1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường

27 357 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 794,11 KB

Nội dung

Luận điểm cơ bản đã được khẳng định trong lý luận và thực tiên vận hành cơ chế kinh tế thị trường ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, pháp luật đã và luôn là một bộ phận hữu

Trang 1

FRE

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUNG TAM KHOA HỤC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUOC GIA

ˆ VIÊN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT `

ĐỒ NGỌC THỊNH

VAI TRÙ PỦA PHÁP LUẬT TRONG QUñ TRÌNH CHUYỂN BỔI

NỀN KINH TẾ KẾ HOACH HOA TAP TRUNG BAO CAP

SANG NEN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp

luật thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia

Người hướng dẫn khoa học: |PGS - TS TRẤN TRỌNG HỰU

GS - TS HOANG VAN HAO

Phan bién 1: PGS - TS LE MINH TAM

Dai hoc Luật Hà Nội

Phan bién 2: PGS - TS TRAN NGOC DUONG

Văn phòng Quốc Hội

Phản biện 3: TS CHU HỒNG THANH

TW Hội Luật gia Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước

họp tại Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật - Thuộc Trung tâm Khoa hoc Xã hội và Nhân văn Quốc gia

Vào hồi Lực T4 giờ ngày .<5 tháng AO nam 2000

Có thé tim hiéu luận án tại:

Thư viện Quốc gia

Thư viện Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

Thư viện Trường Đào tạo các Chức danh Tư pháp

Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

Thư viện Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MO BAU

I Tính cấp thiết của đề tài

Luận điểm cơ bản đã được khẳng định trong lý luận và thực

tiên vận hành cơ chế kinh tế thị trường ở các nước có nền kinh tế thị

trường phát triển, pháp luật đã và luôn là một bộ phận hữu cơ của cơ chế kinh tế thị trường và là một yếu tố không thể thay thế để điều

chỉnh các quan hệ kinh tế thị trường Thực tiễn cải cách kinh tế ở nhiều nước cho thấy, sự thành bại của các biện pháp cải cách kinh tế

lệ thuộc rất nhiều ở việc xác lập chế độ pháp lý và cải cách pháp luật

Nhìn lại quá trình cải cách kinh tế ở nước ta, càng cho thấy rằng

không thể tách rời cải cách kinh tế với cải cách pháp luật và mỗi một thành công của quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta đều gắn

liên với vai trò ngày càng gia tăng của pháp luật, với những thay đổi sâu sắc điễn ra trong hệ thống pháp luật nói riêng và đời sống pháp lý

nói chung

Tuy nhiên không phải lúc nào những cải cách pháp luật cũng theo kịp các bước phát triển của cải cách kinh tế, tư duy pháp lý cũng theo kịp tư duy kinh tế Mười mấy năm qua, Nhà nước ta đã căn bản hình thành được một hệ thống pháp luật mới, tạo lập được môi trường

pháp lý khá thuận lợi cho giá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế

hoạch hoá tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa Nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, hệ thống

pháp luật này văn đang đặt ra khá nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn

cần được hoàn thiện

Đã đến lúc phải hoàn chỉnh không chỉ quan điểm kinh tế mà phải hoàn chỉnh các quan điểm pháp lý, trên cơ sở đó xây dựng một

chiến lược phát triển pháp luật (từ xây đựng các đạo luật, các văn bản

dưới luật đến việc tổ chức thực hiện pháp luật) không chỉ cho sự phát triển kinh tế mà còn cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Nhu

cầu này đặt ra cho công tác nghiên cứu lý luận trong Ĩĩnh vực pháp lý hàng loạt các vấn đề phải đi sâu nghiên cứu Khoa học pháp lý trước nhu cầu xây dựng và phát triển của kinh tế thị trường theo định hướng

Trang 4

xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang cần thiết phải triển khai nghiên cứu

cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề pháp luật, hình thành vững chắc tư duy pháp lý mới, xây dựng được một hệ thống các quan điểm

lý luận pháp luật phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của

Đảng, góp phần xây dựng một đời sống pháp luật dân chủ, lành mạnh

trong đó mỗi người, mỗi tổ chức, đơn vị kinh tế đều sống và hoạt

động theo Hiến pháp và pháp luật Trong hàng loạt các vấn đề lý luận

và thực tiễn pháp lý ấy, vấn đề vị trí, vai trò, các giá trị của pháp luật trong quan hệ với đời sống kinh tế đang nổi lên như một van dé không chỉ mang tính lý luận thuần tuý mà còn mang tính thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu cơ bản, tạo cơ sở để hình thành một tư duy

pháp lý mới, góp phần xây dựng và hoàn thiện cả hệ thống pháp luật

kinh tế điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường có sự

điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Do vậy, để tài: "Vai trò của pháp luật trong quá trình

chuyển đổi nên kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp sang nên

kinh tế thị trường" Ở nước ta là một vấn đề có tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, cần được xác định nghiên cứu cơ

bản trong giai đoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các vấn để lý luận về vai trò của pháp luật trong đời sống kinh tế, về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, về thực trạng của

pháp luật trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế ở nước ta

đã được nhiều nhà khoa học pháp lý và những nhà khoa học kinh tế nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau Trong những công trình nghiên cứu đã được công bố, vấn đề vị trí vai trò

của pháp luật trong đời sống kinh tế, về vai trò của pháp luật trong

quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế đã được đề cập ở những mức độ khác nhau Trong số các công trình khoa học này có thể kể đến: Dự

án VIE/94/003 "Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam” với đề

tài nghiên cứu "Đánh giá chung về khung pháp luật kinh tế hiện hành

và xác định chiến lược tổng thể hoàn thiện khung pháp luật đối với

Trang 5

các hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường” giữa Bộ Tư pháp - Dự án

VIE/94/003 và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đề tài cấp

Nhà nước "Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm tăng cường hiệu lực quản lý các vấn đề chính sách xã hội" do PGS TS Trần

Trong Huu làm chủ nhiệm, đã đề cập nhiều vấn đề kinh tế xã hội

Các công trình khoa học: "Pháp luật và thị trường" (NXB KHXH-1993), "Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong thời kỳ đổi

moi” (NXB KHXH-1997) cia PGS - TS KH Dao Tri Úc ; "Những vấn

đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật" Tập thể tác giả Viện

Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia - 1995

Bài viết của GS-TS Hoàng Văn Hảo "Tìm hiểu vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường" và các bài viết của TS Lê Minh Thông "Vấn đề hoàn thiện pháp luật phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá" ; TS Nguyễn Như Phát "Xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta"; TS Trần Đình Hảo

“Những vấn đề pháp lý trong việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện pháp luật về tài chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay"; TS Phạm Hữu Nghị "Cơ chế kinh tế thị trường và việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện

pháp luật đất đai" ; TS Hà Thị Mai Hiên "Vấn để hoàn thiện pháp luật về quyển sở hữu và quyên tự do kinh doanh của công dân trong giai đoạn hiện nay", đăng trong cuốn "Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam và những vấn đẻ cấp bách của khoa học về Nhà nước và

pháp luật" NXB KHXH - Hà Nội 1997 PGS-TS Trin Ngoc Đường

"Pháp luật trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước” ; PGS-TS Lê Hồng Hạnh "Kinh tế thị trường và sự cần thiết

phải hoàn thiện pháp luật kinh tế"; TS Dương Đăng Huệ "Một số vấn

đề cần thiết giải quyết để đảm bảo quyền tự do kinh doanh" ; TS

Hoàng Thế Liên "Mấy vấn dé pháp lý của kinh tế thị trường ở nước ta" ; TS Nguyễn Minh Mãn "Về khung pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta" Các công trình này đã phân tích nhiều khía cạnh về nhu cầu đối mới và hoàn thiện pháp luật trong nên kinh

tế thị trường ở nước ta,

Trang 6

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, bao quát vai trò của pháp luật

trong đời sống kinh tế nói chung và trong cơ chế kinh tế thị trường nói riêng ở nước ta Luận án là công trình khoa học đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu toàn diện, khái quát các cơ sở lý luận

và thực tiến "Vai trò của pháp luật trong mối quan hệ với kinh tế”

dưới góc độ và phương pháp nghiên cứu của lý luận chung về

hà nước và pháp luật

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án

Trước những yêu cầu của công tác nghiên cứu lý luận và thực

tiễn khoa học pháp lý, luận án hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ các cơ

sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, chỉ 1Õ vị trí, vai trò quan trọng của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế

trong các điều kiện uặc thù ở nước ta, qua đồ nhằm đánh giá thực trạng

pháp luật nước ta trong một số lĩnh vực kinh tế và kiến nghị những

phương hướng nhằm tăng cường vai trò của pháp luật trong quá trình xây

đựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Để đạt được mục đích này luận án có nhiệm vụ:

- Phân tích cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật trong quá trình

chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta qua đó làm nối rõ tính chất của quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và sự quy định của kinh tế đối với vai

trò pháp luật

- Lý giải các yếu tố, nguyên nhân làm hạn chế vai trò, vị trí của pháp luật trong nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp ở Việt

Nam trước đây

- Phan tích các đặc điểm của quá trình chuyển đổi nền kinh tế

nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và qua đó làm sáng tỏ những thay đổi sâu sắc trong vị trí, vai trò của pháp luật với tính cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ kinh tế quan trọng nhất, hiệu quả nhất

- Phân tích thực trạng pháp luật trong một số lĩnh vực cơ bản

của đời sống kinh tế ở nước ta hiện nay để thấy rõ vai trò ngày càng

Trang 7

tăng của pháp luật và những bất cập của sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế cần được nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện

- Xây dựng những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường vai

trò của pháp luật trong đời sống kinh tế hiện nay và trong tương lai

khi đất nước bước vào thế kỷ 21

4 Giới hạn của luận án

Dé tai luận án là vấn dé rộng lớn và phức tạp, do vậy trong khuôn khổ chuyên ngành lý luận Nhà nước và pháp luật, luận án chỉ

tập trung phân tích một số nội dung cơ bản có tính chất khái quát lý

luận về vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi nên kinh tế ở

nước ta, thực trạng vai trò của pháp luật trong quá trình cải cách kinh

tế và trình bây những định hướng chung về hoàn thiện pháp luật nhằm

lang cường vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án là luận điểm lý luận trong học thuyết Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa thượng tầng kiến trúc và

hạ tầng kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, cải cách kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị được thẻ hiện trong các Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương, các văn bản pháp luật của Nhà nước

Để nghiên cứu và giải quyết các vấn để đặt ra trong luận án,

tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như: Logic hình thức,

phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp xã hội học và các phương pháp khác, kết hợp lý luận với thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong luận án

6 Cái mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình chuyên khảo khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và tổng quát vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta, dưới góc độ lý luận về Nhà

nước và pháp luật Luận án có những điểm mới sau:

5

Trang 8

- Luận án thông qua việc phân tích sự thay đổi đời sống kinh tế

để khẳng định vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế được

thể hiện đưới ba khả năng: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, kìm hãm sự

phát triển kinh tế và khả năng làm chệch hướng sự phát triển kinh tế

- Luận án đã làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng pháp luật mất vai trò hoặc trở nên hình thức trong mô hình kinh

tế kế hoạch hoá tập trung - bao cấp trước đây ở nước ta

- Luận án đã chứng minh trong quá trình chuyển đổi cơ chế

kinh tế, những thay đổi trong nên kinh tế chuyển đổi đã dẫn đến

những thay đổi trong vị trí, vai trò của pháp luật, biến pháp luật từ vai trò "mờ nhạt", "thứ yếu" và "hình thức" trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung - bao cấp sang vai trò tích cực với tính cách là công cụ

điều chỉnh quan hệ kinh tế cơ sản nhất, hiệu quả nhất, một yếu tố không thể thay thế, tham gia vao việc quyết định sự "thành, bại” của các biện pháp cải cách kinh tế ở nước ta

- Luan án đã khái quát về mặt lý luận và thực tiễn vai trò cụ thể

của pháp luật trong việc cụ thể hoá quyền tự do kinh doanh, xác lập chế

độ nhiều hình thức sở hữu, xây dựng các loại hình thị trường, định ra quy tắc kinh doanh, thủ tục xử lý xung đột kinh tế đâm bảo vai trò quản lý,

kiểm soát, củng cố và bảo vệ của Nhà nước với kinh tế, đảm bảo quá

trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực

và trên thế giới

- Luận án đã khái quát thực trạng điều chỉnh pháp luật trong

một số lĩnh vực cơ bản của đời sống kinh tế đất nước Trên cơ sở đó

để xuất những kiến nghị về các phương hướng hoàn thiện phấp luật,

tăng cường vị trí, vai trò của pháp luật trons quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và

trong tương lai

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Những kết quả nghiên cứu của luận án là những bổ sung quan trọng vào lý luận pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức lý

luận về các giá trị, vai trò và tầm quan trọng của pháp luật trong

Trang 9

đời sống kinh tế đồng thời đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các cơ sở khoa học của việc xây dựng chiến lược pháp luật trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Những kết luận, để xuất, kiến nghị trong luận án có thể góp phần tích cực vào việc xây dựng khung pháp luật kinh tế, hoàn thiện

và đổi mới các văn bản pháp luật trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trong tổng thể chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010

Luận án là một công trình tham khảo có ý nghĩa đối với các chuyên gia pháp luật, các nhà nghiên cứu và giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học luật và sinh viên các trường Luật

8 Kết cấu của luận án

Tuận án gồm có:

Lời nói đầu

Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta

cải cách kinh tế ở nước ta

Chương 3: Tăng cường vai trò của pháp luật trong quá trình xây

dựng và phát triển nên kinh tế thị trường ở nước ta

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ

Ở NƯỚC TA

Mục tiêu của chương 1 nhằm giải quyết một cách tổng quát

những cơ sở lý luận, quy định vai trò của pháp luật trong mối quan hệ kinh tế nói chung và đặc biệt trong quá trình xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta nói riêng Để đạt được mục tiêu này luận án tập trung phân tích hai

nhóm vấn đề cơ bản sau:

Trang 10

1 Cơ sở lý luận về vai trò của pháp luật đối với sự phát triển

kinh tế

2 Sự thay đổi vai trò của pháp luật trong quá trình chuyển đổi

kinh tế ở nước ta

1.1 Cơ sở lý luân về vai trò của pháp luật đối với sự phát triển

kinh tế

Tại mục này, luận án tập trung làm nổi rõ sự định hướng, tác

động của pháp luật đối với quá trình vận động và phát triển của các quan hệ kinh tế Điều cốt lõi đã được chứng minh là: tuy là một hiện tượng bị quy định bởi kinh tế là hình thức pháp lý của các quan hệ

kinh tế, nhưng pháp luật lại luôn giữ vai trò là người thúc đẩy, đảm

bảo cho sự phát triển kinh tế hoặc cản trở sự phát triển kinh tế

Để làm nối rõ vai trò của pháp luật đối “di su phát triển kinh tế, luận án đã chứng minh rằng: những đặc điểm khái quát của pháp luật

đã khẳng định pháp luật luôn được coi là công cụ quan trọng nhất, hiệu quả nhất Tính ưu việt của pháp luật với tính cách là công cụ 16 chức, quản lý, kiểm soát kinh tế so với các công cụ khác được xác định bởi các giá trị, đặc tính của pháp luật Chính các đặc tính quan

trọng như: tính quy phạm bắt buộc chung: tính được đảm bảo bằng

toàn bộ sức mạnh của nhà nước, tính hình thức lôgic chật chế: các đặc

điểm này đã làm cho pháp luật có được những giá trị phổ biến, đảm

bảo cho pháp luật thực hiện được vai trò, chức năng điều chỉnh và bảo

vệ các quan hệ kinh tế trong sự phát triển ổn định và bền vững

Những nghiên cứu lý luận về vai trò, giá trị tích cực của pháp luật trong đời sống kinh tế trên bình diện lý luận về pháp luật đã được

tác giả luận án tổng kết và khái quát trong các luận điểm:

- Pháp luật tạo lập một môi trường an toàn và lành mạnh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở khẳng định quyền tự do kinh doanh và những hành lang pháp lý phù hợp cho việc thực hiện

quyền tự do kinh doanh của tất cả các loại chủ thể kinh tế

- Pháp luật không chỉ là công cụ điều chỉnh các quan hệ kinh tế

hiện tại mà còn đóng vai trò là người "mở đường” cho kinh tế

Trang 11

- Tuy nhiên, pháp luật cũng luôn đứng trước nguy cơ trở thành một công cụ kìm hãm quá trình phát triển kinh tế, khả năng tạo ra sự

tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế, có thể xảy ra trong các

trường hợp; sự lạc hậu của pháp luật so với nhu cầu phát triển kinh tế;

pháp luật vượt trước sự phát triển kinh tế một cách chủ quan, duy ý

chí Đặc biệt pháp luật còn tiểm ẩn nguy cơ làm chệch hướng phát

triển kinh tế, đối lập kinh tế với chính trị khi xa rời các nguyên tắc

định hướng chính trị cho sự phát triển kinh tế đất nước

Sự phân tích cơ sở lý luận vai trò của pháp luật đối với kinh tế

được tác giả luận án đặt trong mối tương quan giữa kinh tế và pháp luật, trong đó chỉ rõ vai trò quyết định của kinh tế đối với pháp luật

+ Pháp luật là một trong những yếu tố chịu sự tác động mạnh

mẽ của quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế là vì pháp luật và kinh tế

là hai yếu tố tuy khác nhau về vị trí nhưng lại quan hệ chặt chế với

nhau, chỉ phối và quy định lẫn nhau Trong mối quan hệ này pháp

luật bao giờ cũng bị quy định bởi kinh tế CMác đã chỉ rõ: "Toàn bộ

những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế, tức là cái cơ

sở hiện thực, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp

lý và chính trị "€), Từ quan niệm Mác xít về sự quy định của kinh

tế đối với vai trò của pháp luật, luận án đã phân tích rõ các phương

Trang 12

1.2 Sự thay đổi vai trò cửa pháp luật trong quá trình

chuyển đổi kinh tế ở nước ta

Để thấy rõ những thay đổi vai trò của pháp luật trong quá trình

thay đổi cơ chế kinh tế ở nước ra, luận án đã tiến hành sự phân tích so

sánh vai trò của pháp Inật trong nền kính tế kế hoạch hóa tập trung

bao cấp và vai trò của pháp luật trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1.2.1 Trong nên kính tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp ở nước ta trước đây vai rò của pháp luật được phân tích khải quái ở

luận điểm

+ Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, pháp luật đã không trở thành công cụ cơ bản điều chỉnh các quan hệ kinh tế, vì vậy, trong đời sống kinh tế đất nước pháp luật giữ một vị trí thứ yếu +4 một vai trò không lớn VỊ trí và vai irò hạn chế của pháp luật trong đời sống kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây thể hiện tính tất yếu của một nền kinh tế phi thị trường, mọi sự điều chỉnh pháp luật được thay thế bởi một hệ thống các công cụ có tính chính trị và hành chính

Điều này được tác giả luận án phân tích trên các biểu hiện

- Sự điều chính pháp luật đối với các quan hệ kinh tế trong nhiều trường hợp được thay thế bởi sự điều chính trực tiếp của các nghị quyết và chỉ thị của Đảng

- Các đạo luật trong lĩnh vực kinh tế ít được chú trọng xây

dựng, do vậy các quan hệ kinh tế được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn

bản pháp quy, dưới hình thức các nghị định của Chính phủ, các quyết

định thông tư của các bộ, các ngành

- Các phương pháp điều chỉnh pháp luật bị thay thế bởi các phương pháp hành chính

+ Mặc dù giữ vai trò hạn chế trong việc điều chỉnh các quan hệ

kinh tế, nhưng pháp luật vẫn có những vai trò nhất định trong nền kinh tế tập trung bao cấp, như vai trò xác lập và củng cố chế độ sở

hữu xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức: sở hữu nhà nước và sở hữu

tập thể, vai trò xác lập địa vị và thẩm quyền của các cơ cấu hành

Trang 13

chính nhà nước trong quản lý kinh tế; vai trò định mức lao động và

phân phối sản phẩm;

1.2.2 Đặc diểm của quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta

Luận án đã xuất phát từ Điều 15 Hiến pháp 1992 Xác định tính

chất của nền kinh tế nước ta trong.quá trình cải cách." Nhà nước phát

triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghia

Cơ chế kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập

thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền

tảng

Như vậy Hiến pháp 1992 của nước ta đã xác định một chế độ

kinh tế với các đặc điểm quan trọng:

Thứ nhất: Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ

chế thị trường

Thứ hai: Tính chất hàng hóa, nhiều thành phần theo cơ chế thị

trường được xác định ở nước ta không mang tính thị trường thuần túy

mà là một nên kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước; Trong nền kinh tế này vai trò của nhà nước được xác lập như một tất yếu,

dam bảo cho sự phát triển ổn định và được kiểm soát của bản thân

nền kinh tế

Thứ ba: Nên kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế định

hướng xã hội chủ nghĩa Đây là một trong những đặc điểm quan

trọng quy định bản chất xã hội tiến bộ của nên kinh tế thị trường ở

nước {a và chính đặc điểm này, đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc hoạch định chính sách, đường lối cải cách kinh tế và pháp luật ở

Việt Nam

Quá trình chuyển đổi nên kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường không chỉ làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế mà còn làm biến đổi mạnh mẽ các lĩnh vực khác nhau của toàn bộ đời

sống xã hội Trong sự thay đổi đó pháp luật là một trong những yếu tế

bị chỉ phối và tác động nhiều nhất

11

Ngày đăng: 25/04/2016, 01:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w