshiba) – một trong những tập đoàn lớn nhất của Nhật Bản đã gây chấn động và ảnh hưởng lớn đến không những tập đoàn này mà cả đến hãng kiểm toán E&Y, mà cụ thể là E&Y ShinNihon. Theo đó, Toshiba đã nhiều năm liên tiếp từ năm 2008 thực hiện các 3 thủ tục thao túng BCTC để khai khống lợi nhuận tập đoàn lên đến ít nhất 1,2 tỷ Đô la Mỹ trong khi kết quả kinh doanh của các tập đoàn khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh đều có xu hướng không tốt. Với những gian lận ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người có liên quan đến tập đoàn này, E&Y ShinNihon là hãng có doanh thu kiểm toán cao nhất của Nhật Bản thời điểm đó lại không phát hiện ra được những bất thường trong BCTC của họ là một sự thiếu cẩn trọng trong quá trình kiểm toán, vì vậy các cơ quan quản lý đã phạt Văn phòng kiểm toán này số tiền lên đến 17,4 triệu Đô la Mỹ (tương đương với phí kiểm toán 2 năm liên tiếp của hãng này thu từ Toshiba) và nghiêm cấm hãng không được ký thêm các hợp đồng kiểm toán mới trong vòng 3 tháng đầu năm 2016. Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng có không ít vụ việc liên quan đến gian lận của các công ty, đặc biệt các công ty niêm yết. Điển hình là chất lượng ý kiến của KTV liên quan đến một số công ty niêm yết như trường hợp cổ phiếu của Công ty CP Dược phẩm Viễn Đông (mã chứng khoán DVD), Công ty CP Bông Bạch Tuyết, hay gần đây nhất là vụ bê bối liên quan đến đánh giá hàng tồn kho và dự phòng các khoản phải thu khó đòi của Công ty CP Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán TTF) do KTV Công ty TNHH Kiểm toán Ernst & Young (E&Y Việt Nam) phát hiện (nhưng trước đó, hãng kiểm toán DFK lại không phát hiện ra những sai phạm trọng yếu liên quan đến DN này). Những trường hợp trên đã gây hậu quả nặng nề cho nhà đầu tư dẫn đến nghi ngờ về chất lượng ý kiến kiểm toán thực sự của KTV. Sau sự kiện của DVD, lần đầu tiên Ủy ban Chứng khoán đưa ra quyết định đình chỉ đối với bốn KTV các DNKT có liên quan. Vụ việc này đã phần nào giải tỏa những nghi ngờ của nhà đầu tư và thị trường về những “nghi án” liên quan đến chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết, công ty chứng khoán. Tuy nhiên, vấn đề nhiều chuyên gia đặt ra là ngoài việc KTV trực tiếp làm, thì vai trò của khâu soát xét chất lượng, thực hiện đánh giá rủi ro, đại diện Ban Giám đốc DNKT ký báo cáo kiểm toán,...là rất quan trọng, nên cần phải có các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thiểu rủi ro cho cổ đông, nhà đầu tư... Những bê bối tài chính liên quan đến vấn đề kiểm toán ở trên chỉ là những trường hợp điển hình trong rất nhiều vụ bê bối trên thế giới và ở Việt Nam. Các vụ việc trên đặt ra nhiều vấn đề về chất lượng kiểm toán BCTC không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Đặc biệt, với một thị trường kiểm toán mà sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DNKT trong nước với nhau, giữa các hãng kiểm toán quốc tế, trong đó có sự cạnh tranh giữa Big4 (Big4 – tên bốn hãng kiểm toán lớn nhất trên thế giới và tại Việt Nam là PwC, KPMG, E&Y, Deloitte). Với sự cạnh tranh mạnh mẽ này thì những yếu tố liên quan đến chi phí trực tiếp để thực hiện cuộc kiểm toán là vấn đề quan trọng đối với nhiều DN kiểm toán, trong đó có thời gian thực hiện kiểm toán. Việc sắp xếp, lên kế hoạch cho số giờ thực 4 hiện một cuộc kiểm toán ảnh hưởng đến khối lượng, nội dung và phạm vi công việc mà các KTV thực hiện. Điều này dẫn đến khả năng liệu KTV đảm bảo thực hiện được đầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán hay không, từ đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc kiểm toán, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tính hiệu lực, tính kinh tế và tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tính hiệu quả và tính kinh tế của một cuộc kiểm toán cũng có thể được đo lường bởi