ST T Chỉ tiêu tínhvị 31/12/2009 31/12/2010 Chênh lệch (±)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thực trạng tài chính và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam (Trang 59)

T Chỉ tiêu 2010 2009 Chênh lệch ỷ lệ

ST T Chỉ tiêu tínhvị 31/12/2009 31/12/2010 Chênh lệch (±)

tỷ lệ tăng giảm(±%) 1 Tổng tài sản đồng 13.241.408.716 16.009.823.730 2.768.415.014 20,91% 2 Tài sản ngắn hạn đồng 11.138.381.180 12.957.058.254 1.818.677.074 16,33% 3 Hàng tồn kho đồng 463.958.455 489.376.041 25.417.586 5,48%

4 Tiền và các khoản tương đương tiền đồng 6.027.222.710 8.031.942.156 2.004.719.446 33,26%5 Tổng nợ phải trả đồng 1.122.829.834 1.539.565.096 416.735.262 37,11% 5 Tổng nợ phải trả đồng 1.122.829.834 1.539.565.096 416.735.262 37,11% 6 Tổng nợ ngắn hạn đồng 1.085.829.834 1.483.473.096 397.643.262 36,62% 7 Chi phí lãi vay đồng 44.008.634 57.537.786 13.529.152 30,74% 8 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế đồng 392.790.033 572.884.857 180.094.824 45,85%

9

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (9)= (1)/(5) Lần 11,79 10,40 -1,39 -11,82%

10 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (10) = (2)/(6) Lần 10,26 8,73 -1,52 -14,85%11 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (11) = {(2) - (3)}/ (6) Lần 9,83 8,40 -1,43 -14,51% 11 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (11) = {(2) - (3)}/ (6) Lần 9,83 8,40 -1,43 -14,51% 12 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (12) = (4) / (6) Lần 5,55 5,41 -0,14 -2,46% 13 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (13) = (8)/ (7) Lần 8,93 9,96 1,03 11,56%

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Nhìn bảng 2.6 ta nhận thấy khả năng thanh toán tổng quát của công ty rất cao, tuy nhiên có xu hướng giảm dần năm 2010. Năm 2009, 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 11,79 đồng tài sản. Năm 2010, 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 10,4 đồng tài sản. Năm 2010 so với năm 2009 thì giảm mất 1,39 đồng. Hệ số thanh toán tổng quát giảm là do tốc độ tăng của tổng tài sản thấp hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Năm 2010 tổng tài sản tăng lên 20,91%, trong khi đó tổng nợ phải trả tăng lên 37,11%. Hệ số thanh toán tổng quát của công ty quá cao chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp tài trợ kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu là chính. Do vậy, công ty có khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên hệ số này có xu hướng giảm dần. Công ty cần cố gắng duy trì ở mức ổn định nhằm tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, hợp tác kinh doanh.

 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm.

Năm 2009, hệ số thanh toán hiện thời của công ty là 10,26 lần, tức là một đồng vay nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 10,26 đồng tài sản ngắn hạn. Đến năm 2010 hệ số thanh toán hiện thời của công ty là 8,73 lần, tức là 1 đồng vay nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 8,73 đồng tài sản ngắn hạn. Như vậy hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty cả năm 2009 và năm 2010 đều lớn hơn 1 và biểu hiện rất cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo. Ngoài ra nó thể hiện, tài sản ngắn hạn của công ty không những được tài trợ bằng nợ ngắn hạn mà còn được tài trợ bởi nợ dài hạn. Từ đó đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, an toàn trong thanh toán. Tuy nhiên việc đi vay nợ dài hạn sẽ có chi phí sử dụng vốn cao, gây

gánh nặng nợ cho công ty trong tương lai, khi nợ dài hạn chuyển thành nợ ngắn hạn. So với năm 2009, thì đến năm 2010 hệ số này đã giảm 1,52 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,85%. Hệ số này có xu hướng giảm dần, hệ số này giảm là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 16,33%, tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 36,62%. Hầu hết các khoản mục trong tài sản ngắn hạn đều tăng như tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu khác. Còn nợ ngắn hạn tăng do các khoản người mua trả tiền trước, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng….hệ số này giảm là một điều mà các nhà quản lý cần quan tâm hơn với tình hình tài chính của công ty, tuy nhiên hệ số thanh toán hiện thời của công ty vẫn đang ở mức cao, đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn của công ty, mặc dù vậy công ty cũng không nên chủ quan mà có những biện pháp quản lý với các khoản nợ và tài sản ngắn hạn hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Trong tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản mục không có khả năng thanh khoản cao như hàng tồn kho, các khoản phải thu… Mặt khác nợ ngắn hạn không phải khoản nào cũng thanh toán ngay, do đó chỉ tiêu này chỉ phản ánh ở tương lai gần, không phản ánh chặt chẽ tình hình thanh toán của công ty, để rõ hơn ta đi phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số này phản ánh rõ hơn về tình hình thanh toán của công ty khi tài sản ngắn hạn loại trù đi hàng tồn kho. Căn cứ vào bảng 2.6 ta có: Năm 2009 hệ số thanh toán nhanh của công ty là 9,83 lần, đến năm 2010 hệ số này đã giảm 1,43 lần. Hệ số thanh toán nhanh của công ty tuy có giảm, nhưng hệ số này lớn hơn 1,và cao hơn hệ số trung bình của ngành. Tài sản ngắn hạn tăng lên cùng với sự tăng lên của hàng tồn kho, nhưng tài sản ngắn hạn tăng nhanh

