1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quản lý Trường học Phổ Thông

15 727 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 112,5 KB

Nội dung

1.PTDH trường học đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học, nó có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Trong điều kiện và hoàn cảnh KT-XH của đất nước nói chung và Khánh Hòa nói riêng còn gặp những khó khăn nhưng trong thời gian qua Đảng, Nhà nước, nhân dân và bản thân ngành GD&ĐT đã tập trung đầu tư trang bị PTDH cho các trường THPT tại Khánh Hòa đạt những thành tựu hết sức to lớn. Tuy nhiên, vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả PTDH đã được trang bị tại các nhà trường lại là vấn đề vô cùng quan trọng góp phần để thực hiện mục tiêu giáo dục của tỉnh. Chính vì vậy, phải quán triệt và nắm vững các nguyên tắc chung của công tác quản lý PTDH là vấn đề hết sức cấp bách, mặt thứ hai là căn cứ vào tình hình cụ thể của từng trường THPT để có các biện pháp quản lý sát hợp. Các biện pháp quản lý PTDH càng phong phú càng đa dạng thì hiệu quả quản lý và sử dụng PTDH sẽ càng cao và ngược lại.

I. Mở đầu Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để có thể phát triển, mọi lĩnh vực KT-XH đều phải chú ý đến cơ sở hạ tầng và nếu nói riêng ngành giáo dục và đào tạo thì cơ sở hạ tầng đó chính là PTDH của các trường học, chủ yếu bao gồm các cấp khối công trình của trường sở (phòng học, phòng thí nghiệm, khu thể dục thể thao, khu hành chính, xưởng thực hành, thư viện…) và các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy – học từ các loại bàn ghế, bảng, dụng cụ dạy học đơn giản đến các TBGD hiện đại như đèn chiếu, máy vi tính, máy projector. Đó là những điều kiện quan trọng góp phần để bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường bên cạnh các điều kiện bảo đảm khác như đội ngũ GV, chương trình và nội dung tài liệu học tập. II. Nội dung 1.Về việc đầu tư, trang bị PTDH: So với trước đây, hiện nay vẫn có sự đầu tư PTDH ở một số trường nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu dạy học: thiếu môn này thừa môn kia, giữa các cấp học, bậc học, loại hình trường khác nhau. PTDH mặc dù được trang bị nhưng chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa đáp ứng theo yêu cầu chuẩn hóa và hiện đại hóa, chỉ đáp ứng theo yêu cầu tối thiểu về số lượng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Việc bố trí các trang thiết bị bên trong các phòng chức năng chưa hợp lý, đa số các trường THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa còn thiếu các loại phòng chức năng so với quy định ở Điều lệ của trường Trung học, cụ thể như sau: Thiếu nhà thể dục thể thao; Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước chưa đạt chuẩn; Sân chơi bãi tập quá chật hẹp; diện tích đất của các trường không đảm bảo; Phòng bộ môn và các trang thiết bị chưa trang bị đầy đủ; Thiếu hội trường đa chức năng; Phòng thiết bị giáo dục và các trang thiết bị chưa đầy đủ; Khu để xe không đảm bảo, đây là khó khăn lớn nhất ở các trường trong nội thành; Bàn ghế không đúng quy cách, không đảm bảo vệ sinh 1 môi trường: nhiệt độ ở các loại phòng chưa đạt chuẩn, đặc biệt là tiếng ồn cao gây ảnh hưởng lớn cho hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy – học; Thư viện đạt chuẩn còn chiếm tỉ lệ rất thấp; Trình độ chuyên môn của giáo viên và nhân viên không đồng đều, thiếu kỹ năng sử dụng, chưa được bồi dưỡng cập nhật kỹ thuật mới…Đa số nhân viên phụ trách các phòng chức năng theo chế độ hợp đồng, kiêm nhiệm và chưa thông qua lớp đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn – kỹ thuật; Tinh thần, thái độ của giáo viên và nhân viên chưa tích cực sử dụng PTDH do chế độ không thỏa đáng, sử dụng PTDH chưa trở thành thói quen, thậm chí các thiết bị hiện đại giáo viên không biết sử dụng; Công tác quản lý PTDH trong nhà trường chưa chặt chẽ; Thiếu các chế định về quản lý PTDH; Thiếu các chính sách động viên khuyến khích; Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá còn xem nhẹ; Thiếu các thông tin liên quan đến PTDH; Tổ chức bộ máy chuyên trách và cơ chế phối hợp trong quản lý PTDH chưa đầy đủ và đồng bộ. Việc tự làm đồ dùng dạy học có sự khác nhau giữa các cấp học. So với trước đây việc tự làm đồ dùng dạy học hiện nay chỉ mang tính phong trào chưa đáp ứng yêu cầu dạy học. 2. Về hiệu quả sử dụng PTDH : Nhìn chung, PTDH hiện tại vừa thiếu, vừa cũ lại vừa lạc hậu chưa đáp ứng một cách đầy đủ cho việc triển khai đổi mới nội dung, đổi mới chương trình và đổi mới phương pháp dạy học theo xu thế mới hiện nay; - Các trường chưa quan tâm đúng mức công tác quản lý PTDH hiện có, chưa chú ý đến việc bố trí hợp lý và đồng bộ các cấp khối công trình bên trong nhà trường và các trang thiết bị bên trong các phòng chức năng; - Các biện pháp quản lý chủ yếu chỉ đạt ở mức trung bình khá, đặc biệt là phương pháp quản lý còn những hạn chế bất cập; 2 - Chưa nhận thức rõ các yếu tố cấu thành PTDH có ảnh hưởng tác động lớn đến chất lượng dạy và học, từ đó dẫn đến việc khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế; - Mức độ sử dụng: không cao, chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học; - Hiệu quả sử dụng PTDH nói chung, các trang thiết bị hiện có nói riêng chưa cao; Chủ yếu dùng phương pháp minh họa bài dạy hoặc thực hiện tiến trình dạy học chưa gắn với việc đổi mới PPDH; - Công tác bảo quản, bảo trì duy tu PTDH chưa được quan tâm đúng mức; - Đa số các trường trong nội thành diện tích đất không đạt theo yêu cầu chuẩn. 3. Nguyên nhân của thực trạng trên có rất nhiều nguyên nhân cụ thể khái quát như sau: 3.1. Những nguyên nhân khách quan Các cấp lãnh đạo và quản lý, vì nhiều lý do nên chưa tập trung đầu tư trang bị đầy đủ PTDH cho các trường, đặc biệt là quỹ đất để xây dựng mới các trường là vấn đề khó khăn lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa. Hệ thống các văn bản pháp quy: quy định, hướng dẫn, các chuẩn, các chế định về quản lý sử dụng PTDH chưa đầy đủ và cụ thể Đa số các trường PTDH có khá đủ về số lượng, nhưng về chất lượng không đảm bảo đúng chuẩn theo xu thế mới hiện đại, dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao. Ngành giáo dục và đào tạo chưa có quy chế thưởng phạt nghiêm minh trong đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng và bảo quản PTDH trường học nên chưa khuyến khích được CBQL và GV làm tốt. 3.2. Những nguyên nhân chủ quan Cán bộ QLGD các trường chưa thật chú trọng chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả PTDH hiện có của nhà trường nên chưa có quyết sách trong chỉ đạo. 3 Trình độ sử dụng PTDH của GV và NV phụ trách còn thấp, khâu đào tạo bồi dưỡng việc sử dụng chưa đảm bảo và chưa thường xuyên PTDH ở nhiều trường còn quá khó khăn nên việc bảo quản đã khó, dẫn đến việc sử dụng còn khó hơn. PTDH bao gồm: phòng học, bàn ghế, tỉ lệ HS/lớp quá đông và các trang thiết bị khác… không đúng quy cách dẫn đến việc sử dụng thiết bị giáo dục sẽ gặp khó khăn. Một vấn đề mà xã hội và nhà giáo đang quan tâm hiện nay là làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TBGD nói riêng, PTDH nói chung tại các trường phổ thông. Đặc biệt quan tâm đến hai vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng PTDH, đó là: Thứ nhất là sự nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý ngành, của GV và NV trong việc sử dụng PTDH. Thứ hai là chất lượng của PTDH và việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng việc sử dụng PTDHtrong trường học. Cả hai vấn đề nêu ở trên đều liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: - Hệ thống văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo - Vấn đề kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa lớn PTDH và mua sắm trang thiết bị - Vấn đề chất lượng, chuẩn của PTDH - Việc cung ứng, đào tạo bồi dưỡng và chỉ đạo của ngành - Sự quyết tâm chủ động tích cực của CBQL, GV và NV ở các trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH phải có một tầm nhìn bao quát và sâu sắc. 4 Trên thực tế đó việc đề xuất các biện pháp quản lý PTDH cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là một vấn đề cấp bách. 4. Đề xuất các biện pháp quản lý PTDH Cá nhà quản lý trường học cần nhận thức đúng về điều kiện PTDH hiện có của trường mình, PTDH với tính cách là một trong các yếu tố quan trọng để hình thành một nhà trường, nó không chỉ là ý muốn chủ quan của người làm công tác giáo dục mà đây là sự biểu hiện của việc chấp hành pháp luật một cách nghiêm túc nhằm làm cho " Trường ra trường, lớp ra lớp ". Mục 4 -Điều 53 của Luật Giáo dục quy định nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường về quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị …theo quy định của pháp luật. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trường học tại các trường THPT. 4.1 Tuyên truyền, giáo dục mọi bộ phận, mọi thành viên trong nhà trường nắm vững các yêu cầu chuẩn về PTDH của trường học, đồng thời nhận thức đúng và sâu sắc về việc khai thác, sử dụng và bảo quản PTDH hiện có tại các trường. Một số bộ phận trong đội ngũ của nhà trường chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò, các nội dung, các ảnh hưởng và tác dụng của PTDH trường học, dẫn đến thái độ thờ ơ trong việc khai thác sử dụng và bảo quản. Do vậy, phải tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu và hướng dẫn mọi thành viên trong nhà trường nhận thức một cách sâu sắc về tính chất và tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành PTDH nhà trường. Cần làm cho họ hiểu rằng “ Việc quản lý PTDH của nhà trường phải tuân theo các quy định của Nhà nước. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, giữ gìn và bảo vệ PTDH thật tốt” (điều 21 của Điều lệ trường Trung học). Có thể khẳng định rằng PTDH phải được sử dụng, hiệu quả sử dụng là mục tiêu cơ bản và là mục tiêu cuối cùng của toàn bộ công tác quản lý PTDH trường học. Vì nếu không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả thì sẽ gây nên sự lãng phí lớn tiền bạc của Nhà nước và nhân dân. Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục, cần đưa các tiêu chí có liên quan đến PTDH vào tiêu chuẩn thi đua để hỗ trợ cho việc tuyên truyền. Theo từng năm học, trước khai giảng tổ chức phổ biến cho mọi thành viên trong nhà trường quán triệt nhiệm vụ năm học, trong đó có 5 đề cập đến các nội dung có liên quan đến PTDH của nhà trường. Trong cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng, chỉ đạo thông qua bộ phận phụ trách công tác PTDH phổ biến, thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung chủ yếu đối với công tác PTDH của nhà trường trong từng tháng, có xác định rõ trách nhiệm và phân công cụ thể cho từng bộ phận và cá nhân. Khi mọi thành viên trong nhà trường nhận thức đúng thì trong hoạt động sẽ hành động đúng khi sử dụng. 4.2 Kế hoạch hoá công tác quản lý PTDH Xây dựng kế hoạch là thời điểm khởi đầu của một chu trình quản lý mà nhà quản lý nào cũng phải thực hiện. Quản lý PTDH trường học cũng phải được bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch, kế hoạch quản lý PTDH phải được đưa vào kế hoạch chung của nhà trường, phải được cả tập thể nhà trường trao đổi bàn bạc và thông qua vào đầu mỗi năm học. Khi lập kế hoạch quản lý PTDH là nhằm vào các mục tiêu xây dựng hệ thống PTDH đáp ứng các yêu cầu chung và riêng theo những văn bản của Nhà nước quy định, đồng thời thiết thực góp phần trong việc thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông. Để đạt mục tiêu trên, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện hiện trạng của nhà trường, có thể lập các loại kế hoạch sau : - Lập quy hoạch hiện trạng - Lập quy hoạch phát triển - Lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo - Lập kế hoạch sử dụng và bảo quản Nội dung của từng loại kế hoạch được thể hiện: * Lập quy hoạch hiện trạng Mục đích là nhằm phản ánh được tình hình PTDH hiện có, chỉ ra được ưu và nhược điểm của toàn bộ hệ thống, vị trí các khối công trình hiện hữu, lập ra được bản vẽ các công trình hiện có của nhà trường, đồng thời có bản thuyết minh một cách cụ thể nêu rõ các khía cạnh sau : - Diện tích đất đai trường đang quản lý và sử dụng - Diện tích đất đã xây dựng - Địa giới của trường - Số lượng các công trình, các loại phòng - Thời gian đã sử dụng 6 - Cấp công trình ( I, II, III, IV ) - Hệ thống tường rào và cổng trường - Những vấn đề có liên quan khác… Cuối cùng là so sánh với các yêu cầu chuẩn và đánh giá chung về chất lượng các công trình, khả năng đáp ứng nhiệm vụ hiện nay của nhà trường. * Lập quy hoạch phát triển Mục đích là nhằm dự báo nhu cầu giáo dục, các mục tiêu giáo dục của địa phương và phát thảo ra ngôi trường trong tương lai, tối ưu hóa các cơ sở đang dùng bằng cách di chuyển, đưa lại gần nhau, sáp nhập, xây dựng trường mới hoặc nâng cấp ngôi trường hiện có ; * Lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo PTDH nhà trường Do nhiều trường xây dựng đã lâu, kỹ thuật xây dựng không đảm bảo nên đã xuống cấp nghiêm trọng (móng nền sụt lở, tường nứt, gổ bị mối mục, mái lợp bị dột…) nên việc cải tạo, nâng cấp phải thực hiện ngay tránh những tai họa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. * Lập kế hoạch sử dụng và bảo quản PTDH Mục tiêu là sử dụng và bảo quản an toàn PTDH nhà trường 24/24 giờ: không để tình trạng thất thoát, không có hiện tượng cố ý làm hư hỏng, khi có sự cố phải có biện pháp khắc phục sửa chữa ngay. Nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc sử dụng 3 Đ: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ. Tóm lại, khi xây dựng hoàn chỉnh các kế hoạch quản lý PTDH sẽ giúp có tầm nhìn bao quát về tình hình công tác xây dựng, phát triển và sử dụng PTDH , có sự phân phối nguồn lực và phân công các bộ phận và cá nhân hợp lý để họ có tâm thế chuẩn bị chủ động công tác ngay từ đầu năm học. Có xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch quản lý về PTDH sẽ đảm bảo được tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng tới mục tiêu, sẽ loại trừ những hiện tượng lộn xộn và tùy tiện trong mọi hoạt động có liên quan đến PTDH của nhà trường. 4.3 Tổ chức hệ thống bộ máy chuyên trách và có cơ chế phối hợp trong công tác quản lý PTDH 4.