Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thực trạng tài chính và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam

104 474 0
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thực trạng tài chính và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam có những chyển biến tích cực, không ngừng thúc đẩy mở cửa hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới và đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như : Kinh tế, chính trị, văn hóa… Tháng 11 2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở ra một bước ngoặt quan trọng cho đất nước nói chung và cho nền kinh tế nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng trên một sân chơi chung, “ Mạnh thắng, yếu thua”, đó là quy luật của nền kinh tế nhiều cơ hội cũng như nhiều thử thách. Bởi vậy, để tồn tại trong sự đào thải khắc nghệt ấy đòi hỏi các doanh nghiệp phải xem trọng từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mình. Như chúng ta đã biết, Tài chính quyết định đến sự tồn tại, phát triển và cả sự suy vong của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải có tình hình tài chính lành mạnh và ổn định. Mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến công tác tài chính, thường xuyên tổ chức việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính cũng như việc dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những khoảng thời gian nhất định để phát huy những mặt mạnh trong công tác tài chính đồng thời phát hiện kịp thời những mặt yếu kém nhằm khắc phục và hoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thành đạt trong kinh doanh.

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .1 1.1 Khái quát chung về phân tích tài chính doanh nghiệp .1 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 1 1.1.2 Mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 1 1.1.3 Phương pháp phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 4 1.1.3.1 Phương pháp so sánh 4 1.1.3.2 Phương pháp tỷ lệ 5 1.1.3.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính ( Phương pháp phân tích Dupont) 6 1.2 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp .8 1.2.1 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua báo cáo tài chính .8 1.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán .9 1.2.1.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .11 1.2.2 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 13 1.2.3 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng 14 1.2.3.1 Hệ số khả năng thanh toán 15 1.2.3.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản 18 1.2.3.3 Hệ số hiệu suất hoạt động .20 1.2.3.4 Hệ số khả năng sinh lời 24 1.2.4 Phân tích tăng trưởng 26 1.3 Tài liệu phân tích .28 1.4 Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .28 SV: Trần Thị Thương Lớp: TN2T2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn 1.4.1 Chủ động huy động vốn trong sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh Tổ chức sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả và tránh để ứ đọng vốn, gây lãng phí 29 1.4.2 Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 29 1.4.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 30 1.4.4 Phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 31 1.4.5 Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp 31 1.4.6 Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có cá biện pháp thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch trả nợ đúng hạn, làm tăng khả năng thanh toán và uy tín của doanh nghiệp 31 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THẠNH ÂN VIỆT NAM 33 2.1 Tổng quan về công ty 33 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 33 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 34 2.1.2.1 Chức năng .34 2.1.2.2 Nhiệm vụ 34 2.1.3 Một số đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty .35 2.1.3.1 Đặc điểm cơ cấu bộ máy tổ chức 35 2.1.3.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty .37 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:.38 2.2 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam 39 2.2.1 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam 39 2.2.2 Tài liệu phân tích 39 2.2.3 Nội dung phân tích tài chính công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam 40 SV: Trần Thị Thương Lớp: TN2T2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn 2.2.3.1 Phân tích tổng quan tình hình tài chính qua báo cáo tài chính của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam 40 2.2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam 51 2.2.3.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty 76 2.3.1 Ưu điểm 80 2.3.2 Hạn chế: 81 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THẠNH ÂN VIỆT NAM 83 3.1 Định hướng về công tác phân tích tài chính của công ty năm 2011 83 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam 84 3.2.1 Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp, chủ động trong việc huy động vốn, xác định lại cơ cấu nguồn vốn, gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu 84 3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 86 3.2.3 Tăng cường biện pháp quản lý chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty 90 2.3.4 Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa, gia tăng thị phần cho công ty 91 3.2.5 Chú trọng hoàn thiện công tác phân tích tài chính, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, cũng như trình độ chuyên môn của nhân viên trong công ty 93 3.3 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước và đơn vị chủ quản 95 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 SV: Trần Thị Thương Lớp: TN2T2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm 2009; 2010 38 Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán những năm gần đây của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam 41 Bảng 2.3: Phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh 47 Bảng 2.4 : Chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí năm 2009, năm 2010 49 Bảng 2.5 : Bảng phân tích tình hình công nợ năm 2009 2010 52 Bảng 2.6 Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty năm 2009 - 2010 55 Bảng 2.7 : Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của công ty năm 2010 .60 Bảng2.8 : Tình hình hàng tồn kho của công ty .64 Bảng 2.9: Tình hình thu hồi nợ của công ty năm 2009 - 2010 66 Bảng2.10 : Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2009 - 2010 68 Bảng2.11: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty năm 2009 - 2010 71 Bảng 2.12 : Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2010 77 Bảng 2.13: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2010 .78 SV: Trần Thị Thương Lớp: TN2T2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn LỜI MỞ ĐẦU Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam có những chyển biến tích cực, không ngừng thúc đẩy mở cửa hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới và đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như : Kinh tế, chính trị, văn hóa… Tháng 11/ 2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở ra một bước ngoặt quan trọng cho đất nước nói chung và cho nền kinh tế nói riêng Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng trên một sân chơi chung, “ Mạnh thắng, yếu