Bảng khảo sát Tính từ chỉ Nam Nữ

Một phần của tài liệu Chương 2 : Định kiến giới thể hiện trong ngôn ngữ nói về mỗi giới (trích luận văn: Vấn đề giới trong SGK tiểu học) (Trang 33 - 38)

Tính từ chỉ Nam Nữ Tốt Xấu Tốt Xấu Phẩm chất & Tính cách Ham học hỏi, nhanh nhẹn, bình tĩnh, can đảm, dũng cảm, yêu nước, cứng cỏi, nhanh trí, thông minh, không nản chí, bản lĩnh, có chính kiến, thông minh, sáng dạ, có công lớn, nhiều huân chương cao quý, Dịu dàng, trìu mến, Yêu thương em, Giản dị, Chính trực, Không nản chí, có đầu óc, Yêu Hay nổi nóng , hống hách, ngây mặt ra, mau chán, chữ nguệch ngoạc, ham chơi, đùng đùng tức giận, bình chân như vại, hay nói dối, hèn, quá quắt, sợ tái cả người,

Ngoan, cặm cụi, dịu hiền, kiên nhẫn, thông minh, dịu hiền, khoan thai, bịn rịn áo nâu, tấm lòng rộng mở, hi sinh vì con cái, đáng yêu, ấm áp, làm sáng ấm cả nhà, đầy âu yếm Phụng phịu, dỗi, gian dối

và hiểu tâm lí trẻ con, Trung thực, hiền minh

Năng lực Tinh thông võ nghệ, có tài, thành công, Đại tài, giỏi lắm, rạng rỡ chiến thắng, có tài nghệ, trí dũng song toàn Ngốc, chữ xấu Giỏi võ nghệ, giỏi lo toan gia đình Ngọai hình vạm vỡ, hăng hái, hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu, ôn tồn, cao gầy, loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, Khỏe mạnh Tre trẻ, đẹp tuyệt trần, đáng yêu, mềm mại, trong trẻo, gò má ửng hồng, như hoa đầu cành, xinh, trắng hoa nhài, ngời ánh mai, xinh xinh, bé nhỏ Bé nhỏ, gầy yếu, ốm yếu, bị bắt nạt

Quyền lực Công tâm

2.5.3 Nhận xét

a. Tính từ chỉ nữ

- Về số lượng tính từ chỉ nữ giới, các bài tập đọc dành nhiều tính từ chỉ về đặc điểm người phụ nữ song ít hơn hẳn so với nam giới. Hầu hết là các tính từ chỉ đến vẻ đẹp, phẩm chất tốt. Nhiều tính từ nói về phẩm chất,

ít tính từ chỉ đến quyền lực. Đặc biệt, SGK Tiếng Việt 5 tập 2 có hẳn một chủ đề về giới tính, trong đó có những bài nói về vẻ đẹp tính cách riêng biệt của nữ giới. Điều đó góp phần tạo dựng được hình ảnh nữ giới đầy đủ trong tâm trí học sinh tiểu học là những con người xinh đẹp, hiền dịu. - Đó là các tính từ về:

+ Mẹ:

Vd1: “Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần”

(“Bầm” - SGK Tiếng Việt 5 tập 2)

Thương yêu con cái là một phẩm chất muôn đời đáng ca ngợi của người phụ nữ. Từ “thương con” ở đây đã góp phần làm rõ vẻ đẹp này. Vd2: “Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về ……Nhà lá đơn sơ

Tấm lòng rộng mở”

(“Bộ đội về làng” – SGK Tiếng Việt 3 tập 2) Hình ảnh mẹ già được tái hiện gần gũi, nhân hậu gây xúc động cho người đọc. Đó cũng là hình ảnh của biết bao người mẹ Việt Nam. Phẩm chất ấy làm ấm lòng người về và là niềm an ủi, nỗi nhớ khôn nguôi với người đi xa.

+ Vợ:

Vd: “Chỉ trong ít ngày bằng trí thông minh, lòng kiên nhẫn và cử chỉ dịu dàng, con đã thuần phục được một con sư tử hung dữ. Lẽ nào con không thể làm mềm lòng một người đàn ông vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều?” (“Thuần phục sư tử” – SGK Tiếng Việt 5 tập 2)

Đây là câu nói của vị giáo sĩ với một người vợ muốn tìm cách thay đổi sự hung bạo của người chồng. Cô gái đã vượt qua thử thách để tìm được bài học. Từ đó, tác giả muốn đề cao sự dịu dàng, kiên nhẫn và thông

mình của người vợ nói riêng và người phụ nữ nói chung. Đây là sức mạnh giúp họ thay đổi được cả những gì khó khăn nhất.

+ Cô giáo:

Vd: “Một tờ giấy đỏ Mềm mại tay cô Mặt trời đã phô

Nhiều tia nắng tỏa” (“Bàn tay cô giáo” – SGK TV 3 tập 2) Người phụ nữ nói chung và hình ảnh giáo viên nói riêng đều được hình dung với vẻ đẹp mềm mại, khéo léo. Tính từ “mềm mại” trong bài tập đọc trên góp phần cho thấy nét đẹp đó của người giáo viên. Để rồi có “biết bao điều lạ, từ bàn tay cô”, làm học sinh thích thú, khâm phục.

Tóm lại, về tính chất của các tính từ chỉ nữ giới, đa số các tính từ đều mang tính ca ngợi, ít tính từ nào chê bai. Sự ca ngợi này hầu hết tập trung vào tính cách. Các tính cách được nhắc tới nhiều là: chịu khó, đảm đang, dịu hiền. Tuy vậy, SGK cũng không quên nét đẹp của sự cương quyết, dũng cảm trong tinh thần yêu nước. Vẻ đẹp ngoại hình cũng được nhắc tới song chủ yếu là vẻ đẹp xinh xắn của bé gái. Điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học. Ngoài ra, cũng có một số tính từ miêu tả sự vất vả, khó nhọc của người phụ nữ. Đó là sự vất vả của người mẹ, người bà vì con, vì cháu. Sự vất vả ấy được nói trong sự biết ơn chân thành từ những người thân trong gia đình họ. Có một số tính từ miêu tả điểm yếu của phái nữ như yếu ớt, run sợ. Có bài còn miêu tả nữ giới trong sự gian dối, như bài “Phân xử tài tình”: giới nữ được gọi tên bằng hai người đàn bà, một người gian dối và bị xử phạt. Tuy nhiên, số lượng bài và tính từ nói về nhược điểm phái nữ không nhiều.

b. Tính từ chỉ nam

- Về số lượng tính từ chỉ nam giới, các bài tập đọc dành nhiều bài nói về nam giới nên đương nhiên tính từ chỉ về họ cũng nhiều. Điều đó

cho thấy sự quan tâm đặc biệt tới phái nam. Đa số tính từ chỉ điểm tốt. Song có tính từ chỉ điểm xấu và lượng tính từ xấu này nhièu hơn rõ rệt so với nữ giới. Lượng tính từ chỉ nam có cả ở mặt quyền lực, trong khi nữ thì không.

- Đó là các tính từ: + Bố:

Vd: “Ngày xưa, có một nông dân người Chăm siêng năng…ông rất buồn về cậu con trai lười biếng.” (“Hũ bạc của người cha” – SGK TV 3 tập 1)

Câu chuyện giàu ý nghĩa về việc người cha dạy người con kiếm tiền bằng sức lao động. Qua đó, ta hiểu thêm phẩm chất của người làm cha, đó không chỉ là siêng năng mà còn quan tâm và biết cách dạy dỗ con cái. + Bạn nam:

Vd: “Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét lên: “Giu-li-ét-ta, bạn xuống đi! Bạn còn bố mẹ…”. Nói rồi, cậu ôm ngang lưng bạn ném xuống xuồng…Ma-ri-ô đang đứng trên mạn tàu, đầu ngẩng cao thượng, tóc bay trước gió” (“Một vụ đắm tàu” – SGK TV 5 tập 2)

Câu chuyện cảm động về việc một bạn nam đã nhường chỗ cuối cùng cho bạn nữ trên chiếc xuồng cứu hộ trong một vụ đắm tàu. Nó nói lên phẩm chất cao thượng, dũng cảm của phái nam, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn. Phái nam luôn nhường nhịn cho phái nữ, chịu những gì thiệt thòi, khó khăn về mình.

Tóm lại, về tính chất của các tính từ chỉ nam giới, đa số các tính từ đều mang tính ca ngợi. Các tính cách được nhắc tới nhiều là: sự cương quyết, dũng cảm,…Về ngoại hình, tuy ít được nói tới song cũng có những tính từ: vạm vỡ, khỏe mạnh,…Nếu phái nữ hầu như không có tính từ nào nói đến điểm xấu thì nam giới có tới 1/6 các tính từ chỉ tính cách xấu, nổi bật là hung bạo, nghịch ngợm, ham chơi, không cẩn thận. Để tăng tính giáo dục học sinh, nhiều bài nói tới tật viết chữ xấu và nghịch ngợm của

các bạn nam. Nhưng đa số các bài đọc theo hướng tới việc các bạn hối hỗi và quyết tâm sửa chữa. Do vậy, hình ảnh đấng nam nhi không bị xấu đi hoàn toàn trong con mắt chúng ta.

Một phần của tài liệu Chương 2 : Định kiến giới thể hiện trong ngôn ngữ nói về mỗi giới (trích luận văn: Vấn đề giới trong SGK tiểu học) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w