Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình iii
PHẦN MỞ ĐẦU 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNHGIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA 7
1.1 CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ GIÁ TRỊ VƯỜN CÂYCAO SU 7
1.1.1 Doanh nghiệp nông nghiệp 7
1.1.2 Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước 7
1.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 7
1.1.4 Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa 7
1.2 VAI TRÒ CỦA CÂY CAO SU TRONG NỀN KINH TẾQUỐC DÂN 8
1.2.1 Về mặt kinh tế 8
1.2.2 Về xã hội 11
1.2.3 Về môi trường 11
1.2.4 Về an ninh quốc phòng 12
1.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT KINH DOANH CAOSU THIÊN NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNHGIÁ TRỊ VƯỜN CÂY 12
1.3.1 Chu kỳ kinh doanh dài 12
1.3.2 Năng suất, chất lượng vườn cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố 13
1.3.3 Giá trị thanh lý vườn cây do thị trường quyết định 14
1.3.4 Giá trị vườn cây cao su gắn liến với giá trị đất 15
Trang 21.3.5 Thời gian hoàn vốn dài, quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất lớn, kỹ thuật khai thác
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊVƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN CÔNGNGHIỆP CAO SU VIỆT NAM 292.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SUVIỆT NAM 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 292.1.2 Mô hình tổ chức 33
2.2 TIẾN TRÌNH CPH CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANHCAO SU THUỘC TẬP ĐOÀN 37
2.2.1.Thí điểm CPH Nhà máy chế biến Hàng Gòn 372.2.2 Thí điểm CPH vườn cây gắn với nhà máy chế
biến tại Nông trường cao su Hòa Bình 382.2.3 Thí điểm CPH toàn bộ các công ty: Công ty Cao su
Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa 39
2.3 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPHTẠI TẬP ĐOÀN 42
2.3.1 Xác định giá trị vườn cây cao su khi CPH tại Nông trường cao su Hòa Bình 422.3.2 Xác định giá trị vườn cây cao su tại Công ty cao
su Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa 45
Trang 32.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNHXÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI
2.4.4 Về việc xác định giá trị vườn cây cao su bao gồm cả giá trị thanh lý vườn cây 57
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁCĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓATẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆN NAM 61
3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM 62
3.1.1 Quan điểm cân bằng quan hệ cung cầu 62
3.1.2 Quan điểm nhất quán trong toàn Tập đoàn 62
3.1.3 Quan điểm đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể 63
3.2 NGUYÊN TẮC 63
3.2.1 Nguyên tắc đầy đủ 63
3.2.2 Nguyên tắc khách quan 64
3.2.3 Nguyên tắc công khai 64
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁCĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬPĐOÀN 64
3.3.1 Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su 64
Trang 43.3.2 Xác định giá trị vườn cây có tính cả giá trị đất trồng cao su 663.3.3 Xác định giá trị vườn cây cao su có tính đến cả
các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến giá trị vườn cây 683.3.4 Xác định giá trị vườn cây cao su loại trừ giá trị
thanh lý vườn cây 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78PHẦN MỞ ĐẦU
Ở nước ta, cổ phần hóa các DNNN là chủ trươnglớn, là giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nướctrong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốcdoanh.
Trải qua gần 15 năm, kể từ khi bắt đầu thí điểmvào năm 1992 đến thực hiện chính thức năm 1996, kếtquả đạt được trong quá trình cổ phần hoá DNNN về cơbản là tích cực Qua CPH đã giảm bớt được những DNNNkinh doanh kém hiệu quả đồng thời hình thành mới loạihình DN đa hình thức sở hữu, thu hút vốn và kinh nghiệmcủa các nhà đầu tư cũng như người lao động vào pháttriển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mới, phát huyquyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnhtranh của DN.
Tuy những mặt tích cực của CPH đã thể hiện rõ,nhưng cho đến nay tốc độ thực hiện CPH ở Việt Nam nhìnchung vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được như yêu cầuđặt ra Đó là do nhiều vướng mắc đã phát sinh không
Trang 5chỉ trong quá trình tổ chức thực hiện mà ngay cả đốivới DN đã được CPH cũng cần hoàn thiện thêm ở nhiềumặt, cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn Đặc biệt trongcác doanh nghiệp nông nghiệp vướng mắc lớn nhất làviệc xác định giá trị vườn cây liên quan đến quyền sửdụng đất, cây trồng và những tài sản trên đất phục vụcho kinh doanh sản xuất.
Quá trình sắp xếp và đổi mới cơ chế quản lý cácDN thuộc Tập đoàn trong những năm qua đã tạo bướcphát triển vượt bậc cả chiều rộng lẫn chiều sâu, xứngđáng vai trò nòng cốt của ngành Cao su Việt Nam Mặc dùTập đoàn đã đi đầu trong việc CPH các doanh nghiệpnông nghiệp nhà nước nhưng tốc độ vẫn chậm so vớiyêu cầu của Chính phủ Nguyên nhân của việc chậmtrễ này là vì còn lúng túng trong việc định giá trị vàgiá cả vườn cây cao su Chính vì vậy nghiên cứu xácđịnh giá trị vườn cây cao su để CPH doanh nghiệp nôngnghiệp nhà nước tại Tập đoàn nhằm thúc đẩy tiếntrình CPH tại Tập đoàn là rất cần thiết và mang tính thờisự.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi xin chọn
đề tài nghiên cứu là: “ Giải pháp xác định giátrị vườn cây cao su khi cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệpCao su Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp, với mong
muốn góp một phần kiến thức nhằm thúc đẩy tiếntrình CPH các đơn vị thuộc Tập đoàn trong thời gian tới.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trang 6Mục đích hệ thống hóa lý thuyết xác định giá trịdoanh nghiệp, xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoáDNNN kinh doanh cao su thiên nhiên làm cơ sở để phântích thực trạng việc định giá trị vườn cây cao su tại Tậpđoàn trong thời gian qua, trên cơ sở đó phát hiện vấnđề và giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện lý thuyếtxác định giá trị vườn cây cao su để CPH các DNNN kinhdoanh cao su thiên nhiên tại Tập đoàn.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đềtài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá giá trịvườn cây cao su khi CPH của các công ty cao su như Nôngtrường cao su Hòa Bình, Công ty cao su Đồng Phú, Công tyTNHH một thành viên Tây Ninh và Công ty cao su PhướcHòa, đã tiến hành CPH cả vườn cây cao su và nhà máythuộc Tập đoàn
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về xác định giá trịDN nói chung và xác định giá trị vườn cây cao su phùhợp với đặc điểm sinh học riêng có của nó với nhữngquy luật của kinh tế thị trường và những văn bản hiệnhành của nhà nước về định giá trị DNNN để CPH
Tác giả thu thập và xử lý thông tin để thực hiệncác mục tiêu của luận văn bằng các phương pháp thốngkê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp chuyên khảo,phân tích thống kê, phương pháp định lượng,… để đánhgiá thực trạng và xây dựng các giải pháp xác định giátrị vườn cây cao su để CPH tại Tập đoàn
5 Kết quả của đề tài:
Trang 7Đề tài đã đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa họcvà thực tiễn về cách xác định giá trị vườn cây cao suđể cổ phần hoá DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên.