thua”, đó là quy luật của nền kinh tế nhiều cơ hội cũng như nhiều thử thách Bởi vậy, để tồn tại trong sự đào thải khắc nghệt ấy đòi hỏi các doanh nghiệp phải xem trọng từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mình Như chúng ta đã biết, Tài chính quyết định đến sự tồn tại, phát triển và cả sự suy vong của doanh nghiệp Do đó, để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải có tình hình tài chính lành mạnh và ổn định Mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến công tác tài chính, thường xuyên tổ chức việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính cũng như việc dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những khoảng thời gian nhất định để phát huy những mặt mạnh trong công tác tài chính đồng thời phát hiện kịp thời những mặt yếu kém nhằm khắc phục và hoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thành đạt trong kinh doanh Xuất phát từ thực tế nêu trên, và qua quá trình tìm hiểu, thực tập tại công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Đặng Hải Lý và sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị trong phòng Tài Chính – Kế toán, em đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng tài chính và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH SV: Trần Thị Thương Lớp: TN2T2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn Thạnh Ân Việt Nam” với mong muốn làm rõ cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính và đánh giá thực trạng tài chính của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương II: Thực trạng phân tích tài chính của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam để em hoàn thiện bài luận văn của mình Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2011 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thương SV: Trần Thị Thương Lớp: TN2T2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có những quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp làm cho những con số, chỉ tiêu trên báo cáo tài chính biết nói, phản ánh rõ nét nhất về tình hình tài chính của công ty hiện tại, dự đoán xu hướng biến động và đưa ra quyết định hợp lý trong tương lai gần và xa 1.1.2Mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng với nhau trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh Do vậy, sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà nước, nhà quản lý… kể cả những người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính trên một góc độ khác nhau Phân tích tài chính doanh nghiệp thực chất là phân tích các báo cáo tài chính Mục đích của việc phân tích này là cung cấp các thông tin về tình hình SV: Trần Thị Thương 1 Lớp: TN2T2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn tài chính doanh nghiệp, thông qua hệ thống các chỉ tiêu, giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp Tuy nhiên, phân tích tài chính với mỗi đối tượng khác nhau thì sẽ đáp ứng được các mục đích khác nhau: ) Đối với đối tượng quản lý doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp là để: Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua Việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận… Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý trong doanh nghiệp ) Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và như vậy có thể có những rủi ro Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị hoặc các doanh nghiệp khác Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, mức độ an toàn và giá trị của doanh nghiệp Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh SV: Trần Thị Thương 2 Lớp: TN2T2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn doanh… ) Phân tích tài chính đối với người cho vay: Người cho vay là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất – kinh doanh Họ chỉ cho vay khi nhận thấy doanh nghiệp có khả năng hoàn trả nợ Thu nhập của họ chính là lãi suất tiền vay Do vậy, phân tích tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Tuy nhiên cần phải tách biệt phân tích những khoản cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn Đối với các khoản cho vay ngắn hạn: Người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp, hay chính là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với các khoản cho vay dài hạn: Người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp bởi vì việc hoàn trả vốn và lãi lại tùy thuộc vào khả năng sinh lời này ) Phân tích tài chính đối với những người lao động trong doanh nghiệp: Đây là những người có nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương được trả, nhưng người lao động có một số cổ phần nhất định trong doanh nghiệp thì ngoài tiền lương, họ có thêm tiền lời được chia Tuy nhiên, cả hai khoản thu nhập này đều phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng được việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tùy thuộc vào vị trí đảm nhiệm và công việc được phân công ) Phân tích tài chính đối với cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan quản lý bao gồm các cơ quan quản lý cấp Bộ, Ngành như: Cơ quan Thuế, Thanh tra tài chính, Tổng cục Thống kê… Các cơ quan này sử dụng các báo cáo Tài chính do doanh nghiệp gửi đến để phân tích tình hình tài SV: Trần Thị Thương 3 Lớp: TN2T2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Công đoàn chính của doanh nghiệp, nhằm kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các cơ quan này đề ra các chính sách, cơ chế quản lý, giải pháp tình hình tài chính phù hợp với từng doanh nghiệp và từng loại hình doanh nghiệp Tạo môi trương hành lang pháp lý thuận lợi, góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp nền kinh tế nước nhà phát triển ổn định Từ những vấn đề trên cho thấy: Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng đối tượng cụ thể cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm 1.1.3 Phương pháp phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật, để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp của quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính doanh nghiệp trong tương lai Về mặt lý thuyết có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp chủ yếu là: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính 1.1.3.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo được điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ thuật so sánh sau: ) Điều kiện so sánh: Phải đảm bảo ít nhất có hai đại lượng so sánh và các đại lượng phải thống nhất về mặt nội dung, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường… SV: Trần Thị Thương 4 Lớp: TN2T2 ... chung phân tích tài doanh nghiệp Chương II: Thực trạng phân tích tài cơng ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh doanh công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam Em... 2.2 Thực trạng phân tích tài doanh nghiệp công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam 39 2.2.1 Phương pháp phân tích tài doanh nghiệp công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam 39 2.2.2 Tài liệu phân. .. anh chị phịng Tài Chính – Kế toán, em lựa chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng tài số biện pháp nhằm nâng cao hiệu kinh doanh công ty TNHH SV: Trần Thị Thương Lớp: TN2T2 Khố luận tốt nghiệp Đại

Ngày đăng: 19/03/2015, 05:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan