TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Chương 2 : Định kiến giới thể hiện trong ngôn ngữ nói về mỗi giới (trích luận văn: Vấn đề giới trong SGK tiểu học) (Trang 61 - 67)

- Trong quan hệ xã hội: nữ giới có thể được gọi phân theo độ

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Chương 3 khảo sát về ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng, gồm: ngôn ngữ hội thoại và từ xưng gọi của mỗi giới. Qua đó, tôi nhận thấy có sự định kiến với cả giới nam và nữ, đặc biệt là với giới nữ. Giới nữ thường

là người bị động trong hội thoại và luôn bị đóng khung trong sự hiền thục, dịu dàng. Trong từ xưng gọi, sự định kiến này nằm ở việc vì vị thế nữ giới chưa cao nên cách xưng gọi bằng nghề nghiệp, chức vụ chưa nhiều. Có lúc nữ giới còn có cách xưng gọi bị phụ thuộc vào nam giới, ví dụ: vợ Cuội,…Đây chính là khía cạnh nhỏ nói lên sự kì thị giới nữ. Ngược lại, nam giới cũng chịu sự định kiến giới khi đánh giá về phong cách hội thoại. Nam giới hay bị quy kết mang tính cách hung hăng trong hội thoại. Một số bài tập đọc mô tả hình ảnh nam giới lúc xuất hiện phong cách hống hách, hung hăng và thường nó đặt vào vai phản diện. Đây chính là định kiến với giới nam.

Tôi hi vọng với những đóng góp trên, việc biên soạn SGK Tiếng Việt tiểu học sắp tới sẽ đảm bảo sự bình đẳng ngôn ngữ hơn cho hai phái.

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, chúng tôi đã phân tích biểu hiện của sự kỳ thị giới chống nam giới và nữ giới qua từ ngữ và nội dung ngữ nghĩa mang tính định kiến về giới thể hiện trong ngôn ngữ sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học. Trên những bước đi của con người luôn có dấu ấn của sách bởi vì sách chính là sản phẩm của nền văn minh nhân loại và nó chứa đụng tất cả các thành tựu của nền văn minh ấy. Sách mang trong mình không chỉ những kiến thức khoa học về mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, những

kinh nghiệm trong đời sống sản xuất hay quan hệ ứng xử mà còn là nơi gửi gắm những tâm tư tình cảm của con người. Khi đến với sách con người được cung cấp kiến thức, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ về mọi mặt. Tri thức là biển cả bao la, nhờ có sách mà con người tích lũy những kinh nghiệm quý báu để dần chiếm lĩnh biển cả ấy. Không chỉ thế, sách còn truyền cho con người niềm tin yêu cuộc sống, bồi đắp tấm lòng nhân ái,vị tha, chỉ cho ta sự rộng lượng, bỏ qua những toan tính nhỏ nhen,ích kỉ, không ngần ngại trao đi yêu thương và nhận về những trách nhiệm. Như một người bạn tri âm tri kỉ, sách có mặt mọi lúc mọi nơi, giải đáp cho ta về mọi vấn đề. Những câu chuyện cảm động qua từng cuốn sách đưa con người vào thế giới tình cảm phong phú, giáo dục con người về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước và nhân loại.

Sách giáo khoa là những người bạn thân thuộc với giáo viên và mọi học sinh. Sách giáo khoa cung cấp khối lượng lớn các ý tưởng và thiết bị để dạy học, cùng với những hoạt động giúp cho học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Một quyển sách giáo khoa tốt sẽ giúp cho giáo viên:

• Có một hình dung rõ ràng về chương trình học được sắp xếp và thiết kế theo trình tự;

• Phong phú về các tài liệu và thiết bị dạy học hơn là bản thân giáo viên tự tìm kiếm;

• Sự đảm bảo chắc chắn;

• Tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài giảng;

• Nguồn phong phú các ý tưởng thực hành;

• Phương tiện giúp học sinh phần nào tự đọc và tìm hiểu, giáo viên không phải tự “độc diễn” trong suốt giờ học.

• Cung cấp bài tập căn bản để học sinh thực hành và làm bài tập về nhà.

Đối với học sinh: Có phải tất cả các học sinh chỉ học dựa trên những tài liệu mà giáo viên phát cho họ vào mỗi bài học hay không? Và câu trả lời luôn là “KHÔNG” bởi vì chính một cuốn sách giáo khoa tốt đã đưa lại sự ổn định và đảm bảo cho học sinh. Cuốn sách giáo khoa tốt sẽ tạo cho học sinh thấy mình tiến bộ vượt bậc trong học tập, đó cũng là thiết bị để cho học sinh có thể tự mình ôn tập bài học. Đặc biệt là với những học sinh tiểu học. Tiểu học là bậc nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Sách giáo khoa sẽ góp một phần không nhỏ hình thành nên suy nghĩ của các em sau này. Như vậy, bất kỳ ở lứa tuổi hay trình độ nào thì sách giáo khoa cũng là một nhân tố tất yếu không thể thiếu được đối với người giáo viên và học sinh

Ngôn ngữ là do cả nam giới và nữ giới định hình. Do vậy mọi biểu hiện của sự thiên kiến về giới trong ngôn ngữ phải là do cả nam lẫn nữ tạo nên. Muốn xóa bỏ sự kỳ thị giới trong ngôn ngữ cần phải có sự nỗ lực đáng kể cả về hai phía. Hai giới cần nhất trí với nhau về việc xác định vai trò giới tính và sự phân bố các quyền hạn và nghĩa vụ khác nhau để tiến tới một xã hội bình đẳng. Loài người đã và đang đấu tranh cho một xã hội hòa bình, dân chủ, tiến bộ và bình đẳng. Một số trong những quyền bình đẳng ấy là quyền bình đẳng giới tính và ngôn ngữ sẽ phản ánh cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng này. Nhưng ngôn ngữ không chỉ phản ánh thực tế một cách thuần túy mà còn quay trở lại tác động vào thực tế. Do vậy, trong một nền văn hóa còn có kỳ thị giới thì ngôn ngữ phản ánh điều ấy là điều dễ hiểu và việc loại trừ kỳ thị giới trong ngôn ngữ sẽ góp phần dân chủ hóa đời sống xã hội, đẩy mạnh cuộc đấu tranh toàn diện vì bình đẳng nam nữ trong xã hội. Cần nâng cao ý thức của mọi người về vấn đề kỳ thị giới trong ngôn ngữ nhằm mục đích cuối cùng là loại trừ dần những thói

quen kỳ thị giới trong sử dụng ngôn ngữ, có những cách biểu đạt mới không có bất bình đẳng giới.

Một trong những đặc trưng của xã hội của ngôn ngữ là ngôn ngữ luôn thay đổi nên việc loại trừ dân những biểu hiện kỳ thị giới ra khỏi ngôn ngữ là làm cho ngôn ngữ đổi thay, đây là một sự thay đổi có chú ý và có kế hoạch theo hướng bình đẳng giới nhưng không áp đặt. Thay đổi ngôn ngữ theo hướng bình đẳng giới mang tính xã hội hơn là ngôn ngữ, vì vậy cần tác động từng bước, lâu dài theo phương pháp tiếp cận ngôn ngữ học xã hội, cần có sự nhiệt tình ủng hộ của các cá nhân và cộng đồng. Thay đổi ngôn ngữ theo hướng bình đẳng giới là một việc khó khăn vì: ngôn ngữ như một dấu ấn, một phương tiện chuyển tải văn hóa đã được định hình nên rất khó thay đổi; ngôn ngữ còn là vấn đề của văn hóa dân tộc (văn hóa ngôn ngữ).

Thời gian vừa qua chúng ta đã chứng kiến sự nở rộ của các công trình nghiên cứu về giới và ngôn ngữ với lực lượng nghiên cứu khá đông đảo. Kỳ thị giới không chỉ là đối tượng nghiên cứu có sức hấp dẫn đối với giới nghiên cứu mà còn thu hút các cơ quan, tổ chức có liên quan đến giới, đến sự phát triển xã hội. Kỳ thị giới chính là mặt xã hội của ngôn ngữ nên nói đến xã hội là nói đến văn hóa của xã hội đó, mà ngôn ngữ và văn hóa đan xen vào nhau tới mức không thể nghiên cứu một cách tách biệt được.

Luận văn của chúng tôi cũng chỉ là một cố gắng nhỏ bé trong việc đi tìm hiểu những biểu hiện của sự kỳ thị giới thể hiện sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học nhằm phục vụ cho việc cải cách sách giáo khoa vào năm 2015 tới đây của Bộ Giáo dục. Qua quá trình khảo sát, tôi nhận thấy có sự định kiến giới ở SGK Tiếng Việt tiểu học, đặc biệt là định kiến với giới nữ. Cụ thể:

- Thứ nhất, đề tài khảo sát để tìm hiểu xem có sự bất bình đẳng giới trong ngôn ngữ nói về mồi giới không. Kết quả, tôi thấy có sự định kiến

với giới nữ trong vị thế xã hội, gia đình, tước vị, tên gọi. Giới nữ thường có vị thế xã hội, tước vị thấp hơn, công việc gia đình nhiều hơn. Sự bất bình đẳng trong ngôn ngữ với giới nam thể hiện trong các tính từ nói về giới nam. Họ thường bị gán cho sự xấu xa, nghịch ngợm.

