1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG NHÂN lực y tế và HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH của BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH sơn LA GIAI ĐỌAN 2013 – 2017

71 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Bệnh viện đakhoa tỉnh Sơn La có quy mô 350 giường bệnh, hiện còn thiếu gần 150 cán bộ.Qua đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh việnđa khoa và các cơ sở y tế trên

Trang 1

HÀ THỊ MAI PHƯƠNG

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ

VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA

GIAI ĐỌAN 2013 – 2017

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI – 2018

Trang 2

HÀ THỊ MAI PHƯƠNG

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ

VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA

GIAI ĐỌAN 2013 – 2017

Chuyên ngành : Quản lý Bệnh viện

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Thầy hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Duy Luật

HÀ NỘI – 2018

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Hệ thống bệnh viện Việt Nam 3

1.1.1 Khái niệm về bệnh viện 3

1.1.2 Phân loại bệnh viện 4

1.1.3 Tổ chức của bệnh viện tỉnh 5

1.1.4 Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện tỉnh 6

1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện tỉnh [9] 7

1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực y tế 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần của hệ thống y tế 11

1.2.3 Thực trạng về nguồn nhân lực y tế 12

1.2.4 Khó khăn và hạn chế về nguồn nhân lực y tế 14

1.3 Nguồn nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh .16

1.3.1 Nguồn nhân lực y tế 16

1.3.2 Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh 17

1.4 Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 20

1.4.1 Những nghiên cứu trên thế giới 20

1.4.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam 20

1.5 Một số thông tin chung về tỉnh Sơn La 23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26

Trang 5

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 26

2.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu 27

2.5 Phương pháp thu thập thông tin 32

2.5.1 Công cụ nghiên cứu: 32

2.5.2 Thu thập số liệu: 32

2.6 Sai số và khống chế sai số 34

2.6.1 Sai số: 34

2.6.2 Khống chế sai số: 34

2.7 Quản lý và phân tích số liệu 34

2.8 Đạo đức nghiên cứu 34

2.9 Hạn chế của nghiên cứu 35

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 36

3.1 Thông tin chung 36

3.2 Thực trạng nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017 37

3.2.1 Đặc điểm NLYT của bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017 37

3.2.2 Số lượng NLYT của bệnh viên đa khoa tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2013 – 2017 38

3.2.3 Chất lượng nhân lực y tế của BVĐK tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2013 – 2017 40

3.2.4 Nhu cầu nhân lực y tế của BVĐK tỉnh Sơn La qua các năm giai đoạn 2013 - 2017 theo TT08 40

3.2.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 42 3.2.6 Các biện pháp đã triển khai để phát triển nguồn nhân lực y tế tại

Trang 6

đoạn 2013 – 2017 43

3.3.1 Công suất sử dụng giường bệnh tại BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017 43

3.3.2 Ngày điều trị trung bình của người bệnh nội trú tại BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 - 2017 43

3.3.3 Số lượt điều trị nội trú/1.000 người/ năm tại BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017 44

3.3.4 Thực trạng thực hiện thủ thuật, phẫu thuật tại BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2014 44

3.3.5 Tổng số lượt xét nghiệm tại BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2014 .45

3.3.6 Thực trạng thực hiện chẩn đoán hình ảnh tại BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2014 45

3.3.7 Thực trạng thực hiện thăm dò chức năng tại BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017 46

3.3.8 Kết quả thực hiện phân tuyến kỹ thuật tại BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017 46

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 48

DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 48

KẾ HOẠCH NGHIÊN CÚU 49

DỰ TRÙ KINH PHÍ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 3.1 Dân số tỉnh Sơn La giai đoan 2013 – 2017 36 Bảng 3.2 Số lượng CBYT và giường bệnh thực kê tại tỉnh Sơn La giai

đoạn 2013 – 2017 36 Bảng 3.3 Số CBYT/10.000 dân tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017 37 Bảng 3.4 Cơ cấu nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La giai

đoạn 2013 – 2017 38 Bảng 3.5 Các chỉ số nguồn nhân lực của BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017

39

Bảng 3.6 Nhu cầu nhân lực y tế của BVĐK tỉnh Sơn La theo TT08 giai

đoạn 2013 – 2017 40 Bảng 3.7 Nhu cầu dược sỹ của BVĐK tỉnh Sơn La theo TT08 giai đoạn

2013 – 2017 41 Bảng 3.8 Nhu cầu bác sỹ của BVĐK tỉnh Sơn La theo TT08 giai đoạn 2013 - 2017

41

Bảng 3.9 Nhu cầu ĐD - NHS, KTV của BVĐK tỉnh Sơn La theo TT08

giai đoạn 2013 – 2017 41 Bảng 3.10 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại BVĐK tỉnh Sơn La

giai đoạn 2013 – 2017 42 Bảng 3.11 Ngày điều trị trung bình của người bệnh nội trú tại BVĐK

tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2014 43 Bảng 3.12 Thực trạng thực hiện thủ thuật, phẫu thuật tại BVĐK tỉnh

Sơn La giai đoạn 2013 – 2014 44 Bảng 3.13 Tổng số lượt xét nghiệm tại BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017

45

Bảng 3.14 Số lượt xét nghiệm/1 bệnh nhân nội trú tại BVĐK tỉnh Sơn La

Trang 8

giai đoạn 2013 – 2014 45 Bảng 3.16 Số lượt chẩn đoán hình ảnh/1 BNNT tại BVĐK tỉnh Sơn La

giai đoạn 2013 – 2014 46 Bảng 3.17 Tổng số lượt thăm dò chức năng tại BVĐK tỉnh Sơn La giai

đoạn 2013 – 2017 46 Bảng 3.18 Tỷ lệ thực hiện phân tuyến kỹ thuật tại BVĐK tỉnh Sơn La

giai đoạn 2013 – 2017 46

Bảng 3.19 Tỷ lệ thực hiện phân tuyến kỹ thuật theo khoa tại BVĐK tỉnh Sơn

La giai đoạn 2013 – 2017 47

Trang 9

Biểu 3.1 Phân bố nhân lực y tế theo giới của BVĐK tỉnh Sơn La giai

đoạn 2013 – 2017 37 Biểu 3.2 Phân bố nhân lực y tế theo nhóm tuổi của BVĐK tỉnh Sơn La

giai đoạn 2013 – 2017 38 Biểu đồ 3.3 Số lượng CBYT làm việc tại các bộ phận lâm sàng, cận lâm

sàng và hành chính của BVĐK tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017 39 Biểu 3.4 Chất lượng nhân lực y tế theo trình độ học vấn của BVĐK tỉnh

Sơn La trong giai đoạn 2013 – 2017 40 Biểu 3.5 Công suất sử dụng giường bệnh tại BVĐK tỉnh Sơn La giai

đoạn 2013 - 2017 43

Biểu đồ 3.6 Số lượt điều trị nội trú/1.000 người/năm tại BVĐK tỉnh Sơn La

giai đoạn 2013 - 2017 44

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhân lực y tế (NLYT) bao gồmnhững người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và cả nhânviên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế [1] Theo đó,NLYT là nhân tố cốt lõi của các hệ thống y tế, không có nhân lực y tế thìkhông có sự chăm sóc sứ c khỏe [2]

Theo báo cáo về chiến lược toàn cầu về nhân lực y tế của WHO, mộttrong những mục tiêu ưu tiên đối với các quốc gia là đầu tư vào giáo dục vàđào tạo, tuyển dụng, triển khai và duy trì nguồn nhân lực y tế để đáp ứng nhucầu chăm sóc sức khỏe quốc gia [2] Tại Việt nam, NLYT không cân đối giữacác vùng miền trên cả nước [3] Số cán bộ có trình độ cao, chuyên sâu còn ít

và phân bổ chưa hợp lý Công tác lập quy hoạch, kế hoạch và quản lý nhânlực tại các tuyến còn hạn chế Vấn đề chất lượng dịch vụ y tế, như hoạt độngkhám chữa bệnh (KCB) vẫn là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt những chênhlệch trong nguồn lực để bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế [4]

Trước nhu cầu khám, chữa bệnh chất lượng cao của nhân dân ngàycàng tăng, so với quy định và mục tiêu của Bộ Y tế là phấn đấu đến năm 2020

có 9 bác sĩ, 2 dược sĩ đại học/1 vạn dân, thì tình trạng thiếu nguồn NLYT diễn

ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều nhất hiện nay tập trungcác tỉnh khó khăn, như khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long [5] Tại

15 tỉnh miền núi phía Bắc, tuy số cán bộ y tế/10 nghìn dân cao hơn trung bình

cả nước, nhưng tỷ lệ bác sĩ lại thấp hơn [6]

Theo thống kê của ngành y tế năm 2015, nếu cả nước đạt trung bình 7,34bác sĩ/10 nghìn dân thì tỷ lệ này tại Sơn La, một tỉnh miền núi phía Tây Bắccủa Việt Nam có tỷ lệ bác sĩ còn thấp hơn nhiều Hiện tổng biên chế toànngành y tế tại tỉnh Sơn La là 4.275 người, vừa chưa đủ số lượng, vừa chưa

Trang 11

bảo đảm chất lượng; tỷ lệ bác sĩ mới đạt 5,74/10 nghìn dân Toàn tỉnh ướctính còn thiếu khoảng 1.000 bác sĩ, cán bộ y tế so với nhu cầu Bệnh viện đakhoa tỉnh Sơn La có quy mô 350 giường bệnh, hiện còn thiếu gần 150 cán bộ.Qua đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện

đa khoa và các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnhSơn La lần thứ 14 đã thông qua chỉ tiêu đến năm 2020 đạt từ 7,5 đến 8 bác sĩ/ 10nghìn dân, đây là một chỉ tiêu đòi hỏi sự phấn đấu rất nhiều đối với tỉnh miền núivừa ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn Tại Sơn La, trong những năm qua cáccuộc điều tra về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân,chủ yếu được thực hiện ở tuyến cơ sở, bao gồm huyện và xã Thông tin về nhânlực y tế và hoạt động khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh Sơn La tronggiai đoạn 2013 đến 2017 còn chưa được nghiên cứu, đặc biệt là ở bệnh viện đakhoa tỉnh Sơn La, là nơi chuyển giao chính giữa y tế trung ương và cơ sở Do đó,

để có một cái nhìn chi tiết về thực trạng nguồn nhân lực y tế và hoạt động khámchữa bệnh trong mối tương quan với nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh

Sơn La, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017“ thông qua số liệu thống kê y tế hàng năm của bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn

La với các mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017

2 Phân tích hoạt động khám chữa bệnh trong mối tương quan với nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 – 2017

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hệ thống bệnh viện Việt Nam.

1.1.1 Khái niệm về bệnh viện

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh viện (BV) là một cơ sở chămsóc sức khỏe cung cấp sự điều trị cho bệnh nhân cùng với sự giúp đỡ củanhân viên y tế và điều dưỡng chuyên khoa, cũng như các thiết bị y tế Ngàynay, BV còn được coi là nơi chẩn đoán và điều trị bệnh, nơi đào tạo và tiếnhành các nghiên cứu y học, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc sức khỏe(CSSK), là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học Khi đề cập tới môitrường bệnh viện, WHO cũng nêu ra môi trường BV phải gần giống với môitrường gia đình người bệnh [7]

Hơn thế nữa, theo các tài liệu của WHO thì BV còn là một tổ chức rấtphức tạp Bởi lẽ những tiến bộ trên nhiều mặt trong xã hội đã khiến người dân

ý thức được rõ hơn về quyền lợi của mình và ngày càng đòi hỏi cao hơn với

hệ thống BV về việc muốn được cung cấp các dịch vụ y tế không chỉ trongkhuôn khổ BV mà còn ở tại gia đình Mặt khác ngày càng có nhiều loại bệnhmới phát sinh nên chức năng của bệnh viện ngày càng nhiều hơn, tính phứctạp do đó cũng tăng lên

Bệnh viện được coi là một loại tổ chức xã hội chủ chốt trong cung cấp cácdịch vụ chăm sóc sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích cho toàn dân Các chức năngchính bao gồm chẩn đoán, điều trị, dưỡng bệnh và hồi phục sức khỏe

Qua đó cho thấy BV là một đơn vị phức tạp, có nhiệm vụ phục vụ lợiích của toàn xã hội qua việc cung cấp các dịch vụ phòng, chữa bệnh, đào tạoNVYT Những bước tiến của xã hội trong thời gian qua đã làm thay đổi cơbản khái niệm về BV Vì thế, việc tổ chức và quản lý BV cũng phải có thayđổi tương ứng

Trang 13

1.1.2 Phân loại bệnh viện.

Có rất nhiều loại BV cùng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ y tế và làtrung tâm giáo dục, đào tạo nhân viên y tế Tuy nhiên, các loại BV này khácnhau về cơ cấu, chức năng và hoạt động Nhìn chung, có thể phân loại BVtheo một số tiêu chí sau đây [8]

Phân chia theo mục tiêu phục vụ: Mục tiêu chính của các BV là cung cấp

các dịch vụ y tế, là nơi đào tạo và nghiên cứu, do vậy có các loại bệnh viện:

- Các bệnh viện có mục tiêu phục vụ là các trung tâm đào tạo và nghiêncứu nhằm cung cấp môi trường học tập giảng dạy cho nhân viên y tế và trợ y,

có chức năng thực hiện giảng dạy và nghiên cứu bên cạnh chức năng cungcấp các dịch vụ y tế Ví dụ: Viện nghiên cứu y học Việt Nam, Viện nghiêncứu và đào tạo sau đại học…

- Các bệnh viện thông thường nhằm cung cấp các dịch vụ y tế, mục tiêunghiên cứu chỉ xếp thứ hai

- Các bệnh viện chuyên ngành để phục vụ các mục đích nhất định, nócung cấp các dịch vụ chuyên sâu trong một vài lĩnh vực, thông thường cácbệnh viện này chuyên về một bộ phận nhất định trong cơ thể người hoặc vềmột loại bệnh nào đó

Phân chia theo chủ sở hữu: Theo tiêu chí này, có các loại bệnh viện sau:

- Các bệnh viện công: Do nhà nước sở hữu, quản lý và kiểm soát

- Các bệnh viện bán công: Hoạt động độc lập xong các chức năng hoạtđộng của bệnh viện vẫn tuân theo các quy định của Nhà nước

- Các bệnh viện tư nhân, bệnh viện dân lập, bệnh viện có vốn đầu tưnước ngoài, bệnh viện liên doanh nước ngoài [9]

