a. Thế nào là tước vị
Tước vị là chức tước và địa vị. Tước là một danh hiệu được vua ban như: Nữ vương/Vương hậu, Vương công/Thân vương, ,… Những tước vị đặc biệt này thường chỉ được ban cho các quí tộc cao cấp hoặc những người có công lao đặc biệt to lớ đối với vua,với nước. Ngày nay, chúng ta thay đổi cách gọi tước bằng chức (chức vụ, chức danh, chức phận). Chức phận về danh tính của một người được xã hội công nhận. Ví dụ như giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân...Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng... đối với một tập thể là đất nước. Giám đốc,
trưởng phòng... đối với một tổ chức kinh doanh... Địa vị xã hội là vị trí và thứ bậc của một người trong xã hội, có thể được quyết định theo hai cách. Một cá nhân có thể giành được địa vị xã hội thông qua những thành tựu của bản thân, đây được gọi là địa vị đạt được. Ngược lại, nếu một cá nhân được xắp đặt vào một hệ thống phân tầng do vị trí thừa kế, đó được gọi là địa vị gán cho.
b. Tước vị của mỗi giới từ trước đến nay - Nam
Nam giới có tước vị cao hơn nữ giới trong xã hội. Thời xưa, những tước vị ấy gắn liền với liền với hệ thống nhà nước phong kiến. Nam giới thường nắm những tước vị cao như: vua, chúa, hoàng đế, tể tướng, thái sư. Có nhiều tước vị chỉ dành riêng cho nam giới. Ví dụ như chức vị Giáo hoàng trong Giáo hội Công giáo Rôma, vua chúa,…
Bây giờ, tước vị của nam giới còn thể hiện qua nghề nghiệp, chức vụ trong xã hội, ví dụ: giám đốc, trưởng phòng, tổng thống, bí thư, nhà khoa học, bác sĩ,…Khi phụ nữ có chồng là giáo sư, bác sĩ, hay giám đốc thì người ta cũng gọi người vợ là “bà giáo sư, bà bác sĩ, bà giám đốc” theo chồng. Nhưng không áp dụng ngược lại cho người chồng khi vợ họ có vị trí tương tự. Điều này cho thấy tư tưởng phụ nữ phụ thuộc chồng, ăn theo chồng thì không sao, nhưng nam giới sẽ bị định kiến, tạo ra những định kiến không cần thiết cho nam giới.
- Nữ
Thời xưa, phần lớn phụ nữ không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Người phụ nữ không có được cơ hội phát triển ngang tầm với phát triển của xã hội, là hình bóng sau lưng người chồng trong các gia
đình nhưng vẫn được xem là tác nhân trong sự thành công của người chồng.
Trong xã hội hiện nay, phụ nữ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của chính phủ. Tuy vậy, họ vẫn bị bất bình đẳng hơn so với nam. Trước hết là câu mở đầu “Thưa quý thầy cô, hay Thưa quý ông, quý bà, hay Thưa quý anh chị” đã thể hiện nội hàm trọng nam khinh nữ, thứ bậc cao thấp.