1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú và một số đáp ứng về nguồn lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh kon tum giai đoạn 2012 2016

95 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

Bệnh viện Bộ y tế Bệnh nhân Cán bộ viên chức Chuyên khoa Công suất sử dụng giường bệnh Điều dưỡng Điều trị nội trú Điều trị trung bình Hồ sơ bệnh án Mô hình bệnh tật Người bệnh Nghiên cứ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN QUANG VINH

MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN NỘI TRÚ

VÀ MỘT SỐ ĐÁP ỨNG VỀ NGUỒN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM

GIAI ĐOẠN (2012 -2016)

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN QUANG VINH

MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN NỘI TRÚ

VÀ MỘT SỐ ĐÁP ỨNG VỀ NGUỒN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM

GIAI ĐOẠN (2012-2016)

LUẬN VĂN CK II TCQLYT

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS ĐẶNG TUẤN ĐẠT

HÀ NỘI-2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trường Đại học Y

tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Với tất cả tình cảm chân thành nhất, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn

tới GSTS Đặng Tuấn Đạt và cô giáo Chu Huyền Xiêm - Thầy, cô đã giúp đỡ tôi

từ khi xây dựng đề cương nghiên cứu, viết đề cương, chia sẻ thông tin và hoàn thành luận văn này Kiến thức, học thuật, sự tận tình trong giảng dạy của thầy đã giúp tôi có được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Bệnh đa khoa tỉnh Kon Tum, Phòng Kế hoạch tổng hợp nơi tôi tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hướng dẫn và tham gia vào nghiên cứu này

Xin cảm ơn tất cả các bạn trong lớp chuyên khoa II Tây Nguyên khóa I đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong hai năm học qua

Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất

cả các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là những ai quan tâm đến lĩnh vực này

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Quang Vinh

Trang 4

MỤC LỤC Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ……… 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……… 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………

1.1 Mô hình bệnh tật 1.2 Một số khái niệm về mô hình bệnh tật Các yếu tố tác động đến mô hình………

1.3 Vai trò của MHBT trong hoạch định CSYT………

1.4 Các loại MHBT trên thế giới………

1.5 Mô hình bệnh tật tại Việt Nam………

1.6 Đặc điểm mộ số bệnh cụ thể………

1 Một số thông tin về nguồn lực Y tế tại BV tỉnh Kon Tum………

2 Sơ đồ khung lý thuyết………

4 4 4 6 6 8 10 14 15 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu………

2.2 Đia điểm và thời gian nghiên cứu………

2.3 Phương pháp nghiên cứu………

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu………

2.5 Phương pháp thu thập số liệu………

2.6 Khái niệm thước đo, tiêu chuẩn đánh giá………

2.7 Phương pháp phân tích số liệu………

2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………

2.9 Hạn chế của nghiên cứu, sai số, biện pháp khắc phục…………

20 20 20 20 20 21 22 23 23 23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………

3.1 Mô hình bệnh tật trong giai đoạn 5 năm………

3.2 Sự thay đổi cơ cấu mô hình bệnh tật………

3.3 Đáp ứng một số nguồn lực Y tế của BV tỉnh Kon Tum………

24 24 42 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………

4.1 Đặc điểm người bệnh điều trị nội trú………

4.2 10 chương bệnh phổ biến nhất trong 21 chương………

52

52

54

Trang 5

4.3 BN ĐTNT phân loại theo ICD-10………

4.4 Tình hình tử vong trong giai đoạn (2012-2016) BV tỉnh Kon Tum

4.5 Một số đáp ứng về nhu cầu nguồn lực………

57

59

61

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN………

5.1 MHBT của BV đa khoa tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2016……

5.2 Tình hình tử vong tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum 2012-2016……

5.3 Đặc điểm diện khám bệnh tại BV tỉnh Kon Tum 2012-2016

5.4 Đáp ứng nguồn lực tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum 2012-2016

Trang 6

Bệnh viện

Bộ y tế Bệnh nhân Cán bộ viên chức Chuyên khoa Công suất sử dụng giường bệnh Điều dưỡng

Điều trị nội trú Điều trị trung bình

Hồ sơ bệnh án

Mô hình bệnh tật Người bệnh Nghiên cứu định tính Trung bình

Trang thiết bị Y tế

Tử vong

Y học nhiệt đới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG TRONG NGHIÊN CỨU

3.1 Tình hình chung về khám chữa bệnh……… 24

3.2 Mô tả lượt người bệnh vào BV điều trị theo khoa……… 25

3.3 Đặc điểm về diện khám chữa bệnh……… 26

3.4 Đặc điểm về tình trạng nhập viện ……… 26

3.5 Bệnh nhân nhập viện ĐTNT xếp theo 21 chương bệnh theo (ICD-10) 27

3.6 Xu hướng 10 chương bệnh phổ biến nhất vào viện KCB trong 5 năm… 28 3.7 Xu hướng 10 bệnh thường gặp……… 29

3.8 Mô tả 10 bệnh phổ biến nhất trong CB “chửa đẻ, sau đẻ”……… 30

3.9 Mô tả 10 bệnh phổ biến nhất trong CB “nhiễm khuẩn,KSV” 31 3.10 Mô tả 10 bệnh phổ biến nhất trong CB H tuần hoàn……… 32

3.11 Mô tả 10 bệnh phổ biến nhất trong CB H hô hấp……… 33

3.12 Mô tả 10 bệnh phổ biến nhất trong CB H tiêu hóa……… 34

3.13 Mô tả 10 bệnh phổ biến nhất trong CB: CX, và MLK……… 35

3.14 Mô tả 10 bệnh phổ biến nhất trong CB CT-NĐ……… 36

3.15 Tỷ lệ NB ĐTNT phân theo nhóm tuổi trong 5 CB mắc phổ biến nhất… 37 3.16 Tỷ lệ BN ĐTNT phân bố theo giới tính qua các năm……… 38

3.17 Tỷ lệ BN ĐTNT phân bố theo NT qua các năm trong 21 CB………… 39

3.18 Tổng số ngày điều trị qua các năm phân theo giới tính……… 39

3.19 Bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú bị TV trước 24h qua các năm… 40

3.20 Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện ĐTNT TV phân theo nhóm tuổi………… 40

3.21 Tỷ lệ tử vong trong 5 CB có số mắc phổ biến nhất trong 5 năm ……… 41

3.22 Năm chương bệnh mắc phổ biến NC này tại Tại BVĐK tỉnh Kon Tum 42 3.23 Giường bệnh và công suất sử dụng giường bệnh……… 43

