2 Hệ số vốn chủ sở hữu (3)/(1) Lần 0.92 0.90 - 0.013 Tỷ suất đảm bảo nợ (3)/(2) Lần 10.79 9.40 - 1.39 3 Tỷ suất đảm bảo nợ (3)/(2) Lần 10.79 9.40 - 1.39 B Cơ cấu tài sản
1 Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn(5)/(1) Lần 0.84 0.81 - 0.032 Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn (4)/(1) Lần 0.16 0.19 0.03 2 Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn (4)/(1) Lần 0.16 0.19 0.03 3 Hệ số cơ cấu tài sản (5)/(4) Lần 5.30 4.24 - 1.05 4 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (3)/(4) Lần 5.76 4.74 - 1.02
Dựa vào bảng 2.7 phản ánh hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty như sau:
Hệ số cơ cấu nguồn vốn:
Căn cứ vào bảng phân tích 2.7 ta thấy hệ số nợ của công ty đầu năm 2010 là 0,08 lần và đến cuối năm đã tăng nhẹ là 0,1 lần. Hệ số nợ của công ty tương đối thấp bởi vì công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu là chính, không phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay bên ngoài, do vậy, việc đảm bảo khả năng thanh toán rất tốt, điều này rất phù hợp với đặc điểm ngành kinh doanh của công ty. Hệ số nợ tăng nhẹ là do tốc độ tăng của nợ phải trả (37,11%) cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn ( 20,91%). Tương ứng với hệ số nợ là hệ số vốn chủ sở hữu đầu năm là 0,92 lần và đến cuối năm là 0,9 lần. Hệ số này có giảm 0,02 lần. Hệ số vốn chủ sở hữu của công ty cao, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, đây là một điểm mạnh của công ty, công ty sẽ tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm sự khuếch đại sự dụng đòn bẩy tài chính làm tăng ROE cho công ty. Lý do khiến hệ số nợ tăng và hệ số vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm trong tương lai vì công ty đang có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng địa bàn, thị phần ra các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh Miền Trung, cần có nhiều vốn bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh, năm 2010 vốn đi vay dài hạn ngân hàng đã tăng lên, điều này khiến công ty có áp lực chi phí vốn đi vay cao và sức ép trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, mức đảm bảo khả năng thanh toán của công ty vẫn được coi là khá an toàn. Đầu năm 2010 thì cứ một đồng vốn vay có 10,79 đồng vốn chủ đảm bảo cho khoản vay. Đến cuối năm cứ 1 đồng vốn vay có 9,4 đồng vốn chủ đảm bảo cho khoản vay. So với đầu năm thì tỷ suất này giảm 1,39 lần. Tỷ suất này giảm do nợ phải trả tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ. Chủ nợ thường quan tâm tới hệ số này hơn vì nó thể hiện mức độ đảm bảo vốn vay của họ bằng chính vốn của doanh nghiệp.
Nói chung về cơ cấu nguồn vốn của công ty là khá hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế năm 2010 và nền kinh tế thi trường thời kỳ hội nhập mở cửa. Hệ
số nợ của công ty tăng nhẹ tương ứng với hệ số vốn chủ sở hữu giảm nhẹ nhưng khả năng thanh toán của công ty vẫn được đảm bảo.
Hệ số cơ cấu tài sản:
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn hay tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn đều phản ánh trình độ sử dụng vốn của công ty. Qua tỷ lệ này ta cũng thấy được tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực kinh doanh và xu hướng phát triển công ty trong tương lai.
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn: Đầu năm tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 0,84 lần. Nó phản ánh trong một đồng tài sản của công ty thì có 0,84 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Nhưng đến cuối năm thì tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 0,81 lần, nó phản ánh trong 1 đồng tài sản của công ty thì có 0,81 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, công ty chú trọng vào đầu tư tài sản ngắn hạn, tuy nhiên trong năm qua, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ, giảm 0,03 lần. Là doanh nghiệp thương mại, lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh là lớn, hơn nữa công ty đang trong giai đoạn muốn mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa. Việc giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn chỉ là trong thời gian ngắn công ty muốn đầu tư cơ sở vật chất tốt, sẵn sàng chuẩn bị cho những kế hoạch kinh doanh mới.
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn cao và có xu hướng giảm, đồng nghĩa với nó là tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn thâp, và đang có xu hướng tăng. Đầu năm cứ 1 đồng tài sản của công ty thì công ty có 0,16 đồng tài sản sản dài hạn, đến cuối năm thì cứ 1 đồng tài sản của công ty, công ty có 0,19 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản có tăng nhẹ, 0,03 lần, chứng tỏ công ty đã quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, chú trọng đến việc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi, tốt hơn. Dàn máy tính, xe ô tô phục vụ đi lại của công ty đã khấu hao hết, công ty đang rao thanh lý, và mua sắm những trang thiết bị mới, phục vụ cho việc kinh doanh tốt hơn.