- Các trung tâm y tế tình nguyện, các bệnh viện từ thiện của tư nhân:chịu sự quản lý và kiểm soát của các tổ chức tình nguyện, các tổ chức từ thiện

tư nhân

Trang 14

1.1.3 Tổ chức của bệnh viện tỉnh

Có 2 hình thức tổ chức bệnh viện [10]

Bệnh viện : gồm các khoa phòng và được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện tỉnh

Theo Quyết định số 153/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyhoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và

tầm nhìn đến năm 2020, ngoài chức năng, nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ

khám, chữa bệnh với các kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành, đáp ứng hầuhết nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn; đây phải là cơ sởthực hành cho học sinh các trường y - dược trong tỉnh, thành phố Mỗi tỉnhcần có ít nhất 1 bệnh viện đa khoa, với quy mô từ 300 đến 800 giường, được xác

Khoa ngoại tổng hợp Khoa phụ sản

LCK Mắt – TMH – RHM Khoa dinh dưỡng

Khoa chống nhiễm khuẩn

CẬN LÂM SÀNG

Khoa xét nghiệm (Huyết học, hóa sinh, vi sinh) Chẩn đoán hình ảnh Giải phẫu bệnh Dược

Ban giám đốc

Trang 15

định theo tỷ lệ 01 giường bệnh phục vụ từ 1.600 đến 1.800 người dân [11].

Với 2 hình thức trên trong 10 năm qua hoạt động của BV tỉnh tỏ ra hếtsức hiệu quả trong công tác CSSK nhân dân ở khu vực được phụ trách

Hiện nay theo TT số 03/2004/TT - BYT ngày 03/3/2004 của Bộ Y tế vềhướng dẫn xếp hạng BV [12], theo đó các bệnh viện được phân thành bốnhạng: BV hạng đặc biệt, BV hạng I, hạng II và BV hạng III dựa theo nămnhóm tiêu chuẩn: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quy mô và nội dung hoạt động,khả năng chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu lao động và trình độ cán bộ, cơ sở hạtầng, trang thiết bị y tế Mục đích của phân hạng BV là để hoàn chỉnh về tổchức, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng phục vụ ngườibệnh, đầu tư phát triển trong từng giai đoạn thích hợp, phân tuyến kỹ thuật,xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ [13]

Bệnh viện là bộ mặt của ngành y tế, TĐCM kỹ thuật của BV phản ánh

sự phát triển y học của một quốc gia Hiện nay cả nước có 980 BV nhà nước(trong đó có 39 BV Trung ương, 331 BV tỉnh và 610 BV huyện) với 154.000giường bệnh và 85 BV tư nhân với 5.800 giường bệnh, bình quân có 24GB/10.000 dân [14]

1.1.4 Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện tỉnh.

Hoạt động khám chữa bệnh của nước ta trong những năm gần đây kháphát triển và không ngừng tăng qua các năm Tổng số khám năm 1999 là127.824.420 lượt, với tỷ lệ lần khám bệnh/người dân/năm là 1,67 thì đến năm

2002 tổng số khám là 155.586.076 với tỷ lệ khám bệnh/người dân/năm là1,95, trong đó y tế địa phương chiếm một tỷ lệ khá lớn, năm 2002 tổng sốkhám tại y tế địa phương đạt 149.753.737 lượt với tỷ lệ khám bệnh/ngườidân/năm là 1,88 [8] Những con số trên chứng tỏ khả năng tiếp cận các dịch

vụ y tế của người dân không ngừng tăng lên, hệ thống y tế đã đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân đặc biệt là y tế tỉnh

Trang 16

đóng vai trò hết sức quan trọng

Công tác điều trị: Là tuyến chuyển tiếp giữa tuyến dưới đến và tuyến trung

ương, vì vậy công tác điều trị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của BV tỉnh

và là một chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của BV tỉnh [8]

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ

về việc quy định quyền tự chủ, tự chụi trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Sauđây gọi tắt là NĐ 43), Nhà nước đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối vớicác cơ sở y tế công lập (trong đó có BV tỉnh) nhằm phát huy tính năng động,sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cơ sở [21]

Do đó các BV tỉnh phải sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất, đảmbảo công tác khám chữa bệnh, CSSK cho nhân dân, đồng thời tránh tình trạngquá tải

1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện tỉnh [9].

Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

Tiến nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ cácbệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặcngoại trú

Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước

Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phốtrực thuộc trung ương và các ngành

Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồnggiám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu

Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả nănggiải quyết

Đào tạo cán bộ y tế:

Trang 17

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học vàtrung học.

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyếndưới để nâng cao trình độ chuyên môn

Nghiên cứu khoa học về y học:

Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhànước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kếthợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sócsức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố vàcác ngành

Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầungành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện

Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:

Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việcphát triển kỹ thuật chuyên môn

Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chămsóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành

Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế,

Trang 18

đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.

1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực y tế.

1.2.1 Khái niệm

Có nhiều định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực”

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô,loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quátrình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,khu vực, thế giới Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coinguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực,sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức [15] [16]

Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi

cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công,đạt được mục tiêu của tổ chức [15] [17]

Nguồn nhân lực: Bao gồm tất cả các CBYT (bác sỹ, dược sỹ, ĐD –NHS, kỹ thuật viên, dược tá) làm việc tại BV huyện Theo quy chế của Bộ Y

tế hiện nay BV huyện cần 1,1 – 1,2 CBYT/1 giường bệnh [18] Cơ cấu CBYTcủa BV huyện phải hợp lý Tuy nhiên nhiều BV huyện ở nước ta hiện nay vẫnchưa đáp ứng được mức này, hơn nữa trình độ chủ yếu là trung học và sơ học(CBYT trung học chiếm 53,63% và sơ học chiếm 10,6% CBYT huyện), tỷ lệcán bộ đại học còn thấp 22,3%, đặc biệt trên đại học rất ít 0,2% [19]

Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cảnhững người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”.Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, ngườilàm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấpcác dịch vụ y tế Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ không chính thức(như tình nguyện viên xã hội, những người CSSK gia đình, lang y ); kể cảnhững người làm việc trong ngành y tế và trong những ngành khác (như quân

Trang 19

đội, trường học hay các doanh nghiệp).

