Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật. Phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.”. Sự thực, bình đẳng giới là vấn đề cực kỳ hệ trọng đòi hỏi xã hội phải quan tâm.
Một trong những nội dung để tạo bình đẳng giới là bình đẳng trong ngôn ngữ. Quan điểm bình đẳng trong ngôn ngữ này rất thuyết phục và không chỉ nhằm thay đổi thói quen về định kiến giới trong ngôn ngữ hàng ngày mà còn tiến xa hơn ở cấp độ thay đổi chính sách về ngôn ngữ. Ở
môi trường giáo dục, chúng ta có thể tham gia công việc này bằng cách thay đổi ngôn ngữ trong chương trình giảng dạy, trong sách giáo khoa.
Đề tài “Phân tích khía cạnh giới trong ngôn ngữ sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học” góp phần vào công cuộc này. Trong chương 2, đề tài khảo sát để tìm hiểu xem có sự bất bình đẳng giới trong ngôn ngữ không. Kết quả, tôi thấy có sự định kiến với giới nữ trong vị thế xã hội, gia đình, tước vị, tên gọi. Giới nữ thường có vị thế xã hội, tước vị thấp hơn, công việc gia đình nhiều hơn. Sự bất bình đẳng trong ngôn ngữ với giới nam không rõ rệt trong SGK Tiếng Việt tiểu học, nhưng qua khảo sát, tôi thấy vẫn có chỗ bất bình đẳng, nhất là trong các tính từ nói về giới nam. Họ thường bị gán cho sự xấu xa, nghịch ngợm.
Sự bất bình đẳng trong ngôn ngữ với giới nam không rõ rệt trong SGK Tiếng Việt tiểu học, nhưng qua khảo sát, tôi thấy vẫn nên đưa ra một chỗ trong ngôn ngữ cần thay đổi trong ngôn ngữ về phái nam như sau:
- Trong gia đình, nam giới chủ yếu đảm nhiệm việc giáo dục con mà bỏ đi những công việc khác. Điều này làm hình ảnh phái nam hiện lên chưa toàn diện. Trong xã hội hiện nay, nam giới cũng tham gia nội trợ, chăm sóc con. Vì vậy, nên bớt một số bài nói về vị trí xã hội của nam giới, thay vào đó các bài nói về vai trò nam giới trong gia đình.
- Các tính từ chỉ sự vụng về, nghịch ngợm, ngỗ ngược đều dành cho nam giới. Điều này tạo nên cái nhìn kì thị với tính cách của phái nam. Tôi nghĩ nên bớt một số bài nói tới nam giới với tính cách này, hoặc nếu có thì nói đối tượng giới tính chung chung, không chỉ rõ đó là phái nam.
Tôi hi vọng với những đóng góp trên, việc biên soạn SGK Tiếng Việt tiểu học sắp tới sẽ đảm bảo sự bình đẳng ngôn ngữ hơn cho phái nữ và phái nam.