3.24 Đáp ứng về trang thiết bị……… 45

3.25 Thiết bị được mua sắm để đáp ứng với xu hướng thay đổi MHBT…… 47

3.26 Thống kê nhân lực số BS và sau đại học chuyên ngành Y……… 48

3.27 Nhân lực chuyên khoa sâu đang được đào tạo hoặc nhận mới………… 49

3.28 Mô tả tình hình nhân lực điều trị và chăm sóc người bệnh……… 50

3.29 Mô tả tình hình đáp ứng nhân lực theoTT 08/TTLT-BYT-BNV……… 51

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG NGHIÊN CỨU

3.1 Tỷ lệ BN tử vong phân bố theo giới tính qua các năm 38

Trang 9

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu: “Mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú và một số

đáp ứng về nguồn lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2016”

Với mục tiêu: Mô tả mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viên tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2016 Đồng thời phân tích một số đáp ứng về nguồn lực y tế với sự thay đổi của mô hinh bệnh tật

* Để giải quyết 2 mục tiêu trên chúng tôi tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng (hồi cứu số liệu thứ cấp trên phần mềm quản lý bệnh viện Medisoft 2003), đồng thời kết hợp với nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu các đối tượng: Ban giám đốc bệnh viện, trưởng/phó phòng tổ chức cán bộ, Vật tư trang thiết bị y

tế, và trưởng /phó một số khoa Lâm sàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy chương bệnh “chửa đẻ và sau đẻ” có BN ĐTNT chiếm tỷ lệ cao nhất (24,02%) trong số 21 chương bệnh, tiếp theo là chương bệnh “Chấn thương ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài,” (15,23%) Thấp nhất là dị tật, dị dạng bẩm sinh, bất thường NST (0,28%)

Kết quả sự đáp ứng về nguồn lực để đổi phó với mô hình bệnh tật như sau:

- Trang thiết bị: TTBYT mới đầu tư: Máy sinh hóa miễn dịch, Siêu âm tim màu 4 chiều, Máy đo chức năng HH, máy đo điện não, máy X quang kỹ thuật số

- Đáp ứng về cơ sở hạ tầng:

+ Cải tạo nâng cấp , cơi nới, xây dựng thêm 1 khu cao tầng diện tích

>600m2: Đáp ứng cho sự tăng lên của các bệnh: Biến chứng khác của chửa đẻ ,

Đẻ 1 thai tự nhiên, các vết thương xác định, không xác định khác nhiều nơi trên

cơ thể, Viêm phổi …

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mô hình bệnh tật của một quốc gia, hay một địa phương, một cộng đồng là

sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình Kinh tế - Xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó Việc xác định mô hình bệnh tật giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu tư cho công tác phòng, chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ thấp tỷ lệ, bệnh tật, tử vong cho cộng đồng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân Xã hội ngày càng phát triển, cộng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mô hình bệnh tật cũng đã thay đổi Việc nghiên cứu mô hình bênh tật là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trên nhiều mặt đặc biệt là trong công tác phòng, chống bệnh, là cơ sở khoa học để giúp cho bệnh viện chủ động trong việc xây dựng kế hoạch cũng như các giải pháp để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch về chuyên môn nghiệp vụ

Quản lý bệnh viện và nhất là trong nghiên cứu những vấn đề của Y tế công cộng, việc đánh gía mô hình là mục tiêu quan trọng nhất liên quan đến việc xây dựng các chiến lược y tế, đây còn là việc cần thiết cho công tác điều trị, giúp cán

bộ của ngành y tế nâng cao năng lực quản lý bệnh tật một cách sát thực [14]

Đên nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình bệnh tật, tử vong, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tại BV Kon tum đề cập đến xu hướng bệnh tật

và sự đáp ứng nguồn lực đối với bệnh tật

Bệnh viện Kon Tum được thành lập năm 1990 sau khi tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum từ một Bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô nhỏ, trang thiết bị y tế nghèo nàn, lạc hậu; trải qua nhiều giai đoạn, vượt qua thời gian bao khó khăn, nhờ sự quan tâm của Ngành chủ quản, các cấp Chính quyền đã dần từng bước phát triển, rút ngắn khoảng cách về mọi mặt so với các bệnh viện tuyến tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và lân cận Đến nay là một bệnh viện tuyến tỉnh hạng II với quy mô 500 giường bệnh, phấn đấu trở thành Bệnh viện hạng I trực thuộc tỉnh vào năm 2020

Trang 11

Trong nhiều năm qua, trung bình mỗi năm thực hiện được hơn 25.000 lượt điều trị nội trú, hơn 145.000 lượt điều trị ngoại trú, 8000 lượt phẫu thuật… tất cả đều đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao, thực hiện nhiều kỹ thuật khó,

kỹ thuật tuyến trên, kỹ thuật mới giúp người bệnh hạn chế chuyển tuyến, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh nhà, tiết kiệm chi phí cho gia đình khi phải chăm nuôi người nhà tại bệnh viện tuyến trên

Tuy nhiên so với mặt bằng chung của khu vực thì bệnh viện Kon Tum thực trạng cơ sở vật chất xuống cấp, hệ thống xử lý nước và rác thải đầu tư chưa đầy đủ, thiếu bác sĩ, trang thiết bị đã cũ… hiện Bệnh viện đa khoa tỉnh phải đối diện với nhiều khó khăn Vì vậy, để thực hiện tốt khám chữa bệnh và phòng bệnh chúng ta cần phân tích được sự đáp ứng về nguồn lực tại bệnh viên là hết sức cần thiết; giúp cung cấp cơ sở dự liệu tin cậy, những thông tin cần thiết cho Ban giám đốc bệnh viện tỉnh Kon Tum đưa ra những hoạch định chiến lược về phát triển chuyên môn của bệnh viện trong tổ chức điều trị và dự phòng bệnh cho cộng đồng, bên cạnh đó các bộ phận trong bệnh viện có cơ sở dữ liệu làm căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn lực như: nhân lực, trang thiết bị, dược, cơ sở vật chất cho giai đoạn tiếp theo để phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị được tốt hơn trong khi vẫn đảm bảo được cam kết với Bộ y tế về việc chống quá tải bệnh viện với hiệu quả cao nhất

Với các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu

“Mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú và một số đáp ứng về nguồn lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2016”

Trang 12

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viên tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2016

2 Phân tích một số đáp ứng về nguồn lực y tế với sự thay đổi của mô hinh bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2016

Trang 13

cơ sở xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho cộng đồng đó [32] Thống kê bệnh tật và tử vong tại bệnh viện thể hiện trình độ, khả năng chẩn đoán, phân loại người bệnh theo các chuyên khoa để đảm bảo điều trị

có hiệu quả, thực chất là khả năng đảm bảo phục vụ, chăm sóc người bệnh của bệnh viện bởi lẽ có phân loại chẩn đoán đúng mới có thể tiên lượng, điều trị đúng

và có hiệu quả kinh tế cao: Giảm tỷ lệ tử vong, tiết kiệm chi phí thuốc men và các phương tiện khác Thống kê bệnh tật và tử vong là đặc thù riêng của ngành y tế và

là nội dung quan trọng của quản lý bệnh tật và tử vong [7],[31],[34]