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý PTDH Công tác tổ chức nói chung và tổ chức quản lý PTDH nói riêng thực chất là việc tích hợp các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, đó là việc phân công giao trách nhiệm và 7 quyền hạn cho cá nhân, một bộ phận hay một nhóm người quản lý; đó là việc tạo điều kiện cho sự hợp tác liên kết của họ trong quá trình quản lý với mục đích cao nhất là phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý. Đối với một bộ máy tổ chức quản lý PTDH của một trường THPT, nhất thiết phải phân chia tổ chức ra thành các cấp độ quản lý và trên cơ sở của từng cấp độ quản lý để phân chia phạm vi quản lý, quyền hạn quản lý và xác định rõ biên chế quản lý. - Phân chia phạm vi quản lý có nghĩa là phải xác định rõ ranh giới về quyền hạn được quản lý: quản lý ai? Quản lý trong thời gian nào? Quản lý đến đâu? - Phân chia trách nhiệm quản lý có nghĩa là phải xác định ranh giới về trách nhiệm trong công tác quản lý: quản lý cái gì? Quản lý như thế nào? - Xác định biên chế quản lý thực chất là việc sắp xếp con người vào các vị trí trong cơ cấu tổ chức. - Khi xác định biên chế cần làm rõ yêu cầu về lực lượng cần có; những người cần sử dụng, tuyển mộ, lựa chọn; sắp xếp; đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt… Trong việc xác định biên chế quản lý việc chọn lựa cán bộ là khâu quan trọng nhất. Do vậy, khi lựa chọn cần chú ý đến các khía cạnh: kỹ năng quản lý, cá tính người quản lý và các yêu cầu về chức vụ mà họ đảm nhận. Xuất phát từ những cơ sở như đã nêu ở trên, bộ máy tổ chức quản lý PTDH của trường THPT cần được phân thành ba cấp quản lý sau: - Lãnh đạo trường (hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng) - Tổ hành chính – quản trị (tổ trưởng, kế toán, thủ quỹ, y tế, bảo vệ, cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị, tạp vụ); các tổ chuyên môn (tổ trưởng, cán bộ phụ trách phòng bộ môn) - Người sử dụng PTDH (GV và HS) Giữa các cấp quản lý, ngoài phạm vi và trách nhiệm cụ thể đã được quy định bởi các văn bản, cần phải có sự phân cấp về quyền hạn, trách nhiệm và sự phối hợp dọc ngang nhằm tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH của nhà trường. 4.3.2. Cơ chế phối hợp trong quản lý PTDH 8 Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH , cần phải xây dựng một cơ chế phối hợp thật chặt chẽ giữa các bộ phận, giữa các đối tượng tham gia quản lý. Thực chất của cơ chế phối hợp này là sự phân cấp về trách nhiệm trong quản lý. Mục đích của việc xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý PTDH là tạo ra một hành lang pháp lý nhằm để tăng cường tính tự chủ, tự giác, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, với mục tiêu là nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH hiện có của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Nội dung của cơ chế phối hợp trong công tác quản lý PTDH cần phải xác định rõ: - Trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách công tác PTDH , tổ hành chính – quản trị, các tổ chuyên môn, cán bộ phụ trách các bộ phận, GV và HS trong việc quản lý, sử dụng PTDH . - Mối quan hệ dọc, ngang giữa hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, các phòng chức năng và cá nhân mỗi cán bộ, GV và HS trong việc quản lý và sử dụng PTDH 4.4. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng GV, CB phụ trách các phòng chức năng nhằm nâng cao năng lực sử dụng PTDH Sử dụng hiệu quả PTDH là một hoạt động cần thiết hữu ích của mọi chủ thể trực tiếp là các GV, các CB phụ trách các phòng chức năng và khách thể là các yếu tố vật chất: trường lớp, phòng thí nghiệm thực hành, thiết bị giáo dục, thư viện với sách và các tài liệu phục vụ cho công tác dạy – học… Để nâng cao năng lực và tạo động lực trong việc sử dụng PTDH , ngoài các biện pháp tăng cường cải tạo PTDH cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người, đó là: kiến thức, phẩm chất tâm lý nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo, lòng nhiệt tình đối với việc sử dụng PTDH . Do vậy, cần thực hiện một số biện pháp sau: - Chọn lựa, cử cán bộ phụ trách các phòng chức năng và GV đi học tập, tham quan, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng PTDH. - Mời chuyên gia từ nơi khác đến trường bồi dưỡng, tập huấn cho CB, GV về kiến thức, kỹ năng sử dụng các PTDH (trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại…). Đặc biệt 9 là về phía GV, đối với các TBGD mới lạ, cấu tạo phức tạp, quy trình sử dụng nghiêm ngặt cần được huấn luyện, tập dượt thật thành thạo - Tổ chức tập huấn, hội thảo, báo cáo chuyên đề tại chỗ về các kỹ năng sử dụng PTDH và trang thiết bị. Người báo cáo, người hướng dẫn chọn trong số cán bộ giáo viên đã đưa đi bồi dưỡng hoặc đã am hiểu tinh thông về kiến thức và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị, máy móc. Thông qua đợt tập huấn nhằm phổ biến các kiến thức thông tin mới về công nghệ, về kỹ thuật tiên tiến Thực tế đã cho thấy rằng nếu lượng tri thức, kỹ năng và kỹ xảo sử dụng PTDH nói chung, các TBGD nói riêng của GV càng đầy đủ phong phú cập nhật bao nhiêu thì kết quả sử dụng TBGD càng lớn bấy nhiêu, trái lại kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo sử dụng TBGD càng nghèo nàn, yếu kém và khiếm khuyết bao nhiêu thì kết quả sử dụng TBGD càng thấp bấy nhiêu. 4.5. Ban hành các văn bản về định mức tiêu chuẩn, quy định, quy chế quản lý và sử dụng PTDH Quản lý PTDH trường học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng là một công việc cần phải được thể chế hóa bằng các văn bản. Chính vì vậy, người phải biết dựa vào các văn bản pháp quy: quyết định, quy chế, quy định… để bắt buộc mọi thành viên trong nhà trường phải tuân thủ theo ý đồ quản lý của mình. Trong phạm vi một trường THPT, để công tác quản lý PTDH đạt hiệu quả, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như luật, văn bản dưới luật…và các văn bản pháp quy của ngành kể cả các văn bản pháp quy của các ngành có liên quan khác, cần phải xây dựng và ban hành các quy định, quy chế, nội quy về quản lý và sử dụng PTDH mang tính đặc thù riêng của nhà trường. Mục đích và nội dung của những văn bản này là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các văn bản pháp luật của Nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên về công tác quản lý PTDH cho sát hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, gắn trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường đối với công tác quản lý và sử dụng PTDH . 10 [...]... tiện thông tin đại chúng… - Việc khai thác đầy đủ các luồng thông tin trong công tác quản lý PTDH sẽ giúp cho các nhà quản lý có cơ sở để xây dựng kế hoạch, đế xuất các biện pháp và ra các quyết định quản lý một cách chính xác và hợp lý 4.8 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm trong việc quản lý PTDH Nhằm mục đích tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước nói chung, quản lý. .. các loại ở thư viện… 4.7.2 Các luồng thông tin trong quản lý PTDH Các trường THPT cần khai thác và tiếp cận các luồng thông tin về quản lý PTDH bao gồm: - Luồng thông tin xuất phát từ trong đội ngũ CB, GV và HS của nhà trường Đây là dạng thông tin phản hồi có ý nghĩa hết sức thiết thực cho công tác quản lý trực tiếp hàng ngày của nhà trường Từ luồng thông tin này sẽ giúp cho phát hiện được những khe... 12 - Luồng thông tin quản lý thể hiện ở các dạng văn bản từ trên xuống dưới Về nguyên tắc đối với loại thông tin này có thể đi từ cấp cao nhất xuống đến tận đơn vị cơ sở, nơi hoạt động làm việc của mỗi CB, GV và HS Đây là loại thông tin mang tính mệnh lệnh bắt buộc mọi thành viên trong nhà trường phải tuân thủ - Luồng thông tin thu thập từ môi trường quản lý: từ xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước,... đa