1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

THỰC TRẠNG NHÂN lực y tế và HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH của một số BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC TỈNH hòa BÌNH năm 2014

117 719 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 734,53 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI PHẠM THỊ TỐ UYÊN THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA MỘT SỐ BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2014 LUẬN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ TỐ UYÊN

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ

VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA MỘT SỐ BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC

TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

PHẠM THỊ TỐ UYÊN

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ

VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA MỘT SỐ BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC

TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Chuyên ngành: Quản lý Bệnh viện

Mã số: 60720701

Thầy hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Duy Luật

HÀ NỘI - 2015

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban Lãnhđạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng quản lý đào tạo Sauđại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học ViệnĐào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi vàgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luậnvăn này

Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

tới PGS.TS Nguyễn Duy Luật là người thầy kính mến đã dạy dỗ và trực tiếp

hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy/cô trong Viện Đào tạo Y học dự phòng

và Y tế công cộng đặc biệt là các thầy/cô trong Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế

đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khoá luậntốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn Sở Y tế, các cán bộ y tế, lãnh đạo tại các bệnh viện huyện LươngSơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy và Cao Phong tỉnh Hòa Bình đã tạomọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện luậnvăn này

Nhân dịp này tôi kính trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ và nhữngngười thân trong gia đình, bạn bè đã dành cho tôi mọi sự động viên chia sẻ vềtinh thần, thời gian và công sức giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu

Phạm Thị Tố Uyên

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Thị Tố Uyên, học viên lớp cao học khóa 22, chuyên ngành

Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:

1 Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS Nguyễn Duy Luật.

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đãđược công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trungthực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015

Người viết cam đoan

Phạm Thị Tố Uyên

Trang 7

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Hệ thống bệnh viện Việt Nam 3

1.1.1 Khái niệm về bệnh viện 3

1.1.2 Tổ chức hệ thống bệnh viện Việt Nam 4

1.1.3 Tổ chức của bệnh viện huyện 4

1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực y tế 7

1.2.1 Khái niệm 7

1.2.2 Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ thống y tế [15] 9

1.3 Thực trạng nhân lực y tế Việt Nam 10

1.3.1 Thực trạng 10

1.3.2 Khó khăn, hạn chế 12

1.4 Nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện 13

1.4.1 Nguồn lực 13

1.4.2 Các hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện 14

1.5 Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 17

1.5.1 Những nghiên cứu trên thế giới 17

1.5.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam 17

1.6 Một số thông tin chung về tỉnh Hòa Bình và 6 huyện nghiên cứu 21 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27

Trang 8

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 27

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 27

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 27

2.4 Xác định chỉ số và biến số 28

2.5 Phương pháp thu thập thông tin 35

2.6 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 35

2.7 Đạo đức nghiên cứu 35

2.8 Hạn chế của nghiên cứu 36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 37

3.1 Thông tin chung 37

3.2 Thực trạng nhân lực y tế tại các BVH năm 2014 40

3.2.1 Đặc điểm và phân bố nhân lực y tế tại BVH năm 2014 40

3.2.2 Nhu cầu nhân lực y tế của các BVH năm 2014 theo TT08[43] 44

3.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 48

3.2.4 Các biện pháp đã triển khai để phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Hòa Bình và kết quả đạt được 49

3.3 Hoạt động khám chữa bệnh tại các BVH năm 2014 50

3.3.1 Hoạt động khám bệnh 50

3.3.2 Hoạt động điều trị tại các BVH năm 2014 55

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 65

4.1 Thông tin chung về 6 huyện nghiên cứu 65

4.1.1 Dân số 65

4.1.2 Nguồn lực y tế 65

4.2 Thực trạng nhân lực y tế tại một số bệnh viện huyện của tỉnh Hòa Bình năm 2014 68

Trang 9

4.2.1 Đặc điểm và phân bố nhân lực y tế tại BVH tỉnh Hòa Bình năm

2014 68

4.2.2 Nhu cầu nhân lực y tế của các BVH năm 2014 theo thông tư 08[43] 77

4.3 Hoạt động khám, chữa bệnh tại các BVH năm 2014 83

4.3.1 Hoạt động khám bệnh 83

4.3.2 Hoạt động điều trị nội trú 87

4.3.3 Hoạt động thủ thuật, phẫu thuật 89

4.3.4 Hoạt động cận lâm sàng 89

4.3.5 Phân tuyến kỹ thuật 90

KẾT LUẬN 92

KHUYẾN NGHỊ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Một số thông tin chung về các huyện nghiên cứu năm 2014 37

Bảng 3.2 Số lượng CBYT và giường bệnh thực kê tại từng bệnh viện huyện năm 2014 38

Bảng 3.3 Số CBYT/10.000 dân tại các huyện năm 2014 39

Bảng 3.4 Nguồn nhân lực của các BVH năm 2014 40

Bảng 3.5 Các chỉ số nguồn nhân lực của các BVH năm 2014 41

Bảng 3.6 Phân bố NLYT tại các BVH năm 2014 theo trình độ chuyên môn 43 Bảng 3.7 Cơ cấu nhân lực tại các BVH năm 2014 theo bộ phận công tác 44

Bảng 3.8 Nhu cầu nhân lực y tế của các BVH năm 2014 theo TT08 44

Bảng 3.9 Nhu cầu dược sỹ của bệnh viện huyện theo TT08 45

Bảng 3.10 Nhu cầu bác sỹ của các BVH năm 2014 theo TT08 46

Bảng 3.11 Nhu cầu ĐD - NHS, KTV của BVH năm 2014 theo TT08 47

Bảng 3.12 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các BVH năm 2014 48

Bảng 3.13 Hoạt động khám bệnh tại các BVH năm 2014 50

Bảng 3.14 Số lượt khám theo quy mô GB tại 6 BVH nghiên cứu năm 2014 51 Bảng 3.15 Kết quả hoạt động khám bệnh tại các BVH năm 2014 53

Bảng 3.16 Ngày điều trị trung bình của người bệnh nội trú tại các BVH năm 2014 56

Bảng 3.17 Thực trạng thực hiện thủ thuật, phẫu thuật tại các BVH năm 2014 .58

Bảng 3.18 Tổng số lượt xét nghiệm tại các BVH năm 2014 58

Bảng 3.19 Số lượt xét nghiệm/1 bệnh nhân nội trú tại các BVH năm 2014 .59 Bảng 3.20 Tổng số lượt chẩn đoán hình ảnh tại các BVH năm 2014 60

Bảng 3.21 Số lượt chẩn đoán hình ảnh/1 BNNT tại các BVH năm 2014 60

Bảng 3.22 Tổng số lượt thăm dò chức năng tại các BVH năm 2014 61

Bảng 3.23 Tỷ lệ thực hiện phân tuyến kỹ thuật tại các BVH năm 2014 63

Bảng 3.24 Tỷ lệ thực hiện phân tuyến kỹ thuật theo khoa tại các BVH năm 2014 63

Trang 11

DANH MỤC BIỂU Đ

Biểu đồ 3.1 Phân bố NLYT theo độ tuổi tại các BVH năm 2014 42Biểu đồ 3.2 Phân bố NLYT theo giới tính của các BVH năm 2014 42Biểu đồ 3.3 Số lần khám trung bình của 1 bác sĩ/ngày tại các BVH năm 2014 52Biểu đồ 3.4 Đối tượng tới khám tại các BVH 2014 phân theo phương thứcchi trả tiền khám 54Biểu đồ 3.5 Công suất sử dụng giường bệnh thực kê tại các BVH năm 2014 55Biểu đồ 3.6 Số lượt điều trị nội trú/1.000 người/năm tại các BVH năm 2014 57Y

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bệnh viện huyện 7

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Con người là thành tố quan trọng của mọi tổ chức, cơ quan nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho mọi thành tựu y tế [1].