Đội ngũ y, bác sỹ là đội ngũ nhân lực y tế trực tiếp tham gia công táckhám, điều trị Tại các Bệnh viện tuyến huyện nhân lực y tế giữ một vai tròđặc biệt quan trọng, đây là tuyến khám chữa bệnh cơ sở nên việc người dântìm đến để khám, chữa bệnh sẽ rất nhiều và đòi hỏi chất lượng cao, sự phục

vụ chu đáo, tận tình, để mang lại chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất, điềukiện tiên quyết là phải tạo nên một đội ngũ y, bác sỹ có tay nghề, trình độ vàtâm huyết với nghề, coi sự nghiệp y tế là cái gốc cho sự phát triển của Bệnhviện nói chung và cho sự nghiệp cá nhân nói riêng Khi có được một đội ngũ

y, bác sỹ giỏi, lành nghề, thân thiện trong tiếp xúc với người bệnh sẽ tạo đượcthiện cảm với người bệnh

Theo định nghĩa nhân lực y tế của WHO, ở Việt Nam các nhóm đốitượng được coi là “Nhân lực y tế” sẽ bao gồm các cán bộ, NVYT thuộc biênchế và hợp đồng đang làm trong hệ thống y tế công lập (bao gồm cả quân y),các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y/dược, những người đang tham giavào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK nhân dân (NLYT tưnhân, các cộng tác viên y tế, lang y và bà đỡ/mụ vườn) [20]

Có hai khái niệm thường được sử dụng khi bàn luận về nguồn nhân lực

y tế:

- Khái niệm phát triển nguồn nhân lực liên quan đến cơ chế nhằm pháttriển kỹ năng, kiến thức, năng lực chuyên môn của cá nhân và về mặt tổ chứccông việc

- Khái niệm quản lý nguồn nhân lực Theo WHO: “Quản lý nguồn nhânlực là một quá trình tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo nhân lựchoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằmxác định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu và sự phân bố nguồn nhânlực với chi phí hiệu quả nhất Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết,làm việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc, và

Trang 20

được hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý” [18-21]

1.2.2 Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần của hệ thống

y tế

Theo WHO, hệ thống y tế có 6 thành phần cơ bản [22]:

Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong những thành phần cơ bản vàquan trọng nhất của hệ thống

Phát triển nguồn nhân lực không chỉ thông qua đào tạo, mà còn sửdụng, quản lý một cách phù hợp để cung cấp hiệu quả các dịch vụ y tế đếnngười dân

Cần có một mô hình tổ chức và chức năng của các thành phần của hệthống cung ứng dịch vụ để biết được nhu cầu về quy mô và cơ cấu nhân lực y

tế như thế nào, ngược lại, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phụ thuộc mật thiếtvào mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực y tế

Hệ thống thông tin y tế cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cầnthiết, tin cậy cho việc lập kế hoạch và sử dụng nhân lực đáp ứng nhu cầuCSSK của nhân dân, đồng thời giúp phát hiện những vấn đề của nguồn nhânlực như phân bổ không hợp lý, năng lực không phù hợp để đáp ứng yêu cầuCSSK từ phía người dân và cộng đồng, hoặc phát hiện và phân tích tần suấtsai sót chuyên môn để khắc phục

Cấp tài chính cho nhân lực y tế cũng phải đảm bảo cho công tác đào tạomới và đào tạo liên tục CBYT, đủ để trả lương và chính sách khuyến khích ởmức đảm bảo được cuộc sống cho CBYT, tạo ra động lực khuyến khíchCBYT làm việc có chất lượng và sẵn sàng làm việc ở các miền núi, vùng sâu,vùng xa, hoặc trong các môi trường, chuyên ngành độc hại, nguy hiểm

Các sản phẩm y tế, vaccin, dược phẩm

1.2.3 Thực trạng về nguồn nhân lực y tế

Trang 21

Số lượng nhân lực y tế đang được cải thiện Số y sĩ, bác sĩ trên 1 vạn dântiếp tục tăng lên và đạt 13,4 vào năm 2011, riêng số bác sĩ trên 1 vạn dân tăng

từ 7,33 năm 2011 lên 7,46 năm 2012 (đạt mục tiêu đề ra cho năm 2012 trong

kế hoạch 5 năm) Số dược sĩ đại học trên 1 vạn dân năm 2011 đạt 1,92 (vượtmục tiêu đề ra cho năm 2015 trong kế hoạch là 1,8/vạn dân); số lượng điềudưỡng trên 1 vạn dân cũng tăng (đạt 10,02 năm 2011) [23] Số lượng cán bộ y

tế ở tuyến cơ sở tăng lên là một kết quả đáng ghi nhận So với năm 2010, sốlượng nhân lực y tế tuyến xã năm 2011 tăng thêm 3.549 cán bộ (trong đó có

346 bác sĩ) và tuyến huyện tăng thêm 6878 cán bộ (trong đó có 585 bác sĩ).Năm 2012, tỷ lệ TYT xã có bác sĩ đạt 76%, tăng lên 6 điểm phần trăm so vớinăm 2010; tỷ lệ TYT xã có y sĩ sản nhi, hộ sinh đạt 93,4% (giảm xuống nênkhông đạt kế hoạch đề ra) Số thôn, bản, ấp thuộc xã, thị trấn có nhân viên y tếhoạt động được duy trì ở mức trên 96% từ năm 2009 đến 2012, nhưng do sựsuy giảm tỷ lệ tổ dân phố khu vực thành thị có nhân viên y tế hoạt động nên tỷ

lệ thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động chỉ đạt 81,2% [24]

Nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo khác nhau để phát triển nguồnnhân lực y tế cho tuyến y tế cơ sở, Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 1915/BYT-K2ĐT ngày 8/4/2013 hướng dẫn các cơ sở đào tạo nhân lực y tế triển khaithực hiện Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học Đề án đàotạo cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tiếp tục được triển khai Cả nước có 7trường đại học Y tham gia đào tạo cử tuyển với 1.488 bác sĩ và 24 điều dưỡng.Với hình thức đào tạo theo địa chỉ, trên cả nước có 13 trường đại học tham gia.Năm 2009 đã tuyển được 2000 học viên theo chính sách tuyển sinh theo địachỉ, đáp ứng 71% nhu cầu cử người đi học của các tỉnh [25] Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Khuyến khíchđào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành lao, phong, tâm thần,

Trang 22

pháp y và giải phẫu bệnh giai đoạn 2013–2020", nhằm tăng cường thu húttrong đào tạo, tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực thuộc các chuyên khoakhó thu hút này Các văn bản quy định chính sách ưu đãi nghề, phụ cấp đặcthù (Quyết định số 73, Nghị định số 56) sẽ bước đầu giải quyết một phần thiếuhụt nhân lực trong các lĩnh vực này Đề án 1816 đã được điều chỉnh theohướng chuyển giao kỹ thuật tuyến trên cho tuyến dưới theo Quyết định số5068/QĐ-BYT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Bộ Y tế vẫn tiếp tụcthực hiện chính sách luân chuyển cán bộ Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chế độluân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữabệnh, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến dưới và những vùng khókhăn Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-BYT về việc phê duyệt Dự

án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn" với mục tiêu tiến tới cung cấp nguồn nhân lực y tế là bác sĩ đầy đủ về sốlượng, đáp ứng được chất lượng cung ứng dịch vụ y tế ngay tại tuyến cơ sở

Để tăng cường nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe(CSSK) cơ bản, toàn diện, liên tục, nâng cao chất lượng CSSKBĐ cho ngườidân và góp phần giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số935/QĐ-BYT phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khámbác sĩ gia đình Đề án "Phát triển y tế biển đảo" đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 7/2/2013, trong đó nêu rõmục tiêu phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứngnhu cầu bảo vệ, CSSK cho người dân vùng biển, đảo Đặc biệt, ngày 9/8/2013,

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYT, Hướng dẫn đào tạo liêntục trong lĩnh vực y tế, thay cho Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng

5 năm 2008

1.2.4 Khó khăn và hạn chế về nguồn nhân lực y tế

Trang 23

Mặc dù chỉ tiêu đào tạo của các trường được tăng lên rất nhiều và một

số hình thức đào tạo đặc biệt được triển khai, số lượng nhân lực y tế trong các

cơ sở công lập không tăng lên tương ứng, phân bố nhân lực y tế giữa các vùngkinh tế xã hội vẫn bất hợp lý Có thể thấy các giải pháp về đào tạo, cung cấpnguồn nhân lực đơn lẻ chưa đủ để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực, màcần phải phối hợp với các giải pháp về tuyển dụng, sử dụng nhân lực cũngnhư cơ chế tổ chức

Đối với tuyển dụng nhân lực, chưa có bằng chứng nào cho thấy có sựcải thiện trong lĩnh vực này Bên cạnh các nguyên nhân chính liên quan đếnthu nhập, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp, thì việc quy địnhquyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập [26] tuy tạo điều kiện cho cácđơn vị tự tháo gỡ các khó khăn, cải thiện thu nhập cho nhân viên, nhưng đồngthời cũng dẫn tới tình trạng một số cơ sở y tế cố gắng hạn chế tuyển dụng đểgiảm chi phí

Sử dụng, đãi ngộ nhân lực y tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề, trong đó thunhập của cán bộ y tế quá thấp, như đã trình bày ở trên, là nguyên nhân chínhdẫn tới thiếu hụt nhân lực ở những vùng, lĩnh vực mà nhân viên y tế khôngthể làm dịch vụ thêm Đối với các cơ sở y tế lớn hơn, nằm ở các vùng kinh tếphát triển hơn, nhân viên y tế thường làm thêm ở một cơ sở y tế tư nhân Hiệntượng này cũng thường xảy ra ở một số nước đang phát triển, vì vậy cần đượcnghiên cứu để giải quyết dần từng bước

Mức độ dịch chuyển, thay đổi nơi làm việc của nhân viên y tế ở ViệtNam khá thấp Trung bình một bác sỹ chỉ làm việc cho hai cơ sở y tế trongsuốt thời gian đi làm và một người đang làm việc ở vùng thành thị có xuhướng tiếp tục làm ở thành thị cho đến khi về hưu [27] Điều này một mặt gópphần đảm bảo ổn định hơn đội ngũ nhân viên y tế ở vùng nông thôn, vùngkhó khăn, nhưng mặt khác lại làm cho các khu vực này khó có được các cán

Trang 24

bộ chuyên môn có tay nghề cao.

Tuy mức độ dịch chuyển nhân lực thấp, nhưng sự dịch chuyển nhân lực

y tế xảy ra một chiều theo hướng từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ nông thôn rathành thị Tự xin chuyển nơi công tác chiếm tỷ lệ đáng kể, tỷ lệ này ở hệ dựphòng lớn hơn ở hệ điều trị Lý do chính dẫn tới tự thay đổi nơi công tác chủyếu liên quan đến thu nhập thấp, sau đó là các lý do liên quan đến phát triểnnghề nghiệp [16]

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong việc tăng số lượng nguồnnhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực cho y tế cơ sở nói riêng, nhưng trênthực tế ngành y tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển nguồn nhânlực Tình trạng thiếu nhân lực y tế nói chung và nhân lực có trình độ là bác sĩ ởtuyến y tế cơ sở, cũng như nhân lực YTDP vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại.Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế tiến hành tại

4 tỉnh, tình trạng biến động cán bộ tại tuyến huyện, xã là một vấn đề cần phảiquan tâm Số cán bộ nghỉ việc, chuyển đi ở các cơ sở y tế tuyến huyện (bệnhviện huyện, trung tâm y tế huyện) bằng 50% tổng số cán bộ mới tuyển dụng, ởtuyến xã số đối tượng nghỉ việc, chuyển đi bằng 30% số đối tượng mới tuyển[28] Nhiều bệnh viện tỉnh nhiều năm không tuyển được bác sĩ có chuyên mônnào trong khi số lượng cán bộ dịch chuyển tới nơi khác vẫn tiếp diễn Kết quả

từ một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số các yếu tố gây nên sự kém thu hútcán bộ y tế ở tuyến y tế cơ sở, trong đó thu nhập thấp và điều kiện làm việckhông bảo đảm do thiếu trang thiết bị là hai nguyên nhân chủ yếu làm cho cáccán bộ y tế nói chung đặc biệt là bác sĩ không muốn làm việc tại một số tuyếntỉnh [28], [29], [30] Nghiên cứu về các yếu tố thu hút cán bộ y tế làm việc tạivùng nông thôn thông qua phương pháp lượng giá lựa chọn rời rạc (DiscreteChoice Experiment) đã chỉ ra những yếu tố liên quan đến lựa chọn công việc

Trang 25

của họ gồm có làm việc ở khu vực thành thị, nơi làm việc có trang thiết bị đầy

đủ, có thu nhập cao, được phát triển kỹ năng (thông qua đào tạo ngắn hạn, đàotạo dài hạn (chuyên khoa) và có nhà ở miễn phí Đối với bác sĩ, nơi công tác làyếu tố quan trọng nhất; trong khi với sinh viên sắp ra trường thì được đào tạodài hạn là yếu tố quan trong nhất [29] Hiệu quả triển khai các chính sách liênquan đến đào tạo, thu hút và duy trì nguồn nhân lực y tế còn hạn chế do cácchính sách thiếu tính nhất quán hoặc thiếu điều kiện kinh phí để thực thi;Thiếu sự phối hợp liên ngành trong xét chọn đối tượng, tổ chức thực hiện,giám sát đánh giá kết quả triển khai Quyết định số 1544/QĐ-TTg về đào tạonhân lực y tế theo chế độ cử tuyển [28] Chất lượng nguồn nhân lực y tế cũng

là một vấn đề cần phải được ưu tiên giải quyết trong những năm tới Tỷ lệ cán

bộ y tế tuyến xã có kiến thức và kỹ năng đúng trong sơ cấp cứu, chẩn đoán vàđiều trị một số bệnh, cũng như kiến thức về xử lý bệnh dịch rất hạn chế(17,3% số bác sĩ và y sĩ có kiến thức và kỹ năng đúng trong xử trí sơ cấp cứu,17% số bác sĩ và y sĩ được hỏi biết được các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳphụ nữ mang thai, 50,5% cán bộ được hỏi biết cách chẩn đoán tăng huyết áp,15,6% biết cách xử trí một vụ dịch ) [28] Kết quả từ một số khảo sát kháccũng cho thấy kiến thức về chăm sóc sơ sinh của cán bộ TYT chỉ đạt 60% sovới Chuẩn Quốc gia [31], 54,3% bác sĩ có kiến thức đúng về chẩn đoán vàđiều trị các mức độ mất nước do tiêu chảy [32]

1.3 Nguồn nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh

1.3.1 Nguồn nhân lực y tế

Nguồn nhân lực y tế bao gồm tất cả các CBYT (Bác sỹ, dược sỹ, y táđiều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược tá) làm việc tại BV tỉnh Cơ cấuCBYT của BV tỉnh phải hợp lý Tuy nhiên nhiều BV tỉnh ở nước ta hiệnnay vẫn chưa đáp ứng được tỷ lệ số CBYT trên số giường bệnh, hơn nữa

Trang 26

trình độ chuyên môn cao ở một số bệnh viện tuyến tỉnh đang còn hạn chế

Nguồn lực về cơ sở hạ tầng – vật tư trang thiết bị y tế: Trang thiết bị y

tế (TTBYT) là những máy móc, dụng cụ, vật tư thiết bị dùng để khám,chẩn đoán và điều trị bệnh TTBYT hiện đại góp phần không nhỏ trongviệc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, tuy nhiên để sửdụng có hiệu quả TTBYT thì lại đòi hỏi người CBYT có kiến thức vàkhông ngừng nâng cao tay nghề Trong tình hình chung của ngành,TTBYT của BV tỉnh cũng được cải thiện nhiều, hầu hết của các BV tỉnh đã

có máy chụp XQuang, CT, MRI, các máy xét nghiệm thông thường, máysiêu âm và máy điện tim

Nguồn lực tài chính tại BV tỉnh: các nguồn thu của bệnh viện tỉnh gồm: từngân sách nhà nước, từ quỹ bảo hiểm y tế và chi trả viện phí trực tiếp củangười bệnh

1.3.2 Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh

Hoạt động khám bệnh

Do mức sống được nâng cao, người dân ngày càng quan tâm đến sứckhoẻ của mình hơn nên nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên Hiện nay, sựđầu tư dành cho y tế ổn định, trang thiết bị từng bước hiện đại hơn nên chấtlượng khám chữa bệnh cũng tốt hơn đòi hỏi tay nghề sử dụng cao của ngườithầy thuốc

Mạng lưới KCB ngày càng được mở rộng cả ở khu vực nhà nước và tưnhân Đến hết năm 2012, cả nước có 1180 bệnh viện với tổng số trên 200 000giường bệnh đạt 25,04 giường bệnh/10 000 dân (không tính trạm y tế xã,giường công lập là giường kế hoạch) Số giường thực kê tương đương 111%tổng số giường kế hoạch trong bệnh viện công lập, nhưng không kèm theonguồn lực từ ngân sách nhà nước phân cho bệnh viện Theo số liệu thống kêcủa WHO năm 2012, số giường bệnh/10 000 dân của Việt Nam thuộc mức

Trang 27

cao nhất trong khu vực Đông Nam Á [33] Theo phân cấp quản lý hành chính,

có 382 bệnh viện tuyến tỉnh (bệnh viện tỉnh và bệnh viện đa khoa khu vựctỉnh) có số giường bệnh chiếm khoảng 50% tổng số giường và 561 bệnh việntuyến huyện với số giường bệnh chiếm 30% Có 48 bệnh viện ngành, chủ yếu

là bệnh viện đa khoa với số giường chiếm tỷ lệ 4,2% Các bệnh viện đa khoa

và bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (chủ yếu bao gồm: lao, tâm thần, YHCT,nhi hoặc sản nhi, mắt, phục hồi chức năng, ) đều tập trung ở tỉnh lỵ [34] Cáctỉnh đều có bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện đa khoa khu vực thực hiện cungứng dịch vụ khám, chữa bệnh ban đầu Cả nước hiện có 150 bệnh viện tưnhân được cấp phép hoạt động với khoảng 9611 giường bệnh Đặc điểmchung của mạng lưới dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân là tập trung chủ yếu ởcác tỉnh, thành phố lớn (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An, ThanhHóa, An Giang, v.v.), các khu vực đô thị, nơi người dân có thu nhập cao và cókhả năng chi trả Cung ứng dịch vụ của các bệnh viện tư nhân cũng tập trungvào một số lĩnh vực dễ thu hồi vốn, thời gian nằm viện ngắn hoặc các chuyênkhoa có nhu cầu lớn như phụ sản, nhãn khoa, ung bướu, nha khoa, hoặc đakhoa diện hẹp Mặc dù có những rào cản về địa lý và tài chính, song tỷ lệ tiếpcận và sử dụng dịch vụ y tế tư nhân của người dân có xu hướng tăng ở tất cảcác nhóm đối tượng, kể cả nhóm người nghèo, phụ nữ, các đối tượng khókhăn Điều này cũng góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện công cùngchuyên ngành [24]

Một số chỉ số khám chữa bệnh đạt khá cao Tổng số lần khám bệnh năm

2000 là 137.540.292 với số lần khám bệnh trung bình là 1,77 [35] Năm 2001

là 146.944.901 với số lần khám bệnh khám bệnh trung bình/người là 1,87 [36]

và năm 2002 là 155.586.076 với tỷ lệ khám bệnh/người là 1,95 [37] Năm

2012, tổng số lần khám bệnh là 208.060.135 với số lần khám bệnh trung bình

là 2,34 [38] Số lượt khám trung bình/đầu người tăng, các loại hình khámchữa bệnh cũng được mở rộng như: KCB bằng bảo hiểm y tế, KCB theo yêu

Trang 28

cầu, KCB định kỳ.

Hoạt động điều trị

Hiện nay cả nước ta có 1.195 BV, 202.308 giường bệnh, trong đó: 328

BV tỉnh/thành phố, 622 BV huyện, 155 BV tư nhân và bán công Số giườngbệnh các tuyến tăng đáng kể, nhất là số giường bệnh thực kê Năm 2012, cảnước đã tăng thêm 14.269 giường bệnh kế hoạch và 14.918 giường bệnh thực

kê (trong khu vực y tế công lập) Tỷ lệ giường bệnh kế hoạch trên 10.000 dânnăm 2012 là 22,4 (không tính trạm y tế xã), tăng 1,4 giường so với năm 2011

Số giường bệnh tăng thêm tập trung ở tuyến tỉnh và tuyến huyện Riêng tuyếntrung ương xây mới và bổ sung thêm 1050 giường bệnh tại các Bệnh viện K,Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Trung ươngQuảng Nam vv… Bệnh viện tỉnh là tuyến chuyển tiếp giữa tuyến cơ sở vàtuyến trung ương Vì vậy công tác điều trị cũng là một trong những nhiệm

vụ trọng tâm của BV tỉnh, gồm cấp cứu và điều trị một số bệnh thôngthường Công tác điều trị cũng là một chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quảhoạt động của BV tỉnh [23], [24]

Thực hiện quyết định 153/2006/QĐ–TTg ngày 30/6/2006 của Thủtướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y

tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, nhà nướcđẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập (trong

đó có bệnh viện huyện) nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng caotinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cơ sở [39] Do đó các BVtỉnh phải sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo côngtác khám chữa bệnh, CSSK cho nhân dân, đồng thời tránh tình trạng quátải

Trang 29

1.4 Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Thiếu hụt nhân lực:

Nhân lực y tế toàn cầu, theo mật độ: Phần lớn các nghiên cứu ở trên thếgiới đều được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang Châu phi trongnhững năm gầy đây đã cho thấy tổng số CBYT là 1.640.000 người chiếm

tỷ lệ: 2,3 CBYT/10.000 dân; Vùng lãnh thổ phía đông Địa Trung Hải cótổng số CBYT là 2.100.000 người chiếm tỷ lệ: 4,0 CBYT/10.000 dân; Ở cácnước Châu Á thuộc phía Đông – Nam có tổng số CBYT là 7.040.000 cán

bộ, chiếm tỷ lệ 4,3 CBYT/10.000 dân; Phía Tây Thái Bình Dương có tổng

số CBYT là 10.070.000 cán bộ, chiếm tỷ lệ 5,8 CBYT/10.000 dân; Châu

Âu có tổng số CBYT là 16.630.000 cán bộ, chiếm tỷ lệ 18,9 CBYT/10.000dân; Châu Mỹ có tổng số CBYT là 21.740.000 cán bộ, chiếm tỷ lệ 24,8CBYT/10.000 dân [40], [41] Tổ chức y tế thế giới đưa ra tiêu chí là 2,5CBYT/10.000 dân, dưới mức này sẽ không đảm bảo bao phủ 80% dịch vụCSSK Do vậy toàn cầu thiếu 4 triệu bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh; 57 quốc giathiếu 2,4 triệu bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, trong đó có 36/37 nước thuộcvùng dưới sa mạc Sahara - Châu Phi [42]

Mất cân bằng giới: Theo số liệu điều tra về NLYT ở các vùng lãnh thổnhư trên thì có 70% nam giới là bác sỹ, trong khi có 70% nữ giới là ĐD-NHS

Phân bố nhân lực y tế giữa các khu vực không đều: Phân bố nhân

lực y tế theo gánh nặng bệnh tật và chi phí y tế, ở những nơi có nhu cầuthấp hơn, chi phí y tế cao hơn lại có nhân lực y tế dồi dào hơn

1.4.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam

Theo quyết định 153/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quyhoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010

và tầm nhìn đến năm 2020 thì số giường bệnh/vạn dân (không tính giườngtrạm y tế xã) đạt 20,5 giường (có 2 giường của bệnh viện tư nhân) và đến năm

Trang 30

2020 là 25 giường (có 5 giường của bệnh viện tư nhân) Phát triển mạng lướikhám, chữa bệnh theo cụm dân cư không phân biệt địa giới hành chính; cácđơn vị chuyên môn y tế ở địa phương được quản lý theo ngành, bảo đảm chomọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ khám, chữa bệnhtại các tuyến Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyênmôn của từng tuyến điều trị và sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnhviện đa khoa và chuyên khoa Từng bước thực hiện việc di chuyển các cơ sởđiều trị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ra khu vực thích hợp Các bệnh việnxây dựng mới phải phù hợp quy hoạch chung và quy hoạch phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương Bảo đảm đủ điều kiện xử lý chất thải y tế và khả năngchống nhiễm khuẩn tại bệnh viện để hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khôngảnh hưởng tới người dân và môi trường sống [39]

Theo Niên giám thống kê của Bộ Y tế, số CBYT/10000 dân của ViệtNam xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao tăng từ 29,2 (2001) lên 35,1(2009) [23]

Theo thống kê của WHO (2008), tỷ suất ĐD/BS của Việt Namtương đối thấp (1,4) trong khi đó của Philippine 5,5; Indonesia 6,1 và củaThái lan là 7,7 [43]

Trong những năm gần đây, phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam về thựctrạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh đều tiến hành theo phươngpháp mô tả cắt ngang

Tác giả Phạm Hạnh đã đề tài nghiên cứ khoa học chú trọng phân tíchtập trung đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thuộc khu vực HTX,những cơ hội cũng như khó khăn thách thức đối với HTX trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế [44]

Theo tác giả Nguyễn Thị Huyền Linh, quy mô các BVH nghiên cứu ởNinh Bình 60 – 100 GB; phân bố CBYT không đồng đều; số lượt khám của 1

Trang 31

BS/ ngày có sự khác biệt lớn giữa các BV (4 lượt – 8 lượt); số ca phẫu thuật vàthủ thuật thực hiện được rất thấp; CSSDGB luôn trên 100% [45].

Tác giả Đào Thị Tâm với đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹtại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ” đã nêu lên được sự cần thiết trongviệc xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ

sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tínhdân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các

cơ quan hành chính nhà nước Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhândân và sự phát triển của đất nước [46]

Theo tác giả Khương Anh Tuấn và cộng sự [18], các BV tuyếnTrung ương được nghiên cứu đều hoạt động vượt công suất thiết kế:CSSDGB luôn từ 165 – 200 %, tỷ lệ CBYT/GB dao động từ 0,57 – 1,09

là quá thấp so với quy định [47]

Tác giả Tạ Thị Minh Tâm đã nghiên cứu nguồn lực và hoạt động khámchữa bệnh của các bệnh viện huyện tỉnh Yên Bái qua các năm 2000-2006 Kếtquả nghiên cứu cho thấy: quy mô các bệnh viện huyện của tỉnh Yên Bái từ25-70 giường; số GB/10.000 dân trung bình của 8 BV là 5,78; sốCBYT/10.000 dân trung bình của các BVH là 7,1; số BS/10.000 dân là 1,8.Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: số lượt khám trung bình/người dân/năm là0,29; công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 100%; tỷ lệ bệnh nhân chuyểntuyến tăng nhanh, sau 5 năm tăng gấp 3 lần; ngày điều trị trung bình củangười bệnh nội trú là 6,6 ngày; số phẫu thuật trung bình/BNNT của 8 BVH là0,006 [48]

Tác giả Nguyễn Tiến Đông đã nghiên cứu mô hình bệnh tật của các BV đakhoa huyện tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2009 và tìm hiểu một số yếu tố liênquan Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, có phântích từ năm 2005 – 2009 Nghiên cứu cho thấy quy mô giường bệnh của cácBVH tỉnh Bắc Ninh là 78 giường; công suất sử dụng giường bệnh là 128%; số

Trang 32

GB/10.000 dân trung bình của các BV huyện là 7,9; số lượt khám bệnh trungbình của các BV huyện tăng hàng năm; tỷ lệ chuyển tuyến là 2,3% [49].

Theo nghiên cứu “Thực trạng mô hình bệnh tật nội trú và khả năng đápứng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Hòn Đất, tỉnh KiênGiang năm 2009-2011” của tác giả Nguyễn Ngọc Nho cho thấy: Số ngày điềutrị nội trú trung bình/BN là 5,4-5,7 ngày; tỷ lệ chuyển tuyến tăng qua các năm

từ 8,2%-9,7% [50]

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của tác giả Ngô Chinh Sơn về mô hìnhbệnh tật của bệnh nhân nội trú và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đakhoa huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang năm 2007-2009-2011 cho thấy: SốĐD- NHS còn thiếu so với TT08, chỉ số ĐD-NHS/BS thấp, chỉ đạt TB 1,7;phân bố nhân lực y tế theo giới, nữ chiếm tỷ lệ 60,38%, nam giới chiếm tỷ lệ39,72%; phân bố nhân lực y tế theo tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao 31,32%,

số trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 5,42%; thực hiện các kỹ thuật phân tuyến rất hạnchế, TB thực hiện được 20,29%, kỹ thuật ngoại khoa chỉ làm được 9,09%;ngày điều trị trung bình của người bệnh nội trú tăng từ 5,48 năm 2007 đến5,51 năm 2009, và 6,01 năm 2011 [51]

1.5 Một số thông tin chung về tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thànhphố Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độĐông Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phíađông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phíanam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáptỉnh Luangprabang (Lào) Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km,chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km Toàn tỉnh có 12 đơn vị hànhchính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc

Trang 33

Địa hình: Nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn

La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa Tỉnh này có 3 cửakhẩu với Lào là Chiềng Khương và cửa khẩu quốc tế Pa Háng,cửa khẩu quốcgia Nà Cài Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hìnhchia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông

Mã, có 2 cao nguyên là Cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Sơn La, địahình tương đối bằng phẳng Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, LaiChâu, Sơn La là mái nhà của đồng bằng Bắc Bộ

Dân số: Theo niên giám thống kê y tế năm 2015, tỉnh Sơn La có1.192.100 người

Đơn vị hành chính: Tỉnh Sơn La có 204 đơn vị cấp xã gồm: 7 phường,

8 thị trấn và 189 xã [52]

Trang 34

KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

tế của BVĐ

K tỉnh

Phân

bố nhân lực y

tế của BVĐ

K tỉnh

Hoạt động khám bệnh Hoạt động điều trị bệnh

Tổng

số lượt khám của BVĐ

K tỉnh

CSSD giường bệnh của BVĐK tỉnh

Số BN chuyển tuyến trong 1 năm

Số ca phẫu thuật

1 năm

Số xét nghiệm

và chẩn đoán hình ảnh

Trang 35

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng: Nhân lực và hoạt động khám chữa bệnh củabệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La từ 2013 – 2017 dựa trên sổ sách báo cáo thống

kê sẵn có do đại diện phòng tổ chức cán bộ và phòng kế hoạch tổng hợp cungcấp theo mẫu phiếu thu thập số liệu

Nghiên cứu định tính: Cán bộ quản lý khoa, phòng, bệnh viện; Cán bộ y

tế khoa lâm sàng; Cán bộ y tế nhóm cận lâm sàng và dược

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 07/2018 đến 05/2019 tại Bệnh viên

đa khoa tỉnh Sơn La

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu địnhlượng và định tính

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu

a Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng: Kết quả hoạt động khám chữa

bệnh tại bệnh viên đa khoa tỉnh Sơn La giai đoạn từ năm 2013 – 2017 Hồ sơ

sổ sách và tài liệu sẵn có của bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La bao gồm báo cáothống kê bệnh viện, danh sách CBYT của bệnh viện, sổ khám chữa bệnhtrong các năm giai đoạn từ 2013 đến 2017

b Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính:

Phỏng vấn sâu: Chọn chủ đích 3 nhóm đối tượng đại diện cho các khoa

phòng để tiến hành phỏng vấn sâu: 1) nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý; 2)nhóm cán bộ làm lâm sàng; 3) nhóm cán bộ cận lâm sàng và dược Cụ thể các

Ngày đăng: 01/10/2019, 21:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Xaly Sathathone (2007). Mô hình bệnh tật và hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Chăm Pa Sắc-Nam Lào, Đại học Y Hà Nội. Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình bệnh tật và hoạt động khám chữabệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Chăm Pa Sắc-Nam Lào, Đại học Y HàNội
Tác giả: Xaly Sathathone
Năm: 2007
18. WHO và Bộ Y tế (2006). "Dự án phát triển hệ thống y tế ", Quản lý Y tế. Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án phát triển hệ thống y tế
Tác giả: WHO và Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
22. Trương Việt Dũng và Nguyễn Duy Luật (2007). Tổ chức và Quản lý y tế. Nhà Xuất Bản Y Học, 101-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và Quản lý ytế
Tác giả: Trương Việt Dũng và Nguyễn Duy Luật
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Y Học
Năm: 2007
25. Trường Đại học Y tế công cộng (2012). Báo cáo đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá hiện trạngđào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Y tế công cộng
Năm: 2012
26. Lê Mỹ Phong (2010). Vài nét khái quát về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam. Hà Nội : Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét khái quát về kiểm định chất lượng giáodục đại học và trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Lê Mỹ Phong
Năm: 2010
32. Lê Văn Thêm (2013). Thực trạng hoạt động của bác sỹ tại trạm y tế xã và đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã tỉnh Hải Dương, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng hoạt động của bác sỹ tại trạm y tế xãvà đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động củatrạm y tế xã tỉnh Hải Dương
Tác giả: Lê Văn Thêm
Năm: 2013
35. Bộ Y tế (2000). Niên giám thống kê, 36. Bộ Y tế (2001). Niên giám thống kê y tế, 37. Bộ Y tế (2002). Niên giám thống kê, 38. Bộ Y tế (2010). Niên giám thống kê y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê",36. Bộ Y tế (2001). "Niên giám thống kê y tế",37. Bộ Y tế (2002). "Niên giám thống kê",38. Bộ Y tế (2010)
Tác giả: Bộ Y tế (2000). Niên giám thống kê, 36. Bộ Y tế (2001). Niên giám thống kê y tế, 37. Bộ Y tế (2002). Niên giám thống kê, 38. Bộ Y tế
Năm: 2010
44. Phạm Hanh (2013). Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất.Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc khu vực hợp tác xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất
Tác giả: Phạm Hanh
Năm: 2013
45. Nguyễn Thị Huyền Linh (2004). Nghiên cứu nguồn lực y tế và hoạt động của các bệnh viện huyện của Ninh Bình trong 4 năm (2000 - 2003), Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguồn lực y tế và hoạtđộng của các bệnh viện huyện của Ninh Bình trong 4 năm (2000 -2003)
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Linh
Năm: 2004
48. Tạ Thị Minh Tâm (2006). Nghiên cứu nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện huyện tỉnh Yên Bái qua các năm 2000- 2006, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguồn lực và hoạt động khámchữa bệnh của các bệnh viện huyện tỉnh Yên Bái qua các năm 2000-2006
Tác giả: Tạ Thị Minh Tâm
Năm: 2006
49. Nguyễn Tiến Đông và (2011). Nghiên cứu mô hình bệnh tật nội trú tại các BVĐK huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh 2005 - 2009, xu hướng và một số yếu tố liên quan, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình bệnh tật nội trú tạicác BVĐK huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh 2005 - 2009, xu hướng và một sốyếu tố liên quan
Tác giả: Nguyễn Tiến Đông và
Năm: 2011
50. Nguyễn Ngọc Nho (2012). Thực trạng mô hình bệnh tật nội trú và khả năng đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang năm 2009-2011, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng mô hình bệnh tật nội trú và khảnăng đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyệnHòn Đất, tỉnh Kiên Giang năm 2009-2011
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nho
Năm: 2012
51. Ngô Chinh Sơn (2012). Mô hình bệnh tật của bênh nhân nội trú và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang năm 2007-2009-2011 Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình bệnh tật của bênh nhân nội trú vàhoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành,tỉnh Kiên Giang năm 2007-2009-2011
Tác giả: Ngô Chinh Sơn
Năm: 2012
21. WHO-WPRO (2006). Regional Strategy on Human Resources for Health 2006-2015 (WPR/RC57/9) Khác
24. Bộ Y tế và Nhóm đối tác Y tế (2013). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013 Khác
28. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2012). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút và duy trì nhân lực y tế ở khu vực miền núi Khác
29. Mark Vujicic et al (2010). Attracting doctors and medical students to rural Vietnam – insight from a Discrete Choice Experiment Khác
30. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2011). Thực trạng sử dụng Bác sỹ, cử nhân điều dưỡng sau tốt nghiệp. Tạp chí Y học thực hành Khác
31. Trần Chí Liêm và Đinh Thị Phương Hoài (2009). Đánh giá kiến thức cán bộ y tế và trang thiết bị tại TYT xã về chăm sóc trẻ sơ sinh Khác
34. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (2012). Báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2012 và những nhiệm vụ trọng tâm của công tác khám, chữa bệnh năm 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w