nghiệp, có cá biện pháp thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch trả nợ đúng hạn, làm tăng khả năng thanh toán và uy tín của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ và luôn quan tâm đến các khoản phải trả, các khoản phải thu. Như vậy mới có khả năng ứng phó kịp
thời và có biện pháp xử lý phù hợp với các khoản thu, khoản trả đến hạn… Từ đó hạn chế, giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Việc xem xét khả năng thanh toán một cách thường xuyên là một biện pháp quản lý cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Trên đây là một số giải pháp tài chính cơ bản mà các nhà quản trị nên sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp khác, nhau tùy thuộc vào tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp cũng như thực trạng nền kinh tế trong từng thời kỳ mà các nhà quản trị cần xem xét lựa chọn những biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình.
Tóm lại: phần trình bày trong chương I là những lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. Từ đó thấy được sự cần thiết của công tác phân tích tình hình tài chính daonh nghiệp cũng như tác dụng của nó trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên vì những mục tiêu khác nhau mà họ sẽ đánh giá, phân tích trên những góc độ và khia cạnh khác nhau, quan trọng là họ sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn, phù hợp.
CHƯƠNG II