Ở quy mô toàn cầu nguồn nhân lực y tế đang có một sự thiếu hụt nghiêm trọng Theo ước tính của WHO có 57/192 quốc gia thiếu hụt NVYT Việt Nam không chỉ thiếu hụt nguồn nhân lực y tế mà còn có sự phân bố nhân lực không đều giữa các vùng miền và ở nhiều bệnh viện trong cả nước [2].

Hiện nay các bệnh viện huyện, các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trạm y tế xã, phường, thị trấn đội ngũ cán bộ còn thiếu cả về số lượng và chất lượng Đội ngũ cán Bộ Y tế giỏi có trình độ chuyên môn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện lớn và trung tâm của đất nước.

Bệnh viện huyện là một mắt xích trọng yếu trong mạng lưới khám chữa bệnh,

là cấp trung chuyển giữa y tế trung ương với y tế cơ sở Bệnh viện huyện chính là nơi đầu tiên tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản và các bệnh thông thường Bệnh viện huyện là cơ sở khám chữa bệnh gần dân nhất, cung cấp các dịch

vụ khám chữa bệnh cơ bản nhất, thuận tiện nhất Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện chưa cao trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú tại bệnh viện huyện là khá cao Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó có lý do về sự lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, có lý do về cơ sở hạ tầng, có lý do về trang thiết bị y tế, nguồn lực đầu tư cho các hoạt động khám chữa bệnh, có lý do về trình độ chuyên môn, khả năng xử trí của cán Bộ Y tế trong chẩn đoán và điều trị [3]

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, cách thủ đô Hà Nội 73 km, có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.608,7 km², chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam với dân số là 817.400 người Hòa Bình

là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt (Kinh) không chiếm

đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây Những năm qua, kinh tế-xã hội

Trang 13

của tỉnh Hòa Bình có sự chuyển biến mạnh mẽ với tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2014 đạt 10,5%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 11,4 triệu đồng năm

2009 lên 28,3 triệu đồng năm 2014[4], [5], [6]

Hòa Bình là tỉnh miền núi, đa dân tộc, kinh tế chưa phát triển Những năm trước, chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài chưa hấp dẫn được các bác sĩ, dược sĩ đại học về công tác tại tỉnh Theo Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, hiện nay tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành là 3.035 người, trong đó biên chế tuyến huyện là 1.028 người Những năm qua, số bác sĩ, dược sĩ về tỉnh công tác rất ít Công tác xã hội hóa y tế còn nhiều hạn chế trong khi nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân ngày càng cao Mặc dù tuyến y tế cơ sở thời gian qua đã được bổ sung một số bác sĩ, dược sĩ (tốt nghiệp đại học chính quy hay nguồn cử tuyển) nhưng với số lượng ít, cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực của các đơn vị y tế tuyến cơ sở Bên cạnh đó, các cơ sở y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở công lập luôn trong tình trạng thiếu nhân lực có trình độ đại học trở lên

Để có một cái nhìn chi tiết về thực trạng nguồn nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện huyện, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu:

“Thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hòa Bình năm 2014” thông qua số liệu thống kê y tế hàng năm

của các bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hòa Bình với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

1 Mô tả thực trạng nhân lực y tế của 6 bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hòa

Bình năm 2014.

2 Phân tích hoạt động khám chữa bệnh trong mối tương quan với nhân

lực y tế của một số bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hòa Bình năm 2014.

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Hệ thống bệnh viện Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về bệnh viện

Trước đây, BV được coi là nhà tế bần cứu giúp những ngườinghèo khổ Chúng được thành lập giống như những trung tâm từ thiệnnuôi dưỡng người ốm yếu và người nghèo Ngày nay, BV được coi là nơichẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi đào tạo và tiến hành các nghiên cứu yhọc, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc sức khỏe, và ở một mức độ nào đó

là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học

Các tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đề cập nhiều đến

khái niệm này Theo WHO, “BV là một bộ phận của tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được săn sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh Công tác ngoại trú của BV tỏa tới tận hộ gia đình đặt trong môi trường của nó BV còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh vật xã hội” [7], [8], [9] Theo các tài

liệu của WHO thì bệnh viện còn là một tổ chức rất phức tạp Bởi lẽ nhữngtiến bộ trên nhiều mặt trong xã hội đã khiến người dân ý thức được rõ hơn

về quyền lợi của mình Họ ngày càng đòi hỏi cao hơn với hệ thống BV Họmuốn được cung cấp các dịch vụ y tế không chỉ trong khuôn khổ BV màcòn ở ngay tại gia đình Ngày càng có nhiều loại bệnh lây lan do ô nhiễmmôi trường và vì thế trách nhiệm chức năng của bệnh viện ngày càng nhiềuhơn, tính phức tạp cũng tăng lên

Trong thời gian gần đây, BV được coi là một loại tổ chức xã hộichủ chốt trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đem lại nhiềulợi ích cho người bệnh và toàn xã hội Đó là chẩn đoán, chữa trị bệnh tậtcũng như là nơi người ốm dưỡng bệnh và hồi phục sức khỏe

Trang 15

Những thực tế trên cho thấy BV là một tổ chức phức tạp, có nhiệm vụphục vụ lợi ích của toàn xã hội qua việc cung cấp các dịch vụ phòng vàchữa bệnh bên cạnh chức năng là trung tâm đào tạo các nhân viên y tế.Những bước tiến của xã hội trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ bảnkhái niệm và quan niệm của mọi người về BV Vì thế, việc tổ chức và quản

lý BV cũng phải có thay đổi tương ứng Quản lý BV cần thiết phải có sự

hỗ trợ của các nhân viên giỏi, sao cho công tác quản lý ấy thực sự hiệu quả

để người bệnh có thể tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời Muốn nâng caochất lượng dịch vụ y tế tại các BV phải dựa vào đội ngũ quản lý giỏi

1.1.2 Tổ chức hệ thống bệnh viện Việt Nam

Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước: Bệnh viện được chia ra thành

3 tuyến như sau: tuyến Trung ương; tuyến tỉnh, thành phố và tuyến huyện/quận Ngoài ra còn có các bệnh viện thuộc các bộ ngành khác [7], [8]

Thực hiện nghị quyết 90 của Chính phủ về xã hội hóa công tác chăm sócsức khỏe nhân dân, nhà nước ta đã khuyến khích đa dạng các loại hình dịch vụ

để CSSK nhân dân Do đó các mô hình BV rất đa dạng gồm: BV nhà nước(BV đa khoa và BV chuyên khoa), BV tư nhân, BV bán công, BV dân lập, BV

có vốn đầu tư nước ngoài, BV liên doanh với nước ngoài [8]

Hiện nay theo thông tư 03/2004/TT - BYT, 3/3/2004, Bộ Y tế thì các

BV được phân thành 3 hạng I, II, III dựa theo 5 nhóm tiêu chuẩn: vị trí,chức năng, nhiệm vụ; quy mô và nội dung hoạt động; trình độ chuyên môn

kỹ thuật, cơ cấu lao động; cơ sở hạ tầng; thiết bị y tế, kỹ thuật chẩn đoán vàđiều trị Mục đích của việc phân hạng BV là để hoàn chỉnh về tổ chức, nângcao trình độ chuyên môn kỹ thuật, chất lượng phục vụ người bệnh, phântuyến kĩ thuật điều trị, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ [9]

1.1.3 Tổ chức của bệnh viện huyện

Có 2 hình thức tổ chức bệnh viện huyện là: Bệnh viện huyện và Bệnhviện khu vực [7] Tổ chức bệnh viện theo sơ đồ 1.1

Trang 16

Với 2 hình thức trên trong 10 năm qua hoạt động của BV huyện tỏ rahết sức hiệu quả trong công tác CSSK cuả nhân dân trong khu vực mà mìnhphụ trách.

- Các phòng chức năng: gồm 4 phòng: phòng kế hoạch tổng hợp và

vật tư thiết bị y tế; phòng điều dưỡng; phòng Hành chính quản trị và tổchức cán bộ; phòng Tài chính kế toán

- Các khoa gồm 14 khoa: khoa Khám bệnh; khoa Hồi sức cấp cứu; khoa

Nội tổng hợp; khoa Truyền nhiễm; khoa Nhi; khoa Ngoại tổng hợp; khoa PhụSản; liên chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt; khoa xétnghiệm (Huyết học, vi sinh, hóa sinh); khoa Chẩn đoán hình ảnh; khoa Giảiphẫu bệnh; khoa Chống nhiễm khuẩn; khoa Dược và khoa Dinh dưỡng

1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện huyện [10]

- Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh: BV tiếp nhận tất cả các trường

hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu,khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú; tổ chức khám sức khỏe và chứngnhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước; có trách nhiệm giải quyết toàn bộbệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa; tổchức giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định ykhoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu; tổ chức chuyển người bệnhlên tuyến trên khi vượt quá khả năng của BV

- Đào tạo cán bộ Y tế: BV là cơ sở thực hành cho các trường, lớp

trung học y tế; tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong BV và cơ

sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng quản lýchăm sóc sức khỏe ban đầu

- Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề

tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu; tham gia các công trìnhnghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sứckhỏe ban đầu cấp Bộ và cấp cơ sở; nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền

Trang 17

và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kĩ thuật: Lập kế hoạch và chỉ

đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩnđoán và điều trị; tổ chức và chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chămsóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế địa phương

- Phòng bệnh: BV phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên

thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh và phòng dịch; tuyên truyền giáo dục sứckhỏe cho cộng đồng Dự phòng lây chéo, lây ra ngoài BV, xử lý chất thảiBV

- Hợp tác quốc tế: tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức

và cá nhân ngoài nước theo quy định của nhà nước

- Quản lý kinh tế y tế: BV có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân

sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí; tạo thêm nguồn kinh phí từ cácdịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổchức kinh tế; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu,chi ngân sách của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chi phí

Trang 18

Sở y tế

Đảng ủy, UBND huyện Ban giám đốc

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bệnh viện huyện 1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực y tế

- Khoa Dinh dưỡng

- Khoa chống nhiễm khuẩn

Trang 19

Có nhiều những định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực”

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô,loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quátrình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quốcgia, khu vực, thế giới [1] Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từquan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinhthần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung củacác tổ chức [11], [12]

Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi

cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thànhcông, đạt được mục tiêu của tổ chức [13]

Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất

cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ” Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế,

người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếpcung cấp các dịch vụ y tế Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ khôngchính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người CSSK gia đình, langy ); kể cả những người làm việc trong ngành y tế và trong những ngànhkhác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp)

Theo định nghĩa nhân lực y tế của WHO, ở Việt Nam các nhómđối tượng được coi là “Nhân lực y tế” sẽ bao gồm các cán bộ, nhân viên y tếthuộc biên chế và hợp đồng đang làm trong hệ thống y tế công lập (bao gồm

cả quân y), các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y/dược và tất cảnhững người khác đang tham gia vào các hoạt động quản lý và cung ứngdịch vụ CSSK nhân dân (nhân lực y tế tư nhân, các cộng tác viên y tế, lang

y và bà đỡ/mụ vườn) [14]

Có hai khái niệm thường được sử dụng khi bàn luận về nguồn nhân lực

y tế:

Trang 20

- Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến cơ chế nhằm

phát triển c ả v ề s ố l ư ợ n g v à kỹ năng, kiến thức, năng lực chuyên môncủa cá nhân và về mặt tổ chức công việc

- Khái niệm quản lý nguồn nhân lực: Theo WHO, “quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu và sự phân bố nguồn nhân lực với chi phí hiệu quả nhất Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc, và được hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý”.

1.2.2 Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ thống y tế [15]

Theo WHO, hệ thống y tế có 6 thành phần cơ bản:

- Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong những thành phần cơ bản

và quan trọng nhất của hệ thống Nguồn nhân lực có mối liên hệ rất chặtchẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế

- Phát triển nguồn nhân lực không chỉ thông qua đào tạo, mà còn phải

sử dụng, quản lý một cách phù hợp để cung cấp hiệu quả các dịch vụ y tếđến người dân

- Cần có một mô hình tổ chức và chức năng của các thành phần của

hệ thống cung ứng dịch vụ để biết được nhu cầu về quy mô và cơ cấu nhânlực y tế như thế nào, ngược lại, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phụ thuộcmật thiết vào mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực y tế

- Hệ thống thông tin y tế cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cầnthiết, tin cậy cho việc lập kế hoạch và sử dụng nhân lực đáp ứng nhu cầuCSSK của nhân dân, đồng thời giúp phát hiện những vấn đề của nguồn nhânlực như phân bổ không hợp lý, năng lực không phù hợp để đáp ứng yêucầu CSSK từ phía người dân và cộng đồng, hoặc phát hiện và phân tích tần

Trang 21

suất sai sót chuyên môn để khắc phục

- Cấp tài chính cho nhân lực y tế cũng phải đảm bảo cho công tác đàotạo mới và đào tạo liên tục CBYT, đủ để trả lương và chính sách khuyến khích

ở mức đảm bảo được cuộc sống cho CBYT, tạo ra động lực khuyến khíchCBYT làm việc có chất lượng và sẵn sàng làm việc ở các miền núi, vùng sâu,vùng xa, hoặc trong các môi trường, chuyên ngành độc hại, nguy hiểm

từ 7,33 năm 2011 lên 7,46 năm 2012 (đạt mục tiêu đề ra cho năm 2012 trong

kế hoạch 5 năm) Số dược sĩ đại học trên 1 vạn dân năm 2011 đạt 1,92 (vượtmục tiêu đề ra cho năm 2015 trong kế hoạch là 1,8/vạn dân); số lượng điềudưỡng trên 1 vạn dân cũng tăng (đạt 10,02 năm 2011) [16] Số lượng cán bộ y

tế ở tuyến cơ sở tăng lên là một kết quả đáng ghi nhận So với năm 2010, sốlượng nhân lực y tế tuyến xã năm 2011 tăng thêm 3.549 cán bộ (trong đó có

346 bác sĩ) và tuyến huyện tăng thêm 6878 cán bộ (trong đó có 585 bác sĩ).Năm 2012, tỷ lệ TYT xã có bác sĩ đạt 76%, tăng lên 6 điểm phần trăm so vớinăm 2010; tỷ lệ TYT xã có y sĩ sản nhi, hộ sinh đạt 93,4% (giảm xuống nênkhông đạt kế hoạch đề ra) Số thôn, bản, ấp thuộc xã, thị trấn có nhân viên y tếhoạt động được duy trì ở mức trên 96% từ năm 2009 đến 2012, nhưng do sựsuy giảm tỷ lệ tổ dân phố khu vực thành thị có nhân viên y tế hoạt động nên tỷ

lệ thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động chỉ đạt 81,2% [17]

Nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo khác nhau để phát triển nguồnnhân lực y tế cho tuyến y tế cơ sở, Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 1915/BYT-K2ĐT ngày 8/4/2013 hướng dẫn các cơ sở đào tạo nhân lực y tế triển khaithực hiện Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ Giáo dục

Trang 22

và Đào tạo quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học Đề án đàotạo cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tiếp tục được triển khai Cả nước có 7trường đại học Y tham gia đào tạo cử tuyển với 1.488 bác sĩ và 24 điều dưỡng.Với hình thức đào tạo theo địa chỉ, trên cả nước có 13 trường đại học tham gia.Năm 2009 đã tuyển được 2000 học viên theo chính sách tuyển sinh theo địachỉ, đáp ứng 71% nhu cầu cử người đi học của các tỉnh [18] Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Khuyến khíchđào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành lao, phong, tâm thần,pháp y và giải phẫu bệnh giai đoạn 2013–2020", nhằm tăng cường thu húttrong đào tạo, tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực thuộc các chuyên khoakhó thu hút này Các văn bản quy định chính sách ưu đãi nghề, phụ cấp đặcthù (Quyết định số 73, Nghị định số 56) sẽ bước đầu giải quyết một phần thiếuhụt nhân lực trong các lĩnh vực này Đề án 1816 đã được điều chỉnh theohướng chuyển giao kỹ thuật tuyến trên cho tuyến dưới theo Quyết định số5068/QĐ-BYT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Bộ Y tế vẫn tiếp tụcthực hiện chính sách luân chuyển cán bộ Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chế độluân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữabệnh, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến dưới và những vùng khókhăn Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-BYT về việc phê duyệt Dự

án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn" với mục tiêu tiến tới cung cấp nguồn nhân lực y tế là bác sĩ đầy đủ về sốlượng, đáp ứng được chất lượng cung ứng dịch vụ y tế ngay tại tuyến cơ sở

Để tăng cường nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe(CSSK) cơ bản, toàn diện, liên tục, nâng cao chất lượng CSSKBĐ cho ngườidân và góp phần giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số935/QĐ-BYT phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám

Trang 23

bác sĩ gia đình Đề án "Phát triển y tế biển đảo" đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 7/2/2013, trong đó nêu rõmục tiêu phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứngnhu cầu bảo vệ, CSSK cho người dân vùng biển, đảo Đặc biệt, ngày 9/8/2013,

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYT, Hướng dẫn đào tạo liêntục trong lĩnh vực y tế, thay cho Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng

5 năm 2008

1.3.2 Khó khăn, hạn chế

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong việc tăng số lượng nguồnnhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực cho y tế cơ sở nói riêng, nhưng trênthực tế ngành y tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển nguồn nhânlực Tình trạng thiếu nhân lực y tế nói chung và nhân lực có trình độ là bác sĩ ởtuyến y tế cơ sở, cũng như nhân lực YTDP vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại.Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế tiến hành tại

4 tỉnh, tình trạng biến động cán bộ tại tuyến huyện, xã là một vấn đề cần phảiquan tâm Số cán bộ nghỉ việc, chuyển đi ở các cơ sở y tế tuyến huyện (bệnhviện huyện, trung tâm y tế huyện) bằng 50% tổng số cán bộ mới tuyển dụng, ởtuyến xã số đối tượng nghỉ việc, chuyển đi bằng 30% số đối tượng mới tuyển[19] Nhiều bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện nhiều năm không tuyểnđược bác sĩ nào trong khi số lượng cán bộ dịch chuyển tới nơi khác vẫn tiếpdiễn Lý do dịch chuyển cán bộ ở tuyến xã chủ yếu là điều chuyển công tác lêntuyến huyện Kết quả từ một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số các yếu tốgây nên sự kém thu hút cán bộ y tế ở tuyến y tế cơ sở, trong đó thu nhập thấp

và điều kiện làm việc không bảo đảm do thiếu trang thiết bị là hai nguyênnhân chủ yếu làm cho các cán bộ y tế nói chung đặc biệt là bác sĩ không muốnlàm việc tại tuyến huyện, xã [19], [20], [21] Nghiên cứu về các yếu tố thu hútcán bộ y tế làm việc tại vùng nông thôn thông qua phương pháp lượng giá lựachọn rời rạc (Discrete Choice Experiment) đã chỉ ra những yếu tố liên quan

Trang 24

đến lựa chọn công việc của họ gồm có làm việc ở khu vực thành thị, nơi làmviệc có trang thiết bị đầy đủ, có thu nhập cao, được phát triển kỹ năng (thôngqua đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn (chuyên khoa) và có nhà ở miễn phí.Đối với bác sĩ, nơi công tác là yếu tố quan trọng nhất; trong khi với sinh viênsắp ra trường thì được đào tạo dài hạn là yếu tố quan trong nhất [20] Hiệu quảtriển khai các chính sách liên quan đến đào tạo, thu hút và duy trì nguồn nhânlực y tế còn hạn chế do các chính sách thiếu tính nhất quán hoặc thiếu điềukiện kinh phí để thực thi; Thiếu sự phối hợp liên ngành trong xét chọn đốitượng, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá kết quả triển khai Quyết định số1544/QĐ-TTg về đào tạo nhân lực y tế theo chế độ cử tuyển [19] Chất lượngnguồn nhân lực y tế cũng là một vấn đề cần phải được ưu tiên giải quyết trongnhững năm tới Tỷ lệ cán bộ y tế tuyến xã có kiến thức và kỹ năng đúng trong

sơ cấp cứu, chẩn đoán và điều trị một số bệnh, cũng như kiến thức về xử lýbệnh dịch rất hạn chế (17,3% số bác sĩ và y sĩ có kiến thức và kỹ năng đúngtrong xử trí sơ cấp cứu, 17% số bác sĩ và y sĩ được hỏi biết được các dấu hiệunguy hiểm trong thời kỳ phụ nữ mang thai, 50,5% cán bộ được hỏi biết cáchchẩn đoán tăng huyết áp, 15,6% biết cách xử trí một vụ dịch ) [19] Kết quả

từ một số khảo sát khác cũng cho thấy kiến thức về chăm sóc sơ sinh của cán

bộ TYT chỉ đạt 60% so với Chuẩn Quốc gia [22], 54,3% bác sĩ có kiến thứcđúng về chẩn đoán và điều trị các mức độ mất nước do tiêu chảy [23]

1.4 Nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện

1.4.1 Nguồn lực

- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực bao gồm tất cả các CBYT (Bác

sỹ, dược sỹ, y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược tá) làm việc tại

BV huyện Theo quy chế mới của Bộ Y tế hiện nay BV huyện cần 1,1 – 1,2CBYT/GB [14] Cơ cấu CBYT của BV huyện phải hợp lý Tuy nhiênnhiều BV huyện ở nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng được mức này, hơnnữa trình độ chủ yếu là trung học và sơ học (CBYT trung học chiếm

Trang 25

BV đã có máy điện tim.