6 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung củaluận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của việc xác định giá trị
vườn cây cao su khi cổ phần hóa.
Chương 2: Thực trạng việc xác định giá trị vườn cây
cao su khi cổ phần hóa tại Tập đoàn Côngnghiệp Cao su Việt Nam.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện việc xác định
giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa tạiTập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
Trang 81.1 CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU
1.1.1 Doanh nghiệp nông nghiệp
Doanh nghiệp nông nghiệp là những tổ chức kinhdoanh có sử dụng đất đai để kinh doanh chủ yếu các loạicây trồng, vật nuôi và các hoạt động mang tính sinh học,như các tổ chức kinh doanh cao su, cà phê, mía, lúa, chănnuôi bò, gà, heo,… chúng được gọi là doanh nghiệpnông nghiệp
1.1.2 Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước là doanhnghiệp nông nghiệp do nhà nước đầu tư vốn, thành lậpvà tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạtđộng công ích theo Luật doanh nghiệp nhằm thực hiệnmục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao.
1.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa các DNNN là một biện pháp chuyểnđổi hình thức sở hữu trong DNNN, từ sở hữu duy nhất làNhà nước sang sở hữu của các cổ đông (Nhà nước cóthể vẫn tham gia với tư cách là một cổ đông hoặckhông tham gia), đồng thời chuyển DNNN sang Công ty cổphần, tổ chức hoạt động theo quy định trong Luật doanhnghiệp.
Vì vậy, muốn cổ phần hoá DNNN điều trước hếtphải xác định được giá trị DN một cách khách quan.
1.1.4 Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa
Giá trị vườn cây cao su là một phần không thểtách rời trong tổng tài sản của DN kinh doanh cao suthiên nhiên Việc xác định giá trị vườn cây cao su khi
Trang 9CPH các doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh cao su thiênnhiên là xác định đúng giá trị vườn cây làm cơ sở đểđưa ra một mức giá thích hợp đối với phần vốn mà nhànước đã đầu tư hình thành tài sản là vườn cây cao su.Trong tổng giá trị tài sản DN thì giá trị tài sản là vườncây cao su chiếm trên 70%, do đó việc xác định giá trịvườn cây cao su khi CPH là một công việc yêu cầu cótính chính xác cao nhằm xác định đúng giá trị và giá cảcủa doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh cao su thiênnhiên để có thể tiến hành CPH doanh nghiệp và traođổi, giao dịch trên thị trường
1.2 VAI TRÒ, LỢI ÍCH CỦA CÂY CAO SU TRONGNỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.
Cây cao su xuất xứ từ Brasil, có tên khoa học làHevea Brasi Liensis, được biết đến từ thế kỉ 18, tại vùngchâu thổ sông Amazôn thuộc Nam Mỹ Được du nhậpvào Việt Nam từ năm 1897 do bác sỹ Yersin trồng thànhcông tại Viện nghiên cứu Pasteur Nha Trang Tính đến cuốinăm 2006, diện tích trồng cây cao su trên thế giớikhoảng 10 triệäu ha với sản lượng mủ gần 09 triệu tấnnăm Trong đó diện tích cao su ở Việt Nam trên 500.000ha,gồm: Miền Đông Nam bộ 160.000ha; Vùng Tây Nguyênvà Duyên Hải Miền Trung trên 40.000ha và các vùngkhác.
Sự phát triển của ngành Cao su trong hơn 30 năm quađã khẳng định vai trò, vị trí của nó đối với đất nước.Thật vậy, cây cao su không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, xãhội, môi trường mà còn cả về an ninh quốc phòng.
Trang 10Ngành cao su đã trở thành một trong tám Tập đoàn kinhtế đầu tiên ở Việt Nam.
1.2.1 Về kinh tế
Cây cao su là một loại cây công nghiệp có giá trịkinh tế rất cao Đây là loại cây mà sản phẩm của nóchủ yếu được dùng làm nguyên liệu cho các ngànhcông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Kinh doanh cao su thiên nhiên xét về mặt kinh tế cóthể nói cho lợi nhuận “KÉP“ từ sản phẩm chính đó làmủ và gỗ, trong khi thu hoạch sản phẩm từ mủ thì giátrị cây ngày càng tăng trưởng cho nguồn thu từ gỗ khithanh lý
+ Mủ cao su: Sản phẩm chủ yếu của cây cao su làmủ (Natural Rubber - NR) với nhiều loại sản phẩm đa dạngnhư CV, SVRL, SVR 3L, SVR 5L, SVR 10, SVR 20, Latex… Có cácđặc tính đặc biệt hơn hẳn cao su nhân tạo về độ giãn,độ đàn hồi cao, chống nứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệtkhi cọ sát, dễ sơ luyện,… Sản phẩm từ mủ cao su thiênnhiên là một trong những nguyên liệu cần thiết củanhiều ngành công nghiệp hiện đại trên thế giới, xếpthứ tư sau dầu mỏ, than đá, sắt thép và đặc biệt làkhông thể chế biến được cao su nhân tạo có đặc tính nhưcao su thiên nhiên Sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiêncó trên 50 ngàn công dụng khác nhau và rất cần thiếtđối với ngành công nghiệp ô tô, máy bay, sản xuấtdụng cụ y tế và nhiều ngành công nghiệp phục vụ tiêudùng khác
Bảng 1.1: Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên(NR) và cao su nhân tạo
Trang 11( Nguồn : LMC International and ProForesst 5- 2007)
+ Gỗ cao su: Cây cao su hết niên hạn khai thác phảithanh lý, trên một ha trung bình có thể thu được khoảng160 m3 gỗ nguyên liệu với giá trị thanh lý khoảng 80triệu đồng (theo thời giá hiện nay), đủ để tái canh đượckhoảng 2 ha cao su kiến thiết cơ bản Gỗ cao su đã đượcchế biến để sản xuất bàn, ghế, tủ, giường,… có giádao động từ 600 - 900 USD/m 3
Với diện tích cao su trồng từ năm 1975 đến 2015,Việt Nam có khả năng tái canh khoảng 10.000 đến15.000ha/năm và cung cấp khoảng 300.000 đến 400.000 m3
gỗ xẻ/năm, có thể đó là thời điểm mà gỗ cao su trongnước là nguồn nguyên liệu chủ lực cho các nhà máychế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu của nước ta.
Bảng 1.2: Trữ lượng gỗ của một số giống caosu.
Giống Vanhgốc( chu vi –
Vanhngọn( chu vi –
10 nămtuổi
14 nămtuổim3 / m3 / m3 m3 /ha
Trang 12m) m) cao cây ha /câyRRIV 2 87,8 65,1 6,4
Kinh doanh sản xuất cao su thiên nhiên là ngànhhàng chiến lược ở nước ta Hàng năm ngành cao su đemlại trên 1 tỷ đôla kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế,góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh tiến trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ởnước ta trong giai đoạn hiện nay
Tổ chức kinh doanh sản xuất của ngành cao su ViệtNam hiện nay chủ yếu theo quy mô đại điền thông qualoại hình DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên Phần lớn các
Trang 13DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên được hình thành vàphát triển mạnh mẽ từ sau năm 1975 đến nay, với tốcđộ tăng trưởng trung bình 20% năm, hình thành nhữngvùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn hàngtrăm ngàn hecta Xét về mặt kinh tế, DNNN kinh doanhcao su thiên nhiên đã giữ vai trò định hướng phát triểncủa ngành cao su Việt Nam trong những năm qua.
1.2.2 Về xã hội
DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên đã thu hút hàngchục vạn lao động từ các vùng đồng bằng đông dân cưlên khai phá vùng rừng, đồi núi trọc, hoang hóa xa xôihẻo lánh có điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầngnghèo nàn, yếu kém, tạo lập nên những vùng dân cư,nông thôn mới, nhờ thuận lợi về giá cả, thị trường, thunhập của người lao động được nâng cao trong những nămgần đây, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - văn hóa - xãhội Nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như mộtgiải pháp xóa, giảm hộ đói nghèo.
Mặt khác, do nhu cầu đi lại vận chuyển mủ, đườngsá của vùng trồng cao su được đầu tư mở mang, gópphần nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn.
1.2.3 Về môi trường
Cây cao su là loại cây trồng có thể thích nghi vớinhiều loại địa hình, nhiều vùng sinh thái khác nhau Cóthể gọi cây cao su là “Cây môi trường” vì nó có khảnăng chịu hạn tốt, góp phần phủ xanh đất trống, đồitrọc, tạo sự cân bằng sinh thái; nâng cao độ phì cho đấtdo việc rụng lá hàng năm; ngoài ra rừng cao su còn cótác dụng giữ nước, hạn chế dòng chảy nước lũ, chốngxói mòn ở các vùng núi Nhiều nghiên cứu cho thấy
Trang 14cây cao su là loại cây có bộ lá hấp thụ khí cacbonic rấtlớn Do vậy cây cao su đang được xem là một giải phápđể giảm hiệu ứng nhà kính do khí cacbonic từ các ngànhcông nghiệp thải ra môi trường.
1.2.4 Về an ninh quốc phòng
Phát triển cao su dọc theo các tuyến biên giới vàcác tỉnh Tây Nguyên có ý nghĩa hết sức quan trọng đốivới an ninh quốc phòng của cả nước Góp phần vàoviệc định canh, định cư, ổn định đời sống cho đồng bàodân tộc ít người
1.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT KINH DOANHCAO SU THIÊN NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁCĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY
Kinh doanh sản xuất cao su thiên nhiên cũng như cáccây trồng khác đều có những đặc điểm của sản xuấtnông nghiệp nói chung, đặc điểm quan trọng nhất là sảnxuất mang tính sinh học Tuy nhiên kinh doanh sản xuất câycao su thiên nhiên còn có những đặc điểm kinh tế kỹthuật riêng sau đây cần nghiên cứu khi định giá trị vườncây để CPH doanh nghiêp nhà nước kinh doanh cao suthiên nhiên
1.3.1 Chu kỳ kinh doanh dài, năng suất, chấtlượng vườn cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Cây cao su là loại cây công nghiệp có chu kỳ kinhdoanh dài ngày, trước đây là 32 năm, trong những nămgần đây do ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vàcông nghệ mới vào thâm canh, cải tạo giống, các giốngmới có năng suất mủ cao, trữ lượng gỗ lớn đã đượcthay thế dần các giống củ Do đó chu kỳ của cây đã
Trang 15được rút ngắn còn 27 năm, trong đó thời gian KTCB là 7năm và thời gian khai thác là 20 năm Vườn cây cao sucủa các công ty cao su hầu hết đều nằm ở vùng sâu,vùng xa, địa hình hiểm trở, diện tích lớn trải dài trênnhiều xã, huyện vì vậy việc kiểm kê, đánh giá phânloại vườn cây gặp rất nhiều khó khăn phức tạp
Giá trị vườn cây cao su phụ thuộc rất lớn vào năngsuất, chất lượng vườn cây Do đó việc xác định các yếutố làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn câyrất có ý nghĩa trong việc xác định giá trị vườn cây caosu Qua quá trình nghiên cứu nhân thấy năng suất, chấtlượng vườn cây cao su phụ thuộc rất nhiều vào các yếutố như: Giống cây, mật độ cây, phương pháp trồng, loạiđất và kỹ thuật thâm canh, quy trình khai thác và taynghề của công nhân, cụ thể :
+ Mật độ cây hữu hiệu, số cây thực sinh trên 1 haảnh hưởng việc phân loại chất lượng vườn cây để xácđịnh sản lương mủ của từng năm và cả chu kỳ kinhdoanh là căn cứ quan trọng có tính quyết định đến việcxác định giá trị còn lại vườn cây, và giá bán khi giaodịch.
+ Mật độ cây đứng ảnh hưởng đến giá trị gỗ khithanh lý vườn cây cao su đã hết niên hạn khai thác.
+ Giống cây ảnh hưởng đến năng suất sản lượngvườn cây và trữ lượng gỗ khi thanh lý.
+ Tình trạng vườn cây như tuổi cây, chất lượng vỏcạo ảnh hưởng đến năng suất còn lại của vườn cây,tình trạng sức khỏe vườn cây tốt hay xấu như các bệnh
Trang 16vườn cây thường làm ảnh hưởng đến năng suất vườncây.
+ Các yếu tố về thổ nhưỡng như đất đỏ, đấtxám Vườn cây đất xám thường có mật độ cây cao hơnđất đỏ vì cây sinh trưởng kém hơn nên thời gian KTCBthường là 7 năm Vườn cây đất đỏ có mật độ cây íthơn nhưng thời gian chăm sóc lại chỉ có 6 năm nên suấtđầu tư cho 01 ha thấp hơn vườn đất xám.
+ Độ dốc: Địa hình trồng cao su thường được chiathành 2 loại, đó là địa hình có độ dốc là >8% và địahình có độ dốc <=8%, độ đốc càng cao chi phí chăm sóclớn và có độ rửa trôi lớn Hiện trạng vườn cây củacác Công ty Miền Đông Nam Bộ tỷ lệ vườn cây độ dốc<=8% chiếm >90% diện tích.
+ Phương pháp trồng ảnh hưởng đến suất đầu tư,thường trồng bằng 3 phương pháp là Stum bầu, Stum trầnvà hạt Chi phí của suất đầu tư trồng theo phương phápStum bầu là cao nhất.
+ Hình thức trồng tái canh hay khai hoang trồng mớiảnh hưởng đến suất đầu tư Suất đầu tư cho 01ha theohình thức khai hoang cao hơn suất đầu tư cho hình thứctrồng tái canh là 3 triệu/ha.Suất đầu tư ảnh hưởng đếnviệc xác định giá trị còn lại của vườn cây cao su kinhdoanh trong việc xác định giá trị DN.
1.3.3 Giá trị thanh lý vườn cây do nhiều yếu tố quyết định
Cây cao su hết niên hạn khai thác phải thanh lý, giátrị thu hồi khi thanh lý rất lớn không giống những câytrồng khác, trên một hecta trung bình có thể thu được giá
Trang 17trị thanh lý khoảng 80 triệu đồng, đủ để tái canh đượckhoảng 2 ha cao su kiến thiết cơ bản
Xác định giá trị thanh lý vườn cây, chính là giá trịước thu hồi củi, gỗ cao su để đưa vào giá trị vườn cây,tuy nhiên giá trị này rất khó xác định bởi các yếu tốsau: Số lượng, chất lượng và giá của củi, gỗ cao su ởcác thời điểm thanh lý sau CPH ở trạng thái động khôngxác định được, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủquan và khách quan sau:
+ Xác định giá cả thanh lý vườn cây trong tương lainhư giá củi, gỗ cao su từ các vườn cây thanh lý rất khóchính xác Thời điểm thanh lý vườn cây cao su hiện tại chođến khi thanh lý khoảng từ 10 đến 20 năm nữa Khichuyển sang công ty cổ phần vườn cây cao su sẽ tiếptục được đầu tư khai thác cho đến khi thanh lý do đó khốilượng gỗ và củi cũng có sự biến động so với dự kiến.
+ Do đặc điểm tự nhiên của vườn cây cao su cũngnhư những cây trồng khác, phải gánh chịu nhiều yếu tốrủi ro do thiên tai, hàng năm gió bão làm gãy đổ vườncây cao su thường xuyên không thể ước đoán chính xácđược con số cụ thể.
+ Theo chế độ khấu hao tài sản cố định và chế độphân phối lợi nhuận hiện hành; giá trị củi, gỗ cao su thuhồi sau thanh lý (đã khấu hao hết giá trị) là khoản thunhập bất thường Lợi tức thanh lý vườn cây cao su sau khinộp thuế thu nhập DN, được phân phối theo tỷ lệ vốntham gia của các cổ đông
Đây là một khoản lợi thế không cố định và bị phụthuộc chi phối rất nhiều vào thị trường củi gỗ cao su,
Trang 18đặc biệt khi các nước trong khu vực thanh lý cao suhàng lọat, giá gỗ cao su nhập khẩu có thể sẽ rẽhơn trong nước Bản thân thị trường gỗ, củi cao sutrong nước cũng đột biến lên xuống thất thường, đólà chưa tính đến các yếu tố khách quan do trong quátrình đấu giá gây ra Tóm lại khoản lợi thế khi thanhlý của cây cao su bị chi phối rất lớn bởi các yếu tốnhư đã nói ở trên.
1.3.4 Giá trị vườn cây cao su gắn liến với giá trị đất
Tài sản là vườn cây cao su được hình thành từkhi vườn cây kết thúc giai đoạn đầu tư cho đến khichuyển sang thời kỳ kinh doanh Tất cả giá trị đầu tưđược chuyển thành giá trị của tài sản Đây là giátrị của tài sản trên đất Thực tế khi giao dịch trênthị trường thì giá trị vườn cây cao su được tính baogồm cả giá trị đất, vì giá trị đất đã tạo nên giá trịgiao dịch mua bán của vườn cây cao su.
Như vậy giá trị của vườn cây cao su được xácđịnh bởi giá trị quyền sử dụng đất và những giá trịđầu tư tài sản trên đất, để hình thành nên giá trịbất biến của tài sản là vườn cây cao su của doanhnghiệp
Xác định đúng giá trị vườn cây làm cơ sở để đưara một mức giá thích hợp đối với phần vốn nhà nướctrong doanh nghiệp để người mua và người bán dễ dàngthương lượng mức giá cuối cùng thông qua đấu giá doanhnghiệp cổ phần Khi xác định giá cả vườn cây, ngoàiviệc xác định giá trị bằng tiền của tài sản, doanh
Trang 19nghiệp còn phải cân nhắc tất cả các yếu tố khác cóliên quan như: khả năng tài chính, động cơ hay các lợi íchđặc biệt của người mua, người bán phù hợp với thịtrường tại thời điểm giao dịch
Giá trị tài sản DNNN kinh doanh cao su thiên nhiênbao gồm toàn bộ giá trị tài sản còn lại tại thời điểmtrao đổi và giao dịch trên thị trường
- Tài sản khu vực nông nghiệp, bao gồm toàn bộgiá trị quyền sử dụng đất và giá trị còn lại của việcđầu tư khai hoang, xây dựng đường sá, cầu, cống, côngtrình thủy lợi trên vườn cây cao su… và giá trị đầu tưtrồng mới, chăm sóc vườn cây trong thời kỳ kiến thiếtcơ bản cao su thiên nhiên.
Giá trị vườn cây cao su được hiểu bao gồm 2 bộphận cấu thành đó là giá trị tài sản trên đất (thườnggọi là suất đầu tư trên 1 ha) và “giá trị đất” có thể làquyền sử dụng đất hoặc giá trị thuê đất trồng cao sutheo qui định hiện hành.
1.3.5 Thời gian hoàn vốn dài, quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất lớn, kỹ thuật khaithác nghiêm ngặt.
