Đặc điểm của cơng tác quản lý giảng viên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CĐSP PHÚ YÊN (Trang 26 - 27)

Quản lý giảng viên là một nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nhà trường và là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển nhà trường.

Lao động của nhà giáo mang tính đặc thù, nên quản lý nhà giáo cĩ nét đặc trưng riêng. Hiểu lao động của nhà giáo đúng với ý nghĩa ‘trồng người” – hình thành và phát triển nhân cách, thì GD - ĐT sẽ là một loại hình lao động địi hỏi cao sự nỗ lực về tinh thần, về trí tuệ và về nhân cách. Với ý nghĩa này, nhà giáo là một cơng chức – trí thức, chứ khơng phải là một cơng chức hành chính. Do vậy, quản lý giảng viên là loại hình quản lý hàm chứa khía cạnh quản lý hành chính và quản lý trí thức.

Ở khía cạnh quản lý hành chính, những yêu cầu quản lý giảng viên được thể hiện trong Luật Giáo dục; Pháp lệnh CBCC; các văn bản của Nhà nước, ngành … qui định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của người giảng viên. Đây là nội dung quản lý quan trọng nhất, nhằm làm cho nhà trường và đội ngũ giảng viên vận hành, hoạt động theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và qui định của ngành.

Ở khía cạnh quản lý trí thức, người hiệu trưởng phải nắm được tính đặc thù của đội ngũ trí thức là ở chỗ lao động trí ĩc sáng tạo theo thiên hướng cá nhân. Tính đặc thù cịn thể hiện qua những nét đặc trưng của lao động sư phạm, trong đĩ, sản phẩm của nhà giáo là nhân cách của người học. Nhân cách là hệ thống các phẩm

chất và năng lực của mỗi con người. Đĩ là giá trị gốc – “Giá trị sinh ra mọi giá trị”. Sản phẩm của giáo dục là “sản phẩm cao cấp”.

Do vậy, người hiệu trưởng phải biết xử lý tốt mối quan hệ giữa quản lý và tự do sáng tạo của đội ngũ trí thức giảng viên, chấp nhận sự phong phú đa dạng của tư duy sáng tạo cá nhân và quản lý bằng định hướng lý luận và bằng các chương trình cĩ mục tiêu. Người sản xuất vật chất, động cơ thúc đẩy họ sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận; nhưng đối với trí thức nĩi chung và đội ngũ giảng viên nĩi riêng, nhu cầu về hiểu biết; trách nhiệm và vinh dự trước nhân dân, trước thế hệ trẻ; uy tín nghề nghiệp … là những tác nhân rất quan trọng đối với người giảng viên mà người hiệu trưởng cần phải nhận biết đầy đủ với nhiều khía cạnh và ý nghĩa của nĩ.

Quản lý giảng viên ngồi ý nghĩa là quản lý một đội ngũ trí thức, nĩ cịn cĩ ý nghĩa lớn lao hơn là quản lý những “nhà hoạt động nhân văn số một của xã hội, của quốc gia”; quản lý một đội ngũ đang thực thi một nghề cao quý và đầy sáng tạo: nghề dạy học. Do đĩ, các cấp quản lý, các nhà quản lý cần tránh xu hướng “hành chính hố” giảng viên và “quan liêu hố” trường học.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CĐSP PHÚ YÊN (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)