- Nguồn lực tài chính tại BV huyện: các nguồn thu của bệnh viện huyệngồm: ngân sách nhà nước 58%; bảo hiểm y tế 16%; viện phí 13%; viện trợ 13%

1.4.2 Các hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện

 Hoạt động khám bệnh

Do mức sống được nâng cao, người dân ngày càng quan tâm đến sứckhoẻ của mình hơn nên nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên Hiện nay, sựđầu tư dành cho y tế ổn định, trang thiết bị từng bước hiện đại hơn nên chấtlượng khám chữa bệnh cũng tốt hơn đòi hỏi tay nghề sử dụng cao của ngườithầy thuốc

Mạng lưới KCB ngày càng được mở rộng cả ở khu vực nhà nước và tưnhân Đến hết năm 2012, cả nước có 1180 bệnh viện với tổng số trên 200 000giường bệnh đạt 25,04 giường bệnh/10 000 dân (không tính trạm y tế xã,giường công lập là giường kế hoạch) Số giường thực kê tương đương 111%tổng số giường kế hoạch trong bệnh viện công lập, nhưng không kèm theonguồn lực từ ngân sách nhà nước phân cho bệnh viện Theo số liệu thống kêcủa WHO năm 2012, số giường bệnh/10 000 dân của Việt Nam thuộc mứccao nhất trong khu vực Đông Nam Á [24] Theo phân cấp quản lý hành chính,

Trang 26

có 35 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, 382 bệnh viện tuyến tỉnh (bệnh viện tỉnh

và bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh) có số giường bệnh chiếm khoảng 50%tổng số giường và 561 bệnh viện tuyến huyện với số giường bệnh chiếm 30%

Có 48 bệnh viện ngành, chủ yếu là bệnh viện đa khoa với số giường chiếm tỷ

lệ 4,2% Các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (chủ yếubao gồm: lao, tâm thần, YHCT, nhi hoặc sản nhi, mắt, phục hồi chức năng, )đều tập trung ở tỉnh lỵ [25] Hầu hết các huyện đều có bệnh viện đa khoa hoặcbệnh viện đa khoa khu vực thực hiện cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh banđầu Cả nước hiện có 150 bệnh viện tư nhân được cấp phép hoạt động vớikhoảng 9611 giường bệnh Đặc điểm chung của mạng lưới dịch vụ khám,chữa bệnh tư nhân là tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn (TP Hồ ChíMinh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, An Giang, v.v.), các khu vực

đô thị, nơi người dân có thu nhập cao và có khả năng chi trả Cung ứng dịch

vụ của các bệnh viện tư nhân cũng tập trung vào một số lĩnh vực dễ thu hồivốn, thời gian nằm viện ngắn hoặc các chuyên khoa có nhu cầu lớn như phụsản, nhãn khoa, ung bướu, nha khoa, hoặc đa khoa diện hẹp Mặc dù cónhững rào cản về địa lý và tài chính, song tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ y

tế tư nhân của người dân có xu hướng tăng ở tất cả các nhóm đối tượng, kể cảnhóm người nghèo, phụ nữ, các đối tượng khó khăn Điều này cũng góp phầngiảm quá tải ở các bệnh viện công cùng chuyên ngành [17]

Một số chỉ số khám chữa bệnh đạt khá cao Tổng số lần khám bệnh năm

2000 là 137.540.292 với số lần khám bệnh trung bình là 1,77 [26] Năm 2001

là 146.944.901 với số lần khám bệnh khám bệnh trung bình/người là 1,87 [27]

và năm 2002 là 155.586.076 với tỷ lệ khám bệnh/người là 1,95 [28] Năm

2012, tổng số lần khám bệnh là 208.060.135 với số lần khám bệnh trung bình

là 2,34 [29]

Số lượt khám trung bình/đầu người tăng, các loại hình khám chữa bệnhcũng được mở rộng như: KCB bằng bảo hiểm y tế, KCB theo yêu cầu, KCB

Trang 27

Hiện nay cả nước ta có 1.195 BV, 202.308 giường bệnh, trong đó: 328

BV tỉnh/thành phố, 622 BV huyện, 155 BV tư nhân và bán công Số giườngbệnh các tuyến tăng đáng kể, nhất là số giường bệnh thực kê Năm 2012, cảnước đã tăng thêm 14.269 giường bệnh kế hoạch và 14.918 giường bệnh thực

kê (trong khu vực y tế công lập) Tỷ lệ giường bệnh kế hoạch trên 10.000 dânnăm 2012 là 22,4 (không tính trạm y tế xã), tăng 1,4 giường so với năm 2011

Số giường bệnh tăng thêm tập trung ở tuyến tỉnh và tuyến huyện Riêng tuyếntrung ương xây mới và bổ sung thêm 1050 giường bệnh tại các Bệnh viện K,Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Trung ươngQuảng Nam v.v….BVH là tuyến đầu tiên bắt đầu có định mức giường bệnhnội trú Vì vậy công tác điều trị cũng là một trong những nhiệm vụ trọngtâm của BV huyện, gồm cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường.Công tác điều trị cũng là một chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa BV huyện [16], [17]

Thực hiện quyết định 153/2006/QĐ–TTg ngày 30/6/2006 của Thủtướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y

tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, nhà nướcđẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập (trong

đó có bệnh viện huyện) nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng caotinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cơ sở [31] Do đó cácBVH phải sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo côngtác khám chữa bệnh, CSSK cho nhân dân, đồng thời tránh tình trạng quátải

Trang 29

1.5 Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam

1.5.1 Những nghiên cứu trên thế giới

- Thiếu hụt nhân lực:

Nhân lực y tế toàn cầu, theo mật độ: Ở Châu phi tổng số CBYT là1.640.000 người chiếm tỷ lệ: 2,3 CBYT/10.000 dân; Vùng lãnh thổ phíađông Địa Trung Hải có tổng số CBYT là 2.100.000 người chiếm tỷ lệ: 4,0CBYT/10.000 dân; Ở các nước Châu Á thuộc phía Đông – Nam có tổng sốCBYT là 7.040.000 cán bộ, chiếm tỷ lệ 4,3 CBYT/10.000 dân; Phía TâyThái Bình Dương có tổng số CBYT là 10.070.000 cán bộ, chiếm tỷ lệ 5,8CBYT/10.000 dân; Châu Âu có tổng số CBYT là 16.630.000 cán bộ, chiếm

tỷ lệ 18,9 CBYT/10.000 dân; Châu Mỹ có tổng số CBYT là 21.740.000 cán

bộ, chiếm tỷ lệ 24,8 CBYT/10.000 dân [32], [33] Tổ chức y tế thế giới đưa

ra tiêu chí là 2,5 CBYT/10.000 dân, dưới mức này sẽ không đảm bảo baophủ 80% dịch vụ CSSK Do vậy toàn cầu thiếu 4 triệu bác sỹ, y tá, nữ hộsinh; 57 quốc gia thiếu 2,4 triệu bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, trong đó có36/37 nước thuộc vùng dưới sa mạc Sahara - Châu Phi [34]

- Mất cân bằng giới: Theo số liệu điều tra về NLYT ở các vùng lãnhthổ như trên thì có 70% nam giới là bác sỹ, trong khi có 70% nữ giới là ĐD-NHS

- Phân bố nhân lực y tế giữa các khu vực không đều: Phân bố nhân

lực y tế theo gánh nặng bệnh tật và chi phí y tế, ở những nơi có nhu cầuthấp hơn, chi phí y tế cao hơn lại có nhân lực y tế dồi dào hơn

1.5.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam

- Theo quyết định 153/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệtquy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm

2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thì mỗi cụm dân cư huyện hoặc liên huyện

có một BVH hoặc bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, quy mô giườngbệnh tuyến I (BV quận, huyện, thị xã) từ 50 đến 200 giường và tùy theo

Trang 30

điều kiện địa lý, dân cư mà cân đối số giường bệnh theo tỷ lệ 1 giườngbệnh phục vụ từ 1500 đến 1700 người dân [31].

- Theo Niên giám thống kê của Bộ Y tế, số CBYT/10000 dân của ViệtNam xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao tăng từ 29,2 (2001) lên 35,1(2009) [16]

- Theo thống kê của WHO (2008), tỷ suất ĐD/BS của Việt Namtương đối thấp (1,4) trong khi đó của Philippine 5,5; Indonesia 6,1 và củaThái lan là 7,7 [35]

- Theo tác giả Nguyễn Thị Huyền Linh, quy mô các BVH nghiên cứu ởNinh Bình 60 – 100 GB; phân bố CBYT không đồng đều; số lượt khám của 1BS/ ngày có sự khác biệt lớn giữa các BV (4 lượt – 8 lượt); số ca phẫu thuật vàthủ thuật thực hiện được rất thấp; CSSDGB luôn trên 100% [12]

- Theo Nguyễn Thị Thanh Hương, quy mô của các BVH ở Lào Cai là

50 – 100 GB; số CBYT/10000 dân là 8,27 và phân bố không đồng đều; sốBS/10000 dân có xu hướng tăng; số phẫu thuật rất thấp, chênh lệch nhiềugiữa các BV; CSSDGB không đều 64 – 100% [36]

- Theo nghiên cứu của GS.TS Lê Quang Cường về thực trạng quátải, dưới tải của hệ thống BV các tuyến cho thấy tình hình quá tải giườngbệnh có xu hướng tăng dần qua các năm; 89% BVH có CSSDGB trên 100%;

số lượt khám bệnh trung bình/ngày/BS là 7,9; số CBYT/GB của các BVH là0,71; số ĐD/BS là 2,36; tỷ lệ các kỹ thuật chưa thực hiện được ở các BVH củaThái Bình là 28,4% [37]

- Theo tác giả Khương Anh Tuấn và cộng sự [18], các BV tuyếnTrung ương được nghiên cứu đều hoạt động vượt công suất thiết kế:CSSDGB luôn từ 165 – 200 %, tỷ lệ CBYT/GB dao động từ 0,57 – 1,09

là quá thấp so với quy định [38]

Tác giả Tạ Thị Minh Tâm đã nghiên cứu nguồn lực và hoạt động khámchữa bệnh của các bệnh viện huyện tỉnh Yên Bái qua các năm 2000-2006 Kết

Trang 31

quả nghiên cứu cho thấy: quy mô các bệnh viện huyện của tỉnh Yên Bái từ25-70 giường; số GB/10.000 dân trung bình của 8 BV là 5,78; sốCBYT/10.000 dân trung bình của các BVH là 7,1; số BS/10.000 dân là 1,8.Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: số lượt khám trung bình/người dân/năm là0,29; công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 100%; tỷ lệ bệnh nhân chuyểntuyến tăng nhanh, sau 5 năm tăng gấp 3 lần; ngày điều trị trung bình củangười bệnh nội trú là 6,6 ngày; số phẫu thuật trung bình/BNNT của 8 BVH là0,006 [39]

Tác giả Nguyễn Tiến Đông đã nghiên cứu mô hình bệnh tật của các BV

đa khoa huyện tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2009 và tìm hiểu một số yếu tốliên quan Nghiên cứu cho thấy quy mô giường bệnh của các BVH tỉnh BắcNinh là 78 giường; công suất sử dụng giường bệnh là 128%; số GB/10.000dân trung bình của các BV huyện là 7,9; số lượt khám bệnh trung bình củacác BV huyện tăng hàng năm; tỷ lệ chuyển tuyến là 2,3% [40]

Theo nghiên cứu “Thực trạng mô hình bệnh tật nội trú và khả năng đápứng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Hòn Đất, tỉnh KiênGiang năm 2009-2011” của tác giả Nguyễn Ngọc Nho cho thấy: Số ngày điềutrị nội trú trung bình/BN là 5,4-5,7 ngày; tỷ lệ chuyển tuyến tăng qua các năm

từ 8,2%-9,7% [41]

Theo nghiên cứu của tác giả Ngô Chinh Sơn về mô hình bệnh tật củabệnh nhân nội trú và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyệnChâu Thành, tỉnh Kiên Giang năm 2007-2009-2011 cho thấy: Số ĐD- NHScòn thiếu so với TT08, chỉ số ĐD-NHS/BS thấp, chỉ đạt TB 1,7; phân bố nhânlực y tế theo giới, nữ chiếm tỷ lệ 60,38%, nam giới chiếm tỷ lệ 39,72%; phân

bố nhân lực y tế theo tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao 31,32%, số trên 50 tuổichiếm tỷ lệ 5,42%; thực hiện các kỹ thuật phân tuyến rất hạn chế, TB thựchiện được 20,29%, kỹ thuật ngoại khoa chỉ làm được 9,09%; ngày điều trị

Trang 32

trung bình của người bệnh nội trú tăng từ 5,48 năm 2007 đến 5,51 năm 2009,

và 6,01 năm 2011… [42]

Trang 33

6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Việt(Kinh) chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; ngườiTày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sốngrải rác ở các địa phương trong tỉnh Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của ViệtNam mà trong đó có người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh nàycũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mườngsống tập trung chủ yếu ở đây Đời sống kinh tế và mặt bằng chung về trình độdân trí của người dân tỉnh Hòa Bình còn thấp, năm 2011 thu nhập bình quânđầu người đạt 730 USD (tương đương 15.300.000 đồng) Tính tới năm 2013,

tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh vẫn còn cao (24,5%) Thu nhập bình quân của dân cưtrong tỉnh hiện tại chỉ bằng 52% so với trung bình toàn quốc Các xã đặc biệtkhó khăn thuộc chương trình 135 của tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao là 34,88%tổng số hộ, trong khi đó các xã khu vực I tỷ lệ hộ nghèo chỉ là 11,76% Thunhập bình quân của các tầng lớp dân cư thành thị gấp 6 lần so với nông thôn,giữa vùng núi cao và vùng thấp còn chênh lệch

Huyện Lương Sơn

Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình và miền ΤâyâyBắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, biên giới liền kề với khucông nghệ cao Hoà Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốcgia, Làng văn hoá các dân tộc

Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, cóđịa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi

Trang 34

đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với nhữnghang động Có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnhsắc thơ mộng.

Trên địa bàn Lương Sơn có những danh lam, thắng cảnh, di chỉ khảo cổhọc hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch như hang Trầm,hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà

Những lợi thế về giao thông cùng tiềm năng lớn về tài nguyên thiênnhiên như: có nhiều núi đá vôi phục vụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng, có14.000 hecta đồi núi và đất đai màu mỡ để phát triển nông, lâm nghiệp Huyệnnày còn có điều kiện xây dựng các khu nghỉ dưỡng, nhằm phát triển dulịch hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án du lịch lớn như sân golfPhượng Hoàng và Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình, Khu du lịch sinhthái Xóm Mòng

Những năm gần đây, ngành CN - TTCN ở Lương Sơn phát triển khámạnh Những khu công nghiệp Lương Sơn, Bắc Lương Sơn, Nam Lương Sơnđang thu hút các nhà đầu tư đến với mảnh đất giàu tiềm năng này

Huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thủy là một huyện miền núi thấp nằm ở phía Đông Nam củatỉnh Hòa Bình, Cách trung tâm Thành phố Hà Nội 90km về phía Bắc phíaĐông Bắc giáp huyện Mỹ Đức (Hà Nội), phía Đông Nam giáp huyện KimBảng và Thanh Liêm (Hà Nam), phía Tây giáp huyện Yên Thủy, phía Bắc liền

kề với huyện Kim Bôi, phía Nam giáp huyện Gia Viễn và Nho Quan (NinhBình) Các đơn vị hành chính của huyện gồm có 2 thị trấn Chi Nê và Thanh

Hà cùng 13 xã Lạc Thủy có 60.624 người (7/2009), gồm các dân tộc: Mường,Dao, Kinh Lạc Thủy là huyện được thiên nhiên ưu đãi có nhiều sông suối vànúi non hùng vĩ tạo nên cảnh đẹp tự nhiên hấp dẫn Với lợi thế về địa lý,khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, Lạc Thủy có điều kiện để xây dựng các sảnphẩm du lịch hấp dẫn như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thắng

Trang 35

cảnh, du lịch tâm linh

Trang 36

Huyện Cao Phong

Huyện Cao Phong là một huyện miền núi, thuộc vùng Tây Bắc (ViệtNam) Phía Đông giáp huyện Kim Bôi, phía Bắc giáp thành phố Hòa Bình,phía Tây Bắc giáp huyện Đà Bắc (ranh giới là hồ Hòa Bình, trên sôngĐà), phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Lạc, góc phía Đông Nam giáphuyện Lạc Sơn, tất cả đều thuộc tỉnh Hòa Bình Cao Phong có huyện lỵ là thịtrấn Cao Phong và 12 xã bao gồm: Bình Thanh, Thung Nai, Bắc Phong, ThuPhong, Đông Phong, Xuân Phong,Tân Phong, Tây Phong, Dũng Phong, NamPhong, Yên Lập, Yên Thượng Diện tích 254,37 km², dân số năm 2009 là40.949 người trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 72,38%

Cao Phong có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danhthắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử Nơi đây còn lưu giữnhững nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở củacộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn khách dulịch, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp không khói của huyện Cùng vớinhững khu du lịch trên, đến Cao Phong, du khách sẽ thấy ngay vùng đất trùphú với những vườn cam, mía trải dài như một thảo nguyên xanh mướt Đâycũng là tiềm lực để huyện định hướng phát triển du lịch sinh thái

Huyện Đà Bắc

Đà Bắc là một huyện vùng cao nghèo của tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáptỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Kỳ Sơn và Tân Lạc, phía đông giáp thị xãHòa Bình, phía tây giáp tỉnh Sơn La Huyện nằm trong vùng lòng hồ sông Đà,

là con sông cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình và góp phầnchống lũ cho đồng bằng sông Hồng Đà Bắc có vai trò quan trọng trong việcbảo vệ môi trường, bảo vệ rừng lưu vực sông Đà và phát triển kinh tế, xã hộicủa tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc Việt Nam

Huyện có diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh, nhưng diện tích đất nôngnghiệp lại rất ít, đứng 9/11 huyện thị Trung tâm huyện lỵ cách thị xã Hòa

Trang 37

Bình 16km, cách Hà Nội 92km Theo điều tra dân số tháng 4/2009, huyện códân số 53.128 người (2009) Sau khi chia tách xã Tân Dân về huyện Mai Châuvào tháng 7/2009, dân số của huyện là 52.381 người

Đà Bắc có độ cao trung bình 560m, có những đỉnh núi cao trên 1000m

so với mặt nước biển Đà Bắc là huyện cao nhất của tỉnh Hòa Bình, do vậy vàomùa mưa đất bị xói mòn rửa trôi làm cho độ màu của đất suy giảm, đường bịsạt lở, gây khó khăn trong đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng Bên cạnh

đó, bà con nông dân chỉ trồng cây theo kiểu canh tác bóc lột, nên năng suấtcây trồng thấp, đời sống bà con nông dân nghèo càng thêm khó khăn Toànhuyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã đặc biệt khó khăn thuộcChương trình 135; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện ở mức hơn 40%

Huyện Kim Bôi

Huyện Kim Bôi phía bắc giáp huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn phíatây giáp thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong phía nam giáp cáchuyện Lạc Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy phía đông giáp huyện Lạc Thủy vàhuyện Lương Sơn, tất cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh Hòa Bình Diện tích

tự nhiên của huyện Kim Bôi là 551,0338 km² Sau khi chia tách một số xã vàthị trấn về các huyện Lương Sơn và Lạc Thủy, toàn huyện Kim Bôi có 114.015dân (tháng 7/2009), gồm dân tộc Mường, Kinh, Dao và các dân tộc khác

Kim Bôi là huyện có địa bàn rộng, gồm 1 thị trấn và 27 xã, dân cư đông,chủ yếu là dân tộc Mường (chiếm 83%) dân số Do ảnh hưởng của điều kiện địa

lý, tự nhiên, tập quán canh tác, đến nay, Kim Bôi vẫn là một trong những huyện

có nền kinh tế phát triển chậm Chưa có sản phẩm hàng hóa, sản xuất còn mangtính tự cấp, tự túc nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Đến cuốinăm 2011, số hộ nghèo trong toàn huyện còn chiếm tới 53,79%

Huyện Lạc Sơn

Lạc Sơn là một huyện vùng sâu, vùng cao của tỉnh Hòa Bình, có tổngdiện tích đất tự nhiên là 58.100 ha, bao gồm các dân tộc: chủ yếu là người

Trang 38

Mường (90%), còn lại là người Kinh, dân số toàn huyện là 134.132 người,trong đó có 68.500 người trong tuổi lao động Tuy là một huyện miền núithuộc vùng sâu, vùng xa, nhưng đổi lại Lạc Sơn lại có nguồn lao động trẻ dồidào, người dân cần cù chịu khó Lạc Sơn là huyện có địa hình bị chia cắt bởinhiều đồi, núi, sông, suối, nhiều xã trong huyện nằm xa trung tâm, sâu xen kẽtrong khu vực núi đã cao, xa hệ thống giao thông Điều này dẫn đến nhiều địaphương trong huyện gặp khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, giao lưutrao đổi mua bán hàng hoá cũng như phát triển các lĩnh vực xã hội Huyện LạcSơn đã có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010, tuy vậy,trong thời gian qua quá trình phát triển còn bộc lộ nhiều yếu tố tự phát, quyhoạch gần như bị phá vỡ, sự phát triển không phát huy triệt để được lợi thế,đặc trưng của từng vùng, làm cho kinh tế phát triển chưa mạnh Lạc Sơn vẫn làhuyện được đánh giá là nghèo trong tỉnh, có mức thu nhập bình quân đầungười thấp.

Trang 39

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhân lực y tế và kết quả hoạt động khám chữa bệnh của 6 bệnh viện

đa khoa huyện của tỉnh Hòa Bình năm 2014

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2014 đến tháng 4/2015

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Chọn 6 bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hòa Bình đại diện cho 2 vùng kinh

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu địnhlượng và định tính

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng: Chọn toàn bộ nhân lực y tế và

kết quả hoạt động khám chữa bệnh tại 6 bệnh viện huyện của tỉnh Hòa Bìnhnăm 2014 Hồ sơ sổ sách và tài liệu sẵn có của 6 bệnh viện trên bao gồm báocáo thống kê bệnh viện năm 2014, danh sách CBYT của bệnh viện, sổ khámchữa bệnh năm 2014

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính: Chọn chủ đích mỗi bệnh viện 3

người đại diện cho 3 nhóm để tiến hành phỏng vấn sâu: nhóm cán bộ lãnhđạo, quản lý; nhóm cán bộ làm lâm sàng; nhóm cán bộ cận lâm sàng Như vậy

Trang 40

cả 6 bệnh viện gồm 18 cán bộ sẽ được tiến hành phỏng vấn sâu.

2.4 Xác định chỉ số và biến số

Các chỉ số và biến số sẽ được sắp xếp theo mục tiêu và khung logic củavấn đề nghiên cứu để thuận tiện cho việc đánh giá

Ngày đăng: 18/06/2017, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 3125/QĐ-BYT ngày 27/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định tiêu chuẩn cán bộ y tế trong các đơn vị y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3125/QĐ-BYT ngày 27/8/2010 của Bộ trưởng"Bộ Y tế Quy định tiêu chuẩn cán bộ y tế trong các đơn vị y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2010
15. WHO và Bộ Y tế (2006), "Dự án phát triển hệ thống y tế ", Quản lý Y tế, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án phát triển hệ thống y tế
Tác giả: WHO và Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
17. Bộ Y tế và Nhóm đối tác Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chung tổng quan ngành y tế
Tác giả: Bộ Y tế và Nhóm đối tác Y tế
Năm: 2013
18. Trường Đại học Y tế công cộng (2012), Báo cáo đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá hiện trạng đào"tạo nhân lực y tế tại Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Y tế công cộng
Năm: 2012
21. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2011), "Thực trạng sử dụng Bác sỹ, cử nhân điều dưỡng sau tốt nghiệp", Tạp chí Y học thực hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sử dụng Bác sỹ,cử nhân điều dưỡng sau tốt nghiệp
Tác giả: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
Năm: 2011
23. Lê Văn Thêm (2013), Thực trạng hoạt động của bác sỹ tại trạm y tế xã và đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã tỉnh Hải Dương, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng hoạt động của bác sỹ tại trạm y tế xã và"đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã"tỉnh Hải Dương
Tác giả: Lê Văn Thêm
Năm: 2013
25. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (2012), Báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2012 và những nhiệm vụ trọng tâm của công tác khám, chữa bệnh năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác khám,"chữa bệnh năm 2012 và những nhiệm vụ trọng tâm của công tác khám, chữa
Tác giả: Cục Quản lý Khám chữa bệnh
Năm: 2012
32. Donald S, Shepard, Dominic Hodgkin và các cộng sự. (2008), "Analysis of hospital cost:a manual for managers", WHO Geneva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysisof hospital cost:a manual for managers
Tác giả: Donald S, Shepard, Dominic Hodgkin và các cộng sự
Năm: 2008
34. Nguyễn Thị Thúy (2011), Thực trạng nhân lực y tế của một số bệnh viện huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2008-2010, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nhân lực y tế của một số bệnh viện"huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2008-2010
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy
Năm: 2011
36. Nguyễn Thị Thanh Hương (2005), Nghiên cứu nguồn lực và hoạt động của các bệnh viện huyện ở Lào Cai trong 5 năm 1999 – 2003, Cử nhân Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguồn lực và hoạt động của"các bệnh viện huyện ở Lào Cai trong 5 năm 1999 – 2003
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Năm: 2005
37. Lê Quang Cường và Lý Ngọc Kính và cộng sự (2010), "Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất các giải pháp khắc phục", Viện chiến lược và chính sách y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thựctrạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất các giảipháp khắc phục
Tác giả: Lê Quang Cường và Lý Ngọc Kính và cộng sự
Năm: 2010
38. Khương Anh Tuấn và cộng sự (2008), "Đánh giá tình trạng quá tải của một số bệnh viện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp khắc phục", Viện chiến lược và chính sách y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình trạng quá tải của mộtsố bệnh viện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp khắcphục
Tác giả: Khương Anh Tuấn và cộng sự
Năm: 2008
39. Tạ Thị Minh Tâm (2006), Nghiên cứu nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện huyện tỉnh Yên Bái qua các năm 2000-2006, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguồn lực và hoạt động khám chữa"bệnh của các bệnh viện huyện tỉnh Yên Bái qua các năm 2000-2006
Tác giả: Tạ Thị Minh Tâm
Năm: 2006
40. Nguyễn Tiến Đông và (2011), Nghiên cứu mô hình bệnh tật nội trú tại các BVĐK huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh 2005 - 2009, xu hướng và một số yếu tố liên quan, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình bệnh tật nội trú tại các"BVĐK huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh 2005 - 2009, xu hướng và một số yếu tố"liên quan
Tác giả: Nguyễn Tiến Đông và
Năm: 2011
41. Nguyễn Ngọc Nho (2012), Thực trạng mô hình bệnh tật nội trú và khả năng đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang năm 2009-2011, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng mô hình bệnh tật nội trú và khả năng"đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Hòn Đất, tỉnh"Kiên Giang năm 2009-2011
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nho
Năm: 2012
43. Bộ Y tế (2007), Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, 08/2007/TTLT-BYT-BNV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp"trong các cơ sở y tế nhà nước
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2007
46. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình (2015), Quyết định về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về việc Phê duyệt Quy"hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến
Tác giả: Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình
Năm: 2015
47. Bộ Y tế (2007), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuấtbản Y học
Năm: 2007
48. Lương Ngọc Khuê (2011), "Thực trạng nguồn nhân lực bệnh viện tại Việt Nam giai đoạn 2008-1010", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nguồn nhân lực bệnh viện tại ViệtNam giai đoạn 2008-1010
Tác giả: Lương Ngọc Khuê
Năm: 2011
49. Nguyễn Hữu Thắng, Dương Kim Tuấn, Nguyễn Phương Phương Thảo và các cộng sự. (2014), "Thực trạng nguồn nhân lực y tế công tác tại hai huyện Kim Bảng và Bình Lục của tỉnh Hà Nam, năm 2014", Tạp chí Y tế công cộng, 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nguồn nhân lực y tế công tác tại haihuyện Kim Bảng và Bình Lục của tỉnh Hà Nam, năm 2014
Tác giả: Nguyễn Hữu Thắng, Dương Kim Tuấn, Nguyễn Phương Phương Thảo và các cộng sự
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w