CÔNG TY TNHH THẠNH ÂN VIỆT NAM
2.3.4 Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa, gia tăng thị phần cho công ty
Giảm thiểu tối đa các chi phí như chi phí tiếp khách, chi phí ngoại giao, chi phí đi lại. Mà thường chi phí đi lại của công ty thường rất lớn, khoản này là chủ yếu, rất cần cho hoạt đọng kinh doanh của công ty. Nếu không quản lý tốt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty.
Muốn thực hiện tốt các công việc này cần có sự thống nhất từ ban lãnh đạo công ty, đến cán bộ công nhân viên, phải được tiến hành thường xuyên với tinh thần và trách nhiệm cao.
2.3.4 Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa, gia tăng thị phần chocông ty công ty
Là công ty kinh doanh thương mại, việc tiêu thụ hàng hóa nhanh, nhiều là một vấn đề hết sức cần thiết, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Để chiếm lĩnh thị trường, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, công ty nên áp dụng một số biện pháp sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh hoạt động Maketing, nghiên cứu thị trường:
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường, để cung cấp những thông tin mới nhất về hàng hóa mới nhập về của công ty.Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong khu vực trên địa bàn muốn hoạt động kinh doanh, để biết được nhu cầu người tiêu dùng, nhu cầu khách hàng để từ đó cung ứng sản phẩm hàng hóa của công ty. Đồng thời biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh từ đó tìm ra cho mình một lối đi riêng, tiếp cận khách hàng một cách có hiệu quả. Muốn làm tốt công tác này đòi hỏi công ty phải có đội ngũ nhân viên kinh doanh có trình độ, am hiểu thị trường cũng như phong tục,
tập quán của từng địa bàn hoạt động. Hơn nữa, công ty có những chiến lược quảng cáo hàng hóa, giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp, công ty, người tiêu dùng biết được hàng hóa của mình, hiểu và đến với công ty. Được biết công ty đã tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hóa và đăng tin giới thiệu về sản phẩm của công ty trên các phương tiện thông tin như internet, một số trang như raovat.com , quangcaosanpham.com, timsanpham.com… hình thức bán hàng qua mạng, đây là hình thức quảng cáo ít tốn kém chi phí mà công ty tận dụng được phù hợp với thời đại công nghệ thông tin. Ngoài ra còn rất nhiều hình thức khác như phát tờ rơi, pano..
Thứ hai: Công ty tìm đối tác cung ứng hàng hóa với chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, gọn nhẹ
Thứ ba: Công ty lựa chọn phương thức bán hàng hiệu quả, cần linh hoạt hơn nữa trong công tác phân loại khách hàng và đưa ra chính sách bán hàng phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Chính sách linh hoạt đối với giá bán hàng hóa, dựa trên quy luật cung cầu của thị trường, cũng như phương thức bán hàng hấp dẫn đối với khách hàng mua nhiều, khách hàng thanh toán đúng hạn ( chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại), giải quyết tốt yêu cầu của khách hàng như phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán ( bằng tiền mặt, chuyển khoản, ) để thúc đẩy nhanh việc thu hồi nợ và tránh ứ đọng vốn kinh doanh.
Thứ tư: Tuyển chọn đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn và có thể thuyết phục khách hàng dùng hàng công ty.
Thứ năm: Trong trường hợp công ty phải thực hiện chính sách bán chịu cho các đại lý, khách hàng công ty phải tính toán được lợi ích của việc bán chịu so với bán thu tiền ngay. Trên cơ sở đó công ty cần phải:
Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín và năng lực tài chính doanh nghiệp.
Xây dựng các điều kiện bán chịu: Thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.
Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: Thực chất là so sánh giữa những chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mang lại.
Tuy nhiên phải tín toán thật kỹ, nếu lợi ích bán chịu mà >0 thì doanh nghiệp nên thực hiện và ngược lại thì không nên. Và với điều kiện :
+ Thời hạn bán chịu không quá dài
+ Khách hàng có khả năng thanh toán nợ trong tương lai + Lãi suất nợ vay thấp
+ Mức giá bán chịu phải cao hơn mức giá bán thanh toán ngay.