4.1. Đặc điểm người bệnh điều trị nội trú
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi qua các năm
Trong chương bệnh Hệ tuần hoàn số BN điều trị nội trú ở nhóm tuổi ≥15 chiếm tỷ lệ rất cao qua các năm, trung bình trong 5 năm chiếm tỷ lệ 98%.Cao hơn NC của Doãn Hữu Long “Nghiên cứu mô hình bệnh tật BN điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột giai đoan 2002-2006” (16-30t 34,32%, 31- 45t 22,74%, 46-60t 10,14%, >60t 11,32%)
Tương tự trẻ em nhóm tuổi <15 chiếm tỷ lệ thấp, trung bình trong 5 năm là 2,0%, tỷ lệ này rất khác biệt so với của tác giả Doãn Hữu Long. (tỷ lệ 0-5 tuổi 11,37, tỷ lệ nhóm tuổi 6-15 là 10,11%. [25].
4.13. Phân bố bệnh nhân theo giới tính qua các năm:
Số liệu tỷ lệ giới tính trong quần thể dân số Việt Nam
Giới tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nam 49,45% 49,45% 49,44% 49,43% 49,33%
Nữ 50,55% 50,55% 50,56% 50,57% 50,67%
Dựa vào bảng 3.13 trong nghiên cứu này chúng ta thấy BN điều trị nội trú qua các năm nam đều thấp hơn nữ, Trung binh trong 5 năm nam chiếm 49,33%, nữ 50,67%. Tỷ lệ này phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Doãn Hữu Long. Điều này có thể giải thích khoa phụ sản của bệnh viên đa khoa tỉnh Kon Tum hoạt động rất hiệu quả thu hút được nhiều bệnh nhân đến điều trị nội trú. Kêt quả NC này cũng phù hợp với với kết quả NC mô hình bệnh tật của Hoàng Thị Liên tại BV đa khoa thành phố Quy Nhơn năm 2004-2007. [25],[26].
414. Đặc điểm về diện khám chữa bệnh
Tại bảng 3,3 ta thấy đối tượng BN vào BV khám và điều trị trong đó có thẻ BHYT qua các năm đều chiếm tỷ lệ cao 85,12% trở lên, cao nhất là năm 2014 tỷ
lệ có BHYT đạt 88,68%. Trong số đói tượng có BHYT thu phí chiếm tỷ lệ cao nhất là năm 2015 (14,85%,) thấp nhất là năm 2014 chiếm 11,28%.
Có một số nhỏ đối tượng nghèo miễn phí trong năm 2012: 99 BN chiếm 0,07%. Năm 2016 số người nghèo miễn phí thấp nhất chiếm 0,02%. Điều này cho thấy việc thực hiện Nghị định số: 63/2005/NĐCP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về ban hành Điều lệ BHYT, và thông tư số: 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 của liên bộ về Hướng dẫn thực hiện y tế tự nguyện đã đi vào cuộc sống của nhân dân, nó cũng cho chúng ta thấy trình độ chuyên môn, khả năng chẩn đoán, xử trí tại các khoa này trong bệnh viện đã được nâng lên, và các khoa này đang tiếp tục đầu tư, phát triển
Số ngày điều trị trung bình trong 5 năm từ 2012-2016 là 7,13 ngày cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tiến tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa (5,52 ngày), điều này có thể giải thích vì tại nghiên cứu này chung tôi đã chỉ ra được người vào viện có thẻ bảo hiểm tại bệnh viện Kon Tum cao hơn so với các nghiên cứu trước (87,91%). Về tâm lý khi có BHYT chi trả bệnh nhân không xin về trước ngày dự kiến ra viện của Bs điều trị. [4],[13],[35].