Hệ số cơ cấu tài sản: Đầu năm 2010 cứ 1 đồng tài sản dài hạn thì có 5,3 đồng tài sản ngắn hạn. Đến cuối năm thì cứ 1 đồng tài sản dài hạn thì có 4,24 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số cơ cấu tài sản như vậy là tương đối cao so với ngành.
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định: Đầu năm 2010, hệ số tài trợ này là 5,76 lần nhưng đến cuối năm 2010 thì hệ số này là 4,74 lần. Hệ số này giảm 1,02 lần so với đầu năm. Hệ số này giảm là do tài sản cố định có xu hướng tăng mạnh, và vốn chủ sở hữu tăng nhẹ. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty khá cao, và luôn lớn hơn 1, điều đó thể hiện tài sản dài hạn của công ty được tài trợ toàn bộ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, thể hiện sự an toán về mặt tài chính, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Nhận xét chung về cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty: Công ty có cơ cấu nguồn vốn khá hợp lý, hệ số vốn chủ sở hữu quá cao, chiếm phần lớn, thể hiện tính tự chủ về tài chính của công ty cao, các nhà đàu tư, người cho vay, nhà cung ưng hàng hóa, người lao động đánh giá cao khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, hệ số vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm,nhưng giảm nhẹ, công ty có xu hướng huy động vốn bên ngoài, phân bổ hết lợi nhuận sau thuế, sử dụng đòn bẩy tài chính, tăng lợi nhuận cho công ty. Về cơ cấu tài sản cũng gọi là hợp lý, tuy tài sản ngắn hạn có chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ, công ty đã đổi mới trang thiết bị, máy móc công nghệ phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.
) Hệ số hiệu suất hoạt động của công ty:
Các hệ số hiệu suất hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản cố định, tài sản ngắn ngắn hạn. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng2.8 : Tình hình hàng tồn kho của công ty
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010
So sánh năm 2010/ 2009
Số chênh lệch (±) Tỷ lệ tăng giảm (±%) 1 Hàng tồn kho bình quân đồng 618,800,607 476,667,248 - 142,133,359 -22.97% 2 Giá vốn hàng bán đồng 16,790,743,379 19,098,004,429 2,307,261,050 13.74% 3 Vòng quay hàng tồn kho (3) = (2) /(1) Vòng 27.13 40.07 12.93 47.66% 4 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (4) = 360/ (3) Ngày 13.27 8.99 - 4.28 -32.28%
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào và mức độ tiêu thụ sản phẩm…
Qua bảng phân tích 2.8 ta thấy trong năm 2009 hàng tồn kho luân chuyển được 27,13 vòng và năm 2010 hàng tồn kho luân chuyển được 40,07 vòng, tăng lên 12,93 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 47,66%. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán năm 2010 tăng lên 2.037.261.050 đồng với tỷ lệ tăng là 13,74% trong khi đó hàng tồn kho bình quân giảm 142.133.359 đồng. Tương ứng với sự tăng lên của số vòng quay của hàng tồn kho là sự giảm đi của số ngày một vòng quay hàng tồn kho. Năm 2009 là 13,27 ngày, đến năm 2010 giảm còn 8,99 ngày. Có thể thấy được công tác quản lý hàng tồn kho của công ty là rất có hiệu quả. Số vòng quay hàng tồn kho quay là lớn, đồng thời khiến cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho là nhỏ, điều này do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Công ty chủ yếu nhập khẩu các loại thiết bị sản xuất dây cáp điện, các loại máy móc, các loại keo, silicol, ống nước từ bên nước ngoài về, rồi lại bán lại cho các khu công nghiệp, các công ty, các đại lý…, chính vì vậy nếu không bán hàng kịp thời, không có đủ chỗ để chứa các loại máy móc, keo, hàng hóa vì diện tích mặt bằng chứa hàng nhỏ, hơn nữa nếu để lâu sẽ bị hỏng, đặc biệt là các loại keo, silicol nếu không được bảo quản tốt thì sẽ hư hỏng, không sử dụng được, máy móc cũ, lỗi thời, rủi ro về biến động tỷ giá sẽ làm cho công ty bị thiệt hại nặng nề. Hơn nữa quy mô vốn kinh doanh của công ty là nhỏ, vào cuối năm 2010 vốn kinh doanh hơn 16 tỷ, với quy mô như vậy công ty không thể tích lũy một lượng hàng tông kho lớn được, gây ứ đọng vốn cho công ty, hoạt động kinh doanh của công ty sẽ không được tốt. Do vậy với các loại máy móc công ty chỉ nhập số lượng vừa phải, và nhập hàng theo hợp đồng nên sang năm 2010 hàng tồn kho bình quân đã giảm, hàng hóa của công ty luôn được vận động liên tục, đây là thành tích đáng khen ngợi của công ty, không những thế còn thể hiện công tác tiêu thụ hàng hóa của công ty đang được đẩy mạnh, công ty cần phát huy ưu điểm này.
