Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng sư phạm Đak Lak
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Văn Luật Chun ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ MINH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: - TS. Lê Thị Minh Hà, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. HCM, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục học, quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghi ên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. - Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. - Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những bạn bè thân hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008 Tác giả luận văn Phạm Văn L uật DANH MC CC CH VIT TT BD : Bi dng CBQL : Cỏn b qun lý C : Cao ng CSP : Cao ng S phm CNH HH : Cụng nghip húa Hin i húa H : i hc HSP : i hc S phm T : o to T QLNCKH : o to Qun lý nghiờn cu khoa hc GIAO DUẽC : Giỏo dc GD & T : Giỏo dc v o to GV : Ging viờn NCKH : Nghiờn cu khoa hc NCS : Nghiờn cu sinh QLGD : Qun lý giỏo dc TCCB : T chc cỏn b THCS : Trung hc c s ThS : Thc s TS : Tin s UBND : y ban Nhõn dõn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước quá độ sang nền kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên toàn thế giới làm cho lợi thế cạnh tranh ngày càng nghiêng về những quốc gia có nguồn lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ tri thức và công nhân lành nghề. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ và tay nghề cao nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh là cách làm thông minh để chủ động hội nhập vào xu t hế sau này. Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH), vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực trở thành một vấn đề cấp thiết. Nghị quyết Trung ương 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Muốn tiến hành CNH – HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo (G D & ĐT), phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao – một trong những mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển giáo dục (GD) ở nước ta từ năm 2001 đến 2010. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục k hẳng định: “Phát triển khoa học công nghệ cùng với phát triển GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH – HĐH đất nước.”. Từ kinh nghiệm thực tế của các nước phát triển đi trước cho thấy, muốn chấn hưng quốc gia trước hết phải chấn hưng GD & ĐT, muốn chấn hưng GD & ĐT trước hết phải chấn hưng các trường sư phạm, muốn c hấn hưng các trường sư phạm trước hết phải chấn hưng đội ngũ GV. Do vậy, hiện nay việc bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ GV các trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) trên tất cả các mặt: Tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyê n môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm… là nhiệm vụ cần thiết và bức xúc của ngành GD & ĐT nói chung và mỗi trường sư phạm nói riêng. Trường CĐSP ĐăkLăk, tiền thân là trường CĐSP Buôn Ma Thuột (thành lập năm 1976). Trong những năm qua, Nhà trường đã có những đóng góp tích cực trong việc ĐT, BD giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở cho hai tỉnh ĐăkLăk và Đăk Nông. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý GD và nâng cao chất lượng GD & ĐT toàn diện, vấn đề quản lý đội ngũ GV của trường đòi hỏi đặc biệt quan tâm. Vì vậy, việc xây dựng và quản lý được một đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là vấn đề qua n trọng, then chốt cần được đặt ra và có biện pháp giải quyết. Hiện nay, việc quản lý đội ngũ GV của ngành sư phạm đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý GD. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu quản lý đội ngũ GV các trường CĐSP ở các cấp độ khác nhau. Song, thực trạng và những giải pháp quản lý đội ngũ GV ở trường CĐSP ĐăkLăk chưa có đề tài nào nghiê n cứu. Từ những nhận thức trên chúng tôi định hướng nghiên cứu vấn đề quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk. Trên cơ sở xem xét đội ngũ GV về một số khía cạnh cơ bản, từ đó đưa ra những giải pháp quản lý đội ngũ GV để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao mà xã hội đặt ra cho ngành sư phạm nói chung và trường CĐSP ĐăkLăk nói riêng. Đó là lý do của đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk”. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ GV của nhà trường, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở tỉnh ĐăkLăk. 2.2. Nhiệm vụ đề tài - Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk hiện nay. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ GV và hoạt động quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk. 4. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk và có các giải pháp quản lý một cách khoa học thì chất lượng quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk sẽ đư ợc nâng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển của trường trong giai đoạn mới. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích và tổng hợp lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản l ý của CBQL trường CĐSP ĐăkLăk, quan sát việc dạy và học của GV và sinh viên, quan sát sự phối hợp hoạt động của các phòng, ban, trung tâm, khoa, tổ bộ môn có liên quan. - Phương pháp điều tra (an-két): Điều tra để thu thập ý kiến, làm rõ thực trạng và các giải pháp quản lý đội ngũ GV thông qua hai loại phiếu hỏi bao gồm: Xin ý kiến của CBQL và đội ngũ GV tại trường CĐSP ĐăkLăk. - Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu nghiê n cứu. - Các phương pháp hỗ trợ khác: Ngoài các phương pháp nêu trên, tác giả còn dùng các phương pháp hỗ trợ khác để làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu như: phương pháp trò chuyện, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia . 6. Phạm vi nghiên cứu đề tài Thực trạng và một số giải pháp quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk. 7. Ý nghĩa của đề tài 7.1. Về mặt lý luận Xác định cơ sở lý luận của việc quản lý đội ngũ GV của trường CĐSP ĐăkLăk. 7.2. Về mặt thực tiễn Đề xuất các giải pháp phù hợp mang tính cấp thiết và khả thi nhằm q uản lý hiệu quả đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk, góp phần nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo, chất lượng đội ngũ GV và chất lượng ĐT của trường sư phạm trong giai đoạn hiện nay. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thực tiễn GD ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đã khẳng định điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng GD là chất lượng và động lực dạy học của đội ngũ giáo viên; giáo viên là nhân vật trung tâm của mọi chương trình cải cách, cải tổ, đổi mới GD. Vì vậy, vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giá o viên đã sớm được đề cập trong các công trình nghiên cứu lý luận nhằm chỉ đạo thực tiễn hoạt động GD ở mỗi quốc gia và có tầm ảnh hưởng quốc tế. Ở Việt Nam, một năm sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký sắc lệnh số 194 ngày 8 tháng 10 năm 1946 về việc thành lập ngành sư phạm. Sắc lệnh nêu rõ “Ngành học sư phạm có mục đích đào tạo những nam nữ giáo viên cho các bậc học cơ bản, Trung học phổ thông, Trung học chuyên khoa, Thực nghiệp và chuyên nghiệp trong toàn quốc” (Điều 1). Sắc lệnh cũng khẳng định bắt đầu từ những năm 1950 chỉ tuyển nam nữ giáo viên cho các bậc học phổ thông và chuyên nghiệp trong những người có bằng sư phạm sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp (Điều 5). N hư vậy, ngay từ đầu, sư phạm được xác định là một ngành học, có nhiệm vụ ĐT giáo viên không chỉ cho GD phổ thông mà cho cả GD chuyên nghiệp, tất cả các loại giáo viên đều phải qua đào tạo ở các trường sư phạm. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ, suốt 30 năm chiến tranh gian khổ, ngành sư phạm đã không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu giáo viên để phát triển sự nghiệp G D. Ngành sư phạm luôn chiếm tỷ trọng lớn về số trường, số học sinh trong khối các trường Trung cấp Chuyên nghiệp. CĐ và ĐH được xem là “máy cái”, là “công nghiệp nặng” của GD. Sau ngày thống nhất đất nước, ngành sư phạm càng phát triển nhanh chóng. Đến năm 1991, cả nước có hơn 150 trường và cơ sở đào tạo giáo viên các cấp từ giáo viên Mầm non đến giáo viên THPT. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới các trường trong hệ thống GD quốc dân, các trường sư phạm đã được tổ chức lại một bước. Đến năm 1995 hệ thống sư phạm còn lại 105 cơ sở ĐT giáo viên, trong đó có 10 ĐHSP, 34 CĐSP, 36 Trung cấp Sư phạm. Đến nay, các trường sư phạm đã nâng công suất lên 14 vạn chỗ ĐT, hàng năm cho ra trường 5 vạn giáo viên mới. Bước vào thời kỳ đổi mới GD, hệ thống các trường sư phạm đang tiếp tục được sắp xếp lại theo hướng hình thành các trung tâm sư phạm đa cấp, đa hệ. Đội ngũ cán bộ giảng dạy các trường sư phạm ngày càng trưởng thành cả về số lượng và trình độ khoa học. Những tư tưởng chỉ đạo đổi mới công tác ĐT, BD giáo viên, củng cố hệ thống sư phạm đã được liên tiếp đề ra trong các Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản toà n diện GD ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng IX, X, Chiến lược phát triển GD 2001 – 2010, Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD. Vận dụng các quan điểm chỉ đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phát triển đội ngũ GV, kết hợp với sự kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiê n cứu về phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực của các nước có nền giáo dục phát triển đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn GD của Việt Nam đặt ra. Những năm gần đây, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về quản lý và phát triển nguồn nhâ n lực GD như: - “Quản lý đội ngũ” của Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [15]; - “Vấn đề GV, những nghiên cứu lý luận và thực tiễn” của Trần Bá Hoành [23]; - “Quản lý chất lượng ĐT” của Nguyễn Đức Chính [16]; - “Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu phát triển nguồn lực” của Phan Văn Kha [22]; - “Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ GV” của Bùi Văn Q uân [33]; - “Về nội dung quản lý đội ngũ GV ĐH, CĐ trong thời kỳ đổi mới” của Dương Đức Báu [13]; - “Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ GV các trường ĐH, CĐ” của Phạm Văn Thanh [34]; - “Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐT nguồn nhân lực tại trường ĐH” của Nguyễn Ánh Hồng [21]; Nhiều đề tài nghiên cứu có tính c huyên đề đi sâu các vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý xây dựng và phát triển độ ngũ GV như: - “Các giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ GV trường ĐH Giao thông Vận tải theo hướng chuẩn hóa” của Phạm Văn Toàn [37]; - “Nghiên cứu khoa học của giảng viên ĐH – một yếu tố đảm bảo chất lượng ĐT” của Nguyễn Ngọc Lan [26]; - “Logic nội dung và các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài về giải pháp quản l ý GD” của Nguyễn Phúc Châu [14]. Công tác quản lý đội ngũ GV là vấn đề được các cơ sở giáo dục ĐH đặc biệt quan tâm. Nhiều tác giả là những nhà quản lý, GV ở các trường ĐH đã có các báo cáo khoa học xuất sắc, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn phong phú về quản lý đội ngũ GV ở từng cơ sở ĐT đã trình bày tại Hội thảo chuyên đề này tại trường ĐH Cần Thơ – 2002 như: - “Đổi mới công tác GV để nâng cao chất lượng ĐT t rong các trường ĐH, CĐ” của Lê Đức Ngọc – ĐH Quốc gia Hà Nội. - “Quản lý GV là quản lý chất lượng ĐT” của Võ Xuân Đàn - Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. - “Các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy ở trường ĐH Vinh” của Nguyễn Đình Huân – ĐH Vi nh. - “Công tác ĐT, BD đội ngũ GV của ĐH Thái Nguyên” của Tô Văn Bình – ĐH Thái Nguyên. - “Một số kinh nghiệm về xây dựng, BD và phát triển đội ngũ GV ở trường CĐSP Hưng Yên” của Trần Văn Cường – CĐSP Hưng Yên. [...]