một số tiêu chí định tính và định lượng. Về mặt định lượng, có thể có một số tiêu chí như phí kiểm toán tính trên tổng số giờ thực hiện kiểm toán hoặc phí kiểm toán tính trên tổng chi phí cần thiết thực hiện kiểm toán. Việc xác định thời gian cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán thực sự không hề đơn giản. Thời gian kiểm toán phải được ước tính dựa trên nhiều yếu tố thuộc về hãng kiểm toán, cá nhân kiểm toán viên, yếu tố thuộc về khách hàng và môi trường kiểm toán,... Chính vì vậy, kết quả của việc nghiên cứu về thời gian kiểm toán có thể sẽ góp phần giúp cho các hãng kiểm toán và các KTV có được những quyết định phù hợp trong việc cân đối giữa thời gian kiểm toán và chất lượng kiểm toán, bên cạnh đó cũng góp phần củng cố thêm vào lý luận về kiểm toán báo cáo tài chính do các DNKT thực hiện. Để đạt được những mục tiêu này cho một cuộc kiểm toán, điều quan trọng không phải là giảm số giờ cần thiết thực hiện mà KTV cần sử dụng số giờ hợp lý nhất để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, nếu thời gian kiểm toán quá ít cũng sẽ có thể gây ra những hành vi không đúng như ký báo cáo quá sớm mà chưa đủ thời gian để phân bổ cho việc thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán. Một số ít những nghiên cứu về thời gian kiểm toán trên thế giới đã chỉ ra tầm quan trọng của chủ đề này. Bởi vì chi phí lớn nhất để thực hiện một cuộc kiểm toán chính là thời gian làm việc của các thành viên nhóm kiểm toán, tính chính xác của việc sắp xếp quỹ thời gian kiểm toán là nhân tố quan trọng trong việc kiểm soát chi phí kiểm toán. Đặc biệt trong thị trường kiểm toán càng ngày càng cạnh tranh hơn, các công ty kiểm toán thường đưa ra mức phí kiểm toán ở mức thấp. Những mâu thuẫn giữa việc kiểm soát giá thành hợp đồng kiểm toán và đảm bảo cuộc kiểm toán có chất lượng cao là bài toán mà rất nhiều hãng kiểm toán trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm để tìm ra lời giải cho việc thực hiện cuộc kiểm toán một cách hiệu quả. Theo những thảo luận của NCS với các chuyên gia của các hiệp hội, những người có trách nhiệm quản lý chất lượng kiểm toán đã đề cập đến việc kiểm soát và lập kế hoạch về thời gian kiểm toán là rất cấp thiết và là một trong những yếu tố giúp các công ty xây dựng được mức giá phí hợp lý và đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. 5 1.2 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC KTV thường phải đối mặt với áp lực về quỹ thời gian hạn hẹp, mà trong nhiều trường hợp sự hạn hẹp này cũng xuất phát từ những áp lực về cạnh tranh và quá trình đấu thầu hợp đồng kiểm toán. Thời gian kiểm toán là một vấn đề quan trọng để ước tính và kiểm soát chi phí của một cuộc kiểm toán cho bất kỳ hãng kiểm toán nào. Theo khoản 1Điều 44 của Luật Kiểm toán độc lập (2011) quy định các căn cứ để xác định phí dịch vụ kiểm toán bao gồm: “a) Nội dung, khối lượng và tính chất công việc; b) Thời gian và điều kiện làm việc của KTV hành nghề, KTV sử dụng để thực hiện dịch vụ;...d) Mức độ trách nhiệm và thời hạn mà việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi”. Cũng trong khoản 2 Điều 44cũng quy định giờ làm việc của KTV hành nghề, KTV là một trong ba phương thức để xác định phí dịch vụ kiểm toán. Thông thường, các hãng kiểm toán quốc tế cũng thường xác định giá phí kiểm toán dựa trên thời gian kiểm toán dự kiến thực hiện. Đối với các hãng kiểm toán quốc tế, điển hình là nhóm các DNKT thuộc nhóm bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới (Big4, bao gồm các hãng sau đây: Deloitte, PwC, E&Y và KPMG), thời gian kiểm toán cũng được sử dụng để thúc đẩy nhân viên trong nhóm kiểm toán đạt được mục tiêu với tính hiệu quả cao và để đánh giá kết quả làm việc của nhân viên kiểm toán (Marxen 1990; McDaniel 1990; Rasch và Harrell 1990; McNair 1991) và cũng là một trong các phương thức quan trọng được sử dụng bởi các DNKT để đánh giá và kiểm soát chất lượng, chi phí của cuộc kiểm toán (Kiger và Scheiner, 1997). Cơ quan Quản lý Kế toán và DN Singapore (ACRA – Accounting and Corporate Regulatory Authority) đã tiến hành điều tra các công việc được thực hiện bởi KTV từ năm 2004 đến năm 2012 thông qua Chương trình Giám sát hành nghề (Practice Monitoring Programme – PMP). Từ các điều tra này, ACRA quan sát thấy chất lượng kiểm toán nghèo nàn thường bị gây nên bởi hai nguyên nhân chính, trong đó nguyên nhân gốc rễ đầu tiên là thiếu sự giám sát và soát xét bởi các thành viên có kinh nghiệm trong nhóm kiểm toán (từ KTV cao cấp trở lên). Việc thiếu thời gian thực hiện bởi các chủ nhiệm kiểm toán (CNKT) và thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán (TVBGĐ) thường phát sinh những vấn đề lớn. Trong một số trường hợp, điều này gây ra bởi cấu trúc và chiến lược của công ty kiểm toán để duy trì số lượng chủ nhiệm và giám đốc kiểm toán quá ít so với các nhân viên cấp dưới (trợ lý kiểm toán), điều này được gọi là đòn bảy nhân viên. Với sự tìm hiểu nguyên nhân này, ACRA đã thiết lập và lựa chọn tám chỉ số chất lượng kiểm toán (AQIs). Tám chỉ số này được phát triển với sự tư vấn của các công ty kiểm toán và các ủy ban kiểm toán công ty niêm yết tại Singapore, trong đó nhân tố về số giờ kiểm toán được đưa vào như một chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng kiểm toán cho các hãng kiểm toán tại Singapore. Lập kế hoạch về 6 thời gian kiểm toán cũng được sử dụng để thúc đẩy các nhân viên kiểm toán làm việc có hiệu quả và hiệu năng và cũng một phần đánh giá kết quả hoạt động của đội ngũ KTV (Marxen 1990; McDaniel 1990; Rasch và Harrell 1990; McNair 1991). Tuy nhiên, nếu lên kế hoạch về thời gian kiểm toán quá ít, có thể dẫn đến những hành vi rối loạn chức năng như ký tắt hoàn thành công việc quá sớm dẫn đến chất lượng của hợp đồng kiểm toán không được đảm bảo (Jan Svanberg & Peter Ohman, 2013),... 1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC tại Việt Nam Điều 45 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định quy trình cuộc kiểm toán gồm các bước: “a) Chấp nhận, duy trì khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán; b) Thực hiện kiểm toán; c) Kết thúc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và xử lý sau kiểm toán”. Vì vậy, việc xác định thời gian kiểm toán có thể đo lường bằng số giờ được xác định từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Cho đến thời điểm thực hiện luận án này, những nghiên cứu về thời gian kiểm toán là không nhiều, chủ yếu là các công trình do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện trong bối cảnh của các quốc gia trên thế giới, còn tại Việt Nam hầu như chưa đề cập đến. Các nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu đề cập đến kiểm toán BCTC nói chung và những công trình có liên quan đến chất lượng kiểm toán, kiểm soát nội bộ,... Liên quan đến nội dung kiểm toán BCTC, luận án tiến sĩ (LATS) của Đoàn Thị Ngọc Trai (2003) “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam” nghiên cứu về tổ chức kiểm toán BCTC doanh nghiệp về các nội dung: tổ chức bộ máy kiểm toán, quy trình kiểm toán, xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán, đồng thời nghiên cứu thực nghiệm tại một số hãng kiểm toán lớn và tại Kiểm toán nhà nước, từ đó đánh giá thực trạng để đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước thực hiện tại Việt Nam. LATS của Bùi Thị Thủy, 2014 “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” xây dựng khung nghiên cứu, kết hợp với phân tích thực trạng tại Việt Nam đã hệ thống hóa thành 16 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến năm 2012, được chia thành ba nhóm: Nhóm nhân tố bên ngoài, nhóm nhân tố về KTV và nhóm nhân tố công ty kiểm toán. Trong số đó, tác giả đã phát