4.15. Xu hướng biến đổi về tuổi bị bệnh/phát hiện bệnh
Vì trong điều kiện phần mềm quản lý bệnh nhân của BV đa khoa tỉnh Kon Tum không có biến tuổi vì vậy chung tôi dựa vào báo báo thống kê của BV để phân tích theo 2 nhóm tuổi < hơn 15 tuổi và ≥ 15 tuổi. Qua bảng 3.15 chúng tôi chỉ ra 5 chương bệnh mắc cao nhất trong đố nhóm tuổi < 15 tuổi ở chương hệ hô hấp cao hơn nhóm tuổi ≥ 15 (57,9%, 42,1%). Đối với các chương bệnh khác thì nhóm tuổi ≥ 15 luôn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt chương bệnh hệ tuần hoàn (98,0%) Điều này phù hợp với báo cáo thống kê của nhiều bệnh viện trên toàn quốc. [9]
4.2. Mười chương bệnh phổ biến nhất
Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra được 10 chương bệnh có tỷ lệ nhập viện điều trị nội trú cao nhất trong 21 chương bệnh đó là: Chương bệnh chửa đẻ và sau đẻ , chương hệ hô hấp, chương hệ tiêu hóa, chương cơ xương và mô liên
kết, và chương chấn thương ngộ độc và một số nguyên nhân bên ngoài, chương bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vất, chương bệnh hệ tuần hoàn, chương bệnh một số bệnh xuất phát từ thời kỳ chu sinh, chương bệnh Khối U,
Trong số 10 chương bệnh này thì chương bệnh chửa đẻ và sau đẻ chiếm (24,2%) cao hơn kết quả của một số tác giả: Nguyễn Ngọc Hiếu tại BV khu vực Triều Hải (17,81%), Nguyễn Mạnh Tiến tại BV đa khoa Khánh Hòa (19,32%), Doãn Hữu Long tại BV đa khoa Buôn Ma Thuột (21,19%) Có thể nói đay là chương bệnh đặ trưng của bệnh viên đa khoa tỉnh Kon Tum.
Ngoài chương bệnh :chửa đẻ va sau đẻ” có chương bệnh :Chấn thương ngộ độc và một số hậu quả khac do nguyên nhân bên ngoài (15,23%), chương bệnh hệ hô hấp chiếm (11,39%), chương bệnh hệ tiêu hóa (10,34%) chương bệnh “Nhiễm khuẩn và KSV (10,28%)”, là những chương bệnh có tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú cao so với các chương khác,
Các chương bệnh có tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú thấp gồm: Chương Dị tật, dị dạng bẩm sinh, bất thường nhiễm sắc thể (0,28%),Chương bệnh Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng SK và việc tiếp xúc đến cơ quan Y tế (0,65%), chương bệnh Rối loạn hành vi (1,01%), chương bệnh Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật tử vong (1,01%), Chương bệnh Triệu chứng dấu hiệu, nhưng phát hiện lâm sàng cận lâm sàng bất thường (1,07%). Đây cũng là những chương bệnh thường cũng chiếm tỷ lệ thấp ở tuyến huyện vì khả năng chuyên môn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ở tuyến huyện còn hạn chế, chưa đủ khả năng chấn đoán, điều trị sâu ở các chương bệnh này.
4.2.1 Mô tả tỷ lệ 10 bệnh phổ biến nhất vào ĐTNT tại BV trong chương bệnh Hệ tuần hoàn
Qua bảng 3.10 ta thấy năm 2012 bệnh THA vô căn (I10) chiếm tỷ lệ cao nhất trong 10 bệnh của chương hệ tuần hoàn (33,3)%. cao so với của Doãn Hữu Long nghiên cứu tại BV đa khoa thành phố Buôn Ma thuột (28,15%). Trần Đỗ Trinh và cộng sự năm 1992, và năm 1999 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp từ 2-3%
(1960) tăng lên 16,05%, (1992) Các tác giả cho thấy ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng tăng, đặc biệt từ lứa tuổi 55 trở lên xấp xỉ một nửa đàn ông bị THA, với phụ nữ thì tỷ lệ đó gặp ở nhóm 65 tuổi trở lên. [25],[23],[33]
Với mức tăng này dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo khi mà điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, điều này đặt ra yêu cầu cho BV phải có sự chuẩn bị, đáp ứng với nhu cầu trên và phải có những điều chỉnh về mặt cơ cấu tổ chức hợp lý để có thể tiếp nhận chẩn đoán, điều trị một cách hiệu quả.
4.2.2 Mô tả tỷ lệ 10 bệnh mắc cao nhất vào khám tại BV trong CB HHH Qua bảng 3.11 ta thấy trung bình trong 5 năm bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong 10 bệnh của chương hệ hô hấp (39,5%). Thấp hơn của Doãn Hữu Long nghiên cuuws tại bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (48,15%) Và thấp nhiều so với nghiên cứu của tác giả Hồ Việt Mỹ (62,8%), nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tiến (28,3%). Đây là bệnh hay gặp ở nhóm tuổi trẻ em và người già, khi sức đề kháng không cao, khả năng chống đỡ bệnh tật kém hơn người trong độ tuổi lao động [25], [32], [35]
4.2.3 Mô tả tỷ lệ 10 bệnh mắc cao nhất vào khám tại BV trong CB hệ tiêu hóa Chiếm tỷ lệ cao nhất ở chương bệnh hệ tiêu hóa là bệnh của ruột thừa (36,6%) đây là điểm khác biệt của các nghiên cứu khác, vàđứng thứ 2 bệnh viêm dạ dày tá tràng (17,9%), nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Doãn Hữu Long tại BV thành phố Buôn Ma Thuột 28,94%). Kết quả này tuy tỷ lệ nhở hơn nhưng cũng phù hợp vì đây là căn bệnh khá phổ biến trên Thế giới và ở Việt Nam. Ở các nước phát triển tỷ lệ hiện mắc khoảng 10% năm (2003) và hằng năm tăng 0,2%, Ở Việt Nam bệnh này chiếm tỷ lệ khoảng 26% bệnh nội khoa, thường đứng đầu các bệnh về tiêu hóa.[20]
4.2.4 Mô tả tỷ lệ 10 bệnh mắc cao nhất vào khám tại BV trong chương bệnh hệ cơ xương và mô liên kết
Trong 10 bệnh vào viện ĐTNT cao nhất của chương bệnh hệ cơ xương và mô liên kết có bệnh cột sống khác (M53-M54) chiếm tỷ lệ cao nhất trong 5 bệnh
(65,4%), khác với nghiên cứu của Doãn Hữu Long bệnh da và mô dưới da chiêm tỷ lệ cao nhất (57,57%) [19],
4.25 Mô tả tỷ lệ 10 bệnh mắc cao nhất vào BV ĐTNT trong CB CT-NĐ và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài
Ở chương chấn thương ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài thì các vết thương xác định, không xác định khác ở nhiều nơi trên cơ thể chiếm cao nhất (42,2%). Nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu là do tai nạn giao thông. Hiện nay tai nạn giao thông là một vấn đề mang tính thời sự. Dự gia tăng các phương tiện xe gắn máy trong khi cơ sở hạ tầng đường sá chưa được cải thiện, kiến thức về luật giao thông người dân chưa được cao, ý thức chấp hành luật lệ chưa tốt, sự nghiêm minh của Pháp luật về vấn đề này chưa được mạnh mẽ đã tạo nên tình trạng giao thông phức tạp [9],[44],[53].
4.3. BN ĐTNT Phân loại bệnh tật theo ICD-10
Qua bảng 3.5 và chúng ta thấy rằng, Bệnh nhân vào khàm bệnh chương “hệ hô hấp” là số BN đông nhất 22.806, tuy nhiên bệnh nhân ĐTNT thì chương “chửa đẻ và sau đẻ” là đứng hàng đầu so với 21 chương bệnh (24,02%), sau đó đến chương “chấn thương ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài (15,23%), tiếp theo là chương bệnh hô hấp (11,39%), chương bệnh tiêu hóa, chương bệnh “nhiễm khuẩn và ký sinh vật” (10,28%). Điều này cũng phù hợp mô hình bệnh tật của nước ta trong thời gian vừa qua, đây là đặc trưng bệnh tật ở các nước đang phát triển [9],[33]
Chửa đẻ mà chủ yếu là đẻ thường và mổ đẻ đứng hàng đầu BN từ thành phố Kon Tum và các huyện lân cận đến sinh đẻ tại BV tỉnh, Việc xóa bỏ phân tuyến điều trị người dân có quyền tự chọn lựa cơ sở Y tế để khám va điều trị tại cơ sở Y tế tuyến tỉnh, có đầy đủ trang thiết bị hơn nên tỷ lệ để thường và mổ đẻ tại BV tỉnh tăng cao. Trong khi đó đẻ thưởng, mổ đẻ có thể thực hiện được ở các BV tuyến huyện. Đây cũng là một yếu tố góp phần tăng gánh nặng quá tải ở BV tỉnh Kon Tum
Chương bệnh chấn thương ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa cũng có tỷ lệ khá cao trong mô hình bệnh tật, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các chương bệnh này không đáng kể và phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả Doãn Hữu Long tại BV TP Buôn Ma Thuột, Nguyễn Mạnh Tiến Tại BV tỉnh Khánh Hòa,[25],[33].
Theo nghiên cứu của Trần Quang Huy từ 1986-1995 thì bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật là 25% , Nguyễn Xuân Xáng từ 1977-1999 là 21% [38], còn nghiên cứu của chúng tôi thì chương bệnh này là 10,28%, Sự giảm dần của chương bệnh lý này có lẽ do ảnh hưởng của sự chuyển dịch về kinh tế của tỉnh Kon Tum nói riêng và của cả nước nói chung trong thời gian qua. Khi kinh tế phát triển đã kéo theo hàng loạt các thay đổi về thói quen sinh hoạt ăn uongs, môi trường sống, chế độ ăn uống, rượu bia, hút thuốc lá, căng thẳng áp lực trong công việc làm gia tăng các bệnh về tim mạch, tiêu hóa. Ô nhiễm không khí, các chất thải độc hại làm gia tăng các bệnh về hô hấp. Tốc dộ đô thị hóa phát triển mạnh nhưng khập khiễng (Đường giao thông không tương thích, lương xe gia tăng, hiểu biết về luật giao thông chưa tốt của người dân, dẫn đến tai nạn giao thông
Các nhóm bệnh chiếm tỷ lệ trung bình như: Chương khối U, Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục, một số bệnh trong thời kỳ chu sinh,(2,47%, 3,37%, 3,00%) Đây là một đặc điểm của mô hình bệnh tật trong giai đoạn chuyển tiếp của một nền kinh tế từ nghèo nàn lạc hậu sang giai đoạn phát triển
Ở các nước phát triển cùng với bệnh lý tim mạch thì bệnh ung thư và nội tiết là những bệnh lý chiếm tỷ lệ lớn trong kết cấu bệnh tật và là những bệnh có tỷ lệ tử vong cao. [9],[10],[38].
4.4. Tình hình tử vong trong giai đoạn 2012-2016
4.4.1. BN nhập viện ĐTNT tử vong chung và TV trước 24h trong 5 năm Kết quả bảng 3.19 ta thấy tỷ lệ TV chung các năm không chênh lệch nhiều trung bình trong 5 năm là (1,07%), tỷ lệ này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tiến tại BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2005. Tỷ lệ TV trước
24h trung bình 5 năm trong nghiên cứu này là (0,31%) và có xu hướng giảm dần theo các năm. Trong khi đó nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Lan năm 2000 là 0,8%, so với BV đa khoa tỉnh Bình Định, BV Trung ương Huế, BV đa khoa Thanh Hóa ba BV này có tỷ lệ TV chung thấp hơn NC của chúng tôi. Điều này cho thấy các bệnh viên trên đã có những tiến bộ và khả năng chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh so với BV Kon Tum. Tuy vậy để hạ thấp tỷ lệ TV trước 24h đòi hỏi nhiều sự nổ lực không chỉ từ phía BV mà còn từ phía người dân vầ cách thực hành chăm . [29],[30],[35],[33],[43],
4.4.2. BN ĐTNT tử vong theo nhóm tuổi
Kết quả bảng 3.20 BN ĐTNT bị TV qua các năm không có sự khác biệt nhiều, Tuy nhiên BN ĐTNT ở nhóm tuổi ≥15 cao hơn nhiều lần so với nhóm tuổi
<15, trung bình 5 năm tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi ≥15 chiếm 0,78%, ở nhóm tuổi
<15 chiếm 0,28%. Điều này có thể giải thích là vì đối tượng ở nhóm tuổi ≥15 dân số đông hơn nhiều so với nhóm tuổi <15.Nghiên cứu của Nguyễn Manh Tiến thì có tỷ lệ TV trẻ em từ 1 tháng -15 tuổi (≤0,47%) tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thúy Anh (1996) tại BV Xanh-Pôn Hà Nội. Các nghiên cứu tác giả trước đây tỷ lệ TV tăng dân theo tuổi. Điều này cũng phù hợp vì bệnh lý ở độ tuổi càng lớn càng phức tạp, sức đề kháng với bệnh tật giảm dần. Trong trẻ em dưới 15 tuổi có trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ cao vì sức đề kháng của cơ thể còn hạn chế, đặc biệt còn liên quan đến trình độ nhận thức về chăm sóc thai nghén, sản khoa, nhi khoa. Trong nghiên cứ này vì thời gian có hạn nên chung tôi không chia ra làm nhiều nhóm tuổi để so sánh.
4.4.3. BN ĐTNT tử vong theo chương bệnh
- Qua bảng 3.21. Chương bệnh Hệ tuần hoàn có tỷ lệ giảm dần qua các năm từ 4,9% năm 2012 giảm dần đến 3,2% sang năm 2016. Các chương bệnh khác cũng có xu hướng giảm nhẹ về tỷ lệ tử vong. Riêng chương bệnh Cơ xương và mô liên kết không có ca nào tử vong (0,0%)
- Trung bình tỷ lệ tử vong trong 5 năm thì chương bệnh Hệ tuần hoàn có tỷ lệ tử vong cao nhất (4,4%). Nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu của Đỗ Tiến Dũng tại BV đa khoa thành phố Quy Nhơn năm 2004-2007. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Dũng chỉ ra rằng TV cao nhất đó là các bệnh nhồi màu cơ tim là 20,9%, Xuất huyết não là 2,98%, suy tim là 20,9%. Sở dĩ nghiên cứu chung tôi có tỷ lệ TV nhỏ như vậy là do đã tính tỷ lệ TV chung cho chương bệnh không chi tiết từng bệnh trong chương Hệ tuần hoàn.
- Chương bệnh hệ tuần hoàn thường có những bệnh lý mà vẫn đề điều trị vẫn còn là vấn đề nan giải, nó đòi hỏi công tác chỉ đạo tuyến phải tốt hơn nữa, các bệnh như tim mạch, bệnh mạch máu não chúng ta nên sớm áp dụng phương pháp điều trị cộng đồng, có như vậy mới tránh được tai biến của bệnh gây nên, trong chương hệ tuần hoàn thì bệnh nhồi máu cơ tim có tỷ lệ TV cao nhất, điều này cũng phù hợp với tính chất cấp cứu của bệnh lý này, ở các nước tiên tiến khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, điện thoại với trung tâm cấp cứu, và bệnh nhân sẽ được cấp cứu ngay tại chỗ, nên số BN sống sót cao hơn ở nước ta. Do vậy chúng ta cần xây dựng đội cấp cứu ngay tại chỗ để phục vụ người dân tốt hơn,
- Tỷ lệ cao đứng thứ 2 là chương bệnh hệ hô hấp (1,6%), Trong chương bệnh này bệnh phổ biến là Viêm Amydal, viêm phổi, những trường hợp viêm phổi nặng ở BN nhi, và viêm phổi tắc nghẽn mãn tính ở người già luôn có tỷ lệ tử vong cao [2], [3], [9].
- Như vậy từ 2012-2016 số BN tử vong tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum những bệnh trong 5 chương bệnh đã nêu trên là phù hợp với thống kê của Bô Y tế trong các năm 2014, 2015, đó là các bệnh lý năm trong chương Hệ tuần hoàn, Hệ hô hấp