1.1.2 Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) và Bảng phân bệnh của BYT

1.1.2.1 Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X(ICD-10)

Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin y

tế, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật Qua nhiều lần hội nghị, cải biên, đã chính thức xuất bản Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X vào năm 1992 Bảng phân loại này được tổ chức y tế thế giới triển khai xây dựng từ tháng 09 năm 1983 Toàn bộ danh mục được xếp thành hai mươi mốt chương bệnh, ký hiệu từ I đến XXI theo các nhóm bệnh:

Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

Chương II: Khối u (Bướu tân sinh)

Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn LQ cơ chế miễn dịch

Trang 14

Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa

Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi

Chương VI: Bệnh của hệ thần kinh

Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ

Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm

Chương IX: Bệnh của hệ tuần hoàn

Chương X: Bệnh hệ hô hấp

Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa

Chương XII: Bệnh da và mô dưới da

Chương XIII: Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết

Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục

Chương XV: Chửa, đẻ và sau đẻ

Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ sơ sinh

Chương XVII: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể

Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không phân loại ở nơi khác

Chương XIX: Chấn thương, NĐ và một số hậu quả khác do NN bên ngoài

Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong

Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc DV y tế

- Bộ mã ICD -10 gồm 04 ký tự:

+ Ký tự thứ nhất (Chữ cái): Mã hóa chương bệnh

+ Ký tự thứ hai (Số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh

+ Ký tự thứ ba (Số thứ hai): Mã hóa tên bệnh

+ Ký tự thứ tư (Số thứ ba): Mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của nó.[6],[10]

Trang 15

1.1.2.2 Bảng phân loại bệnh của Bộ y tế

Vì một số lý do về phương diện thống kê, tính chuẩn xác trong chẩn đoán

và để ứng dụng trong phạm vi cả nước, năm 1998 Bộ y tế tạm thời sử dụng bộ mã

03 ký tự, hay nói cách khác là tạm thời thống kê và phân loại đến tên bệnh Với cách phân loại này, có tổng cộng 312 bệnh được ký hiệu từ 001 đến 312 [6],[46],

1.2 Các yếu tố tác động đến mô hình bệnh tật

Đó chính là các yếu tố tác động đến mô hình bệnh tật và tử vong, cũng chính là các yếu tố tác động đến sức khỏe Chúng được chia thành các yếu tố có thể biến đổi được và không biến đổi được

- Những yếu tố không thể biến đổi gồm: Tuổi, giới tính, di truyền

- Những yếu tố có thể biến đổi gồm:

+ Các yếu tố cấu trúc thấp: Hòa bình, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, công bằng

+ Các yếu tố cấu trúc cao: Khẩu phần ăn, nước sạch, nhà cửa, y tế, giáo dục + Các yếu tố thuộc về lối sống: Thuốc lá, rượu, tình dục, ma túy, lạm dụng thuốc và các mạng lưới xã hội

1.2.1 Tuổi giới tính và yếu tố di truyền

Tuổi và giới tính là một trong những quyết định cơ cấu dân số của một khu vực Về mặt bệnh tật, từng nhóm tuổi có những bệnh lý đặc thù riêng Sơ sinh với các bệnh lý đặc thù như uốn ván, nhiễm trùng sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng Các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành và các bệnh lý ung thư thương tăng theo tuổi…Các biến chứng chửa, để và sau khi đẻ là bệnh lý đặc trưng của phụ nữ tuổi sinh đẻ, trong khi đó nhồi máu cơ tim chỉ xảy

ra ở phụ nuwcx tiền mãn kinh, Như vậy cấu trúc dân số khác nhau giữa các khu vực là một trong những yếu tố làm khác biệt về mô hình bệnh tật và tử vong giữa các khu vực đó

Yếu tố di truyền nói rộng ra là chủng tộc và nòi giống cũng có tác động đến cơ cấu bệnh tật Ngày nay người ta phát hiện ra rất nhiều loại bệnh có liên

Trang 16

quan ít nhiều đến yếu tố di truyền như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì… [15], [22]

1.2.2 Các yếu tố cấu trúc thấp

Hòa bình ổn định chính trị, kinh tế phát triển, làm giảm đói nghèo từ đó giảm đi các bệnh tật: Suy dinh dưỡng, các bệnh nhiễm khuẩn (Tiêu chảy , lao ) Kết quả nghiên cứu của Viện dinh dưỡng và nhiều tác giả cho thấy dựa theo phân loại quốc tế, hiện nay có khoảng 50% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu dinh dưỡng Tỷ lệ này thay đổi theo vùng sinh thái và điều kiện kinh tế, xã hội [21] Mặt khác kinh tế phát triển còn gây biến đổi về môi trường làm gia tăng bệnh do

ô nhiễm như bệnh đường hô hấp, bệnh nghề nghiệp, các sang chấn về bệnh tâm thần kinh…

1.2.3 Các cấu trúc cao

Ăn uống cần thiết cho sức khoe đó là một chân lý hiển nhiên Nhờ các phát hiện của dinh dưỡng học, người ta lần lượt biết trong thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể đó là các chất: protein, lipit các vitamin, cac khoáng chất và nước [24] Do đó khẩu phần ăn khác nhau cũng quy định các bệnh đặc trưng khác nhau, Bệnh Scorbut do thiếu vitamin C đã lấy đi sinh mạng

100 người trong số 160 thủy thủ theo Vasco de Gama tìm đường sang phương Đông, bệnh viêm da Pellagra hay gặp ở vùng ăn toàn ngô do thiếu vitamin PP, thiếu nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt [18], [24], những thói quen ăn uống có hại như ăn quá mặn, ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt và rượu bia… đó là những yếu tố nguy hại thúc đẩy sự phát sinh, phát triển của bệnh tăng huyết áp [22]

1.2.3 Các yếu tố thuộc về lối sóng

Ngày cáng được quan tâm vì những lợi ích to lớn của nó trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như làm giảm tử vong của nhiều bệnh Thuốc lá được khẳng định là nguyên nhân ung thư của các bệnh về hô hấp, làm tăng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [8], [12] Rượu với số lượng thích hợp giúp cho tiêu hóa tốt,

Trang 17

nhưng ở số lượng vượt quá có thể dẫn đến bệnh gan, sa sút về tinh thần và đặc biệt còn là nguồn gốc của tai nạn giao thông Lối sống buông thả về tình dục, nghiên ma túy là người bạn đường chung thủy của nhiễm HIV/AIDS Một đại dịch của thế giới hiện nay, ngươi ta còn làm tăng các bệnh lây truyền nguy hiểm khác như: Viêm gan B, lậu, giang mai,,,

1.3 Vai trò của mô hình bệnh tật trong hoạch định các chính sách y tế và quản lý công tác chuyên môn bệnh viện

1.3.1 Vai trò của mô hình bệnh tật trong xây dựng kế hoạch y tế

Nguồn tài chính cho sức khỏe còn hạn chế chủ yếu từ nguồn ngân sách, vì thế xây dựng kế hoạch đầu tư cho y tế cần phải xem xét đến hiệu quả của mỗi đơn

vị đầu tư Trong hoạch định chính sách y tế thường quan tâm tập trung đến vấn đề sức khỏe chính của cộng đồng Để xác định các vấn đề sức khỏe cộng đồng thường dựa vào gánh nặng bệnh tật, tử vong theo cách tính DALY dựa vào tỷ lệ mới mắc, tử vong của bệnh đó trong cộng đồng [34],[46],[17] Do vậy mô hình bệnh tật của BV phục vụ cho cộng đồng có vai trò quan trọng trong quản lý y tế

1.3.2 Vai trò của mô hình bệnh tật trong quản lý bệnh viện

Quản lý chuyên môn trong bệnh viện là sử dụng mọi nguồn lực của bệnh viện để thực hiện tốt công tác khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn, điều trị và chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất, thực hiện tính công bằng trong khám chữa bệnh

Xây dựng kế hoạch bệnh viện căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu của người bệnh, tình hình trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất và trình độ của cán bộ là quan trọng nhất

1.4 Các loại mô hình bệnh tật trên thế giới

Thường có 3 mô hình:

- MHBT ở các nước chậm phát triển: Bệnh NT chiếm TL cao: Hình thái A

- MHBT ở các nước đang phát triển: Bệnh NT chiếm tỷ lệ thấp, bệnh mãn tính và không NT là chủ yếu Hình thái B

Trang 18

- MHBT ở các nước phát triển: Bệnh tim mạch, đái tháo đường và bệnh lý người già là chủ yếu Hình thái C Đặc điểm bệnh tật ở các nước phát triển là chủ yếu rơi vào nhóm tuổi đã quá tuổi lao động, là người già, tình trạng thiếu dinh dưỡng không phải là vấn đề quan trọng Quan, các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có

tỷ lệ rất thấp, ngược lại bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư là các bệnh có

tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu Trong khi đó ở các nước đang phát triển, bệnh tật chủ yếu rơi vào nhóm tuổi còn rất trẻ, đang trong độ tuổi lao động sản xuất Tình trạng thiếu dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao và là vấn đề sức khỏe quan trọng chủ yếu của quốc gia Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng chiếm tỷ lệ lớn trong khi đó các bệnh thoái hóa, ác tính lại có tỷ lệ thấp hơn Về tử vong nguyên nhân chính là tim mạch, thiếu máu cục bộ cơ tim, tiếp đến là nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp dưới ở trẻ dưới 5 tuổi Bệnh mạch máu não, tiêu chảy dưới 5 tuổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao, sốt rét [5],[19],[31],[17],

Tình hình bệnh và tử vong trên thế giới theo WHO báo cáo 2002 là 6,122 tỷ người

- Tử vong không lây nhiễm chiếm tỷ lệ cao (58,5%) hơn bệnh lây (32,5%), tai nạn thương tích có tỷ lệ thấp (9,0%)

Trang 19

- U ác tính đứng hàng thứ 3 (12,60%) kế tiếp là bệnh mạch máu não (9,40%)

1.5 Mô hình bệnh tật Tại Việt Nam

1.5.1 Đặc diểm chung

Đặc điểm của bệnh tật và tử vong ở Việt Nam vừa mang tính chất của một nước có thu nhập thấp lại vừa bắt đầu mang tính chất của một nước công nghiệp, các bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng như: NKHHCT, tiêu hóa, sốt rét và các bệnh lây nhiễm có tỷ lệ mắc hàng đầu [18] Các bệnh không lây như tim mạch huyết

áp, tai nạn thương tích, ngộ độc đã xuất hiện với tỷ lệ cao và ngày càng tăng

Theo thống kê của Bô Y tế vào năm 2002 thì cơ cấu bệnh tật và tử vong theo chương bệnh (ICD 10) các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng vẫn chiếm vị trí cao nhất [9,[10],[53]

Tuy nhiên tại Hội nghị chuyên đề về công tác y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết nếu như trước kia chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng thì nay mô hình bệnh tật

đã hoàn toàn thay đổi: chỉ có 27% là các bệnh do vi trùng gây nên, có đến 62% các bệnh không phải do vi trùng (các bệnh lây nhiễm do siêu vi trùng)

- Mô hình bệnh tật nước ta đan xen giữa bệnh nhiễm trùng và không nhiễm trùng, bệnh cấp tính và bệnh mãn tính Xu hướng bệnh không nhiễm trùng và mãn tính ngày càng cao Nguyên nhân biến đổi này là:

+ Phát triển xã hội với xu thế công nghiệp hóa tạo ra nhiều ngành nghề và

đó là các bệnh nghề nghiệp; đô thị hóa làm tăng tai nạn giao thông, các tai nạn lao động, sinh hoạt chấn thương và ngộ độc Sự buông lỏng quản lý gây các bệnh ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật, ngộ độc thực phẩm Ô nhiễm môi trường gia tăng các bệnh ung thư, bụi phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Trang 20

+ Thống kê của WHO thì tuổi thọ trung bình người Việt Nam đã tăng nhiều, do vậy tỷ lệ bệnh tim mạch, thoái hóa khớp cũng tăng

Mức sống người dân càng cao làm cho các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp gia tăng Hội chứng chuyển hóa và tai biến mạch não, mạch vành cũng tăng theo

+ Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em đã giảm nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng, nhưng tình hình lao và bạn đồng hành HIV/AIDS tiếp tục gia tăng

+ Bệnh suy dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến

Theo thống kê Bộ y tế

Tình hình các bệnh lây nhiễm đã giảm rõ rệt, dân số đang lão hóa nhanh; những bệnh lây nhiễm mới như HIV/AIDS và các loại dich bệnh mới tiềm tàng như cúm gia cầm, Cúm A H5N1 và Cúm A H1N1 (2009) có khả năng tác động mạnh tới xu hướng này trong 5 - 10 năm tới [3],[9],[17],[30]

1.5.2 Mô hình bệnh tật tại các bệnh viện

Mười bệnh mắc cao nhất tính trên 100.000 dân theo số liệu thống kê năm

1976, 1980, 1995, 2002 xu thế bệnh chuyển dần từ bệnh nhiễm khuẩn, KST là cao nhất, đến năm 1995 đã thấy xuất hiện 10 bệnh mắc cao nhất: Tai nạn thương tích, tai biến mạch máu não…nghĩa là bệnh tật chuyển dần từ nhiễm khuẩn, KST, SDD sang bệnh tổn thương do tai nạn, bệnh về tim mạch, đái tháo đường - Là mô hình như các nước phát triển [9],[30],[32],[44]