triển 12 tiêu chí đo lường 3 nhân tố thuộc nhóm bên ngoài bao gồm môi trường pháp lý, kiểm soát bên ngoài, doanh nghiệp niêm yết,... Tác giả đã lượng hóa mức độ ảnh hưởng của 14 nhân tố thuộc ba nhóm như sau: 6 nhân tố thuộc nhóm KTV có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm: kinh nghiệm chuyên sâu, ý thức, tính chuyên 7 nghiệp, áp lực, độc lập và trình độ bằng cấp; 3 nhân tố thuộc nhóm bên ngoài có mức độ ảnh hưởng giảm dần gồm công ty niêm yết, môi trường pháp lý và kiểm soát bên ngoài; 5 nhân tố thuộc về doanh nghiệp kiểm toán có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm hệ thống kiểm soát chất lượng, điều kiện làm việc, phí kiểm toán/thời gian kiểm toán, danh tiếng và quy mô hãng kiểm toán. Thông qua kết quả khảo sát, phỏng vấn sâu, tác giả luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Lê Thanh, 2017 “Kiểm toán ước tính kế toán trong kiểm toán BCTC doanh nghiệp do các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam thực hiện” cho thấy tính chất phức tạp của khoản mục có tác động đến chất lượng kiểm toán, tác giả đã phỏng vấn, tìm hiểu thực trạng kiểm toán của khoản mục và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán đối với các ước tính kế toán tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Kim Liên, ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh năm 2016 “Nghiên cứu thực nghiệm về áp lực thời gian kiểm toán với phản ứng của KTV tại các công ty kiểm toán Việt Nam” có đề cập đến những nghiên cứu về áp lực thời gian kiểm toán. Luận văn đã phân tích sự tác động của áp lực thời gian kiểm toán đến các hành vi không đúng theo chức năng của KTV. Từ đó, tác giả xem xét một cách sâu sắc hơn liệu KTV độc lập tại Việt Nam có chịu áp lực về thời gian hoàn thành công việc kiểm toán hay không và các phản ứng của họ trước áp lực về quỹ thời gian kiểm toán bị hạn chế. Ngoài ra, tác giả đã đánh giá liệu có sự khác biệt giữa nhóm các công ty Big4 và không phải Big4 hoặc giữa các cấp bậc chức vụ chuyên môn về áp lực thời gian kiểm toán hay về cách mà họ phản ứng trước áp lực về quỹ thời gian kiểm toán để giúp cho các công ty kiểm toán, những người sử dụng BCTC được kiểm toán có cái nhìn tổng thể hơn về áp lực mà KTV phải chịu trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán và cách thức phản ứng từ đó đưa ra các khuyến nghị về việc lập kế hoạch kiểm toán nói chung cũng như thời gian kiểm toán nói riêng có phù hợp với từng hãng kiểm toán có quy mô, cách thức hoạt động khác nhau hay giữa KTV giữ các chức vụ khác nhau nhằm giảm thiểu các phản ứng không phù hợp với chức năng của các KTV. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành cũng đề cập đến kiểm toán BCTC theo chủ thể kiểm toán. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của GS.TS Vương Đình Huệ (2001), “Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam”, đề tài cấp Bộ của TS. Hà Thị Ngọc Hà cùng nhóm nghiên cứu (2011), “Các giải pháp hoàn thiện, tăng cường kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán BCTC các đơn vị có lợi ích công chúng”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của GS.TS Đoàn Xuân Tiên (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam 8 hiện nay”. Trong các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến thực trạng và các giải pháp đưa ra đối với các loại hình kiểm toán được đề cập, có nêu đến những nguyên nhân của thực trạng và gợi mở những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC, tuy nhiên vẫn chưa nghiên cứu đến yếu tố về thời gian kiểm toán và những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - NGUYỄN THỊ THANH MAI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CƠNG TY KIỂM TỐN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI – NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - NGUYỄN THỊ THANH