THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CĐSP PHÚ YÊN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ BẠT SƠN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2006 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ BẠT SƠN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM PHÚ YÊN Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG TÂM SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2006 1 Trang MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục . 1 Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt . 2 Danh mục các sơ đồ, bảng, biểu . 3 MỞ ĐẦU 4 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI . 10 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 1.2. Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ giáo viên . 12 1.3. Một số khái niệm cơ bản . 15 1.4. Sứ mệnh của GD ĐH và vị trí của nhà giáo đại học trong thời đại mới . 22 1.5. Đặc điểm của công tác quản lý giảng viên 24 1.6. Tầm quan trọng của công tác quản lý giảng viên . 25 1.7. Những yếu tố cơ bản của quản lý giảng viên 26 1.8. Những yếu tố ảnh hưởng quản lý giảng viên 32 Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CĐSP PHÚ YÊN .34 2.1. Khái quát tình hình phát triển KT – XH tỉnh Phú Yên . 34 2.2. Đặc điểm tình hình Trường CĐSP Phú Yên . 36 2.3. Thực trạng công tác quản lý giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên 40 Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CĐSP PHÚ YÊN . 67 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp 67 3.2. Một số giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên . 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL GD : Cán bộ quản lý giáo dục CĐ : Cao đẳng CĐSP : Cao đẳng sư phạm CNH : Công nghiệp hoá ĐH : Đại học GD : Giáo dục GD – ĐT : Giáo dục - đào tạo HĐH : Hiện đại hoá KT – XH : Kinh tế - xã hội NQ : Nghị quyết NCKH : Nghiên cứu khoa học QLGD : Quản lý giáo dục TW : Trung ương XH : Xã hội UBND : Ủy ban nhân dân 3 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN Ký hiệu Nội dung, tên gọi sơ đồ, bảng biểu Trang Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý 17 Sơ đồ 1.2 Quan hệ giữa các chức năng quản lý 20 Sơ đồ 1.3 Qui trình quản lý giảng viên 29 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Trường CĐSP Phú Yên PL Sơ đồ 2.2 Tương quan về thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP PY 67 Sơ đồ 3.1 So sánh tương quan về tính cấp thiết và khả thi của giải pháp 101 Bảng 2.1 Nhận thức của giảng viên về tính cấp thiết của việc tăng cường quản lý đội ngũ giảng viên 41 Bảng 2.2 Cơ cấu của giảng viên so với cán bộ phục vụ 42 Bảng 2.3 Số liệu học sinh, sinh viên Trường CĐSP Phú Yên (tính đến 01/9/06) 42 Bảng 2.4 Thực trạng về học hàm, học vị và xếp ngạch giảng viên 43 Bảng 2.5 Cơ cấu đội ngũ giảng viên tính theo độ tuổi (tính đến 8/2006) 45 Bảng 2.6 Cơ cấu thâm niên giảng dạy của đội ngũ giảng viên 46 Bảng 2.7 Số lượng đề tài NCKH của Trường CĐSP Phú Yên 48 Bảng 2.8 Kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về cơ cấu giảng viên 51 Bảng 2.9 Thực trạng về số lượng, chất lượng giảng viên tuyển dụng 53 Bảng 2.10 Kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý tuyển dụng, sử dụng GV 57 Bảng 2.11 Kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý đào tạo và bồi dưỡng GV 60 Bảng 2.12 Kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý chế độ chính sách 63 Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp 100 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về cơ cấu giảng viên 52 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý tuyển dụng, sử dụng giảng viên 57 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý đào tạo và bồi dưỡng giảng viên 61 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý chế độ chính sách 63 4 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nét nổi bật của bối cảnh quốc tế hiện nay là quá trình toàn cầu hoá với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, và gắn chặt với nó là nền kinh tế tri thức. Bối cảnh đó đặt mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, phải đối mặt với muôn vàn thách thức, khó khăn trong cuộc tìm kiếm các giải pháp cho phát triển. Trong báo cáo “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” gửi