hơn hàng tồn kho. Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nên đã bị loại ra khỏi hệ số này. Trong phần tài sản ngắn hạn sau khi trừ đi hàng tồn kho thì tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Còn đối với nợ ngắn hạn thì các khoản phải trả người bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Nếu như các khoản nợ lớn đến hạn thanh toán mà công ty chưa thu hồi được nợ thì công ty gặp khó khăn trong thanh toán. Tuy nhiên, hệ số thanh toán tổng quát và hệ số thanh toán nhanh của công ty rất cao và trên thực tế công ty không có khoản nợ nào quá hạn, các khoản thu phần lớn còn trong hạn. Tuy nhiên công ty vẫn phải nâng cao khả năng thu hồi nợ, xem xét thời điểm thu được nợ của khách hàng có sớm hơn thời điểm các khoản nợ đến hạn trả hay không, từ đó có những biện pháp.

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Để đánh gía khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn ta dùng hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho 1 đồng vốn nợ ngắn hạn.

Năm 2009 hệ số thanh toán tức thời của công ty là 5,55 lần và đến năm 2010 thì hệ số là 5,41 lần. Hệ số thanh toán tức thời giảm là do tốc độ tăng của tiền và các khaonr tương đương tiền (29,40%) không cao bằng tốc độ tăng của tổng nợ ngắn hạn (36,62%). Thực tế thì hệ số này thường nhỏ, vì tiền mặt để trong quỹ không có khả năng sinh lời, gây lãng phí vốn kinh doanh. Tuy nhiên công ty đã dự trữ khoản tiền lớn để đáp ứng khả năng thanh toán tức thời của công ty vì khoản mục tiền và các khaonr tương đương tiền trong năm 2010 tăng mạnh.

 Hệ số thanh toán lãi vay:

Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của công ty đối với lãi vay, thể hiện mức độ an toàn có thể có đối với nhà tín dụng.

Năm 2009, công ty có hệ số thanh toán lãi vay là 8,93 lần, đến năm 2010 thì hệ số thanh toán lãi vay là 9,96 lần. Hệ số này tăng 1,03 lần. Như vậy, cả hai năm hệ số này cao, và lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ rằng khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty có thể trang trải được các khoản lãi vay cho các chủ nợ. công ty sử dụng vốn vay có hiệu quả. So với hệ số các doanh nghiệp cùng ngành thì hệ số này cao quá, công ty đã cố gắng sử dụng vốn vay và tìm kiếm lợi nhuận.

Tóm lại: Qua quá trình tìm hiểu và phân tích hệ số khả năng thanh toán của công ty ta thấy nhìn chung khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên trong hai năm 2009, 2010 các hệ số của công ty hầu như có xu hướng giảm, đó là dấu hiệu không tốt trong tương lai… Đối với một công ty kinh doanh thương mại 100% vốn nước ngoài, cơ cấu nguồn vốn của công ty hợp lý, vốn chủ sở hữu chiếm ưu thế, việc đảm bảo khả năng thanh toán như vậy là rất tốt, các khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của công ty, công ty vẫn tạo dựng được uy tín, duy trì niềm tin đối với khách hàng, nhà cung cấp và người lao động, ngân hàng…

) Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản:

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

năm 2010

Số chênh lệch (±) Tỷ lệ tăng giảm (±%) Đầu năm Cuối năm

1 Tổng tài sản ( Tổng nguồn vốn) đồng 13,241,408,716 16,009,823,730 2,768,415,014 20.91%2 Tổng nợ phải trả đồng 1,122,829,834 1,539,565,096 416,735,262 37.11% 2 Tổng nợ phải trả đồng 1,122,829,834 1,539,565,096 416,735,262 37.11% 3 Vốn chủ sở hữu đồng 12,118,578,882 14,470,258,634 2,351,679,752 19.41% 4 Tài sản dài hạn đồng 2,103,027,536 3,052,765,476 949,737,940 45.16% 5 Tài sản ngắn hạn đồng 11,138,381,180 12,957,058,254 1,818,677,074 16.33%

hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thực trạng tài chính và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thạnh Ân Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w