... độ nghiệp vụ sư phạm (người có tay nghề cao và bình thường) 1.2.5.4 Nội dung quản lý đội ngũ GV trường sư phạm a/ Mục đích của quản lý GV trường sư phạm Đội ngũ cán bộ, GV là nguồn nhân lực chính của trường sư phạm Quản lý đội ngũ GV là thực hiện nội dung quản lý nhằm đạt được mục đích sau: - Ổn định về số lượng,cơ cấu đội ngũ GV của trường sư phạm, tạo một bộ máy làm việc với hiệu quả cao - Phát huy... từ mô hình quản lý nhân sự sang mô hình quản lý nguồn nhân lực Sau đây là sơ đồ về cách tiếp cận dựa theo nội dung quản lý đội ngũ GV Về quy hoạch đội ngũ GV Những nội dung quản lý đội ngũ GV Các biện pháp quản lý quy hoạch đội ngũ GV Về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GV Các biện pháp quản lý tuyển dụng, sử dụng GV Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV Các biện pháp quản lý ĐT, BD GV Về xây dựng và hoàn thiện... GV) - Quản lý việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GV (tuyển chọn, bố trí đúng người, đúng việc, khai thác hết tiềm năng của mọi thành viên) - Quản lý việc phát triển đội ngũ GV (chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV) - Quản lý việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ GV làm việc và phát triển Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM... nguyên lý GD và tiến tới mục tiêu GD mà trọng tâm của nó là đưa hoạt động ĐT tiến lên một trạng thái mới về chất Quản lý trường sư phạm có 2 loại: - Tác động của chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài trường sư phạm: Quản lý trường sư phạm là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý GD cấp trên nhằm hướng dẫn tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, GD của trường Quản lý trường sư phạm cũng... tạo và NCKH, có cống hiến thiết thực cho sự nghiệp đổi mới GD & ĐT Đối với đội ngũ CBQL trường đại học, cao đẳng sư phạm qua thực tiễn điều hành nhà trường, sử dụng đội ngũ GV cần đề xuất những vấn đề liên quan thiết thực đến công tác quản lý GV đối với Đảng và Nhà nước như sau: + Cơ chế quản lý trường sư phạm cần đổi mới nội dung và phương pháp Tăng quyền tự chủ cho trường sư phạm + Xây dựng và ban... chất xã hội – sư phạm của quản lý trường sư phạm Quản lý trường sư phạm, về bản chất là quản lý con người Trường sư phạm là một tổ chức tập hợp những con người (GV và sinh viên) mà hoạt động của họ đều nhằm thực hiện mục tiêu ĐT GV và sinh viên vừa là khách thể, vừa là chủ thể quản lý Với tư cách khách thể quản lý, GV và sinh viên là đối tượng tác động của chủ thể quản lý Với tư cách là chủ thể của mọi... các thực thể bên ngoài trường sư phạm nhưng có liên quan trực tiếp đến trường sư phạm nhằm định hướng sự phát triển và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó - Tác động của những chủ thể bên trong trường sư phạm bao gồm các hoạt động: + Quản lý cán bộ GV, công nhân viên + Quản lý sinh viên + Quản lý quá trình ĐT + Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học + Quản lý. .. của quản lý trường sư phạm Đặc trưng của quản lý trường sư phạm là sự khác biệt hẳn với mọi loại quản lý xã hội khác, nó được quy định trước hết bởi bản chất của quá trình ĐT, trong đó sinh viên vừa bị quản lý lại vừa tự quản hoạt động học tập; sản phẩm của sự ĐT của trường là nhân cách người lao động có văn hóa Song, đặc trưng của quản lý trường sư phạm phụ thuộc nhiều vào đặc điểm lao động sư phạm. .. chuẩn về đội ngũ GV của trường sư phạm Chỉ số các mặt của đội ngũ GV sư phạm + Xây dựng những chế độ chính sách cụ thể áp dụng cho đội ngũ GV nhằm tạo thêm động lực cho GV thực thi nhiệm vụ cao cả của mình + Chuẩn hóa định mức giờ dạy, thời gian cho NCKH và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường c/ Đặc trưng lao động của GV và quản lý đội ngũ GV Lao động GV là lao động sư phạm có tính độc lập và tính... trưng và đội ngũ GV để tác động làm cho đội ngũ ngày càng phát triển về chất lượng và số lượng vừa đủ là một trong những chức năng quản lý cơ bản của hiệu trưởng quản lý trường sư phạm Vì vậy, trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện mục tiêu quản lý trong từng năm học, trong từng giai đoạn phát triển của trường sư phạm, hiệu trưởng phải hết sức coi trọng việc quản lý và phát huy tiềm năng của đội ngũ . càng cao mà xã hội đặt ra cho ngành sư phạm nói chung và trường CĐSP ĐăkLăk nói riêng. Đó là lý do của đề tài: Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ. cứu Đội ngũ GV và hoạt động quản lý đội ngũ GV trường CĐSP ĐăkLăk. 4. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ GV trường