UNESCO của Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI, có nêu: “Dưới áp lực của tiến bộ công nghệ và hiện đại hoá, đòi hỏi đối với giáo dục cho các mục đích kinh tế cũng không ngừng tăng lên ở hầu hết các nước trong suốt giai đoạn đang xem xét. Những so sánh quốc tế đôi khi đã làm nổi bật tầm quan trọng đối với năng suất tăng lên của nguồn lực con người, và từ đó, của sự đầu tư vào giáo dục (GD)”[41, tr. 57]. Cũng trong báo cáo nói trên, Zhou Nanzhao, trong bài viết “Những tương tác giữa GD và văn hoá vì sự phát triển kinh tế và con người: một bối cảnh Châu Á” nhấn mạnh: Phát triển, nhằm “phát huy đầy đủ những tiềm năng của con người trên toàn thế giới”, là mục đích cuối cùng của cả GD và văn hoá. Ở khu vực Châu Á, GD đang được nhấn mạnh như “một lực lượng sống còn của phát triển”[41, tr. 214] Như vậy, trong cuộc đua tranh vào thế kỷ XXI, dường như tất cả các nước đều tìm kiếm con đường phát triển cho riêng mình (dựa vào nguồn vốn đầu tư, dựa vào tài nguyên, dựa vào lợi thế địa lý – chính trị - kinh tế), song có thể nói rằng, hầu hết các quốc gia đều thống nhất: nguồn lực con người là quan trọng nhất và GD là con đường cơ bản nhất để phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, nên nguồn lực con người càng trở nên quý báu và càng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), trong khi các nguồn lực khác còn hạn hẹp. Vì thế, quan điểm “Con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển KT - XH" đã trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng ta để chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH); thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Và 5 để đạt được mục tiêu ấy, giáo dục – đào tạo (GD – ĐT) có vai trò đặc biệt quan trọng, là “Quốc sách hàng đầu”. Chỉ thị 40 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (TW) Đảng đã nêu : “Phát triển GD – ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQL GD) là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”[1]. Như vậy, phát triển GD - ĐT đã trở thành chiến lược cách mạng mang tính thời đại sâu sắc và đội ngũ nhà giáo và CBQL GD là lực lượng cách mạng quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới GD, góp phần phát triển đất nước. Với tinh thần đó, GD Việt Nam muốn vượt qua thách thức của riêng mình và cả thách thức chung của GD thế giới trong bối cảnh hiện nay, hướng đến một nền GD tiên tiến, hiện đại; nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội (XH), thì phải đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD; đặt vấn đề này vào trung tâm chiến lược “phát triển nguồn nhân lực” của toàn ngành, trong đó có các trường cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH). Phát triển nguồn nhân lực ở các trường CĐ, ĐH suy cho cùng là vấn đề “đội ngũ giảng viên” và “quản lý đội ngũ giảng viên” - Một vấn đề “hàng đầu” nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đặc biệt đối với các trường sư phạm, chất lượng của đội ngũ giảng viên sẽ trực tiếp quyết định và ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông. Bởi vậy, để phát triển GD - ĐT, vấn đề then chốt là phải xem trọng công tác xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, mẫu mực về nhân cách. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào công tác quản lý giáo dục (QLGD), từ việc hoạch định chính sách, tạo ra cơ chế, qui trình quản lý cho đến việc giám sát, kiểm tra trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên hiện nay ở hầu hết các trường CĐ, ĐH nói chung và các trường sư phạm nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và phát triển KT – XH. Một trong những 6 nguyên nhân chính của vấn đề này như Chỉ thị 40 – CT/TW của BCH TW đã nêu là “năng lực của đội ngũ CBQL GD chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này”. Phú Yên là một tỉnh nghèo. Hiện nay, TW trợ cấp hằng năm cho Phú Yên trên 50% ngân sách. Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XIV đề ra mục tiêu: “ phấn đấu đưa tỉnh Phú Yên cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo, vươn lên nhóm trung bình của cả nước… ”[ 2, tr.56]. Để đạt được mục tiêu này, Phú Yên cần phải khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó, nguồn lực con người rất quan trọng và giữ vai trò quyết định, vì nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất rất hạn hẹp. Chính vì lẽ đó, GD Phú Yên có sứ mạng rất vẻ vang nhưng cũng đầy thách thức, khó khăn. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành GD – ĐT Phú Yên đã khắc phục vươn lên, đạt nhiều thành tích đáng kể như qui mô và chất lượng GD có chuyển biến; công tác xã hội hoá GD được đẩy mạnh; đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại hình đào tạo; đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực; giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi; cơ sở vật chất các trường học được tăng cường .Trong thành tích chung ấy của toàn ngành, có sự đóng góp đáng kể của Trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) Phú Yên với tư cách là “chiếc máy cái” của ngành GD Phú Yên. Song, cũng như tình hình chung của các trường CĐ, ĐH trong cả nước, công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên còn tồn đọng những yếu kém, bất cập như tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng đào tạo của xã hội với tiềm lực chưa tương xứng của đội ngũ giảng viên; cơ cấu về trình độ, ngành nghề đào tạo, chức danh . của đội ngũ giảng viên chưa cân đối; vấn đề quy hoạch đội ngũ giảng viên còn phiến diện, chưa khoa học; cấu trúc tổ chức còn tồn tại nhiều tầng nấc trung gian nên hạn chế tính tự chủ, năng động của các thành viên và các bộ phận; sử dụng, đánh giá giảng viên chưa quán triệt đầy đủ tính khoa học; qui trình, tiêu chí đánh giá giảng viên chưa hoàn thiện . Vấn đề đổi mới GD phổ thông, đại học đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu ở góc độ QLGD. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề cụ thể của QLGD ở các trường 7 CĐSP địa phương chưa được nghiên cứu. Đặc biệt là vấn đề quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của một tỉnh có nhiều khó khăn chưa có tác giả nào nghiên cứu. Xuất phát từ những thực tế nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thông qua việc phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên của Trường CĐSP Phú Yên và trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của nhà trường, chúng tôi cố gắng đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay ở tỉnh Phú Yên. 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Phú Yên, đòi hỏi phải nghiên cứu trên một diện rộng. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, chúng tôi chỉ nghiên cứu ở những nhiệm vụ cơ bản sau. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Làm rõ và phân tích thực trạng về việc quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên. - Khách thể nghiên cứu + Hiệu trưởng Trường CĐSP Phú Yên với tư cách là chủ thể quản lý. + Đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Phú Yên với tư cách là khách thể quản lý. 8 6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Hiện nay, công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên chưa thật hiệu quả, vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng GD – ĐT trong giai đoạn mới. Nếu nắm được đặc điểm của công tác quản lý đội ngũ giảng viên, đề xuất và thực thi các giải pháp khắc phục được tình trạng trên, sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: các văn bản, sách, báo, tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học … để xây dựng cơ sở lý luận. - Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò Sử dụng phương pháp này để thu thập ý kiến, làm rõ thực trạng và các giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên. - Phương pháp thử nghiệm, kiểm tra Thực chất của phương pháp này cũng chính là phương pháp điều tra. Sau khi khảo sát thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Phú Yên; trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Phú Yên. Để xem thử các giải pháp mới do tác giả đề xuất có phù hợp không, thực tế có chấp nhận không, tác giả tiến hành thăm dò bằng phiếu. - Các phương pháp hỗ trợ khác Ngoài những phương pháp nêu trên, tác giả còn dùng các phương pháp hỗ trợ khác để làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu, như: phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Về lý luận Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý đội ngũ giảng viên ở nhà trường CĐ, ĐH.