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010
So sánh năm 2010/ 2009
Số chênh lệch (±) tỷ lệ chênh lệch (±%) 1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đồng 25,569,186,770 28,626,293,310 3,057,106,540 11.96% 2 Các khoản phải thu khách hàng bình quân đồng 3,640,053,959 3,697,142,686 57,088,727 1.57% 3 Số vòng quay các khoản phải thu (3) = (1)/ (2) Vòng 7.02 7.74 0.72 10.23%
Công tác thu hồi nợ luôn là vấn đề đau đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Công ty TNHH Thạnh Ân cũng vậy. Thông qua bảng phân tích 2.9 ta có thể nhận thấy:
Năm 2009 tốc độ luân chuyển các khoản phải thu là 7,02 vòng, đến năm 2010 thì tốc độ luân chuyển này tăng thêm 0,72 vòng. Tương ứng với sự tăng lên của tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thì kỳ thu tiền bình quân giảm 4,76 ngày với tỷ lệ giảm là 9,28%. Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân của công ty là 46,49 ngày. Kỳ thu tiền bình quân của công ty TNHH Thạnh Ân là ngắn. đây là biểu hiện tốt trong việc quản lý các khoản nợ phải thu. Trong năm vòng quay các khoản phải thu tăng 0,72 vòng , là xu hướng tốt cho công ty. Vòng quay các khoản phải thu tăng là do trong năm công ty bán được nhiều hàng, ký thêm được hợp đồng với các công trình xây dựng trên địa bàn Hà Nội và Hải Phòng… làm cho doanh thu thuần tăng 11,96%, trong khi đó các khoản phải thu bình quân tăng nhẹ (1,57%), tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Việc quản lý các khoản phải thu của công ty tốt. Tuy nhiên các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty, tức là công ty vẫn bị chiếm dụng vốn nhiều. Công ty nên có các biện pháp quản lý các khoản phải thu tốt hơn để tránh tình trạng nợ khó đòi, bị chiếm dụng vốn và đặc biệt tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn ở hai bên.
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010
So sánh năm 2010/ 2009 Số chênh lệch (±) Tỷ lệ tăng
giảm (±%)
1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đồng 25,569,186,770 28,626,293,310 3,057,106,540 11.96%2 Doanh thu hoạt động tài chính đồng 100,183,816 105,648,740 5,464,924 5.45% 2 Doanh thu hoạt động tài chính đồng 100,183,816 105,648,740 5,464,924 5.45% 3 Vốn kinh doanh bình quân đồng 12,470,769,546 14,625,616,223 2,154,846,677 17.28% 4 Vốn lưu động bình quân đồng 10,858,626,026 12,047,719,717 1,189,093,691 10.95% 5 Vốn cố định bình quân đồng 1,612,143,520 2,577,896,506 965,752,986 59.90% 6 Số vòng quay vốn lưu động (6) = (1)/(4) Vòng 2.35 2.38 0.02 0.91% 7 Kỳ luân chuyển vốn lưu động (7) = 360/(6) Ngày 152.88 151.51 -1.37 -0.90% 8 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (8) = {(1)+ (2)}/(5) Lần 15.92 11.15 -4.78 -30.00% 9 Vòng quay toàn bộ vốn (9) = {(1)+ (2) }/ (3) Vòng 2.06 1.96 -0.09 -4.56%
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó được biểu hiện với nhiều hình thái T-H-T’ để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua bảng phân tích 2.10thấy vòng quay vốn lưu động năm 2010 là 2,38 vòng, tăng gần 0,03 vòng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 0,91% tương ứng là số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm 1,37 ngày. Nghĩa là với năm 2009 thì cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra 2,35 đồng doanh thu thuần, và đến năm 2010 thì cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động của công ty sẽ tạo ra 2,38 đồng doanh thu thuần , điều này đang có xu hướng tăng. Do tốc độ tăng doanh thu thuần(11,96%) cao hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân (10,95%), tuy nhiên hệ số này chưa cao lắm so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty cần tích cực hơn nữa trong công tác bán hàng, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu cho công ty trong các năm tới, đồng thời quản lý chặt chẽ vốn lưu động hợp lý, để 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra nhiều đồng doanh thu và lợi nhuận hơn nữa. Nhìn chung tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng không cao, nhưng là dấu hiệu cho thấy việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty có tiến bộ tạo điều kiện nâng cao kết quả kinh doanh của toàn công ty nói chung.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Trong khi hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty tăng nhẹ thì hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm. Năm 2009 bình quân cứ đầu tư 1 đồng vốn tài sản cố định vào kinh doanh thì tạo ra 15,92 đồng doanh thu thuần. Năm 2010 bình quân cứ đầu tư 1 đồng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 11,15 đồng doanh thu thuần. Năm 2010 so với năm 2009 đã giảm 4,78 đồng. Qua đó thấy được hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty chưa tốt, chưa phát huy được hiệu quả của tài sản cố định. Là doanh nghiệp thương mại, tài