Luận án tiến sỹ - Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam

209 112 0
Luận án tiến sỹ - Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài Về mặt lý luận, như chúng ta đã biết các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm và có xu hướng ngày càng giảm trong khi đó nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và tăng lên không ngừng, con người ngày càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất để phục vụ các nhu cầu khác nhau của mình. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm bắt buộc các doanh nghiệp cần phải trả lời một cách chính xác ba câu hỏi đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Các doanh nghiệp không trả lời chính xác ba câu hỏi nêu trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội không có hiệu quả và sẽ không có khả năng tồn tại được. Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải đứng vững trong cạnh tranh. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải không ngừng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình, cần phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các đối thủ cạnh tranh... Hiệu quả kinh doanh là phạm trù tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội và đó cũng là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận của mình. Hiệu quả kinh doanh ngày càng cao càng phản ánh doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất của mình. Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp hiện nay là hết sức cần thiết và đòi hỏi khách quan để các doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu bao trùm, lâu dài của mình. Đối với các công ty cổ phần quản trị công ty và quản trị kinh doanh luôn tồn tại và luôn được diễn ra một cách đồng thời. Quản trị kinh doanh bao gồm việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do BGĐ thực hiện. Còn Quản trị công ty đó lại là một quá trình thực hiện việc giám sát và kiểm soát nhằm bảo đảm cho việc thực thi phù hợp với lợi ích của các cổ đông. Quản trị công ty thực hiện việc bảo vệ cho các quyền lợi của các cổ đông và các đối tượng liên quan trong đó có cán bộ nhân viên trong công ty, khách hàng… Theo IFC (2010) Quản trị công ty tốt sẽ giúp cho công ty tạo được lợi nhuận vững chắc, tăng cường khả năng phát triển và huy động tốt hơn các nguồn vốn từ bên ngoài, từ thị trường trong nước và quốc tế, từ khu vực Nhà nước và tư nhân. Một yếu tố then chốt trong quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp là lòng tin. Lòng tin được phản ánh thông qua một hệ thống Quản trị công ty tốt. Nếu không tạo dựng được lòng tin, sẽ rất khó thu hút được các nhà đầu tư. Điều này ngày càng trở nên đúng hơn bao giờ hết, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây nhất năm 2008. Bên cạnh đó, người lao động cũng muốn được đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ được hưởng một phần lợi nhuận từ công sức lao động và năng lực mà họ bỏ ra. Việc quản trị công ty tốt sẽ giúp các công ty tạo dựng uy tín, thu hút được đội ngũ lao động tốt và gắn bó họ với công ty. Do đó việc quản trị công ty song hành cùng quản trị kinh doanh tại các công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Về mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của công ty. Cho đến niện nay đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của công ty, các nghiên cứu này thường tập trung vào việc đánh giá theo chỉ số và nghiên cứu sự tác động của các yếu tố của quản trị công ty đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Đối với các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua đánh giá theo chỉ số: Các nghiên cứu theo trường phái này đã đưa ra những kết quả tương đối khác nhau. Nhóm tác giả Gompers và cộng sự (2003) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh thông qua bộ chỉ số G-Index bao gồm 24 chỉ số đại diện cho quyền của cổ đông đã chỉ ra rằng các công ty với quyền lợi của cổ đông được đảm bảo tốt sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng chỉ tiêu ROE, Tobin’s Q và giá trị của công ty tăng. Nghiên cứu của Connelly và cộng sự (2012) đã xây dựng một bộ chỉ số về quản trị công ty (CGI) tương đối hoàn thiện dựa theo các nguyên tắc của OECD (1999, 2004) với 117 tiêu chí được đề xuất và đã được áp dụng tại Thái Lan và kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số CGI và giá trị doanh nghiệp có tương quan cùng chiều khi xét ở góc độ tổng thể, tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê nếu doanh nghiệp có sự tồn tại cấu trúc kim tự tháp. Khác với các quan điểm của các nghiên cứu trên, nghiên cứu của Daines và cộng sự (2009) tại Mỹ khi sử dụng bộ dữa liệu trong giai đoạn 2005 – 2007 và sử dụng 4 chỉ số về quản trị công ty bao gồm CCG, GMI, TCL và ARG lại cho rằng ít hoặc không có bằng chứng về mối quan hệ giữa các chỉ số này với hiệu quả kinh doanh của công ty. Tại Việt Nam, nhóm tác giả Trần Thị Hải Lý và Nguyễn Kim Đức (2016) khi nghiên cứu đối với 103 công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2012 – 2014 cho thấy rằng khi sử dụng mô hình FEM thì chỉ số CGI có tương quan dương với giá trị doanh nghiệp nhưng mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê nhưng khi dựa vào mô hình 2SLS lại chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa chỉ số CGI với giá trị doanh nghiệp. Đối với các nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố quản trị công ty đến hiệu quả kinh doanh của công ty, các nghiên cứu đã tập trung vào các yếu tố quản trị công ty như trách nhiệm của HĐQT, hiệu lực hoạt động của BKS, sự độc lập của BGĐ, việc đảm bảo quyền của các cổ đông và vai trò của các bên liên quan và đa số các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng khi HĐQT ít quan tâm đến trách nhiệm kiểm soát và dịch vụ làm cho quyền lực của HĐQT bị giới hạn trong việc lựa chọn các nhà quản lý do đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh của công ty là không cao (Pearce II & Zahra, 1991), kết quả nghiên cứu của Judge, WQ and Zeithaml, CP (1992) chỉ ra rằng khi HĐQT thực hiện quản trị CLKD tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty được đo lường bằng chỉ tiêu ROA; các công ty khi có BKS hoạt động một cách có hiệu quả thì hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ ngày càng được cải thiện (Chan & Li, 2008); Sự độc lập của BGĐ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty (Kyereboah và cộng sự, 2007); Các quyền của cổ đông nếu được đảm bảo tốt sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng cao (Gompers, Ishii và Metrick, 2010); đối với các bên có quyền lợi liên quan, vai trò của các bên có quyền lợi liên quan có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty một khi các công ty quan tâm đến vai trò của các bên có quyền lợi liên quan sẽ giúp cho các công ty không ngừng cải thiện hiệu quả kinh doanh của mình (Hall & Soskice, 2001). Như vậy có thể khẳng định rằng nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của công ty cho đến hiện nay có nhiều cách tiếp cận và kết quả của các nghiên cứu cũng cho thấy sự khác nhau và chưa có sự thống nhất bởi vì nó phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh của nghiên cứu cũng như dữ liệu được thu thập để nghiên cứu và khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau. Về mặt thực tế cho thấy thực trạng hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam hiện nay còn thấp và thực trạng quản trị công ty của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm 2012 đã cho thấy rằng: Kết quả khảo sát 100 công ty niêm yết lớn nhất trên hai sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam cho thấy sự suy giảm trong kết quả áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty hiệu quả. Hiện nay, khung thể chế về quản trị công ty hiệu quả đã được ban hành và trên thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã có những biện pháp tích cực trong những năm qua trong việc ban hành các văn bản phù hợp để tăng cường quản trị công ty tuy nhiên kết quả thực hiện của các công ty vẫn còn hạn chế. Tại các nước Châu Á khác thông lệ quản trị công ty đã được các nước này xây dựng tương đối đầy đủ. Các nước này đã bắt đầu triển khai các thông lệ tốt về quản trị công ty sớm hơn Việt Nam. Các nghiên cứu về quản trị công ty trong khu vực như chương trình đánh giá về quản trị công ty ASEAN và chương trình giám sát quản trị công ty ACGA-CLSA 2012 nhằm đánh giá mức phát triển về quản trị công ty của các nước khác nhau trong khu vực. Chương trình giám sát quản trị công ty ACGA-CLSA 2012 cho thấy mức điểm số bình quân quản trị công ty của 864 công ty được khảo sát là 51,2% và điểm số này cao hơn so với điểm số bình quân của các công ty Việt Nam (Điểm số bình quân của các công ty Việt Nam là 42,5%) trong khi đó điểm số bình quân của các nước trong khu vực như Singapo là 58%, Thái Lan là 53,2% và Malayxia là 54,2%. Thêm vào đó, báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm 2014 cũng cho thấy rằng: Điểm số về quản trị công ty của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện trong những năm qua nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực ASEAN và điều này chứng tỏ vấn đề quản trị công ty của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những phân tích nêu trên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho mình. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu chỉ đề cập đến một số nội dung chủ yếu của quản trị công ty như nghiên cứu mối quan hệ giữa vai trò của HĐQT trong quản trị CLKD; sự độc lập của BGĐ trong việc ra và triển khai các quyết định kinh doanh ngắn hạn; hiệu lực hoạt động của BKS; đảm bảo các quyền của cổ đông không tham gia điều hành và khuyến khích sự hợp tác cùng có lợi giữa công ty và các bên liên quan không có vốn chủ sở hữu với hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam và xem xét nó tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty này như thế nào? để từ đó giúp đưa ra những kiến nghị, giải pháp khắc phục. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản trị công ty, vận dụng lý thuyết tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất cho các công ty cổ phần niêm yết và những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Vai trò quan trọng nhất của HĐQT, BGĐ, BKS, các cổ đông không tham gia điều hành và các bên liên quan không có vốn chủ sở hữu trong quản trị công ty? - Có mối quan hệ gì giữa hoàn thành các vai trò này với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam? - Có sự khác nhau gì giữa các ngành trong mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của công ty? - Có những giải pháp gì để các công ty cổ phần niêm yết hoàn thiện quản trị công ty để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX. - Về thời gian: Hoạt động của các công ty cổ phần niêm yết trong giai đoạn 2013 – 2017. 5. Kết cấu của luận án Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận án bao gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của công ty Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Bình luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị

... công ty song hành cùng quản trị kinh doanh công ty cổ phần cần thiết Về mối quan hệ quản trị công ty với hiệu kinh doanh công ty Cho đến niện có nhiều nghiên cứu mối quan hệ quản trị công ty với. .. sở lý luận quản trị công ty hiệu kinh doanh công ty Phần đầu chương trình bày quản trị công ty bao gồm khái niệm quản trị công ty, hệ thống quản trị công ty phân hệ hệ thống quản trị công ty Tiếp... tượng nghiên cứu luận án mối quan hệ quản trị công ty với hiệu kinh doanh công ty cổ phần Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam hai sàn chứng khoán HOSE HNX -

Ngày đăng: 07/01/2021, 15:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

    • 1.1. QUẢN TRỊ CÔNG TY

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Hệ thống quản trị công ty

        • a. Hội đồng quản trị

        • b. Ban giám đốc

        • c. Ban kiểm soát

        • d. Các cổ đông không tham gia điều hành

        • 1.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

          • 1.2.1. Khái quát về hiệu quả kinh doanh

          • 1.2.1.2. Phạm trù hiệu quả kinh doanh

          • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

          • a. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp

          • b. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh lĩnh vực

            • - Chỉ tiêu ROA

              • - Chỉ tiêu ROE

              • 1.2.3. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh

              • 1.3. CÁC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

                • 1.3.1. Lý thuyết quyền sở hữu

                • 1.3.2. Lý thuyết người đại diện

                • 1.3.3. Lý thuyết khế ước

                • TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan