1. Mô hình bệnh tật
1.6. Đặc điểm một số bệnh cụ thể
Tai nan giao thông: Chấn thương có chủ định và không chủ định là một trong những vấn đề sức khỏe lớn của tất cả các nước trên thế giới. Theo thống kê của WHO vào năm 1998 chấn thương trên toàn thế giới chiếm 16% tổng gánh nặng bệnh tật và trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 trường hợp tử vong do chấn thương gây ra. Bên cạnh những trường hợp tử vong do chấn thương còn nhiều trường hợp chấn thương đã để lại tàn tật vĩnh viễn. Ở các nước đang phát triển , chấn thương là một trong những nguyên nhân chính của tàn tật và tử vong. Người ta đã tổng kết hàng năm có khoảng 5,5 triệu người chết, 78 triệu người tàn tật vĩnh viễn. Thương tích là nguyên nhân xếp hàng thứ 4 trong số những nguyên nhân gây chết người, gây thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷ USD (chiếm 5-6% tổng GNP) [5],[9],[10]
Các bệnh viêm phổi: Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do tình trạng thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) như phổi bị viêm, mà chủ yếu ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang.
Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác
nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại
Các triệu chứng thường gặp như cảm, đau ngực, sốt, và khó thở.
Viêm phổi ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên toàn cầu mỗi năm, và làm khoảng 4 triệu tử vong, hầu hết là ở thế giới thứ 3. Trong thế kỷ 19, viêm phổi đã được William Osler xem là "the captain of the men of death", sự ra đời của điều trị kháng sinh và vắc-xin trong thế kỷ 20 đã cứu rất nhiều người. Tuy vậy, ở các nước đang phát triển, và trong số người rất già, rất trẻ, và bệnh mãn tính, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu.
Bệnh phổi mạn tính: Tỷ lệ hiện mắc ước tính với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2% và với hen phế quản là 3,9% và đang có xu hướng tăng lên do ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do khói bụi sinh hoạt, sản xuất và lưu thông
Đái tháo đường: Tỷ lệ mắc đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở lứa tuổi 30 – 69 tuổi trên toàn quốc tăng nhanh hơn dự báo, tăng xấp xỉ gấp đôi trong vòng 10 năm từ 2002 – 2012. Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết trung ương trên hơn 11 000 người trong độ tuổi 30 – 69 trên toàn quốc cho thấy có 5,42%
mắc đái tháo đường [24]. Dự báo mỗi năm sẽ có thêm khoảng 88 000 người mắc mới, đưa số bệnh nhân mắc đái tháo đường lên 3,42 triệu người vào năm 2030. Tăng huyết áp: Bên cạnh sự phát triển nền kinh tế thị trường và xã hội công nghiệp hóa thì các loại bệnh tật của một nước phát triển cũng dần dần xâm nhập vào xã hội nước ta. Bệnh THA là một trong những loại bệnh đang ngày cang gia tăng. Tần suất mắc THA trong cộng đồng rất cao ở nhiều nước phát triển. Tại Hoa kỳ theo điều tra sức khỏe và dinh dưỡng năm 1988 -1991 có 20,4% người trưởng thành bị THA, tại Pháp năm 1994 là 41%, tại Canada năm 1995 là 225…Tại Việt Nam hai công trình nghiên cứu về THA của tác giả: Đặng Văn Chung (1960), Trần Đỗ Minh và cộng sự (1992) cách nhau khoảng 30 năm cho thấy tần suất mắc THA từ 2-3% tăng lên đến 11,7%. Năm 1999 Phạm Gia Khiêm và cộng sự đã tiến
hành điều tra THA ở quần thể người trưởng thành (>16 tuổi) tại Hà Nội cho thấy tần suất THA đã tăng cao tới 16,05%
THA gây ra tai biến: những người 50-60 tuổi với huyết áp tâm trương 85mmHg, tỷ vong 6,3%, với huyết áp tâm trương trên 104mmHg thì tỷ lệ tử vong 15,3%.
THA nguyên phát là bệnh của thời đại văn minh. Có lẽ THA nguyên phát chỉ gặp ở loài người. Bệnh này có liên quan đén sự phát triển công nghiệp, đô thị và nhịp sống căng thẳng. Bệnh cũng thường gặp ở các nước phát triển có mức sống cao.
Việc tiêu thụ nhiều muối cũng là nguyên nhân quan trọng làm THA. Các yếu tố tâm lý xã hội gây tình trạng căng thẳng cũng tạo điều kiện cho THA phát triển.
Bệnh thường gặp ở những gia đình có huyết áp cao hơn những gia đình có huyết áp bình thường .
Sốt xuất huyết Dengue và sốt Dengue: Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh sốt dengue thường bùng nổ thành những vụ dịch, chủ yếu ở người lớn, đôi khi làm cho hàng chục ngàn người bị nhiễm bệnh và thường xảy ra ở các thành phố. Bệnh bắt đầu bằng sốt đột ngột, kéo dài khoảng một tuần lễ hoặc hơn; gây đau đầu, đau cơ, đau khớp và nổi mẩn. Bệnh ít khi dẫn tới tử vong và thường lưu hành ở hầu hết các nước nhiệt đới kể cả ở một số vùng cận nhiệt đới. Bệnh có thể xảy ra ở cả thành thị và nông thôn nếu có sự hiện diện của loài muỗi truyền bệnh thích hợp.
Bệnh dengue sốt xuất huyết còn được gọi gọn là bệnh sốt xuất huyết, một bệnh nguy hiểm, thường xảy ra ở vùng Đông Nam Á và gần đây bệnh cũng thấy xuất hiện ở Nam Mỹ và Nam Thái Bình Dương. Bệnh hay xảy ra ở trẻ em, bắt đầu bằng sốt cao, đau đầu, khó thở và đau bụng. Dấu hiệu xuất huyết nội tạng cũng thường thấy. Hội chứng sốc sốt xuất huyết có thể xảy ra do mất máu và tụt huyết áp. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời; có khoảng 50%
trường hợp sốc có thể bị tử vong nhưng tỷ lệ chung từ 5-10%.
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh sốt dengue và bệnh sốt xuất huyết mặc dù đã có nhiều nỗ lực của các nhà khoa học để tìm ra loại vắc-xin này. Bệnh cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy đối với những bệnh nhân có hội chứng sốc cần được nhanh chóng truyền dịch, truyền máu, huyết tương khi cần thiết và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn. [7],[19],[23],[39],[53]
2 Một số thông tin về nguồn lực y tế tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum
Bệnh viện Kon Tum được thành lập năm 1990 khi tách tỉnh Giai Lai - Kon Tum , từ một Bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô nhỏ, trang thiết bị y tế nghèo nàn, lạc hậu; trải qua nhiều giai đoạn, vượt qua thời gian bao khó khăn, nhờ sự quan tâm của Ngành chủ quản, các cấp Chính quyền đã dần từng bước phát triển, rút ngắn khoảng cách về mọi mặt so với các bệnh viện tuyến tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và lân cận. Đến nay là một bệnh viện tuyến tỉnh hạng II với quy mô 480 giường bệnh kế hoạch, đến năm 2020 giường bệnh thực kê là 750, phấn đấu trở thành Bệnh viện hạng I trực thuộc tỉnh vào năm 2020. Trong những năm qua, Bệnh viện tỉnh nhờ sự đoàn kết của tập thể Lãnh đạo, các Đoàn thể và toàn thể CBVC-NVYT thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó là chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, là nơi mà mọi tầng lớp nhân dân gửi gắm sức khỏe, tính mạng khi gặp hoạn nạn ốm đau …[3],[33]
Sơ đồ tổ chức BV đa khoa tỉnh Kon Tum: