3.1 Dẫn luận
Định kiến giới không chỉ có ở ngôn ngữ nói về họ mà còn ở chính
ngôn ngữ mà họ sử dụng. Ca dao, tục ngữ xưa đã nói: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe”. Qua chính cách ăn nói của một người, ta có thể hiểu được tính cách của họ. Ngoài ra, ngôn ngữ con người sử dụng còn cho thấy vị thế của họ trong xã hội, gia đình. Sự bất bình đẳng giới cũng có thể thấy từ đây. Ví dụ: phái nữ thường có cách xưng gọi nhún nhường hơn nam giới, trong hội thoại nữ giới yếu thế hơn,…Điều đó là minh chứng cho sự định kiến coi thường nữ giới trong ngôn ngữ.
Ngôn ngữ mỗi giới sử dụng trong SGK Tiếng Việt tiểu học sẽ là một cứ liệu để ta tìm hiểu xem có sự định kiến với giới nữ trong sử dụng ngôn ngữ không. Trong chương này sẽ trình bày biểu hiện định kiến giới thể hiện trong ngôn ngữ nói về mỗi giới qua những vấn đề sau :
+ Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở từ xưng gọi của mỗi giới
+ Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở phong cách hội thoại của mỗi giới
3.2 Phân tích kết quả ngôn ngữ SGK thể hiện ở từ xưng gọi 3.2.1 Nhìn chung 3.2.1 Nhìn chung
a. Thế nào là từ xưng gọi
Từ xưng gọi là từ để gọi người khác hoặc để xưng danh trong hội thoại. Từ xưng gọi được dùng phổ biến là đại từ nhân xưng.
- Các ngôi của đại từ xưng hô:
+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, chúng tao, …
+ Ngôi thứ ba: y, hắn, nó, chúng nó, họ, …
- Để xưng hô, ngoài các đại từ chuyên dụng, người Việt còn sử dụng nhiều danh từ như đại từ. Đó là:
+Từ chỉ quan hệ họ hàng: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, … + Từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giám đốc, thủ trưởng, thầy, …
- Các từ xưng hô trong tiếng Việt luôn kèm sắc thái tình cảm và thể hiện rõ thứ bậc, quan hệ, … Khi xưng hô, cần chú ý lựa chọn từ xưng hô cho lịch sự phù hợp với quan hệ giữa người nói với người nghe và người (vật) được nhắc tới.
b. Từ xưng gọi mà mỗi giới sử dụng từ trước đến nay b1. Nam
- Trong quan hệ xã hội: nam giới có thể được gọi phân theo độ tuổi, theo vai vế trong xã hội hoặc theo chức vụ, nghề nghiệp. Ví dụ: ông giám đốc, ông lão,..
- Trong quan hệ với nam giới
Nam giới thường tự xưng bằng các từ thể hiện vị thế cao hơn. Ví dụ: anh, huynh, ta,…
Nữ giới gọi nam là:
- Trong quan hệ với con cháu, người thân trong gia đình
Nam giới thường xưng theo vai trò của mình trong gia đình như: cậu, ông, bố, chú, bác,…Và người thân cũng gọi họ theo vai trò ấy. Cách xưng gọi này mang tính thân mật trong gia đình.
b2. Nữ