Trang 21

Bảng 2 Mười bệnh mắc cao nhất trong toàn quốc (Niên giám thống kê 2014)

Đơn vị tính trên 100.000 dân

- Trong mười bệnh mắc cao nhất trong toàn quốc thì có bệnh tăng huyết áp nguyên phát đứng đầu (603/100.000 dân)

- Sau đó đến bệnh do tai nan lao động và giao thông

Bảng 3 Mười bệnh mắc cao nhất của Tây Nguyên (Niên giám thống kê 2014)

Đơn vị tính trên 100.000 dân

Trang 22

186 Bệnh của ruột thừa 161

184 Viêm dạ dày và tá tràng 155

- Trong 10 bệnh gặp nhiều nhất tại Tây Nguyên thì có bệnh viêm họng và viêm Amidan chiếm tỷ lệ cao nhất (569/100.000 dân)

- Sau đó đến các bệnh viêm phổi

Bảng 4 Mười bệnh chết cao nhất trong toàn quốc [9]

Đơn vị tính trên 100.000 dân

278 Thương tổn do chấn thương trong sọ 1,32

169 Các bệnh viêm phổi 1,32

150 Rối loạn dẫn truyền và loạn nhịp tim 0,78

145 Tăng huyết áp nguyên phát 0,65

017 Nhiễm khuẩn huyết 0,65

179 Bệnh khác của bộ máy hô hấp 0,60

Bảng 5 Mười bệnh chết cao nhất của Tây Nguyên [9]

Đơn vị tính trên 100.000 dân

145 Tăng huyết áp nguyên phát 6,95

274 Gãy các phần khác của chi: do LĐ và GT 5,77

Trang 23

148 Bệnh tim thiếu máu cục bộ khác 2,04

169 Các bệnh viêm phổi 1,74

017 Nhiễm khuẩn huyết 1,48

278 Thương tổn do chấn thương trong sọ 1,32

179 Bệnh khác của bộ máy hô hấp 0,92

Nhận xét:

- Hen chết chiếm tỷ lệ cao nhất tại Tây Nguyên (16,47%)

- Sau đó đến bệnh Tăng huyết áp nguyên phát, tiếp theo là những tai nạn do lao động và tai nạn giao thông

1.6 Đặc điểm một số bệnh cụ thể

Tai nan giao thông: Chấn thương có chủ định và không chủ định là một trong

những vấn đề sức khỏe lớn của tất cả các nước trên thế giới Theo thống kê của WHO vào năm 1998 chấn thương trên toàn thế giới chiếm 16% tổng gánh nặng bệnh tật và trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 trường hợp tử vong do chấn thương gây ra Bên cạnh những trường hợp tử vong do chấn thương còn nhiều trường hợp chấn thương đã để lại tàn tật vĩnh viễn Ở các nước đang phát triển , chấn thương là một trong những nguyên nhân chính của tàn tật và tử vong Người ta đã tổng kết hàng năm có khoảng 5,5 triệu người chết, 78 triệu người tàn tật vĩnh viễn Thương tích là nguyên nhân xếp hàng thứ 4 trong số những nguyên nhân gây chết người, gây thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷ USD (chiếm 5-6% tổng GNP) [5],[9],[10]

Các bệnh viêm phổi: Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do tình trạng thương

tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) như phổi bị viêm, mà chủ yếu ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác

Trang 24

nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại

Các triệu chứng thường gặp như cảm, đau ngực, sốt, và khó thở

Viêm phổi ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên toàn cầu mỗi năm, và làm khoảng 4 triệu tử vong, hầu hết là ở thế giới thứ 3 Trong thế kỷ 19, viêm phổi đã được William Osler xem là "the captain of the men of death", sự ra đời của điều trị kháng sinh và vắc-xin trong thế kỷ 20 đã cứu rất nhiều người Tuy vậy, ở các nước đang phát triển, và trong số người rất già, rất trẻ, và bệnh mãn tính, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu

Bệnh phổi mạn tính: Tỷ lệ hiện mắc ước tính với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

là 4,2% và với hen phế quản là 3,9% và đang có xu hướng tăng lên do ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do khói bụi sinh hoạt, sản xuất và lưu thông

Đái tháo đường: Tỷ lệ mắc đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở lứa

tuổi 30 – 69 tuổi trên toàn quốc tăng nhanh hơn dự báo, tăng xấp xỉ gấp đôi trong vòng 10 năm từ 2002 – 2012 Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết trung ương trên hơn 11 000 người trong độ tuổi 30 – 69 trên toàn quốc cho thấy có 5,42% mắc đái tháo đường [24] Dự báo mỗi năm sẽ có thêm khoảng 88 000 người mắc mới, đưa số bệnh nhân mắc đái tháo đường lên 3,42 triệu người vào năm 2030

Tăng huyết áp: Bên cạnh sự phát triển nền kinh tế thị trường và xã hội công

nghiệp hóa thì các loại bệnh tật của một nước phát triển cũng dần dần xâm nhập vào xã hội nước ta Bệnh THA là một trong những loại bệnh đang ngày cang gia tăng Tần suất mắc THA trong cộng đồng rất cao ở nhiều nước phát triển Tại Hoa

kỳ theo điều tra sức khỏe và dinh dưỡng năm 1988 -1991 có 20,4% người trưởng thành bị THA, tại Pháp năm 1994 là 41%, tại Canada năm 1995 là 225…Tại Việt Nam hai công trình nghiên cứu về THA của tác giả: Đặng Văn Chung (1960), Trần Đỗ Minh và cộng sự (1992) cách nhau khoảng 30 năm cho thấy tần suất mắc THA từ 2-3% tăng lên đến 11,7% Năm 1999 Phạm Gia Khiêm và cộng sự đã tiến

Trang 25

hành điều tra THA ở quần thể người trưởng thành (>16 tuổi) tại Hà Nội cho thấy tần suất THA đã tăng cao tới 16,05%

THA gây ra tai biến: những người 50-60 tuổi với huyết áp tâm trương 85mmHg,

tỷ vong 6,3%, với huyết áp tâm trương trên 104mmHg thì tỷ lệ tử vong 15,3% THA nguyên phát là bệnh của thời đại văn minh Có lẽ THA nguyên phát chỉ gặp

ở loài người Bệnh này có liên quan đén sự phát triển công nghiệp, đô thị và nhịp sống căng thẳng Bệnh cũng thường gặp ở các nước phát triển có mức sống cao Việc tiêu thụ nhiều muối cũng là nguyên nhân quan trọng làm THA Các yếu tố tâm lý xã hội gây tình trạng căng thẳng cũng tạo điều kiện cho THA phát triển Bệnh thường gặp ở những gia đình có huyết áp cao hơn những gia đình có huyết

áp bình thường

Sốt xuất huyết Dengue và sốt Dengue: Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là

bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 Vi rút truyền từ người bệnh

sang người lành do muỗi đốt Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền

bệnh chủ yếu

Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong

Bệnh sốt dengue thường bùng nổ thành những vụ dịch, chủ yếu ở người lớn, đôi khi làm cho hàng chục ngàn người bị nhiễm bệnh và thường xảy ra ở các thành phố Bệnh bắt đầu bằng sốt đột ngột, kéo dài khoảng một tuần lễ hoặc hơn; gây đau đầu, đau cơ, đau khớp và nổi mẩn Bệnh ít khi dẫn tới tử vong và thường lưu hành ở hầu hết các nước nhiệt đới kể cả ở một số vùng cận nhiệt đới Bệnh có thể xảy ra ở cả thành thị và nông thôn nếu có sự hiện diện của loài muỗi truyền bệnh thích hợp

Trang 26

Bệnh dengue sốt xuất huyết còn được gọi gọn là bệnh sốt xuất huyết, một bệnh nguy hiểm, thường xảy ra ở vùng Đông Nam Á và gần đây bệnh cũng thấy xuất hiện ở Nam Mỹ và Nam Thái Bình Dương Bệnh hay xảy ra ở trẻ em, bắt đầu bằng sốt cao, đau đầu, khó thở và đau bụng Dấu hiệu xuất huyết nội tạng cũng thường thấy Hội chứng sốc sốt xuất huyết có thể xảy ra do mất máu và tụt huyết

áp Nếu không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời; có khoảng 50% trường hợp sốc có thể bị tử vong nhưng tỷ lệ chung từ 5-10%

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh sốt dengue và bệnh sốt xuất huyết mặc dù

đã có nhiều nỗ lực của các nhà khoa học để tìm ra loại vắc-xin này Bệnh cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu Vì vậy đối với những bệnh nhân có hội chứng sốc cần được nhanh chóng truyền dịch, truyền máu, huyết tương khi cần thiết và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn [7],[19],[23],[39],[53]

2 Một số thông tin về nguồn lực y tế tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum

Bệnh viện Kon Tum được thành lập năm 1990 khi tách tỉnh Giai Lai - Kon Tum , từ một Bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô nhỏ, trang thiết bị y tế nghèo nàn, lạc hậu; trải qua nhiều giai đoạn, vượt qua thời gian bao khó khăn, nhờ sự quan tâm của Ngành chủ quản, các cấp Chính quyền đã dần từng bước phát triển, rút ngắn khoảng cách về mọi mặt so với các bệnh viện tuyến tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và lân cận Đến nay là một bệnh viện tuyến tỉnh hạng II với quy mô 480 giường bệnh kế hoạch, đến năm 2020 giường bệnh thực kê là 750, phấn đấu trở thành Bệnh viện hạng I trực thuộc tỉnh vào năm 2020 Trong những năm qua, Bệnh viện tỉnh nhờ sự đoàn kết của tập thể Lãnh đạo, các Đoàn thể và toàn thể CBVC-NVYT thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó là chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, là nơi mà mọi tầng lớp nhân dân gửi gắm sức khỏe, tính mạng khi gặp hoạn nạn ốm đau …[3],[33]

Trang 27

Sơ đồ tổ chức BV đa khoa tỉnh Kon Tum:

Trang 28

3 Sơ đồ khung lý thuyết:

Giải thích khung lý thuyết:

- MHBT, TV là bức tranh về bệnh tật, tử vong qua các năm 2012-2016

+ Về đặc điểm của bệnh như: độ tuổi bị bệnh, tuổi trung bình của bệnh, tỷ lệ giới tính mắc/TV , tỷ lệ tử vong trước 24h…qua các năm từ 2012 -2016

+ Về kết quả điều trị: theo ngày điều trị trung bình và kết quả điều trị khi ra viện (khỏi, đỡ/giảm, nặng hơn, tử vong)

- Đáp ứng nguồn lực: Là khả năng đáp ứng về nhân lực, vật lực, tài lực… tuy nhiên trong giới hạn của nghiên cứu, chúng tôi chỉ xem xét yếu tố khả năng đáp ứng về nhân lực, trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng

TV tại BV

đa khoa Kon Tum trong giai đoạn 2012-

2016

Đáp ứng nguồn lực

Trang thiết bị

y tế, cơ sở vật chất

Nhân lực Tài chính

Trang 29

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Là thông tin HSBA của người bệnh nội trú đã xuất viện trên phần mềm quản lý

bệnh viện Medisoft 2003, trong giai đoạn 2012-2016

- Số liệu thứ cấp: Các báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê bệnh viện hàng năm, văn bản liên quan đến nhân lực, đào tạo, trang thiết bị, … của bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum được ban hành và có hiệu lực trong giai đoạn 2012-2016

- Ban giám đốc bệnh viện, trưởng/phó phòng tổ chức cán bộ, Vật tư trang thiết bị

y tế, và trưởng /phó một số khoa Lâm sàng

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những thông tin bệnh án của người bệnh điều trị tại bệnh viện đa khoa Kon Tum không nằm trong giai đoạn nghiên cứu

- Người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum

- Những hồ sơ ở cấp độ bảo mật

- Những mã chẩn đoán không có trong ICD - 10

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, thời gian từ 5/2017-9/2017

2.3 Phương pháp nghiên cứu:

- Kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng hồi cứu số liệu thứ cấp với phương pháp nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Nghiên cứu định lượng:

- Toàn bộ HSBA của người xuất viện trong giai đoạn 2012-2016 sau khi đã đối chiếu với các tiêu chuẩn loại trừ

- Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú trong 5 năm là: 129.079

- Kể từ năm 2012 bệnh viện đã tin học hoá sử dụng phần mềm Medisoft 2003

Trang 30

2.4.2 Nghiên cứu định tính:

Chọn mẫu có chủ đích

Phỏng vấn sâu: 6 người:

+ Lãnh đạo bệnh viện phụ trách chuyên môn: 01người

+ Lãnh đạo bệnh viện phụ trách hậu cần: 01 người

+ Trưởng/phó phòng Tổ chức cán bộ: 01 người

+ Trưởng/phó phòng Vật tư trang thiết bị y tế: 01 người

+ Trưởng/phó khoa lâm sàng: 02 người (1 khoa có bệnh nhân nội trú cao, 1 khoa

có số bệnh nhân điều trị nội trú thấp nhất

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Kỹ thuật thu thập số liệu

- Hồi cứu thông qua HSBA và số liệu trên phần mềm quản lý bệnh viện Medisoft

2003 Số liệu từ năm 2012 - 2016 được xuất từ phần mềm Medisoft ra phần mềm Excel, nhóm nghiên cứu sẽ giữ lại các cột biến cần cho nghiên cứu và bỏ những cột không có nội dung trong nghiên cứu, sau đó kiểm tra thông tin trên 20 bệnh

án giấy có lưu trữ để kiểm tra độ tin cậy Số liệu sẽ được làm sạch bằng cách kiểm tra thông tin trùng do có thể có người bệnh được cấp 2 mã người bệnh Số liệu sẽ được lọc các đối tượng nghiên cứu nằm trong các tiêu chuẩn lựa chọn

- Số liệu nhân lực và giường bệnh của bệnh viện từ năm 2012-2016 thu thập qua

hồ sơ báo cáo tổng kết của bệnh viện các năm từ 2012-2016

- Phỏng vấn sâu các cán bộ phụ trách các lĩnh vực có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum

2.5.2 Công cụ thu thập số liêu:

Phần định lượng:

- Phiếu thu thập thông tin đã soạn sẵn (Phụ lục 2,)

- Từ phần mềm Medisoft 2003 (Giai đoạn đã tin học hóa: 2012-2016)

Phần định tính:

- Bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phu lục 3)

Trang 31

2.5.3 Mô tả cách thức sử dụng bộ số liệu trong phân tích

- Bộ số liệu gốc là bộ số liệu chứa toàn bộ số lượt người bệnh đến viện điều trị từ năm 2012-2016 Bộ số liệu này dùng cho việc phân tích các biến:

2.6 Khái niệm thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

- Lượt người bệnh vào viện: là tổng số lượt người bệnh vào viện điều trị trong năm (bao gồm cả người bệnh vào viện lần đầu và các lần tiếp theo)

- Ngày điều trị trung bình: là số ngày điều trị bình quân của một người bệnh/ 1 lần điều trị

- Bảo hiểm: là người bệnh có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong thanh toán các chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện

- Thu phí: là người bệnh phải thanh toán trực tiếp toàn bộ các chi phí KCB tại bệnh viện

-Vùng địa lý kinh tế-xã hội: bao gồm các huyện thuộc tỉnh Kon Tum

-Đỡ/giảm: là người bệnh có các chỉ số xét nghiệm hoặc dấu hiệu lâm sàng tiếp cận mức bình thường so với thời điểm nhập viện

- Khỏi bệnh: Là người bệnh không còn bệnh/tật trong người sau quá trình điều trị

- Nặng hơn: là tình trạng bệnh có diện biến xấu cả về dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm sau khi được điều trị

- Tử vong: được xác định bằng chết sinh học là tình trạng ngừng thở, ngừng tim, mất tri giác, kết quả điện tim, điện não thể hiện bằng một đường thẳng đẳng điện trong quá trình điều trị

- Mã bệnh: Là mã hóa các loại bệnh theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10 Khi thu thập số liệu mã bệnh sẽ chứa cả mã bệnh 3 ký tự Khi phân tích nhóm nghiên cứu sẽ gộp dữ liệu những bệnh chứa mã 4 ký tự và 3 ký tự vào 1 loại vì những đặc điểm của 1 loại mã bệnh có chứa 3 hoặc 4 ký tự đều có những đặc điểm tương đồng về chẩn đoán và điều trị

- Mục tiêu 1 phân tích các biến: Sẽ đánh giá chương bệnh, 5 bệnh mắc nhiều trong chương bệnh, và một số đặc điểm khác như: số lượt người bệnh vào viện

Trang 32

điều trị theo khoa, ngày điều trị trung bình các bệnh, kết quả điều trị Phân tích tình hình tử vong chung, tử vong ở nhóm tuổi <15, TV ở 5 chương bệnh có số mắc cao nhất các biến định tính để hiểu rõ sự đáp ứng về mô hình bệnh tật…

- Mục tiêu 2 phân tích các biến: công suất sử dụng giường bệnh, ngày, đáp ứng nguồn lực: Nhân lực, sự tăng trưởng nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, sự xây mới , hoặc cơi nới các khoa phòng để đáp ứng cho việc thu dung khám, điều trị

2.7 Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phần mềm phân tích số liệu Microsoft Excel, các phép thống kê thông thường để tính tần số, tỷ lệ %, giá trị trung binh

2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu thực hiện theo Quyết định số: 278/2017/YTCC-HD3 của Hội đồng Đạo đức Y Sinh học trường Đại học Y tế Công cộng

- Số liệu nghiên cứu chỉ được tiến hành thu thập khi được Ban giám Sở Y tế, Ban đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum thông qua

- Thông tin của người bệnh trong bệnh án được bảo mật, số liệu và các thông tin chỉ phục vụ cho mục đích trong nghiên cứu của đề tài

2.9 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

- Nghiên cứu chỉ có ý nghĩa đối với công tác quản lý của bệnh viên đa khoa tỉnh Kon Tum do số liệu chỉ được điều tra tại bệnh viện tỉnh Kon Tum, do đó ít có tính ngoại suy cho toàn bộ cộng đồng về: tỷ lệ mắc mới, tỷ lệ hiện mắc

- Các số liệu của nghiên cứu được thu thập thứ cấp từ dữ liệu lưu lại trên phần mềm quản lý bệnh viện nên không tránh khỏi những thông tin đã bị nhập sai do các điều dưỡng tại các khoa lâm sàng nhập và việc điều tra lại thông tin là không thể do cỡ mẫu nghiên cứu rất lớn mà thời gian nghiên cứu có hạn

- Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên phần nguồn lực không khai thác về khía cạnh tài chính

Trang 33

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Với những số liệu sơ cấp thu được từ hệ thống lưu dữ liệu thuộc phần mềm quản lý bệnh viện Medisoft 2003, sau khi đã làm sạch và kiểm tra thông tin, qua

xử lý, phân tích số liệu đã có một số kết quả như sau::

3.1 Mô hình bệnh tật trong 5 năm (2012-2016)

3.1.1 Tình hình chung về KCB tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum trong 5 năm

-Số lượng người bệnh đến điều trị có xu hướng tăng dần từ 2012-2016, số BNĐT

nội trú có dao động nhẹ trong những năm 2012-2015, tuy nhiên 2016 tăng đột

biến, tỷ lệ người bệnh nhập viện cũng ít thay đổi trung bình là 17,0%

-Ngày điều trị trung bình trong 5 năm là: 7,13

Trang 34

Bảng 3.2 Mô tả tình hình lượt người bệnh vào viện điều trị theo khoa

Nhận xét:

- Số BN đến khám tại các khoa có sự khác nhau, cao nhất là khoa Phụ sản chiếm 17,8% trong toàn BV, sau đó đến khoa Nhi chiếm 15.6%

- Khoa Nội và Ngoại chấn thương xấp xỉ số BN điều trị nội trú (12,2% và 12,6%)

- Số BN điều trị nội trú cùng khoa qua các năm thì không có sự thay đổi lớn

- Khoa PHCN mới thành lập năm 2016 nên không so sánh được giữa các năm

- Đặc biệt khoa Ung bướu năm 2012 chưa có Khoa PHCN thành lập năm 2016(0,02%), không so sánh giữa các năm

N.TM 1.249 5,1 1.472 6,0 1.600 6,4 1.725 6,6 2.051 7,0 8.097 6,3 YHNĐ 865 3,5 1.258 5,1 856 3,5 869 3,3 1.935 6,6 5.783 4,5 HSCC 967 4,0 1.060 4,3 1.276 5,1 1.158 4,5 1.212 4,2 5.673 4,4

Trang 35

Bảng 3.3 Đặc điểm về diện khám chữa bệnh

Bảng 3.4 Đặc điểm về tình trạng nhập viện phải vào cấp cứu

-Năm 2016 tỷ lệ cấp cứu cao nhất qua các năm (13.1%)

3.1.2 Phân loại bệnh tật theo ICD-10

Trang 36

Bảng 3.5 Phân loại bệnh tật xếp theo 21 CB theo (ICD-10) bệnh nhân ĐTNT trong 5 năm (2012-2016) (Không bao gồm số BN đầu kỳ mang sang)

I Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật 12.747 10,28

III B.máu CQ tạo máu và các RL liên quan cơ chế MD 1.560 1,26

IV Bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển hóa 1.551 1,25

V Rối loạn tâm thần hành vi 1.250 1,01

VI Bệnh của hệ thần kinh 1,818 1,46 VII Bệnh mắt và phần phụ 2.423 1,95 VIII Bệnh tai và xương chủm 1.230 1,00

IX Bệnh hệ tuần hoàn 6.612 5,33

X Bệnh hệ hô hấp 14.112 11,39

XI Bệnh hệ Tiêu hóa 12.817 10.34 XII Bệnh da và mô dưới da 1.316 1,06 XIII Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết 3.102 2,50 XIV Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục 4182 3,37

XV Chửa đẻ và sau đẻ 29.764 24,02 XVI Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh 3.723 3,00 XVII Dị tật, dị dạng bẩm sinh, bất thường NST 354 0,28 XVIII T.chứng, D.hiệu, những phát hiện LS,CLS bất thường 1.336 1,07 XIX CT-NĐ và một số hậu quả khác do NN bên ngoài 18.871 15,23

XX Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật tử vong 1.252 1,01

XXI Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng SK và việc tiếp xúc

đến cơ quan Y tế 811 0,65

Trang 37

Nhận xét:

Qua bảng 3.5 ta thấy chương bệnh chửa đẻ và sau đẻ có BN ĐTNT chiếm tỷ lệ cao nhất (24,02%) trong số 21 chương bệnh, tiếp theo là chương bệnh Chấn thương ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài, (15,23%) Thấp nhất là chương dị tật, dị dạng bẩm sinh, bất thường NST (0,28%)

3.1.3 Mười chương bệnh có BN ĐTNT phổ biến nhất

Bảng 3.6: Xu hướng 10 chương bệnh thường gặp

Hệ HH 2350 2565 2806 3032 3359 14.112 12,9

Hệ T.hóa 2234 2415 2516 2746 2906 12.817 11,8

NK & KSV 2223 2711 2073 2090 3650 12.747 11,7

Hệ tuần hoàn 1188 1234 1202 1312 1667 6.603 6,1 Tiết niệu, S.dục 804 756 802 892 928 4.182 3,8 B.xuất phát TK CS 737 708 761 666 851 3.723 3,4

CX & MLK 802 589 564 482 665 3.102 2,9 Khối U 433 450 585 714 885 3.067 2,8

Tổng cộng 20.738 20858 20728 21858 24806 108.988 100 Nhận xét:

- Người bệnh vào ĐTNT của 10 chương bệnh không có sự sai khác nhiều qua các năm Trung bình trong 5 năm chương bệnh “Chửa đẻ và sau đẻ” chiếm tỷ

lệ cao nhất (27,3%) Sau đó đến chương bệnh “Chấn thương-Ngộ độc và một số

nguyên nhân bên ngoài” chiếm (17,3%)

- Thấp nhất trong 10 chương bệnh là chương bệnh khối U chiếm (2,8%)

3.14 Xu hướng 10 bệnh thường gặp

Trang 38

nhiều nơi trên CT 1458 1362 1329 1598 1385

7132 13,2

Viêm phổi 927 1069 1058 1198 1213 5465 10,1

Bệnh của ruột thừa 809 812 848 945 904 4318 8,0

Gãy xương chi khác 596 162 583 579 779 2699 5,0

Qua bảng 3,7 ta thấy: Bệnh có xu hướng tăng rõ nhất là bệnh khác của chửa đẻ chiếm (29,7%) và thấp nhất là “Cao huyết áp vô căn” chiếm ( 3,6%)

Trang 39

- Bảng 3.8: Mô tả tỷ lệ 10 bệnh phổ biến nhất ĐTNT trong chương bệnh

CS khác cho BM liên quan

đến thai 249 153 144 263 88 897 3,0 Sẩy thai TN 41 78 54 66 59 298 1,0

BC chủ yếu lq đến bệnh Sản

khoa 34 31 26 18 17 126 0,4 Chảy máu sau đẻ 16 15 22 0 12 65 0,2 Rau tiền đạo 12 9 8 0 14 43 0,1 Phù protein niệu THA trong

chửa đẻ và sau đẻ 4 7 7 5 9 32 0,1 Chuyển dạ ngừng t.triển 1 0 1 0 0 2 0,001

TC bệnh 6389 5799 5712 6064 5780 29744 100 Nhận xét:

Các bệnh ít có sự chênh lệch lớn qua các năm Bệnh ‘Biến chứng khác của chửa

để chiếm tỷ lệ cao nhất (54,1%) trong chương Thấp nhất là bệnh chuyển dạ

ngưng tiến triển chiếm (0,001%)

Trang 40

- Bảng 3.9: Mô tả 10 bệnh phổ biến nhất ĐTNT trong chương bệnh

nhiễm khuẩn và ký sinh vật

NK KSV khác 251 135 109 74 83 652 7,0

N khuẩn ĐR 58 108 140 168 158 632 6,8 Sốt rét 157 137 141 88 59 582 6,2

-Bênh do vi rút khác có xu hướng tăng dần, năm 2012

-Bệnh vi rút khác chiếm cao nhất trong 10 bệnh của chương bệnh “NK và KSV chiếm (22,9%) Thấp nhất là bệnh giun sáng chiếm (0,7%)

Ngày đăng: 04/02/2021, 15:12

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w