dạng thì hiệu quả quản lý và sử dụng PTDH sẽ càng cao và ngược lại 2 Quản lý PTDH là hoạt động có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến CB, GV và HS, những người trực tiếp quản lý và sử dụng PTDH của nhà trường, mặt khác nó còn liên quan đến các yếu tố vật chất, cơ chế quản lý Do vậy, để nâng cao chất lượng các hoạt 14 động quản lý cần phải có các biện pháp thích hợp và khoa học Bên cạnh việc khai... quản lý nhà trường nói riêng đối với công tác PTDH cần phải có các hoạt động kiểm tra giám sát Quản lý mà không có kiểm tra thì xem như không có quản lý , vì thế phải xem kiểm tra giám sát là một khâu cơ bản, là một nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, kiểm tra giám sát là yếu tố kích thích, tư vấn và thúc đẩy việc quản lý PTDH đạt hiệu quả cao Mục đích của việc kiểm tra giám sát trong quản lý PTDH là:... vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả PTDH đã được trang bị tại các nhà trường lại là vấn đề vô cùng quan trọng góp phần để thực hiện mục tiêu giáo dục của tỉnh Chính vì vậy, phải quán triệt và nắm vững các nguyên tắc chung của công tác quản lý PTDH là vấn đề hết sức cấp bách, mặt thứ hai là căn cứ vào tình hình cụ thể của từng trường THPT để có các biện pháp quản lý sát hợp Các biện pháp quản lý PTDH... du lịch, tăng lương sớm, đề bạt… 4.7 Cung cấp đầy đủ thông tin trong quản lý PTDH 4.7.1 Thu thập thông tin mới có liên quan đến PTDH Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng PTDH hiện có của nhà trường, bên cạnh các biện pháp trực tiếp như đã trình bày ở trên, trong quản lý cần có một cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin để định hướng đúng cho công tác xây dựng kế... tới của nhà trường để có những dự báo, dự định, kế hoạch và chiến lược phát triển để ngày càng hoàn chỉnh PTDH trường học nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới hoạt động dạy và học trong xu thế hiện nay Trong điều kiện thời gian nhất định, khả năng còn những mặt hạn chế trong phạm vi của tiểu luận môn học nên công việc nghiên cứu mới chỉ tiến hành ở những bước đầu tiên là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực... dạy và học, giữa người dạy và người học có những thay đổi đáng kể Chính vì thế, vai trò của thông tin luôn luôn là những điều kiện không thể thiếu được trong việc quản lý PTDH đối với một trường THPT Muốn đạt được điều này, cần thực hiện một số biện pháp thu thập thông tin về PTDH sau đây: - Thường xuyên tiến hành việc thu thập và phân tích thông tin trong lĩnh vực phát triển công nghệ dạy học nhằm... và hiệu quả công tác quản lý và sử dụng PTDH của mỗi đơn vị, của mỗi cá nhân trong nhà trường - Điều chỉnh, thay đổi bổ sung các điều kiện, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và nội dung các yếu tố cấu thành PTDH - Tư vấn, động viên và khuyến khích khen thưởng, phê bình, trách phạt các đơn vị và cá nhân trong công tác quản lý và sử dụng PTDH nhằm thúc đẩy công tác quản lý đạt kết quả tốt hơn . nhà giáo đang quan tâm hiện nay là làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TBGD nói riêng, PTDH nói chung tại các trường phổ thông. Đặc biệt quan tâm đến hai vấn đề liên quan đến hiệu. xuất các biện pháp quản lý PTDH Cá nhà quản lý trường học cần nhận thức đúng về điều kiện PTDH hiện có của trường mình, PTDH với tính cách là một trong các yếu tố quan trọng để hình thành một. đủ thông tin trong quản lý PTDH 4.7.1. Thu thập thông tin mới có liên quan đến PTDH Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng PTDH hiện có của nhà trường,

Ngày đăng: 22/07/2014, 00:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w