- Thứ hai, qua khảo sát về ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng, tôi nhận thấy có sự định kiến với cả giới nam và nữ, đặc biệt là với giới nữ. Giới nữ thường là người bị động trong hội thoại và luôn bị đóng khung trong sự hiền thục, dịu dàng. Trong từ xưng gọi, sự định kiến này nằm ở việc vì vị thế nữ giới chưa cao nên cách xưng gọi bằng nghề nghiệp, chức vụ chưa nhiều. Nam giới thì hay bị quy kết mang tính cách hung hăng trong hội thoại. Đây chính là định kiến với giới nam.

Qua khảo sát, tôi thấy nên đưa ra một chỗ trong ngôn ngữ cần thay đổi để xóa đi định kiến với giới nữ như sau:

- Chúng ta nên giảm bài viết về nam giới, tăng bài viết về nữ giới trong các công việc quan trọng của xã hội. Cần bổ sung thêm một số nghề khác cho phù hợp thực tế hiện nay như: doanh nhân, nghệ sĩ,…Đồng thời bớt đi nghề giáo viên, làm nông – các nghề chưa cũ song bị nhắc trùng lặp quá nhiều gây sự nhàm chán.

- Ta có thể bớt đi một số bài miêu tả mẹ với vai trò nuôi nấng con cái và thay đó là vai trò dạy dỗ, như vậy hình ảnh người mẹ sẽ đầy đủ hơn.

- Về tính từ chỉ phái nữ, có thể thêm từ chỉ hạnh phúc, niềm vui của họ, thay cho từ chỉ sự vất vả, hi sinh.

- Riêng về tước vị nữ giới, số lượng tước vị nữ thấp là do ảnh hưởng thời kì phong kiến trọng nam khinh nữ thời xưa khi nữ không có vị thế trong xã hội. Cần chú ý thêm một số tước vị của nữ giới cho phù hợp với thực tế cuộc sống hiện nay, khi mà nữ giới đã có vị thế cao hơn. Chú ý bỏ từ “nữ” trong các danh hiệu của nữ giới.

- Trong hội thoại, nên chú ý tới cả tính chủ động của nữ giới chứ không chỉ nam giới.

- Các từ xưng gọi nữ giới chú ý tránh sự phụ thuộc vào nam giới. Nếu giải phóng dân tộc mà không giải phóng phụ nữ thì đó chỉ là một nửa vì phụ nữ chiếm phần đông dân số. Nếu coi việc giải phóng phụ nữ là vấn đề cơ bản nhất thì bình đẳng giữa nam và nữ được xem là nội dung quan trọng, cốt lõi trong vấn đề giải phóng phụ nữ.

Ngôn ngữ về phái nam cũng cần thay đổi như sau:

- Trong gia đình, nam giới chủ yếu đảm nhiệm việc giáo dục con mà bỏ đi những công việc khác. Điều này làm hình ảnh phái nam hiện lên chưa toàn diện. Trong xã hội hiện nay, nam giới cũng tham gia nội trợ, chăm sóc con. Vì vậy, nên bớt một số bài nói về vị trí xã hội của nam giới, thay vào đó các bài nói về vai trò nam giới trong gia đình.

- Các tính từ chỉ sự vụng về, nghịch ngợm, ngỗ ngược đều dành cho nam giới. Điều này tạo nên cái nhìn kì thị với tính cách của phái nam. Tôi nghĩ nên bớt một số bài nói tới nam giới với tính cách này, hoặc nếu có thì nói đối tượng giới tính chung chung, không chỉ rõ đó là phái nam.

Từ đó, tôi hi vọng với những đóng góp trên, việc biên soạn SGK Tiếng Việt tiểu học sắp tới sẽ có sự thay đổi để đảm bảo sự bình đẳng ngôn ngữ hơn cho hai phái.

Mặc dù chúng tôi rất tâm huyết với đề tài này, nhưng do khả năng có hạn và thời gian ít ỏi, chắc chắn luận văn của chúng tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ giáo của các thầy cô, bè bạn và những người quan tâm.

Một phần của tài liệu Chương 2 : Định kiến giới thể hiện trong ngôn ngữ nói về mỗi giới (trích luận văn: Vấn đề giới trong SGK tiểu học) (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w