Về mặt kinh tế cây cao su có thời gian hoànvốn dài và phụ thuộc rất lớn vào mật độ, mứcđộ đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinhdoanh là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượngvườn cây khi xác định giá bán của vườn câymặc dù suất đầu tư ban đầu và giá trị còn lạicủa các vườn cây có thể tương đương nhau.
Trang 20Cây cao su cho 2 loại sản phẩm chính đó là mủcao su và gỗ cao su, để nâng cao hiệu quả kinhdoanh sản xuất cao su, phải gắn sản xuất khaithác với chế biến và tiêu thụ sản phẩm mủ vàgỗ cao su, nên mỗi DN phải có cơ cấu diện tíchvườn cây cao su theo năm tuổi bảo đảm sản lượngmủ và gỗ cao su hàng năm phù hợp với quy môvà công suất của nhà máy chế biến mủ và gỗcao su Xác định cơ cấu diện tích vườn cây theogiống, năm tuổi để có sản lượng mủ và gỗnguyên liệu bảo đảm tương đối ổn định cho cácnhà máy chế biến mủ và gỗ cao su hoạt độngnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng côngty Từ những lý do nêu trên, việc xác định giá trịDN của mỗi DN sẽ khác nhau được quyết định bởitính hợp lý của cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh doanhmặc dù vốn đầu tư giá trị còn lại trên một đơn vịvườn cây cao su có thể tương đương nhau Thamkhảo các bảng dưới đây:
Bảng 1.3: Năng suất vườn cây cao su theo năm cạovà cây giống năm 2007
Đơn vị tính : kg mủ quykhô/ha/năm
cạoGT 1, PR 256,RRIM 600
RRIV 1, RRIV2, PRIM 712,PB 255, PB
312
Cây thựcsinh chọn lọc
Trang 213 1.300 900 8504 – 6 1.600 (x3) 1.200 (x3) 1.000(x3)7 – 9 1.900 (x3) 1.500 (x3) 1.200 (x3)10 – 13 2.400 (x4) 1.800 (x4) 1.000 (x4)14 – 17 2.200 (x4) 1.500 (x4) 800 (x4)18 – 20 2.000 (x3) 1.200 (x3) 600 (x3)21- 25 1.600 (x5) 900 (x5) 500 (x5)
45.700 kg/ ha31.900 kg/ha 20.300 kg/haB/q mỗi
( Nguồn: Số liệu thống kê năm 2007 - VRG )
Trong đó: (x) mở miệng cạo khi cây 6 tuổi, (xx) mởmiệng cao khi cây 7 tuổi; (x3), (x4), … là số năm cạocùng năng suất.
Bảng 1.3 cho thấy: Thời kỳ khai thác vườn cây cao susuốt chu kỳ 25 năm được chia thành 9 nhóm năng suấtkhác nhau, năng suất cao su biến động tăng dần từnăm cạo thứ nhất và đạt năng suất cao nhất vàonhững năm cạo thứ 10 đến năm cạo thứ 13, sau đógiảm dần từ năm cạo thứ 21 đến năm cạo thứ 25.
Bên cạnh sự biến thiên về năng suất theo chu kỳkinh doanh và giống cây, sản lượng vườn cây phụ thuộcrất lớn vào thời gian khai thác trong năm Trong mộtnăm khai thác cây cao su chỉ thu được sản phẩm trongvòng 10 tháng, khoảng từ tháng 4 cho đến tháng giêngnăm năm sau Thời gian vườn cây cao su cho sản lượngcao nhất vào quý 4 chiếm 40% sản lượng cả năm khaithác.
Trang 22Biểu đồ 1.1 Biểu đồ phân bổ sản lượng khaithác trong năm
( Nguồn : Quy trình khai thác mủ cao su –VRG )
Hình 1.1 phản ánh sự biến thiên của năng suất vườncây cao su trong năm tăng dần từ quý 1 đến quý 4 Đâylà đặc điểm quan trọng để các tổ chức kinh doanh cao suthiên nhiên xác định cơ cấu vườn cây cao su theo nămtrồng phù hợp với quy mô của nhà máy chế biến vàthiết lập phương án tổ chức sản xuất hợp lý trong nămnhằm đảm bảo quy trình sản xuất khép kín của DN từvườn cây khai thác mủ đến nhà máy –chế biến cao su.
Sản phẩm chính của cây cao su là mủ nước, chiếm75 - 85% tổng sản lượng vườn cây, số còn lại là mủ tạp.Chất lượng mủ nước ảnh hưởng lớn đến chất lượng caosu sơ chế mủ cốm, mủ tờ, mủ kem… Mủ nước tốt cóthể chế biến ra mủ loại I đạt 95 - 98% tổng sản phẩmmủ cao su sơ chế hàng năm Mủ nước được khai thác từvườn cây phải được bảo quản tốt, chuyển tới nhà máyngay trong ngày và được chế biến với công nghệ hiệnđại, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh sản
Hình 1.1: Biểu đồ phân bổ sản lượngkhai thác trong năm
Trang 23xuất cao su thiên nhiên Do đó, kinh doanh sản xuất cao suthiên nhiên phải được tổ chức tập trung trên quy môlớn, địa bàn rộng Mặt khác, do đặc điểm sản xuấtmang tính sinh học của sản xuất cao su thiên nhiên nêncần phải xác lập những người chủ cụ thể trên từngdiện tích vườn cây cao su phù hợp với khả năng kiểmsoát, quản lý của họ, để mang lại cho DNNN hiệu quảtrong sản xuất kinh doanh
Quy trình chăm sóc và khai thác mủ cao su, đặc biệtlà kỹ thuật cạo mủ phải tỉ mỉ, khéo léo mới giữ đượcchất lượng vườn cây cho năng suất chất lượng mủ caovà bền vững Cây cao su cho mủ liên tục khoảng 10tháng trong năm, trừ thời gian rụng lá nghỉ đông, vàokhoảng tháng 1, tháng 2 dương lịch hàng năm, do đódòng tiền thu về do bán sản phẩm diễn ra tương đốithường xuyên trong năm mà các cây trồng lâu nămkhác không có được Chi phí thường xuyên hàng nămtrong thời kỳ khai thác thấp, khoảng 20 triệu đồng/tấn,trong đó chi phí nhân công chiếm khoảng 60%, chi phí vậtchất chiếm 40% Mặt khác, nếu không đầu tư hoặc đầutư thấp cây cao su vẫn cho sản phẩm Giá trị thanh lý l havườn cây cao su có thể tái canh được 2 ha cao su kiếnthiết cơ bản Sản phẩm cao su sơ chế xuất khẩu chiếmtrên 70% sản lượng sản xuất Lợi nhuận thu được bìnhquân trong năm trên tấn vào khoảng 20 triệu đồng, bìnhquân 1ha cao su cho năng suất trên 2 tấn.
Đây là những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng vàlà những lợi thế mà các cây trồng khác không cóđược trong việc tổ chức kinh doanh sản xuất Những đặc
Trang 24điểm trên sẽ là cơ sở quan trọng quyết định giá giaodịch vườn cây cao su của từng DN khác nhau.
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
1.4.1 Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản
1.4.1.1 Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phươngpháp tài sản
1 Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa làgiá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tạithời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lờicủa doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phầnđều chấp nhận được
Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổphần hóa là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đãtrừ các khoản nợ phải trả, số dư quỹ khen thưởng, quỹphúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
2 Khi cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn, tổng công tynhà nước thì giá trị vốn nhà nước là giá trị thực tếvốn nhà nước được xác định tại tập đoàn, tổng công tynhà nước.
3 Trường hợp cổ phần hóa công ty mẹ trong tổ hợpcông ty mẹ - công ty con thì giá trị vốn nhà nước là giátrị thực tế vốn nhà nước tại công ty mẹ.
4 Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng khi xácđịnh giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản đượcsử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xácđịnh tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ nhưngphải thực hiện kiểm kê, đánh giá đối với tài sản cố
Trang 25định, các khoản đầu tư dài hạn và giá trị quyền sửdụng đất theo chế độ nhà nước quy định.
1.4.1.2 Các khoản không tính vào giá trị doanhnghiệp để cổ phần hóa
1 Giá trị những tài sản sau.
- Đối với tài sản do doanh nghiệp cổ phần hóathuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và cáctài sản khác không phải của doanh nghiệp thì không tínhvào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Trước khichuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóaphải thống nhất với chủ sở hữu tài sản để công tycổ phần kế thừa các hợp đồng đã ký trước đây hoặcthanh lý hợp đồng.
- Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng,chờ thanh lý, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệmxử lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành (thanhlý, nhượng bán) Trường hợp đến thời điểm xác định giátrị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa kịp xử lý thì đượcloại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực hiệnchuyển giao cho các cơ quan sau:
a) Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọngcủa doanh nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luậtđối với các doanh nghiệp: Công ty nhà nước độc lậpthuộc các Bộ, ngành, địa phương; Công ty mẹ của Tậpđoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàngThương mại nhà nước); Công ty mẹ trong tổ hợp công tymẹ - công ty con và các công ty trách nhiệm hữu hạn doNhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc các Bộ, cơ
Trang 26quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công tymẹ, công ty nhà nước độc lập để xử lý theo quy địnhđối với các doanh nghiệp: Công ty thành viên hạch toánđộc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết địnhđầu tư và thành lập; Đơn vị hạch toán phụ thuộc củacông ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhànước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lậpcủa Tổng công ty và các công ty trách nhiệm hữu hạndo Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ nắm giữ 100%vốn điều lệ.
- Đối với công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫugiáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tưbằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì chuyểngiao cho công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụtập thể người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa.Đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằngnguồn Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ởđược đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thìchuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương để quảnlý.
2 Các khoản nợ phải thu không có khả năng thuhồi.
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những côngtrình đã có quyết định đình hoãn của cấp có thẩmquyền trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Trang 274 Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khácchuyển giao cho doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100%vốn khác làm đối tác.
1.4.1.3 Các căn cứ xác định giá trị thực tế củadoanh nghiệp
1 Số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tạithời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2 Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chấtlượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác địnhgiá trị doanh nghiệp.
3 Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chứcđịnh giá.
4 Giá trị quyền sử dụng đất được giao, được thuêvà giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.4 Giá trị quyền sử dụng đất
1 Đối với diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hoáđang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, vănphòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đấtđể sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản, làm muối (kể cả đất đã được nhà nước giao cóthu hoặc không thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp cổphần hoá có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụngđất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giaođất theo quy định của luật đất đai.
Trường hợp doanh nghiệp đã được giao đất nay lựachọn hình thức thuê đất thì phải hoàn tất thủ tụcchuyển sang thuê đất gửi cơ quan quyết định cổ phần
Trang 28hoá và cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương trước khichính thức chuyển sang công ty cổ phần.
2 Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giaođất (kể cả diện tích đất nhà nước đã giao cho doanhnghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh doanhkhách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kếtcấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì phảitính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệptheo giá đất đã được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đấtđược giao) quy định và công bố.
3 Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chọn hìnhthức thuê đất:
a) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đấthàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị doanhnghiệp;
b) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đấtmột lần cho toàn bộ thời gian thuê đất thì tính tiền thuêđất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thịtrường tại thời điểm định giá được ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và côngbố
4 Trường hợp giá đất làm căn cứ để xác định giátrị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giáchuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thịtrường trong điều kiện bình thường tại thời điểm cổ phầnhoá thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp;
Trang 295 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chứcnăng hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiệnđầy đủ trình tự và thủ tục để được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất hoặc ký hợp đồng thuê đấttheo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai trướckhi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
1.4.1.5 Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
1 Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổphần hoá gồm giá trị lợi thế về vị trí địa lý, giá trịthương hiệu, tiềm năng phát triển.
2 Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổphần hoá do cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phầnhoá doanh nghiệp xem xét, quyết định nhưng không thấphơn giá trị lợi thế kinh doanh được xác định theo hướngdẫn của bộ tài chính
1.4.1.6 Xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn củadoanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác
1 Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổphần hóa tại các doanh nghiệp khác được xác định trêncơ sở:
a) Tỷ lệ vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóatrên vốn điều lệ hoặc tổng số vốn thực góp tại cácdoanh nghiệp khác;
b) Giá trị vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệpkhác theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trườnghợp chưa kiểm toán thì căn cứ vào giá trị vốn chủ sởhữu theo báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất củadoanh nghiệp đó để xác định;
Trang 30c) Trường hợp đầu tư vốn bằng ngoại tệ thì quy đổithành đồng việt nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trênthị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhànước việt nam công bố tại thời điểm định giá;
d) Trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanhnghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác được xácđịnh thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán thì xác địnhgiá trị vốn đầu tư dài hạn theo giá trị ghi trên sổ kếtoán của doanh nghiệp cổ phần hóa
2 Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóavào công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trườngchứng khoán được xác định theo giá cổ phiếu giao dịchtrên thị trường chứng khoán tại thời điểm thực hiện xácđịnh giá trị doanh nghiệp.
1.4.2 Xác định giá trị doanh nghiệp theo phươngpháp dòng tiền chiết khấu
1.4.2.1 Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phươngpháp dòng tiền chiết khấu
1 Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanhnghiệp được xác định theo phương pháp dòng tiền chiếtkhấu dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trongtương lai.
Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp của toàntổng công ty theo phương pháp này thì khả năng sinh lờicủa tổng công ty được xác định trên cơ sở lợi nhuậncủa tổng công ty nhà nước theo quy định tại quy chếquản lý tài chính của công ty nhà nước.
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vốn vào doanhnghiệp khác thì lợi nhuận do việc đầu tư vốn vào doanh
Trang 31nghiệp khác mang lại cũng là căn cứ để xác định giátrị doanh nghiệp.
2 Giá trị thực tế của doanh nghiệp bao gồm giá trịthực tế phần vốn nhà nước, nợ phải trả, số dư bằngtiền quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và số dư kinh phí sựnghiệp (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất,thuê đất trả tiền một lần thì phải tính bổ sung giá trịquyền sử dụng đất, tiền thuê đất vào giá trị doanhnghiệp:
- Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giaođất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trịdoanh nghiệp theo giá đất đã được Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệpcó diện tích đất được giao) quy định và công bố.
-Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chọn hìnhthức thuê đất:
a) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đấthàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị doanhnghiệp;
b) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đấtmột lần cho toàn bộ thời gian thuê đất thì tính tiền thuêđất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thịtrường tại thời điểm định giá được Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định vàcông bố
- Trường hợp giá đất làm căn cứ để xác định giátrị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giáchuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị
Trang 32trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm cổ phầnhoá thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp
1.4.2.2 Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp theophương pháp dòng tiền chiết khấu
1 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 05 nămliền kề, trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2 Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp trong 03 đến 05 năm sau khi chuyển thànhcông ty cổ phần.
3 Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 05 năm ởthời điểm gần nhất, trước thời điểm tổ chức thực hiệnxác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấudòng tiền của doanh nghiệp được định giá.
1.4.3 Xác định giá trị DN theo phương pháp so sánh
Có hai phương pháp so sánh được sử dụng trong việcxác định giá trị DN là so sánh trực tiếp và so sánh tươngquan Trong phạm vi của luận văn này sẽ đề cập phươngpháp so sánh trực tiếp.
- Phương pháp so sánh dựa trên cơ sở giá trị thịtrường của một tài sản có quan hệ mật thiết với giátrị của các tài sản đã được mua bán trên thị trường.Mục tiêu của phương pháp này là tìm kiếm các tài sảnđã được giao dịch trên thị trường hiện hành giống hoặctương đương với đối tượng tài sản xác định giá trị vàtiến hành điều chỉnh những khác biệt giữa chúng mộtcác thích hợp.
Trang 33- Để so sánh phải dựa vào những đặc điểm tương tựnhư: Đặc điểm của tài sản, địa điểm của tài sản, thờiđiểm bán tài sản, các điều kiện và điều khoản giaodịch,…
- Phương pháp so sánh trực tiếp được vận dụng đốivới những tài sản có tính đồng nhất như: những căn hộchung cư, đất trống, vườn cây, đàn gia súc, cửa hiệu, …Đây là phương pháp thường được sử dụng trong việc xácđịnh giá để mua, bán, thế chấp, đánh thuế, cho thuêđồng thời còn được sử dụng để kiểm tra các phươngpháp định giá khác.
Khi định giá DN để CPH, phương pháp này được sửdụng để xác định giá trị kiểm kê của một số yếu tốhữu hình của tài sản như : bất động sản, phương tiệnvận tải, máy móc thiết bị….
Kết luận chương 1:
Chương 1 đã phân tích cơ sở lý thuyết của việc xácđịnh giá trị vườn cây cao su để xác định giá trị DN cổphần hóa Cổ phần hoá DNNN là một biện phápchuyển đổi hình thức sở hữu trong DNNN, từ sở hữu duynhất là Nhà nước sang sở hữu của nhiều cổ đông,trong đó Nhà nước có thể là một cổ đông, đồng thờiDN trở thành công ty cổ phần, tổ chức hoạt động theoquy định trong Luật doanh nghiệp Cổ phần hoá DNNN kinhdoanh cao su thiên nhiên thực chất là quá trình định giátrị DN để bán một phần hoặc toàn bộ vốn của Nhànước trong DN cho công chúng Định giá trị DNNN kinhdoanh cao su thiên nhiên ở khu vực công nghiệp dịch vụlà việc làm bình thường như các DN ở lĩnh vực khác.
Trang 34Định giá trị DN ở khu vực nông nghiệp như giá trị quyềnsử dụng đất, giá trị vườn cây của DN là một côngviệc hết sức mới và phức tạp bởi những đặc điểmđặc biệt của đất nông nghiệp và những đặc điểm kinhtế kỹ thuật mang tính sinh học của cây trồng, vật nuôitrong nông nghiệp.
Trang 35Chương 2:
THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜNCÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG
NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM.
2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam lúc mớithành lập có tên gọi là Ban Cao su Nam bộ, tháng 4 năm1975 chuyển thành Tổng cục Cao su thuộc Chính phủ Cáchmạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam, tháng 7 năm 1977chuyển sang Tổng Công ty Cao su Việt Nam trực thuộc BộNông nghiệp, tháng 3 năm 1980 chuyển thành Tổng cụcCao su trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, đến năm 1989chuyển thành Tổng Công ty Cao su Việt Nam trực thuộcBộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, từ năm1995 chuyển sang tổ chức hoạt động theo mô hình TổngCông ty 91.
Từ khi chuyển sang mô hình Tổng Công ty 91 đã tạođiều kiện thuận lợi để Tổng Công ty Cao su Việt Namhoạt động chủ động, sáng tạo, và đã sử dụng mộtcách có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển sản xuấtmở rộng ngành nghề kinh doanh, do đó đã phát triểnmạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, qui mô kinhdoanh mở rộng, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăngnhanh Cơ chế quản lý được đổi mới, thực hiện chế độphân cấp, phân quyền cho các đơn vị thành viên ngày
Trang 36một rõ ràng, tạo cho các đơn vị thành viên tự chủ, tựchịu trách nhiệm và năng động trong các hoạt động kinhdoanh trên cơ sở hiệu quả, chính vì vậy đã tạo sức cạnhtranh mở thích ứng với xu hướng phát triển của nền kinhtế thị trường.
Quyết định 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướngChính phủ về “Thí điểm thành lập một số Tổng Công tytheo mô hình tập đoàn kinh doanh” Hơn 10 năm hoạtđộng, Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã khẳng định đượcvị trí, vai trò của Tổng Công ty Nhà nước và vị thế củamình trong nền kinh tế quốc dân và trên trường quốctế Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã phát triển nhảy vọtvề kết quả sản xuất kinh doanh cao, giải quyết nhữngvấn đề bức xúc của xã hội, đặc biệt là giải quyếtviệc làm, định canh, định cư ổn định, nâng cao thu nhậpvà chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểusố, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu vùngxa, vùng đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế, ổn định trật tự an toàn xã hội, gắn lợi íchDN, lợi ích của người lao động với lợi ích xã hội, đảmbảo an ninh quốc phòng trên địa bàn
Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã có nhiều cốgắng, tích cực đổi mới cơ chế quản lý, áp dụng tốt cáctiến bộ khoa học, công nghệ, kinh doanh đa ngành, nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhiều chỉ tiêu vềnăng suất, sản lượng đã đạt và vượt chỉ tiêu được giaotại quyết định số 86/TTg ngày 05 tháng 02 năm 1996 củaThủ tướng Chính phủ về phê duyệt tổng quan phát triểnngành cao su Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2005
Trang 37Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động theo mô hìnhTổng Công ty Nhà nước, Tổng Công ty Cao su Việt Namcòn nhiều hạn chế, bất cập khi thực hiện mục tiêu trởthành tập đoàn kinh tế, đặc biệt về mô hình quản lývà liên kết nội bộ Theo lẽ thông thường các tập đoànkinh tế trong nền kinh tế thị trường có mối liên kếtnhiều chiều, đa ngành, đa lĩnh vực trên cở sở chế độsở hữu hỗn hợp, quan hệ tài chính về cơ bản theo cơ chếcủa mô hình Công ty mẹ - Công ty con Trong khi đó TổngCông ty Cao su Việt Nam về cơ bản hoạt động chủ yếutrong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cao su thiên nhiên đượctổ chức từ các đơn vị thành viên là DNNN kinh doanh caosu thiên nhiên và một số DNNN hoạt động dịch vụ phụcvụ sản xuất cao su thiên nhiên Chưa mở rộng các hoạtđộng sản xuất các sản phẩm mà nguyên liệu từ mủvà gỗ cao su để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổngcông ty Mặt khác Tổng Công ty tuy đã mở rộng hoạtđộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác theo hướng đangành nghề nhưng chưa mạnh và hiệu quả chưa cao Vìvậy Tổng Công ty chưa phát huy hết sức mạnh và nguồnlực hiện có để nâng cao sức cạnh tranh trong môi trườngkinh tế thị trường.
Để khắc phục những vấn đề vướng mắc, bất cậpnhư đã nêu trên, thực hiện các nghị quyết của Ban chấphành Trung ương Đảng về chủ trương hình thành và pháttriển tập đoàn kinh tế trên cơ sở Tổng Công ty Nhànước, đó là: “Xây dựng các Tổng Công ty Nhà nước đủmạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tếlớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và
Trang 38quốc tế” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứIX); “Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơsở các Tổng Công ty Nhà nước, có sự tham gia của cácthành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó ngànhkinh doanh chính chuyên môn hóa cao và giữ vững vai tròchi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rấtlớn về vốn, thí điểm hình thành một số tập đoàn kinhtế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, cókhả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập quốctế có hiệu quả” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba củaBan chấp hành Trung ương Đảng – khóa IX) và thực hiệný kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báosố 234/TB-VPCP ngày 20 tháng 12 năm 2005: “Đồng ýTổng Công ty Cao su Việt Nam xây dựng đề án thí điểmTập đoàn Công nghiệp Cao su hoạt động theo mô hìnhCông ty mẹ - Công ty con theo hướng: đa ngành, trong đónhiệm vụ chính là trồng, chế biến, xuất khẩu cao su, thựchiện đa sở hữu, trong đó Nhà nước giữ vai trò chi phối;gắn các DN trồng cao su với DN công nghiệp sản xuấtsản phẩm sử dụng nguyên liệu cao su…”
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đượcthành lập theo Quyết định 248/2006/QĐ-TTg ngày30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đềán thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Cao suViệt Nam và Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg ngày30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thànhlập Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp Cao su ViệtNam.
Trang 39Tên gọi : Tập đoàn Công nghiệp Cao su ViệtNam
Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Rubber Group,viết tắt VRG
Trụ sở chính : 236 Nam kỳ khởi nghĩa, phường6, Quận 3, TP HCM
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là tậpđoàn đa sở hữu, trong đó Nhà nước sở hữu chi phốivề vốn, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Cao suViệt Nam
Các ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn baogồm :
Trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ caosu;
Chăn nuôi gia súc, trồng các loại cây côngnghiệp, chế biến nông sản;
Công nghiệp cao su : Sản xuất, mua bán sảnphẩm công nghiệp, cao su, nguyên phụ liệu ngànhcông nghiệp cao su;
Các ngành nghề khác theo quy định của phápluật
Các Công ty con của Tập đoàn gồm : Các Tổngcông ty, các công ty con do Tập đoàn nắm giữ 100%vốn điều lệ; các công ty cổ phần do Tập đoàn nắmgiữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do
Trang 40Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ; các đơn vịsự nghiệp có thu.
2.1.2 Mô hình tổ chức
Qua quá trình đổi mới và sắp xếp lại liên tục, hiệnnay cơ cấu tổ chức của Tập đoàn gồm có tổng số có59 đơn vị thành viên: Trong đó:
+ Tập đoàn giữ 100% vốn điều lệ: Gồm 23 doanhnghiệp nông nghiệp ( Công ty Cao su ), 01 Công ty Tàichính và 4 đơn vị sự nghiệp có thu.
+ Tập đoàn góp trên 50% vốn điều lệ: 32 công ty( Trong đó cơ quan Tập đoàn giữ 50% vốn điều lệ là 16công ty; Cơ quan Tập đoàn và các đơn vị thành viêngiữ trên 50% vốn điều lệ là 16 công ty).
- Có 7 văn phòng đại diện ở các nước : Ucraina,Liên Bang Nga, Hoa kỳ, Trung Quốc, Campuchia, Slovakia vàmột văn phòng đại diện ở Hà Nội
- Xí nghiệp liên doanh với Nga : 01 xí nghiệp.
Ngoài mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhànước và các DN trong nước để mở rộng cơ hội hợp tácvà nâng cao tầm ảnh hưởng của DN, Tập đoàn còn cómối quan hệ với 6 tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnhvực cao su nguyên liệu gồm: Hiệp hội các quốc gia sảnxuất cao su thiên nhiên (ANRPC ); Tổ chức cao su 3 bên(ITRO – International Tripartite Rubber Organization) ; Uûy bannghiên cứu và phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB –International Rubber Research and Development Board); Câu lạcbộ cao su ASEAN; Hiệp hội cao su, chất dẻo thế giới;