MAI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CƠNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế tốn (Kế tốn, kiểm tốn phân tích) Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Luyện TS Bùi Thị Minh Hải HÀ NỘI – NĂM 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Mai ii LỜI CẢM ƠN Luận án hồn thành khơng có giúp đỡ nhiều cá nhân, đồng nghiệp tổ chức Trước tiên, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học, Viện Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân tạo điều kiện thuận lợi để hồn thành luận án Tơi xin gửi cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Luyện, TS Bùi Thị Minh Hải – người hướng dẫn khoa học Luận án, khơng ngừng giúp tơi chuẩn hóa nội dung, kiến thức phương pháp nghiên cứu mà cịn tạo động lực tích cực giúp tơi hồn thành Luận án Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đến gia đình, thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp người đứng đằng sau ủng hộ, động viên chia sẻ khó khăn với tơi suốt thời gian học tập nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH ẢNH viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .1 1.1 Sự cần thiết đề tài nghiên cứu 1.2 Tổng quan nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm tốn BCTC 1.2.1 Tổng quan cơng trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC Việt Nam 1.2.2 Tổng quan cơng trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC giới .8 1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu 11 1.2.4 Mục tiêu nghiên cứu 12 1.2.5 Câu hỏi nghiên cứu 12 1.2.6 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 12 1.2.7 Phương pháp nghiên cứu 13 1.2.8 Đóng góp đề tài 13 1.2.9 Kết cấu luận án 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỜI GIAN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TỐN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 16 2.1 Một số lý thuyết đương đại sử dụng làm tảng cho Luận án .16 2.1.1 Lý thuyết người đại diện 16 2.1.2 Lý thuyết quản trị dựa nguồn lực 17 2.1.3 Lý thuyết doanh nghiệp từ góc nhìn tri thức 21 2.2 Những vấn đề lý luận chung thời gian kiểm toán 24 2.3 Cơ sở xác định nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC kiểm toán độc lập thực 31 2.3.1 Mối quan hệ nhân tố thuộc khách hàng môi trường kiểm toán với thời gian kiểm toán BCTC 31 iv 2.3.2 Cơ sở xác định mối quan hệ nhân tố thuộc doanh nghiệp kiểm toán KTV với thời gian kiểm toán 45 2.3.3 Các nhân tố khác có ảnh hưởng tới thời gian kiểm tốn 50 2.4 Xác lập khung nghiên cứu, giả thuyết mơ hình nghiên cứu .55 2.4.1 Nhân tố mục tiêu (Biến phụ thuộc) 56 2.4.2 Nhân tố tác động (Biến độc lập) 57 2.4.3 Biến kiểm soát 58 2.4.4 Mơ hình nghiên cứu 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 60 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61 3.1 Quy trình phương pháp nghiên cứu 61 3.1.1 Quy trình nghiên cứu 61 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu 62 3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính 64 3.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng 65 3.3.1 Mơ hình nghiên cứu 65 3.3.2 Nguồn liệu luận án 69 3.3.3 Đối tượng quy mô mẫu khảo sát 69 3.3.4 Quy trình phương pháp phân tích liệu định lượng 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 76 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM 77 4.1 Thực trạng hoạt động, chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam .77 4.2 Kết nghiên cứu định tính khám phá nhân tố tác động tới thời gian kiểm toán BCTC DNKT thực Việt Nam 93 4.2.1 Phương pháp thực đối tượng tham gia khảo sát .93 4.2.2 Quy trình thực 93 4.2.3 Kết nghiên cứu định tính 95 4.3 Phân tích kết thực nghiệm nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC KTĐL thực Việt Nam 102 4.3.1 Đặc điểm mẫu 102 4.3.2 Phân tích thống kê mô tả mẫu 106 4.3.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo .108 4.3.4 Xây dựng ma trận tương quan 111 4.3.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 113 v 4.3.6 Phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến (MLR) .120 4.3.7 Kiểm định ANOVA 125 4.3.8 Kết kiểm định giả thuyết 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 130 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 131 5.1 Thảo luận kết nghiên cứu .131 5.1.1 Đánh giá mơ hình nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC kiểm toán độc lập thực Việt Nam 131 5.1.2 Đánh giá thực trạng việc xác định số kiểm toán liên hệ với thực trạng chất lượng kiểm toán Việt Nam 136 5.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp kiểm toán độc lập Việt Nam 138 5.3 Khuyến nghị 140 5.3.1 Đối với quan nhà nước 140 5.3.2 Đối với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA 144 5.3.3 Đối với doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán viên 147 5.3.4 Đối với doanh nghiệp 153 5.3.5 Đối với sở đào tạo viện nghiên cứu 154 5.3.6 Hạn chế nghiên cứu hướng nghiên cứu .157 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC i vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng mô tả cách tính số kiểm tốn PCAOB-AQIs .27 Bảng 2.2: Hướng dẫn tính số phân bổ số kiểm toán cho giai đoạn kiểm tốn 28 Bảng 2.3 : Tóm tắt nghiên cứu trước 51 Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá biến độc lập 66 Bảng 3.2 : Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng tới thời gian kiểm toán BCTC DNKT độc lập thực Việt Nam 66 Bảng 4.1: Kết nghiên cứu định tính nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán 100 Bảng 4.2 Bảng thể tần số giới tính người trả lời 102 Bảng 4.3: Đơn vị công tác người tham gia khảo sát .102 Bảng 4.4: Vị trí, cấp bậc người tham gia phản hồi 103 Bảng 4.5: Số lượng người phản hồi khảo sát có chứng nghề nghiệp 104 Bảng 4.6: Số lượng người phản hồi tham gia q trình lập kế hoạch kiểm tốn 104 Bảng 4.7: Số năm kinh nghiệm làm kiểm toán người phản hồi 105 Bảng 4.8: Thống kê mô tả nhân tố tham gia khảo sát 107 Bảng 4.9: Tổng hợp kết đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua khảo sát thức 109 Bảng 4.10: Ma trận tương quan biến – Correlations Matrix 112 Bảng 4.11: Kết kiểm định KMO kiểm định Barlett 113 Bảng 4.12: Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) 114 Bảng 4.13: Kết phân tích nhân tố EFA 116 Bảng 4.14: Kết kiểm định KMO Barlett .118 Bảng 4.15: Tổng phương sai giải thích 119 Bảng 4.16: Ma trận nhân tố .119 Bảng 4.17 Định nghĩa biến mơ hình nhân tố .120 vii Bảng 4.18: Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy .123 b Bảng 4.19: Bảng ANOVA cho kiểm định F 124 Bảng 4.20: Kết hồi quy .125 Bảng 4.21a: Kiểm định phương sai theo giới tính 126 Bảng 4.21b: Kiểm định ANOVA - Giới tính 126 Bảng 4.22a: Kiểm định phương sai theo giá phí kiểm tốn .127 Bảng 4.22b: Kiểm định ANOVA – Giá phí kiểm toán .127 Bảng 4.23: Kết phân tích mơ hình hồi quy 128 Bảng 4.24: Mức độ tác động biến độc lập 129 Bảng 5.1: Số lượng khách hàng đối tượng tham gia khảo sát năm cho kỳ kiểm tốn kết thúc năm tài 31/12/2018 133 Bảng 5.2: Số lượng khách hàng trong năm 2018 đối tượng tham gia khảo sát 134 Bảng 5.3: Bảng thống kê số lượng làm thêm giờ/tuần theo cấp độ chuyên môn .135 Bảng 5.4: Bảng số làm thêm trung bình/tuần KTV theo loại DNKT 135 viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Khung lý thuyết quản trị marketing dịch vụ dựa nguồn lực 20 Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu Phan Thị Thục Anh cộng (2006) 23 Hình 2.3: Khung lý thuyết luận án 24 Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất 59 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu dự kiến 62 Hình 4.1: Số lượng nhân viên chuyên nghiệp qua năm 80 Hình 4.2: Số lượng KTV hành nghề qua năm 81 Hình 4.3: Số lượng DNKT qua năm 83 Hình 4.4: Số lượng chi nhánh DNKT qua năm 85 Hình 4.5: 10 DNKT có số nhân viên lớn Việt Nam năm 2018 86 Hình 4.6: 10 DNKT có số KTV hành nghề lớn (31-75 người) 86 Hình 4.7: 10 DNKT có số lượng khách hàng lớn 87 Hình 4.8: Top 10 DNKT có doanh thu cao năm 2017,2018 88 Hình 4.9: Top 10 DNKT có doanh thu cao năm 2016,2017 89 Hình 4.10: Doanh thu toàn ngành qua năm 89 Hình 4.11: Doanh thu cấu theo loại hình dịch vụ qua năm 90 Hình 4.12: Cơ cấu doanh thu năm 2018 theo loại hình dịch vụ 90 Hình 4.13: Cơ cấu doanh thu năm 2017 theo loại hình dịch vụ 91 Hình 4.14: Cơ cấu doanh thu năm 2018 theo loại hình doanh nghiệp 91 Hình 4.15: Cơ cấu doanh thu năm 2017 theo loại hình doanh nghiệp 92 Hình 4.16: Biều đồ phân phối dư chuẩn hóa 122 Hình 4.17: Biểu đồ phân tán phần dư giá trị dự đốn chuẩn hóa 122 Hình 4.18: Biểu đồ P-P Plot phần dư chuẩn hóa 123 xx EXP4 1.000 714 PRO1 1.000 527 PRO2 1.000 735 PRO3 1.000 746 PRO4 1.000 531 PRO5 1.000 796 AC1 1.000 667 AC2 1.000 677 AC3 1.000 701 AC4 1.000 667 Extraction Method: Principal Component Analysis xxi Total Variance Explained Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared Loadings Loadings Initial Eigenvalues % of Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total Variance Cumulative % 8.269 25.840 25.840 8.269 25.840 25.840 4.418 13.806 13.806 3.909 12.215 38.054 3.909 12.215 38.054 3.312 10.351 24.157 3.101 9.692 47.746 3.101 9.692 47.746 3.144 9.826 33.982 2.342 7.318 55.065 2.342 7.318 55.065 3.057 9.553 43.536 1.781 5.565 60.629 1.781 5.565 60.629 2.851 8.910 52.446 1.592 4.975 65.604 1.592 4.975 65.604 2.755 8.608 61.054 1.257 3.930 69.534 1.257 3.930 69.534 2.714 8.480 69.534 844 2.636 72.170 788 2.463 74.633 10 726 2.267 76.900 11 619 1.933 78.833 12 586 1.830 80.663 13 520 1.625 82.289 14 500 1.562 83.850 15 472 1.474 85.325 16 436 1.363 86.688 17 417 1.304 87.991 xxii 18 388 1.212 89.203 19 376 1.175 90.378 20 359 1.122 91.500 21 325 1.014 92.515 22 311 971 93.485 23 286 892 94.378 24 271 846 95.224 25 252 787 96.011 26 242 755 96.766 27 218 680 97.446 28 213 665 98.111 29 183 571 98.682 30 166 519 99.201 31 139 434 99.635 32 117 365 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis xxiii Component Matrix a Component EXP1 -.700 456 EXP4 -.664 419 OPEC3 647 EXP2 -.643 485 EXP3 -.642 462 OPEC4 638 OPEC2 619 LR3 608 OPEC1 585 LR4 585 LR2 566 458 LR1 537 503 AC1 -.478 AC4 -.438 PRO4 -.427 CR7 406 662 CR5 496 595 CR6 460 590 487 472 412 530 425 404 426 xxiv CR3 425 588 CR2 449 581 CR1 489 557 CR4 431 554 AC2 439 401 PRO5 -.431 667 PRO3 -.406 639 PRO2 -.443 576 FSCPL3 481 545 PRO1 540 FSCPL1 516 FSCPL2 442 509 FSCPL4 AC3 468 422 Extraction Method: Principal Component Analysis a components extracted -.414 528 xxv Rotated Component Matrix a Component CR7 827 CR5 803 CR6 788 CR2 786 CR1 770 CR3 737 CR4 664 PRO5 874 PRO3 843 PRO2 798 PRO4 677 PRO1 670 OPEC1 834 OPEC2 831 OPEC3 823 OPEC4 778 FSCPL2 880 FSCPL3 844 xxvi FSCPL1 809 FSCPL4 771 LR1 869 LR2 787 LR3 756 LR4 682 AC2 807 AC3 787 AC1 763 AC4 751 EXP2 760 EXP1 740 EXP3 720 EXP4 715 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in iterations xxvii Component Transformation Matrix Compon ent 430 -.336 434 302 388 -.287 -.435 793 056 -.228 221 -.185 430 218 -.147 737 077 591 281 033 000 -.357 -.396 359 484 -.321 499 031 154 383 722 -.467 -.166 245 -.057 -.106 -.120 -.116 -.241 723 614 -.055 032 -.151 301 033 287 -.214 870 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization Factor Analysis [DataSet1] xxviii KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy Bartlett's Test of Sphericity 826 Approx Chi-Square 567.422 df Sig .000 Communalities Initial Extraction AT1 1.000 696 AT2 1.000 764 AT3 1.000 697 AT4 1.000 838 Extraction Method: Principal Component Analysis Total Variance Explained Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Compon ent Total % of Variance Cumulative % 2.995 74.879 74.879 444 11.099 85.978 337 8.416 94.394 224 5.606 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis Total 2.995 % of Variance 74.879 Cumulative % 74.879 xxix Component Matrix a Component AT4 916 AT2 874 AT3 835 AT1 834 Extraction Method: Principal Component Analysis a components extracted xxx Correlations [DataSet1] Correlations OPEC OPEC Pearson Correlation Sig (2-tailed) N FSCPL CR LR EXP Pearson Correlation 250 ** 283 N 250 187 ** ** -.288 ** ** 558 250 250 250 250 250 250 250 -.046 -.036 250 ** 274 ** 493 ** 468 572 000 250 250 250 250 250 250 250 ** 229 000 N 250 250 250 ** -.262 ** -.238 -.031 402 ** 000 000 627 000 250 250 250 250 250 ** 000 ** -.262 000 229 000 ** ** -.267 000 Sig (2-tailed) -.267 ** 000 ** 298 298 000 274 250 ** -.294 000 250 -.531 ** -.531 AT 000 N Pearson Correlation ** AC 000 000 ** 396 PRO 000 003 396 ** EXP 000 Sig (2-tailed) Pearson Correlation 187 LR 003 ** 000 CR 000 283 Sig (2-tailed) Pearson Correlation FSCPL 250 -.493 ** Sig (2-tailed) 000 000 000 000 N 250 250 250 250 -.493 ** -.160 * -.368 ** ** 553 000 011 000 000 250 250 250 250 250 366 ** 416 ** -.718 ** 000 000 000 250 250 250 xxxi PRO AC AT Pearson Correlation -.294 ** -.046 ** -.238 -.160 * 366 ** Sig (2-tailed) 000 468 000 011 000 N 250 250 250 250 250 -.036 -.031 Pearson Correlation -.288 ** -.368 ** 416 ** 250 174 000 572 627 000 000 006 N 250 250 250 250 250 250 ** 558 493 ** 402 ** ** 553 -.718 ** ** ** -.435 000 250 250 250 ** -.385 000 000 000 000 000 000 000 N 250 250 250 250 250 250 250 * Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed) ** -.385 000 Sig (2-tailed) ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed) ** -.435 006 ** Sig (2-tailed) Pearson Correlation 174 250 250 xxxii Regression [DataSet1] Variables Entered/Removed b Variables Model Variables Entered AC, CR, FSCPL, Removed Method PRO, OPEC, LR, EXP Enter a a All requested variables entered b Dependent Variable: AT Model Summary Model R R Square 845 a 715 Adjusted R Std Error of the Square Estimate 707 a Predictors: (Constant), AC, CR, FSCPL, PRO, OPEC, LR, EXP 39834 xxxiii ANOVA b Sum of Model Mean Squares df Square Regression 96.220 Residual 38.399 242 134.619 249 Total F 13.746 86.630 Sig .000 a 159 a Predictors: (Constant), AC, CR, FSCPL, PRO, OPEC, LR, EXP b Dependent Variable: AT Coefficients Model Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients B (Constant) a Std Error 2.932 303 OPEC 090 031 FSCPL 189 CR LR Beta Collinearity Statistics t Sig Tolerance VIF 9.667 000 123 2.911 004 663 1.508 027 268 7.066 000 819 1.221 150 043 129 3.450 001 845 1.183 160 045 150 3.578 000 669 1.495 EXP -.256 033 -.367 -7.823 000 536 1.866 PRO -.170 035 -.181 -4.779 000 818 1.222 AC -.102 042 -.096 -2.455 015 766 1.305 a Dependent Variable: AT xxxiv Collinearity Diagnostics a Variance Proportions Dimensi Condition Model on Eigenvalue 1 7.582 1.000 00 00 00 00 00 00 00 00 196 6.224 00 05 03 00 01 11 01 04 062 11.100 00 05 36 01 03 04 09 34 055 11.767 00 15 49 02 00 01 11 26 040 13.846 00 23 01 44 02 07 15 12 037 14.400 00 24 10 03 05 50 29 10 025 17.587 00 10 00 32 61 02 21 06 006 36.130 1.00 19 00 17 27 25 14 07 a Dependent Variable: AT Index (Constant) OPEC FSCPL CR LR EXP PRO AC ... - NGUYỄN THỊ THANH MAI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CƠNG TY KIỂM TỐN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm tốn... thời gian kiểm toán dự tốn áp lực phí kiểm tốn, thời gian kiểm toán thực tế cao so với thời gian kiểm toán báo cáo; kết nghiên cứu gợi ý dự toán thời gian kiểm toán nhân kiểm toán cao cấp phản... TÍCH THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM 77 4.1 Thực trạng hoạt động, chất lượng kiểm toán độc

Ngày đăng: 02/04/2021, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan