Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ THỦY LÝ HÓA TRONG AO NUÔI TÔM VÀ CÁC NGUỒN NƯỚC CẤP TẠI BẠC LIÊU VÀO CUỐI MÙA
KHÔ ĐẦU MÙA MƯA 2005
Trang 2Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Bình Trần Quốc Bảo
Thành Phố Hồ Chí Minh 09/2005
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 3TÓM TẮT
Từ tháng 3/2005 đến tháng 7/2005, qua các đợt khảo sát trong các thủy vực tự nhiên và các vùng nuôi tôm, kênh cấp thoát nước về các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước (pH, độ mặn, oxy ) đã được thực hiện để đánh giá tác động của nghề nuôi tôm đến chất lượng nước sông ngòi, phục vụ cho việc tôm tại tỉnh Bạc Liêu
Kết quả khảo sát về chất lượng nước cho thấy như sau:
Tại các thủy vực, các chỉ tiêu môi trường vẫn còn mằn trong giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, các chỉ tiêu về chất lượng nước chịu ảnh hưởng lớn bởi thủy triều, mùa vụ, thời tiết
Độ mặn, độ kiềm, oxy hòa tan thay đổi theo mùa khá rỏ rệt Ô nhiễm hữu cơ thường xảy ra vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa
Nguồn nước khu vực nội đồng có sự nhiễm phèn nhẹ so với vùng trung chuyển và cửa sông
Tại các khu vực kênh cấp và ao nuôi, vào thời điểm giao mùa có những thay đổi đột ngột về độ mặn, pH, độ kiềm gây khó khăn cho các vùng nuôi
Có khu vực tại một thời điểm đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ Công tác điều tiết nước tại các vùng nuôi chưa thực sự hợp lý còn gây ra nhiều khó khăn cho vùng nuôi
Qua kết quả thu được, nguồn nước tại tỉnh Bạc Liêu vẫn còn có thể phát triển nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên cần có qui hoạch hợp lý cho từng vùng
Trang 4iii
ABSTRACT
From March in 2005 to July in 2005, the investigations on parameters of water in the natural river and shrimp culture area, irrigation canal (pH, salinity, DO…), were carried out to estimate impacts of shrimp culture on quality water in rivers for supplying the shrimp culture in Bac Lieu province
Datas were processed by Excel processor, establish tables and draw graphs
The study results are as follows:
In the river area, parameters of enviroment still be in limited range for aquaculture However, the parameters of water have been relied on tide, weather and seasons
Salinity, alkalinity and dissolved oxygen content change depending on seasons obviously The organic pollution often occurs in the end of dry season and the beginning of rainy season
The water source in inland area has acid sulfuric leaching less than… and estuary
At irrigation canal and culture ponds area, there are suddenly changes in salinity, alkalinity, oxygen content,… that causes difficultly to culture area in intersecting time of seasons
An organic pollution area occur at the certain time Tasks of regulate water in culture area haven’t really been suitable, causes a lot of difficulties for culture area Results of study show that water source in Bac Lieu still be good aquaculture, however,
it is necessary to have a good aquaculture plan for this area
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 5CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
- Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã truyền đạt kiến thức trong những năm qua, đồng thời cũng giúp đỡ tận tình trong thời gian thực hiện đề tài
- Đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cô Lê Thị Bình
Anh Trần Quốc Bảo
đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo chúng tôi trong suốt quá trình thực hịên và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
- Đồng thời chúng tôi gởi lời cảm ơn đến:
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II
Trại thực nghiệm thủy sản tỉnh Bạc Liêu
Gia đình các anh chị Bến, anh Đáng, anh Đức, anh Nhỏ, anh Thanh, … đã tạo điều kiện hỗ trợ chúng tôi trong thời gian tiến hành đề tài
Xin cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chúng tôi không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn
Trang 62.1 Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bạïc Liêu 3
2.1.2 Các yếu tố khí tượng thủy văn 3 2.2 Tình hình nuôi tôm sú ở Việt Nam 7
2.2.2 Các mô hình nuôi được áp dụng 7 2.2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu 10 2.3 Thông số chất lượng nước trong môi trường nước nuôi trồng thủy sản 14
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18 http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 73.1.1 Thời gian thu mẫu 18
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 20
4.1 Chất lượng nước ở các nguồn cấp chính cho các vùng nuôi tôm 23 4.1.1 Diễn biến chất lượng nước cấp ở các cửa sông 23 4.1.2 Diễn biến chất lượng nước tại các điểm trung chuyển 36 4.1.3 Diễn biến chất lượng nguồn nước khu vực nội đồng 49 4.2 Một số yếu tố môi trường ở khu vực nuôi tôm 60 4.2.1 Khu vực kênh Út Hến và ao nuôi thuộc huyện Vĩnh Lợi 60 4.2.2 Khu vực kênh Út Huân và ao nuôi thuộc huyện Hồng Dân 70 4.2.3 Khu vực kênh Xáng và ao thuộc huyện Đông Hải 80
PHỤ LỤC
Trang 8vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu khí hậu đặc trưng ở Bạc Liêu 4 Bảng 2.2 Các sông rạch chính trên địa bàn Bạc Liêu 6 Bảng 2.3 Diện tích các nhóm đất chính ở tỉnh Bạc Liêu 11 Bảng 2.4 Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản tỉnh 11
Bạc Liêu năm 2001
Bảng 2.5 Diện tích nuôi thủy sản theo huyện ở tỉnh Bạc Liêu 1991 – 2001 (ha) 12 Bảng 2.6 Diện tích các loại hình nuôi thủy sản tỉnh Bạc Liêu năm 2001 (ha) 12 Bảng 2.7 Phân loại vực nước theo độ mặn 15
Bảng 4.9 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước tại khu vực cửa sông (mg/L) 25 Bảng 4.10 Độ mặn tại các cửa sông (‰) 27 Bảng 4.11 Độ kiềm tại các cửa sông (mgCaCO3/L) 28 Bảng 4.12 Hàm lượng COD tại các cửa sông (mg/L) 29 Bảng 4.13 Hàm lượng ammonia tại khu vực cửa sông ven biển (mg/L) 31 Bảng 4.14 Hàm lượng nitrite tại khu vực cửa sông ven biển (mg/L) 32 Bảng 4.15 Nồng độ phosphate tại khu vực cửa sông (mg/L) 34 Bảng 4.16 Tổng chất rắn lơ lửng tại khu vực cửa sông (mg/L) 35 Bảng 4.17 Độ pH tại khu vực trung chuyển 36 Bảng 4.18 Hàm lượng oxy hòa tan khu vực trung chuyển (mg/L) 38 Bảng 4.19 Độ mặn tại khu vực trung chuyển (‰) 40 Bảng 4.20 Độ kiềm tại khu vực trung chuyển (mgCaCO3/L) 41 Bảng 4.21 Hàm lượng COD tại khu vực trung chuyển (mg/L) 42 Bảng 4.22 Nồng độ ammonia tại khu vực trung chuyển (mg/L) 44 Bảng 4.23 Nồng độ nitrite tại khu vực trung chuyển (mg/L) 45 Bảng 4.24 Nồng độ phosphate tại khu vực trung chuyển (mg/L) 47 Bảng 4.25 Tổng chất rắn lơ lửng tại khu vực trung chuyển (mg/L) 48 Bảng 4.26 Độ pH tại khu vực nội đồng 49 Bảng 4.27 Nồng độ oxy hòa tan tại khu vực nội đồng (mg/L) 51 Bảng 4.28 Độ mặn tại khu vực nội đồng (‰) 52 Bảng 4.29 Độ kiềm tại khu vực nội đồng (mgCaCO3/L) 53 Bảng 4.30 Hàm lượng COD tại khu vực nội đồng (mg/L) 54 Bảng 4.31 Nồng độ ammonia tại khu vực nội đồng (mg/L) 55 Bảng 4.32 Nồng độ nitrite tại khu vực nội đồng (mg/L) 57 Bảng 4.33 Nồng độ phosphate tại khu vực nội đồng (mg/L) 58 Bảng 2.34 Tổng chất rắn lơ lửng tại khu vực nội đồng (mg/L) 59 http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 9Bảng 4.35 Hàm lượng oxy hòa tan tại kênh Út Hến và trong ao nuôi thuộc 60 huyện Vĩnh Lợi (mg/L)
Bảng 4.36 Độ mặn tại kênh Út Hến và trong ao nuôi thuộc huyện Vĩnh Lợi (‰) 61 Bảng 4.37 Độ kiềm tại kênh Út Hến và trong ao nuôi thuộc huyện 62
Đông Hải (mg/L)
Bảng 4.54 Độ mặn tại khu vực Kênh Xáng và ao thuộc huyện Đông Hải (‰) 82 Bảng 4.55 Độ kiềm tại khu vực Kênh Xáng và ao thuộc huyện Đông Hải (mg/L) 83 Bảng 4.56 pH tại khu vực Kênh Xáng và ao thuộc huyện Đông Hải (mg/L) 85 Bảng 4.57 Ammonia tại khu vực Kênh Xáng và ao huyện Đông Hải (mg/L) 86 Bảng 4.58 Nitrite tại khu vực Kênh Xáng và ao thuộc huyện Đông Hải (mg/L) 87 Bảng 4.59 COD tại khu vực Kênh Xáng và ao thuộc huyện Đông Hải (mg/L) 88 Bảng 4.60 Phosphate tại khu vực Kênh Xáng và ao huyện Đông Hải (mg/L) 89 Bảng 4.61 TSS tại khu vực Kênh Xáng và ao thuộc huyện Đông Hải (mg/L) 90
Trang 10ix
DANH SÁCH ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ
Đồ thị 4.1 Diễn biến độ pH tại khu vực cửa sông 24 Đồ thị 4.2 Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan tại cửa sông 26 Đồ thị 4.3 Diễn bến độ mặn tại các cửa sông 27 Đồ thị 4.4 Diễn biến độ kiềm tại khu vực cửa sông 28 Đồ thị 4.5 Diễn biến COD tại khu vực cửa sông 30 Đồ thị 4.6 Diễn biến về nồng độ ammonia tại khu vực cửa sông 32 Đồ thị 4.7 Diễn biến nồng độ nitrite tại khu vực cửa sông 33 Đồ thị 4.8 Diễn biến nồng độ phosphate tại khu vực cửa sông 35 Đồ thị 4.9 Diễn biến hàm lượng TSS tại khu vực cửa sông 36 Đồ thị 4.10 Diễn biến độ pH tại khu vực trung chuyển 37 Đồ thị 4.11 Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan khu vực trung chuyển 39 Đồ thị 4.12 Diễn biến độ mặn tại khu vực trung chuyển 40 Đồ thị 4.13 Diễn biến độ kiềm tại khu vực trung chuyển 42 Đồ thị 4.14 Diễn biến hàm lượng COD tại khu vực trung chuyển 43 Đồ thị 4.15 Diễn biến hàm lượng ammonia tại khu vực trung chuyển 44 Đồ thị 4.16 Diễn biến hàm lượng nitrite tại khu vực trung chuyển 46 Đồ thị 4.17 Diễn biến hàm lượng phosphate tại khu vực trung chuyển 47 Đồ thị 4.18 Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng tại khu vực trung chuyển 48 Đồ thị 4.19 Diễn biến pH tại khu vực nội đồng 50 Đồ thị 4.20 Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan tại khu vực nội đồng 51 Đồ thị 4.21 Diễn biến độ mặn tại khu vực nội đồng 53 Đồ thị 4.22 Diễn biến độ kiềm tại khu vực nội đồng 54 Đồ thị 4.23 Diễn biến hàm lượng COD tại khu vực nội đồng 55 Đồ thị 4.24 Diễn biến nồng độ ammonia khu vực nội đồng 56 Đồ thị 4.25 Diễn biến nồng độ nitrite tại khu vực nội đồng 57 Đồ thị 4.26 Diễn biến hàm lượng phosphate tại khu vực nội đồng 58 Đồ thị 2.27 Diễn biến hàm lượng TSS tại khu vực nội đồng 59 Đồ thị 4.28 Sự biến động hàm lượng oxy hòa tan tại kênh Út Hến và trong ao 61
nuôi thuộc huyện Vĩnh Lợi
Đồ thị 4.29 Sự biến động độ mặn tại kênh Út Hến và trong ao nuôi thuộc 62 huyện Vĩnh Lợi
Đồ thị 4.30 Sự biến động độ kiềm tại kênh Út Hến và trong ao nuôi thuộc 63 huyện Vĩnh Lợi
Đồ thị 4.31 Sự biến động pH tại kênh Út Hến và trong ao nuôi huyện Vĩnh Lợi 64 Đồ thị 4.32 Sự biến động hàm lượng ammonia tại kênh Út Hến và trong ao 65 http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 11nuôi thuộc huyện Vĩnh Lợi
Đồ thị 4.33 Sự biến động hàm lượng nitrite tại kênh Út Hến và trong ao nuôi 66 thuộc huyện Vĩnh Lợi
Đồ thị 4.34 Sự biến động hàm lượng COD tại kênh Út Hến và trong ao nuôi 67 thuộc huyện Vĩnh Lợi
Đồ thị 4.35 Sự biến động phosphate tại kênh Út Hến và trong ao nuôi thuộc 68 huyện Vĩnh Lợi
Đồ thị 4.36 Sự biến động phosphate tại kênh Út Hến và trong ao nuôi thuộc 69 huyện Vĩnh Lợi
Đồ thị 4.37 Sự biến động hàm lượng oxy hòa tan tại kênh Út Huân và ao 71 thuộc huyện Hồng Dân
Đồ thị 4.38 Sự biến động độ mặn tại kênh Út Huân và ao huyện Hồng Dân 72 Đồ thị 4.39 Sự biến động độ kiềm tại kênh Út Huân và ao huyện Hồng Dân 73 Đồ thị 4.40 Sự biến động pH tại kênh Út Huân và ao huyện Hồng Dân 74 Đồ thị 4.41 Sự biến động ammonia tại kênh Út Huân và ao huyện Hồng Dân 76 Đồ thị 4.42 Sự biến động nitrite tại kênh Út Huân và ao huyện Hồng Dân 77 Đồ thị 4.43 Sự biến động COD tại kênh Út Huân và ao huyện Hồng Dân 78 Đồ thị 4.44 Sự biến động phosphate tại kênh Út Huân và ao huyện Hồng Dân 79 Đồ thị 4.45 Sự biến động TSS tại kênh Út Huân và ao huyện Hồng Dân 80 Đồ thị 4.46 Sự biến động hàm lượng oxy hòa tan tại khu vực Kênh Xáng và 81
ao thuộc huyện Đông Hải
Đồ thị 4.47 Sự biến động độ mặn tại Kênh Xáng và ao huyện Đông Hải 82 Đồ thị 4.48 Sự biến động độ độ kiềm tại Kênh Xáng và ao huyện Đông Hải 84 Đồ thị 4.49 Sự biến động pH tại khu vực Kênh Xáng và ao huyện Đông Hải 85 Đồ thị 4.50 Sự biến động ammonia tại khu vực Kênh Xáng và ao thuộc huyện 86
Đông Hải
Đồ thị 4.51 Sự biến động nitrite tại khu vực Kênh Xáng và ao huyện Đông Hải 87 Đồ thị 4.52 Sự biến động COD tại khu vực Kênh Xáng và ao huyện Đông Hải 89 Đồ thị 4.53 Sự biến động phosphate tại khu vực Kênh Xáng và ao thuộc 90
huyện Đông Hải
Đồ thị 4.54 Sự biến động TSS tại khu vực Kênh Xáng và ao huyện Đông Hải 91
BẢN ĐỒ
Trang 121
I GIỚI THIỆU
Đặt Vấn Đề
Khoảng thời gian gần đây, diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ở Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong giai đoạn 2000 – 2001 Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ đã tăng từ 342.000 ha lên 584.500 ha, riêng đồng bằng sông Cửu Long đã tăng từ 285.650 ha lên 444.980 ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ là 396.873 ha, chiếm 90% tổng diện tích nuôi của cả vùng và chiếm 82,2% tổng diện tích nuôi tôm của toàn quốc
Bạc Liêu với tổng diện tích là 254.191 ha thì diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 117.264 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 115.689 ha, diện tích nuôi cá và thủy sản khác 1.575 ha Với việc phát triển nuôi trồng thủy sản, mạnh nhất là việc nuôi tôm sú đã kéo theo sự phát triển các ngành nghề khác như: kinh doanh các loại thức ăn công nghiệp, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, … dùng trong nuôi trồng thủy sản
Phát triển nuôi trồng thủy sản ngoài việc nâng cao sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo cân bằng sinh thái là công việc đòi hỏi mọi người có chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao Nhưng vì lợi nhuận cá nhân của mỗi người được đặt lên trên nên từ người sản xuất con giống cho đến người nuôi tôm đã sử dụng rất nhiều hóa chất nhằm phục vụ lợi ích riêng mình Với lượng thuốc, hóa chất mà người nuôi tôm đã sử dụng trong thời gian qua chắc chắn sẽ gây cho môi trường nước có biến động rất lớn, làm cho môi trường nước có những dấu hiệu suy giảm chất lượng, nguồn nước bắt đầu ô nhiễm, dịch bệnh xuất hiện và lây lan, tính đa dạng sinh học của các hệ thống kênh, mương, các hệ sinh thái có nhiều biến đổi Nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh, kết quả nghiên cứu khoa học sẽ góp phần cung cấp thông tin về diễn biến chất lượng nguồn nước và tiến tới dự báo tình hình chất lượng nước giúp người nuôi an tâm sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường
Được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM cùng với sự hỗ trợ của Viện Nuôi Trồng Thủy Sản II chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA NGHỀ NUÔI TÔM ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG TỈNH BẠC LIÊU VÀO CUỐI MÙA KHÔ ĐẦU MÙA MƯA 2005”
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 131.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đánh giá tác động của nghề nuôi tôm đến chất lượng nước sông của Bạc Liêu
Đánh giá sự ảnh hưởng của chất lượng nước trong ao nuôi với môi trường nước sông, kênh cấp bên ngoài
Trang 143
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Sơ Lược về Tỉnh Bạïc Liêu
2.1.1 Vị trí địa lý
2.1.1.1 Tọa độ địa lý
Bạc Liêu là tỉnh duyên hải nằm ở hướng Đông của bán đảo Cà Mau, từ 0900’ 32” đến 09038’ 09” vĩ độ Bắc và từ 105014’15” đến 105051’54” độ kinh Đông
2.1.1.2 Ranh giới hành chính
Phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ
Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông
Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau
Bạc Liêu có tổng diện tích là 254,19 ha, có 56 km bờ biển và hệ thống kênh rạch dầy đặc, địa hình bằng phẳng, sáu đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã: Giá Rai, Đông Hải, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên thế mạnh cho phát triển ngành thủy sản tại Bạc Liêu
2.1.2 Các Yếu Tố Khí Tượng Thủy Văn
2.1.2.1 Đặc điểm khí hậu
Bạc Liêu chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu vùng bán đảo Cà Mau Nền nhiệt tương đối cao và phân bố không đều trong năm, có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, gió mùa, nên đây cũng là điều kiện phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 15Bảng 2.1 Các chỉ tiêu khí hậu đặc trưng ở Bạc Liêu
2.1.2.2 Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt của tỉnh Bạc Liêu ít biến độâng, quá trình diễn biến nhiệt trong năm có thể chia ra hai thời kỳ chính: thời kỳ nhiệt độ tăng nhanh từ tháng 2 đến tháng 4 ( từ 250C lên 280C trong vòng 3 tháng), bình quân 10C trong một tháng và thời kỳ nhiệt độ giảm ở các tháng còn lại, trong đó giảm chậm từ tháng 4 đến tháng 11 Nhiệt độ trung bình năm đạt trên 26,50C
2.1.2.3 Chế độ gió
Mang đặc tính chế độ gió mùa, có hai mùa gió chính:
- Gió mùa mùa Đông: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam
- Gió mùa mùa Hạ: từ tháng 6 đến tháng 9, hướng gió chủ đạo là hướng Tây Nam
Các tháng 5 và tháng 10 là tháng chuyển tiếp, gió ít và yếu, tần suất gió lặng trên 50% Tốc độ gió trung bình từ 1,5 – 2 m/s vào mùa mưa, và 2 – 5 m/s vào mùa khô Chế độ gió cùng với đặc điểm triều có tính quyết định trong việc lấy và thoát nước vào các khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ
Trang 165
2.1.2.4 Chế độ mưa
Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm, lượng mưa bình quân tháng trên 175 mm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1729 mm
2.1.2.5 Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tùy thuộc vào hai mùa, mùa khô và mùa mưa, ngoài ra còn liên quan chặt chẽ đến chế độ mưa và gió mùa Mùa khô thì độ ẩm thấp, trung bình khoảng 75% đến 85%, khô nhất là vào tháng 3 và tháng 4 Mùa mưa thì độ ẩm tăng lên từ 85% đến 92%, tháng 10 thường có độ ẩm cao nhất trong năm
2.1.2.6 Chế độ thủy văn
Bạc Liêu có hệ thống kênh rạch theo hai hướng chính: từ đất liền ra biển và song song với bờ biển Toàn bộ hệ thống sông kênh rạch chịu ảnh hưởng mạnh của sự lan truyền thủy triều, mưa nội đồng và hệ thống thủy lợi Quản Lộ – Phụng Hiệp, gây ra sự biến động lớn về mực nước Vì vậy, chế độ thủy văn của tỉnh có liên quan đến thực trạng tài nguyên đất đai và liên quan mật thiết đến nghề nuôi thủy sản là: thủy triều, tình trạng xâm nhập mặn và ảnh hưởng của quá trình ngọt hóa
- Chế độ bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây ảnh hưởng mạnh đến tốc độ dòng chảy và chất lượng nước sông rạch:
+ Đường quốc lộ 1A chạy ngang qua địa bàn tỉnh theo hướng song song với bờ biển tạo nên giải phân cách thành hai vùng, vùng phía Nam hướng ra biển chịu tác động mạnh của thủy triều biển Đông Thủy triều biển Đông có chu kỳ bán nhật triều không đều, biên độ triều lớn, có thể đạt đến 3 m: đỉnh triều khá cao (+2,54 m), chân triều thấp (-1,82 m) Các kênh rạch trong khu vực này có lưu tốc dòng chảy lớn, độ mặn cao (trên 4‰) và mực nước rất cạn khi triều xuống
+ Vùng phía Bắc quốc lộ 1A chịu tác động của cả hai chế độ bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây (qua hệ thống sông cái lớn và rạch Xẻo Tích – Cạnh Đền) nên biên độ dòng chảy không lớn, nhiều vùng giáp nước xuất hiện ở vùng nước này, nước ít lưu chuyển Đây là nơi tích động ô nhiễm nguồn nước trầm trọng nhất của tỉnh hiện nay Thủy triều biển Tây theo chu kỳ nhật triều không đều, biên độ thấp hơn biển Đông (khoảng 1,5 m) và diễn biến phức tạp
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 17+ Nước thủy triều vùng ven biển của tỉnh có lượng phù sa cao (1,8 đến 2,5 mg/L), do đó mức độ bồi lắng trong kênh rạch cũng rất nhanh Trong điều kiện bị bồi lấp (trừ các sông lớn) thì hầu hết kênh rạch có khả năng thoát nước kém làm hạn chế khả năng nuôi thủy sản, đây là vấn đề cần phải được xem xét khi phân vùng sinh thái cho từng khu vực nuôi thủy sản
- Tình trạng xâm nhập mặn
Qua hệ thống kênh rạch chạy theo hướng từ đất liền ra biển, thủy triều ở biển Đông và biển Tây có thể vào sâu trong vùng nội địa nếu không có hệ thống cống, đập ngăn mặn
Bảng 2.2 Các sông rạch chính trên địa bàn Bạc Liêu
Tên kênh rạch Chiều dài Chiều rộng Độ sâu TB Ghi chú
Quản Lộ – Phụng Hiệp 46000 28-30 2- 2,5 Liên tỉnh
Bạc Liêu – Cà Mau 48500 30-40 2-2,5 Liên tỉnh
Vĩnh Mỹ – Phước Long 24000 10-30 1-2 Nội tỉnh
Bạc Liêu – Cổ Cò 18000 30 1,5 Nội tỉnh
Gành Hào – Hộ Phòng 18000 10-20 1-2 Nội tỉnh
Canh Điền – Hộ Phòng 18000 10-20 1-2 Nội tỉnh
Giá Rai – Phó Sinh 17000 10-20 1-2 Nội tỉnh
Ngan Dừa – Ninh Quới 16000 10-20 1-2 Nội tỉnh
Quảng Lộ – Cà Mau 7500 10-20 20 Liên tỉnh
+ Khu vực Bắc quốc lộ 1A: do có hệ thống thủy lợi Quản Lộ – Phụng Hiệp và các cống đập ngăn mặn dọc theo quốc lộ 1A nên tình hình xâm nhập mặn được hạn chế tối đa, vùng này phù hợp cho phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt Riêng vùng giáp ranh giữa Kiên Giang và Cà Mau nước mặn vẫn còn xâm nhập tạo thành vùng
Trang 182.2 Tình Hình Nuôi Tôm Sú ở Việt Nam
2.2.1 Hiện trạng chung
Việt Nam có bờ biển dài 3.200 km trải dài từ Bắc vào Nam, có nhiều vùng sông đổ ra tạo nhiều vùng nuớc lợ mặn, lại nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới rất thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng
Việt Nam có khoảng 500.000 ha đất có khả năng nuôi tôm, trong đó có khoảng 340.000 ha nuôi tôm biển Năm 1999 đã sử dụng 295.000 ha, trong đó có khoảng 14.000 – 15.000 ha nuôi tôm sú bán thâm canh có năng suất 1 – 1,2 tấn Đối tượng nuôi chính ở
Việt Nam là tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ bạc (P merguiensis)
Ở Việt Nam, diện tích nuôi tôm đã tăng một cách đáng kể từ khi việc sản xuất
giống tôm sú (P monodon) thành công tại Nha Trang Nếu năm 1978 toàn miền Bắc chỉ
có 17.800 ha nuôi tôm thì năm 1992 đã có trên 30.000 ha đầm nuôi tôm Năm 1994 cả nước đã sản xuất được khoảng 1,4 tỉ Trong đó riêng tỉnh Khánh Hòa sản xuất được 1 tỉ tôm bột Việc nghiên cứu thức ăn cho tôm thịt và ấu trùng tôm cũng đã được đẩy mạnh, quy trình nuôi tảo đã ổn định, đã sản xuất thành công bào xác và sinh khối của các dòng
Artemia ở Sóc Trăng, Ninh Thuận miền Trung Năng suất trước kia chỉ đạt 100 – 150
kg/ha/năm theo mô hình quảng canh nhưng hiện nay nhiều địa phương đã đạt được 1.000 – 2.000 kg/ha/năm ở mô hình bán thâm canh
2.2.2 Các mô hình nuôi được áp dụng
Các ao nuôi ở Việt Nam được xây dựng gần các cửa sông hay biển có độ mặn thấp hơn độ mặn của nước biển Theo Phan Nguyệt Hồng (1994), hầu hết các ao nuôi tôm miền Bắc trước đây là rừng ngập mặn, các ao có thể độc canh hay nuôi kết hợp tôm, cua, cá Các hệ thống ao nuôi khác nhau về mật độ nuôi, đầu tư thức ăn, diện tích ao, con giống, … Hiện nay, ở Việt Nam có các mô hình nuôi tôm như sau:
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 192.2.2.1 Nuôi quảng canh
Đây là hình thức nuôi phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, ao nuôi có diện tích khá lớn, con giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, không có đầu tư về thức ăn và hoạt động thay nước nhờ thủy triều, cho đến nay nuôi quảng canh có thể chia ra hai mức độ
a/ Nuôi quảng canh truyền thống
Diện tích các ao nuôi này thay đổi rất lớn, không được đầu tư về thức ăn và con giống, ở các hộ gia đình có thể từ 1 - 3 ha nhưng ở các trại do nhà nước quản lý có diện tích lên tới 5 - 50 ha, có khi 100 ha Thông thường các ao được xây dựng trên cơ sở những thuận lợi của tự nhiên để giảm bớt công đào đất cải tạo ao Thường những chỗ trũng, những chỗ lấy được nhiều nước biển do hoạt động của thủy triều Ở miền Bắc, các ao nuôi tôm thường không có mương, mặt đầm thường xuyên ngập nước Ở miền Nam, các nông dân thường đào thêm các mương sâu 1 - 1,2 m, chiếm khoảng 20 - 30% diện tích ao, có tác động không chỉ chứa nước mà còn giảm tác động nhiệt độ tới tôm Tuy nhiên, mương đào và mương tự nhiên trong ao (do đắp bờ tạo nên) thường không ngập nước
Các cống hay nước trong ao có khẩu độ 0,8 – 1 m và thường được làm bằng gỗ Ở các đầm lầy có kích thước lớn và các trại của nhà nước có thể được làm bằng xi măng và số lượng cống có thể thay đổi
Con giống cung cấp cho các ao nuôi chủ yếu từ tự nhiên, dựa vào hoạt động của thủy triều, khi nước thủy triều dâng lên các cống ao mở cho tôm giống vào, sau đó đóng lại khi thủy triều xuống, mật độ tôm giống từ 3000 - 5000 con/ha Tôm sẽ được giữ trong ao cho đến khi thu hoạch, thức ăn của tôm trong ao là thức ăn tự nhiên, không có thức ăn bổ sung Việc thay nước tiến hành nhờ vào thủy triều
Thời gian thu hoạch khoảng 150 ngày từ khi lấy giống Sản lượng nuôi tôm ở Việt Nam theo báo cáo liên quan tới diện tích ao nuôi Theo Mai Văn Cự (1998), Minh Hải có sản lượng tôm là 500 kg/ha/năm Nguyễn Văn Bé (1988) đã theo dõi một ao 35 ha nuôi quảng canh ở Minh Hải chỉ có 40% diện tích của ao có độ sâu 40 cm hoặc cao hơn một chút Sản lượng của ao chỉ đạt trung bình 364 kg/ha trong tám tháng
- Nuôi luân canh
Nuôi luân canh có thể nuôi kết hợp giữa một vụ lúa và một vụ tôm hoặc một vụ tôm và làm muối Thường hình thức này chỉ hình thành ở đồng bằng sông Cửu Long, ở
Trang 20- 9 -
những nơi nhiễm phèn Vào mùa không sản xuất nông nghiệp có thể nuôi tôm Tôm giống thả là tôm sú, mật độ là 1 - 2 conPL/m2, sản lượng nuôi đạt khoảng 200 - 300 kg/ha/vụ
Hình thức nuôi tôm sau vụ muối cũng được xuất hiện do mùa mưa không thể làm muối nhưng độ muối lại giảm thích hợp cho tăng trưởng của tôm sú Mô hình này có thể thấy ở Minh Hải, thường con giống được thả xuống rãnh dẫn nước muối và không có đầu tư thêm về thức ăn, năng suất nuôi tôm thường đạt 100 - 150 kg/ha/năm
- Nuôi kết hợp
Chúng ta có thể tiến hành nuôi kết hợp giữa tôm và cua hoặc tôm và cá Hệ thống nuôi tôm và cá xem như phổ biến nhất vào năm 1970 ở các vùng ven biển Con giống được thu lượm ngoài tự nhiên, chủ yếu là rô phi và cá măng, đây là hai loài phổ biến ở nước lợ Sản lượng trung bình ở các ao này là 135 kg/ha/năm, với khoảng 55 kg là tôm Hiện nay, người ta có thể thả thêm cá giống từ các trại sản xuất giống như cá rô phi hoặc cá trắm cỏ để nâng cao năng suất và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi
b/ Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT)
Đây cũng là hình thức nuôi quảng canh nhưng có sự đầu tư về giống và thức ăn, chế độ chăm sóc Tuy nhiên, hình thức này vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhưng bước đầu đã có tác động của con người, diện tích ao đã được thu hẹp, diện tích khoảng 20 ha Mật độ thường 2 - 3 con/m2 và chủ yếu là tôm sú, kích thước của tôm thường PL40, PL50 Năng suất của ao nuôi cải tiến có thể tăng từ 200 - 300 kg/ha/năm Nếu các hệ thống nuôi quảng canh ở Việt Nam được cải tiến theo hình thức nuôi này thì năng suất có thể tăng gấp đôi mà không ảnh hưởng môi trường
2.2.2.2 Nuôi bán thâm canh
Đây là hình thức nuôi mới xuất hiện ở Việt Nam từ giữa thập niên 80 của thế kỷ 20 Đặc điểm của hình thức nuôi này là diện tích nhỏ, mật độ thả nuôi cao hơn nuôi quảng canh, quản lý và chăm sóc tốt hơn, … hầu như tất cả con giống đều có nguồn gốc từ các trại sản xuất giống Ở miền trung, mật độ khoảng 5 - 10 conPL/m2 (Nguyễn Trọng Nho, 1995)
Về thức ăn của tôm theo báo cáo của RIMP/CAGS (1996), các trại có thể sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn bổ sung Theo báo cáo kết quả nuôi tôm sú tại huyện Cần Giờ -Tp Hồ Chí Minh cho thấy sự kết hợp giữa thức ăn thô và thức ăn tại chỗ
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 21ruốc tươi, cá tạp) với hệ số quy đổi sang thức ăn thô là 6 :1, đối với ruốc 5 :1, đối với cá tạp đã cho hệ số thức ăn 2,87 - 2,38
Thời gian nuôi từ 110 ngày đến 130 ngày Năng suất của các ao nuôi bán thâm canh thường cao hơn các ao nuôi quảng canh cải tiến Ở đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng trung bình 1670 kg/ha/năm đối với tôm sú (Nguyễn Minh Niên, 1995) Riêng ở miền Bắc, một số nơi nuôi tôm sú có thể đạt tới 600 - 800 kg/ha/vụ (Lê Xuân, 1994)
2.2.2.3 Nuôi thâm canh
Nuôi thâm canh thường được tiến hành trong các ao nuôi nhỏ (khoảng 0,5 ha) có sục khí để duy trì mức độ hòa tan oxy và con giống cao Toàn bộ thức ăn cung cấp cho tôm đều là thức ăn nhân tạo, có thể thay nước ở mức độ hàng ngày Hiện nay mô hình nuôi đang được áp dụng rộng tại Việt Nam, điển hình là một vài công ty nước ngoài liên doanh với công ty Việt Nam như liên doanh SEAPRODEX-VIET NAM và công ty đầu tư LOAPANA của Úc (Phạm Thuộc, 1994) liên doanh này đã tiến hành nuôi ở các ao đất hình vuông có diện tích 1 ha bố trí máy sục khí 4 chiếc/ha Mật độ thả tôm là 25 - 30 con/m2 và sản lượng mong muốn là 10 tấn/ha/năm Tuy nhiên, vụ thu hoạch đầu tiên tháng 8 năm 1989 chỉ đạt sản lượng cao nhất 3 - 4 tấn/ha/vụ Hầu hết các ao còn lại 1 - 2 tấn/ha/vụ (Vũ Đỗ Huỳnh, 1989) Hiện nay mô hình nuôi thâm canh được đầu tư tương đối hoàn chỉnh là hợp tác tập đoàn CP của Thái Lan và xí nghiệp dịch vụ nuôi trồng thủy sản Minh Hải (Nguyễn Mạnh Hùng, 1994) ở Cần Giờ, Long Thành
2.2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu
Đặc trưng tính chất đất các vùng nuôi thủy sản tỉnh Bạc Liêu
- Phân loại đất
Tài nguyên đất của các huyện có sự thay đổi từ khi tách huyện Giá Rai thành hai huyện Giá Rai và Đông Hải tháng 2/2002 Theo kết quả điều tra bổ sung chỉnh lý tỉnh Bạc Liêu có năm nhóm đất chính với 24 loại đất Trong đó, hai loại đất được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là nhóm đất mặn và phèn Hai nhóm này có diện tích 219.556 ha, chiếm hơn 90% tổng diện tích đất của tỉnh (với nhóm đất phèn chiếm 51,74% và đất mặn chiếm 38,44% tập trung ở khu vực phía Bắc quốc lộ 1A)
Phân bố của các nhóm đất theo đơn vị hành chính cấp huyện cho thấy đất cát chỉ có ở huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu, đất phù sa có ở huyện Phước Long Đất phèn, đất mặn, có ở tất cả các huyện và thị xã Bạc Liêu Xem xét các loại đất phân bố theo đơn vị hành chính là rất cần thiết cho việc bố trí cơ cấu sử dụng đất của tỉnh
Trang 2211
-Bảng 2.3 Diện tích các nhóm đất chính ở tỉnh Bạc Liêu (ha)
Toàn tỉnh Phân bố diện tích theo các huyện, thị xã Nhóm đất chính Diện
tích
Tỷ lệ (%)
Hồng Dân
Phước Long
Vĩnh Lợi
Giá Rai
Bạc Liêu
2 Đất mặn 101.850 40,74 5.577 1.638 45.274 35.507 13.854 3 Đất phèn 128.854 51,74 34.543 31.966 15.453 45.155 1.737 - tiềm tàng 30.543 12,02 3.620 4.009 6.264 16.087 563 - hoạt động 58.975 23,20 19.928 16.182 3.256 18.863 746 - bị thủy phân 39.336 15,47 10.995 11.775 5.933 10.205 428 4 Đất phù sa 5.064 1,99 - 5.064 - - - 5 Đất nhân tạo 12.530 4,93 1.488 1.083 3.617 4.949 1.393 Sông, kênh, rạch 5.441 2,14 767 731 1.006 2.785 152 TỔNG CỘNG 254.191 100 42.375 40.482 65.388 88.396 17.550
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu năm 2001, đất lâm nghiệp có xu hướng gia tăng chủ yếu là bải bồi ven biển Có 72% loại đất chưa sử dụng trước đây đã được khai thác và sử dụng cho các mục đích như thủy lợi, trồng rừng và có xu hướng tăng nhanh trong mục đích nuôi trồng thủy sản
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu năm 2001
- Đất trồng cây và lúa màu 93.944 45,7 - Đất trồng cây lâu năm 14.094 6,9
4 Đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản 88.485 43,1 (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Bạc Liêu, năm 2001)
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 23- Hiện trạng sử dụng đất nuôi thủy sản
Bảng 2.5 Diện tích nuôi thủy sản theo huyện ở tỉnh Bạc Liêu 1991 – 2001 (ha)
TX Bạc Liêu 2.412 2.390 2.280 2.469 2.411 4.458 Vĩnh Lợi 5.156 5.156 5.236 6.805 6.678 12.331 Giá Rai 25.630 25.385 26.998 23.865 35.734 53.414 Hồng Dân 2.354 2.448 2.693 1.464 2.072 4.402 Phước Long 7.022 6.842 5.216 4.305 7.122 13.880 Tổng 42.574 42.221 42.423 38.908 54.017 88.485 (Nguồn: Sở Thủy Sản Bạc Liêu, 2001)
Huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi và Phước Long có diện tích nuôi thủy sản nước mặn, lợ (53.178; 13.880 và 12.331 ha) lớn nhất so với các huyện còn lại
Bảng 2.6 Diện tích các loại hình nuôi thủy sản tỉnh Bạc Liêu năm 2001 (ha)
Diện tích ( ha) Loại hình nuôi TX Bạc
Liêu
Vĩnh Lợi
Giá Rai
Hồng Dân
Phước Long
Tổng (ha)
Toàn huyện, TX 4.694 12.331 53.178 4.402 13.880 88.485 - Nuôi thủy sản nước
mặn lợ 4.378 10.654 34.970 4.030 12.880 87.743 +Nuôi chuyên tôm 2.927 3.825 35.449 1.020 7.009 50.230
Trang 2413
-Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt tập trung nhiều ở huyện Giá Rai và Phước Long Loại hình nuôi tôm QCCT có diện tích lớn nhất ở huyện Giá Rai và trong tỉnh (32.158 ha)
- Các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt
Diện tích nuôi cá nước ngọt phân bố ở các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước Long và thị xã Bạc Liêu với diện tích 1.958 ha
+ Nuôi chuyên cá: cá được nuôi ở ao, mương vườn chủ yếu ở phía Bắc quốc lộ 1A gồm thị xã Bạc Liêu, Vĩnh Lợi, Hồng Dân và Phước Long Mô hình này được tiến hành trên các ao, mương nuôi tôm cũ nhưng quy mô nhỏ chỉ phục vụ cho tiêu thụ tại chỗ với các loại cá đồng (lóc, trê, rô, …) và cá trắng (mè hoa, mè vinh, trắm cỏ)
Nuôi cá xen canh lúa: tập trung nhiều ở huyện Hồng Dân và Phước Long chủ yếu là cá đồng Nuôi cá xen canh với trồng rừng thì diện tích của mô hình nhỏ, chủ yếu là các loại cá trắng
Các mô hình nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ có: quảng canh (QC), quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC) và thâm canh (TC) Ngoài ra, các mô hình khá phát triển là QCCT luân canh với lúa, chiếm diện tích 28.916 ha
Nuôi cua biển kết hợp với nuôi tôm xen canh trên đất rừng khá phát triển ở huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu (236 ha) Nuôi cá nước mặn chủ yếu lấy giống ngoài tự nhiên nhưng chưa phát triển, chủ yếu là tận dụng ao mương để nuôi
Nuôi sò huyết: diện tích nuôi sò huyết không nhiều (156 ha ở huyện Vĩnh Lợi) Nguồn sò giống được tận dụng từ tự nhiên Các bãi nghêu và sò huyết được tận dụng ở xã Hiệp Thành có 84 ha
Trong các loại hình nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu, các mô hình nuôi chuyên tôm nước lợ và nuôi tôm kết hợp với trồng lúa khá phổ biến ở các huyện trong tỉnh Bạc Liêu Các tác động đến môi trường đất do các loại hoạt động nuôi thủy sản chưa được nghiên cứu sâu ở Bạc Liêu Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự biến đổi tính chất do hệ thống thủy lợi, làm thay đổi độ mặn trong vùng đất Bắc quốc lộ 1A Việc khai thác đất cho tôm nuôi theo phong trào những năm 1989 -1992 làm nhiều ruộng bị đôn cao do bồi lắng phù sa khi dẫn nước mặn vào ruộng tôm dẫn đến việc cải tạo lại các ruộng tôm này rất khó khăn
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 25Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2005 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 119.493 ha Trong đó diện tích đang có tôm là 95.706 ha So với thời điểm năm 2004 diện tích đang có tôm trong thời điểm này thấp hơn do thời tiết không thực sự thuận lợi Mặt khác, do giá tôm không ổn định cũng ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống (đặc biệt là các hộ nuôi thâm canh và bán thâm canh)
Tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong 6 tháng đầu năm 2005 là 10.487,8 ha giảm so với cùng kỳ năm 2004 (14.982,8 ha) nhưng mức độ thiệt hại cao vì phần lớn rơi vào diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh chủ yếu là ở thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi
2.3 Một Số Thông Số Chất Lượng Nước Trong Môi Trường Nước Nuôi Trồng Thủy Sản
2.3.1 pH
Nước ngọt tự nhiên thường có pH từ 6 – 8 Đối với cá, tiêu chuẩn USEPA cho pH từ 6,5 – 9 Dưới 4 và trên 9 sẽ gây những bất lợi cho tôm, cá Độ pH trên 9 sẽ làm biến chất màng tế bào của cá Độ pH nước rất quan trọng bởi vì sự thay đổi của nó làm ảnh hưởng gián tiếp đến đới sống thủy sinh vật do làm thay đổi theo các yếu tố chất lượng nước khác
Độ pH thấp sẽ làm giải phóng các kim loại từ đá và các chất lắng đáy trong sông, suối, ao, hồ Các kim loại này sẽ ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất của tôm, cá và khả năng hấp thu nước qua mang Và có thể giết chết chúng nếu sự ảnh hưởng này quá lớn
2.3.2 Oxy hòa tan
Oxy hòa tan là lượng oxy có trong nước, được tính bằng mg/L hay % bảo hòa dựa vào nhiệt độ Phần trăm bảo hòa là phần trăm khả năng tìm tàng của nước để giữ oxy có mặt trong nước Oxy trong nước mặt dao động từ 0 mg/L ở nguồn nước có các điều kiện quá tệ cho đến 15 mg/L (ở 00C) trong nước đóng băng Oxy cần cho quá trình hô hấp của các loài thủy sinh vật Do đó, oxy là yếu tố có giá trị tới hạn trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của thủy sinh vật nhất là tôm cá Khả năng hòa tan oxy vào nước tỉ lệ nghịch với nhiệt độ nước Nước càng lạnh thì oxy hòa tan vào nước càng nhiều Oxy dưới 3 mg/L là bắt đầu gây căng thẳng (stress) cho hầu các loài thủy sinh vật
Trang 2615
-2.3.3 Nhiệt độ nước
Nhiệt độ là yếu tố có giá trị tới hạn trong nước vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng oxy cần thiết cho sự sống còn của thủy sinh vật Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của oxy vào nước, tốc độ quang hợp của tảo và thực vật, tốc độ chuyển hóa của thủy sinh vật và độ nhạy cảm của thủy sinh vật đối với các chất thải độc hại, ký sinh trùng và bệnh tật Nước có nhiệt độ càng thấp thì càng giữ được nhiều oxy hòa tan hơn
Mặn / biển khơi (euhaline) > 30,0
Thông thường, độ mặn trên sông tăng dần từ vùng nội địa ra vùng cửa sông ven biển và biển khơi Ở vùng cửa sông, độ mặn tăng dần từ tầng mặt xuống tầng đáy trừ khi nước ở đây được xáo trộn mạnh theo chiều đứng Độ mặn, cùng với nhiệt độ, là yếu tố để xác định sự phân tầng của vùng cửa sông Khi nước ngọt và mặn giao nhau, cả hai chưa sẵn sàng hòa trộn ngay Khi ấm nước ngọt nhẹ hơn khi lạnh, đồng thời nhẹ hơn nước mặn và sẽ nằm phủ trên lớp nước mặn đang tràn vào bờ từ biển khơi Gió, bão và thủy triều có thể phá vỡ lớp phân chia này bằng cách hòa trộn hoàn toàn hai khối nước này với nhau
2.3.5 Độ kiềm
Hầu hết độ kiềm là do sự có mặt của ion bicarbonate Ngoài ra còn có các ion carbonate và hydroxide trong độ kiềm Độ kiềm rất quan trọng bởi vì nó làm chất đệm cho sự thay đổi pH xảy ra tự nhiên khi nước được thêm acid từ quá trình quang hợp của thủy sinh vật Các chất đệm này chủ yếu là bicarbonate, carbonate và đôi khi có cả hydroxide, borate, silicate, phosphate, ammonium, sulfide, … Nước có độ kiềm thấp dễ bị ảnh hưởng do sự thay đổi của pH Nước có độ kiềm cao có khả năng chống lại được sự thay đổi của pH Nâng cao độ kiềm hầu như làm nâng cao pH theo Độ kiềm không chỉ
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 27điều hòa độ pH trong nước mà còn điều hòa cả hàm lượng kim loại nặng Các ion bicarbonate và carbonate trong nước có thể loại bỏ các ion kim loại độc như chì, arsen và cadmium bằng cách làm tủa chúng ra khỏi dung dịch
Độ kiềm thay đổi theo vùng địa lý khác nhau, do đó không có tiêu chuẩn nào cho độ kiềm được thiết lập cho nước mặt hay nước ngầm Trong nước ngọt mức độ kiềm bình thường là 20 – 200 mgCaCO3/L Trong sông suối có độ kiềm tổng 100 – 200 mg CaCO3/L là có thể điều hòa được pH Dưới 10 mgCaCO3/L cho thấy hệ thống quá nghèo sức đệm và dễ bị thay đổi pH dưới tác động của tự nhiên và con người
2.3.6 Ammonia
Khi ammonia hòa tan vào nước sẽ ion hóa sinh các dạng ion tùy theo pH và nhiệt độ Ion amonium NH4+ thì không độc cho cá Khi pH tuột giảm và nhiệt độ xuống thấp, quá trình ion hóa sinh ra nhiều ammonium làm giảm tính độc Trái lại, dạng không ion-ammonia hay còn gọi là ammonia tự do NH3 thì rất độc cho tôm, cá Khi nhiệt độ tăng cao đồng thời pH tăng vọt thì quá trình ion hóa sẽ tạo ra nhiều ammonia tự do sẽ gây độc làm chết thủy sinh vật Vượt quá 0,012 mg/L sẽ gây độc cho cá
Ammonia làm trở ngại vận chuyển oxy từ mang vào máu và gây tổn thương mang tức thời hay lâu dài Cá nhiễm độc ammonia tự do trở nên lờ đờ, thường bơi ở mặt nước hớp không khí
2.3.7 Nitrite
Nitrite là sản phẩm trung gian trong quá trình chuyển hóa đạm ammonia thành nitrite Nó là yếu tố rất quan trọng trong việc chuẩn đoán sức khỏe của sinh vật chuyển hóa Tốt nhất là không nên có nitrite trong ao nuôi, nhất là hệ thống có sinh vật chuyển hóa tự động Vì thế, hàm lượng nitrite lý tưởng trong ao nuôi là zero Nitrite được coi là kẻ giết người vô hình Ao chỉ được đánh giá là tuyệt vời nếu như không có nitrite Nitrite gây tổn thương hệ thống thần kinh, gan, lách và thận Cho dù ở hàm lượng thấp nhưng nếu kéo dài có thể gây tổn thương trầm trọng Hiện tượng phổ biến ở cá bị độc nitrite làm nắp mang bị cuốn ra phía ngoài mép mang, chúng không thể khép sát vào cơ thể được
Trang 2817
-2.3.8 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Các chất rắn lơ lửng bao gồm các hạt cát, phù sa và vật chất hữu cơ của lá, cây, … lơ lửng trong nước sông hồ Các chất rắn lơ lửng trong vùng ẩm ướt dao động từ 0 – 100 mg/L Trong vùng khô ráo chúng có thể đạt đến 100.000 mg/L Chất rắn lơ lửng có thể tăng cao khi dòng chảy tăng bởi vì dòng chảy càng nhanh mạnh làm xói lở bờ thì chất rắn lơ lửng không có thời gian lắng tụ Chất rắn lơ lửng là yếu tố quan trọng trong chất lượng nước Khi nước chảy chậm, chất rắn sẽ lắng tụ xuống đáy làm phủ dần nền đáy sông, hồ chứa Hàm lượng chất rắn cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống thủy sinh vật Hàm lượng TSS cao quá sẽ làm chướng ngại ánh sáng đến được các loài thủy thực vật Ánh sáng xuyên qua nước sẽ bị giảm, quá trình quang hợp sẽ chậm lại Kéo theo sự giảm hàm lượng oxy trong nước Nếu ánh sáng hoàn toàn bị che tắt từ lớp thực vật sống đáy, chúng sẽ ngừng cung cấp oxy và sẽ chết Khi các thực vật này phân hủy, các vi sinh sẽ tận dụng nhiều oxy trong nước hơn nữa Hàm lượng oxy càng thấp và mất đi dần sẽ dẫn đến cá, tôm chết Sự tăng cao TSS còn làm tăng nhiệt độ nước mặt, bởi vì các hạt lơ lửng hấp thụ nhiệt từ mặt trời Khi các chất rắn lơ lửng lắng chìm xuống phủ dần khoãng không gian giữa các hòn đá sẽ được thủy sinh vật sử dụng làm nơi cư trú Hàm lượng TSS trong thủy vực cao có nghĩa là cao về số lượng vi khuẩn, các chất dinh dưỡng, thuốc bảo vệ thực vật và kim loại trong nước Các chất ô nhiễm này có thể rời ra khỏi chất lắng lơ lửng hoặc di chuyển xa hơn về phía hạ lưu Như vậy, các chất rắn lơ lửng được coi như phương tiện di chuyển các chất ô nhiễm có sẵn trong nước Điều này có thể giết hại thực vật và động vật phía hạ nguồn và làm cho nguồn nước không thể sử dụng được cho con người và đời sống hoang dại Ngoài ra, TSS cao có thể gây hại cho sự sử dụng công nghiệp, bởi vì các chất rắn có thể làm làm tắt nghẽn hay chà xát các ống dẫn vào máy móc Hiện chưa có tiêu chuẩn về TSS trong nước uống và sinh hoạt (USEPA, 2002)
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 29III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu
3.1.1 Thời gian thu mẫu
Thời gian thu mẫu bắt đầu từ đầu tháng 03 đến 15 /07/2005
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
3.1.2.1 Địa điểm thu mẫu nước
Việc thu mẫu khảo sát được tiến hành tại sáu nguồn nước chính cung cấp cho các vùng nuôi tôm, ba kênh cấp nước nuôi và sáu ao nuôi tôm quảng canh của tỉnh Bạc Liêu
a/ Sáu nguồn nước chính cung cấp cho vùng nuôi tôm gồm:
Nguồn nước ngọt từ kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp: lấy nước ngọt từ nguồn nước sông Hậu, pha lẫn với với các nguồn nước nội địa khi đi qua các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng Địa điểm thu mẫu là bên dưới bến phà Ninh Quới 0,5 km
Nguồn nước đổ ra từ khu vực nội đồng tiếp giáp của 3 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu Địa điểm thu mẫu tại kênh Chủ Chí, huyện Phước Long
Nguồn nước cung cấp cho các khu vực nuôi tôm Bắc Quốc lộ 1 A Thu mẫu tại cống Cây Gừa – huyện Giá Rai
Nguồn nước cung cấp cho các khu vực nuôi tôm Bắc Quốc lộ 1 A Thu mẫu tại cống Sư Son – huyện Giá Rai
Nguồn nước cung cấp cho các khu vực nuôi tôm phía Tây tỉnh Bạc Liêu (gồm có huyện Đông Hải, huyện Giá Rai, huyện Phước Long) và các khu vực phía Đông tỉnh Cà Mau (huyện Thới Bình) Thu mẫu tại cửa sông Gành Hào
Nguồn nước cung cấp cho khu vực nuôi tôm xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu Thu mẫu tại Nhà Mát, trên kênh 30/4
Trang 30-19
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 31b/ Thu mẫu nước kênh cấp trực tiếp cho các ao nuôi và các mẫu nước ao nuôi:
Khu vực nuôi tôm quảng canh xã Vĩnh Lộc – huyện Hồng Dân:
- Ao ông Lê Văn Đáng - Ao ông Phạm Văn Nhỏ
- Kênh cấp trực tiếp: kênh Út Huân
Khu vực nuôi tôm xã Hưng Thành – huyện Vĩnh Lợi:
- Ao ông Nguyễn Việt Thanh - Ao ông Nguyễn Văn Ngon - Kênh cấp trực tiếp: kênh Út Hến
Khu vực nuôi tôm xã Định Thành – huyện Đông Hải:
- Ao ông Nguyễn Hoàng Bến - Ao ông Nguyễn Minh Đức
- Kênh cấp trực tiếp: kênh xáng Định Thành
3.1.2.2 Địa điểm phân tích mẫu
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II
3.2 Vật Liệu và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trang 3221
-3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá được tác động của nghề nuôi tôm quảng canh đến chất lượng môi trường nước sông ngòi bên ngoài, chúng tôi thu mẫu và phân tích nguồn nước cung cấp cho các khu vực nuôi tôm mà đại diện là nước từ biển và sông lớn theo thủy triều đổ vào các vùng nuôi tôm vào thời điểm cuối của con nước lớn; thu mẫu và phân tích nước thải đổ ra từ các vùng nuôi tôm mà đại diện là nước từ các vùng nuôi tôm đổ ra ngoài vào lúc cuối con nước ròng Phân tích, đánh giá, so sánh chất lượng nguồn nước cấp với nước thải
Để đánh giá được sự phụ thuộc của chất lượng môi trường nước trong ao nuôi vào môi trường nước sông/kênh cấp bên ngoài, chúng tôi tiến hành thu mẫu và phân tích nước trong ao nuôi cùng với nước của kênh cấp trực tiếp cho ao nuôi Phân tích, đánh giá, so sánh chất lượng nước trong ao nuôi với chất lượng nước kênh cấp
Đối với các mẫu nước sông đầu nguồn: thu mẫu hai lần một tháng vào hai con nước rong trong tháng, thu mẫu vào lúc cuối nước lớn (đại diện cho nguồn nước cấp) và cuối nước ròng (đại diện cho nguồn nước thải từ các vùng nuôi tôm đổ ra)
Đối với các mẫu nước thu trong ao nuôi thì thu mẫu mỗi tháng một lần vào lúc nước lớn để lấy cùng lúc mẫu nước trong ao nuôi và mẫu nước của kênh cấp bên ngoài ao
3.3.2.1 Phương pháp thu mẫu
Đối với các chỉ tiêu như nhiệt độ nước, DO, pH, độ mặn ghi nhận kết quả tại hiện trường Còn độ kiềm, nitrite, ammonia, phosphate, TSS, … thu mẫu mang về tiến hành phân tích tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II
Thu mẫu bằng bình nhựa 0,5 lít để chứa mẫu nước và được mang về phân tích Nếu chưa phân tích thì chứa trong tủ cấp đông với nhiệt độ –220C
3.3.2.2 Phương pháp phân tích mẫu a/ Xác định độ kiềm
Độ kiềm tổng cộng được xác định theo phương pháp chỉ thị màu Phenolphthalein và Methyl Orange (Boyd, 1992)
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 33e/ Nhu cầu hóa học (COD)
Phân tích theo phương pháp oxy hóa chất hữu cơ bằng tác nhân KMnO4, chuẩn độ (Stangerberg, 1959)
f/ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Phương pháp trọng lượng: lọc giấy lọc sợi thủy tinh 0,45µ, cân sấy giấy lọc
3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Tất cả các số liệu của các chỉ tiêu quan sát được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel
Thiết lập bảng biểu và vẽ đồ thị
Trang 3423
-IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Chất Lượng Nước ở Các Nguồn Cấp Chính Cho Các Vùng Nuôi
4.1.1 Diễn biến chất lượng nước cấp ở các cửa sông
Vùng cửa sông ven biển là cửa con sông lớn chịu ảnh hưởng của thủy triều, là nơi thủy triều gặp dòng chảy của con sông, do đó các yếu tố thủy lý hóa luôn biến động theo chế độ triều
4.1.1.1 pH
Ở các vùng nước tự nhiên, phạm vi biến động của pH rất rộng từ 4,5 – 9,5; thường gặp nhất là trong khoảng 6,5 – 9 Tuy nhiên, từng loại hình thủy vực lại có những đặc thù riêng
Nước biển khơi do chứa nhiều các ion kiềm và kiềm thổ Na+, K+, Ca2+, Mg2+… nên nước biển là dung dịch kiềm yếu Do có một hàm lượng thích hợp HCO3-, CO32-, H2BO3- nên pH nước biển rất ổn định trong khoảng giá trị hẹp 7,7 – 8,4 và được coi như là dung dịch đệm
Ngược lại ở các sông, hồ nước ngọt, nước có thể là trung tính, kiềm, thậm chí có khi mang tính acid Nhất là vào mùa hè, biến động của pH rất lớn
Tại khu vực mà chúng tôi khảo sát thì pH nhìn chung ở mức thích hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản Sự dao động giữa thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày không lớn lắm (< 0,5) Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy pH vào thời điểm nước ròng thấp hơn nước lớn
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 35Bảng 4.8 Độ pH tại các cửa sông
Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Gành Hào (nr) 7,7 7,87 7,97 7,96 7,8 7,78 7,51 7,51 Gành Hào (nl) 7,96 8,01 8,22 8,11 7,95 7,95 8 7,96 Nhà Mát (nr) 7,9 7,31 7,57 8,02 7,67 7,9 7,67 7,85 7,73 Nhà Mát (nl) 7,89 7,96 7,95 8,21 7,99 7,82 8,01 8,18 7,9
Chú thích:
- nr: nước ròng - nl: nước lớn
Lần thu mẫu
Đồ thị 4.1 Diễn biến độ pH tại khu vực cửa sông
Vào lúc nước ròng pH dao động tại Gành Hào là 7,51 – 7,97 còn ở Nhà Mát là 7,31 – 8,02
Khi triều lên thì sự dao động pH tại Nhà Mát là 7,89 – 8,21, tại Gành Hào là 7,95 – 8,22
Qua Đồ thị 4.1 chúng tôi nhận thấy độ pH tại hai khu vực khảo sát ở thời điểm nước lớn cao hơn lúc nước ròng mặc dù sự chênh lệch không lớn lắm Đồng thời độ pH có phần giảm dần vào các đợt thu mẫu cuối
Nhìn chung thì pH vào thời điểm nước lớn rất phù hợp với hoạt động nuôi tôm, do đó thích hợp lấy nước vào để cung cấp cho các ao nuôi của vùng
Trang 3625
-Sự ổn định của pH qua các lần thu mẫu chứng tỏ môi trường nước tại khu vực cửa sông ven biển có hệ phiêu sinh vật phát triển ổn định và chịu nhiều tác động của pH nước biển
4.1.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Oxy hòa tan là một yếu tố quan trọng trong nuôi thủy sản Trong môi trường nước oxy được sinh ra từ quá trình quang hợp của các thủy sinh vật, sự hòa tan oxy từ không khí vào nước
Hàm lượng oxy biến đổi theo nhiều nguyên nhân khác nhau như sự biến đổi ngày và đêm, thời tiết, nhiệt độ và mật độ tảo có mặt trong môi trường nước
Nồng độ oxy hòa tan lớn tại thủy vực hay ao hồ, điều này chứng tỏ đây là vùng nước sạch, thuận lợi cho đời sống của thủy sinh vật
Qua các đợt khảo sát chúng tôi nhận thấy hàm lượng oxy hòa tan có sự dao động giữa hai con nước trong ngày
Bảng 4.9 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước tại khu vực cửa sông (mg/L)
Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Gành Hào (nr) 5,77 5,96 5,99 5,45 5,16 5,24 4,4 4,64 Gành Hào (nl) 7,46 6,52 7,37 6,58 6,48 5,93 6,31 6,5 Nhà Mát (nr) 5,46 1,95 2,85 5,4 3,4 6,63 4,89 4,39 5,58 Nhà Mát (nl) 7,57 6,65 6,5 7,13 6,47 4,65 7,52 7,8 8,01
Tại khu vực cửa sông Gành Hào hàm lượng oxy hòa tan vào thời điểm nước ròng thấp hơn nước lớn Sự dao động ở nước ròng là từ 4,4 – 5,99 mg/L, trong khi đó tại thời điểm nước lớn thì nồng độ oxy hòa tan dao động từ 5,93 – 7,46 mg/L Cũng qua đợt thu mẫu chúng tôi nhận thấy hàm lượng oxy hòa tan giảm dần qua các đợt thu mẫu, vào lần thu mẫu tại Gành Hào đợt 8 và đợt 9 do chịu sự ảnh hưởng của mưa bão, … nên nồng độ oxy có giảm đi
Cũng như cửa sông Gành Hào thì tại Nhà Mát hàm lượng oxy hòa tan vào lúc nước ròng thấp hơn nước lớn Nồng độ oxy dao động trong mỗi con nước là: tại thời điểm nước lớn: 4,65 – 8,01 mg/L, vào lúc nước ròng: 1,95 – 6,63 mg/L Riêng tại lần thu mẫu đợt 6 thì hàm lượng oxy thời điểm nước ròng cao hơn nước lớn, điều này chúng tôi ghi
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 37nhận được là vào thời điểm thu con nước lớn do ảnh hưởng của thủy triều, nước lớn lên chậm nên việc thu mẫu diễn ra và thời gian xế chiều (18 giờ 40 phút) do đó không còn ánh nắng cho tảo quang hợp Còn quá trình thu mẫu nước ròng diễn ra lúc trưa (11 giờ 30 phút) nên tốc độ quang hợp của tảo xảy ra mạnh vì thế nồng độ oxy có tăng lên
Đồ thị 4.2 Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan tại cửa sông
Nhìn chung, hàm lượng oxy hòa tan tại thời điểm nước lớn của khu vực của sông ven biển đạt trên mức giới hạn cho phép, sự dao động không lớn lắm có thể do chịu sự tác động nồng độ oxy bão hòa của biển Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi tôm quanh khu vực nơi đây
4.1.1.3 Độ mặn
Thông thường độ mặn trên sông tăng dần từ vùng nội địa ra cửa sông ven biển và biển khơi Ở vùng cửa sông thì độ mặn thường tăng dần từ tầng mặt xuống tầng đáy
Độ mặn, cùng với nhiệt độ là yếu tố để xác định sự phân tầng của vùng cửa sông
Mỗi loài đều có khoảng độ mặn thích hợp để sinh sống phát triển và sinh sản Đối với tôm sú thì có thể chịu đựng được độ mặn từ 3‰ – 45‰, nhưng độ mặn từ 18‰ – 20‰ là khoảng tối ưu cho sự phát triển và sinh sản của chúng
Qua các đợt khảo sát chúng tôi nhận thấy độ mặn ít có sự biến động lớn qua các lần thu mẫu và phân tích mẫu, cũng như không có sự biến động lớn giữa hai thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày
Trang 3827
-Bảng 4.10 Độ mặn tại các cửa sông (‰)
Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Gành Hào (nr) 29,3 26,6 28,6 29,6 32,9 32,6 24,2 24,5 Gành Hào (nl) 30,2 26,5 28,9 29,3 33 32,7 31,3 30,4 Nhà Mát (nr) 26,6 22,7 24,8 27 32,1 30,3 31,3 29,9 21,9 Nhà Mát (nl) 28,4 23,7 25,3 27,1 31,3 30,2 33,4 32 19,7
Đồ thị 4.3 Diễn bến độ mặn tại các cửa sông
Tại Gành Hào độ mặn vào thời điểm nước ròng là 24,2 – 32,9‰ còn vào thời điểm nước lớn thì độ mặn dao động từ 26,5 – 33‰ Ở khu vực Nhà Mát vào lúc nước lớn sự dao động độ mặn từ 19,7 – 33,4‰, thời điểm nước ròng là 21,9 – 31,3‰
Qua Đồ thị 4.3 chúng tôi nhận thấy sự biến động độ mặn tăng dần trong các lần thu mẫu năm và sáu, vào các đợt khảo sát thứ bảy trở về sau thì độ mặn có phần giảm xuống, có thể do chịu ảnh hưởng của những cơn mưa đầu mùa, và chịu ảnh hưởng của nguồn nước ngọt từ nội đồng đổ ra lớn Nhìn chung thì sự dao động độ mặn giữa thời điểm nước lớn và nước ròng không lớn lắm, chỉ có sự dao động lớn qua các lần thu mẫu, đặc biệt vào lần thu mẫu cuối thì độ mặn tại cửa sông Nhà Mát giảm đáng kể so với đợt khảo sát trước đó
Tóm lại, độ mặn tại khu vực cửa sông ven biển nơi mà chúng tôi khảo sát thì ít có sự biến động lớn giữa thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày, độ mặn giảm vào đầu mùa mưa nhưng không đáng kể và vẫn còn khá cao
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Trang 394.1.1.4 Độ kiềm
Nước biển có độ cứng và độ kiềm cao (độ cứng của nước biển trung bình là 6600 mgCaCO3/L, độ kiềm cao hơn 200 mgCaCO3/L) Vì vậy, ở các vùng nước mặn và nước lợ, pH thường cao hơn 7,5
Độ kiềm của nước tự nhiên được quy ước bởi sự có mặt của các ion kiềm và kiềm thổ Na+, K+, Ca2+, Mg2+ có trong nước, kết hợp với các acid yếu trước hết là acid cacbonic H2CO3 Cho nên độ kiềm là chỉ số các dạng chủ yếu của thành phần HCO3- và CO22- ở trong nước
Độ kiềm tổng cộng của nước có thể biến động trong khoảng 5 – 500 mgCaCO3/L, nước tự nhiên thường có độ kiềm là 40 mgCaCO3/L Thông thường thì độ kiềm tổng cộng của nước biển là 116 mgCaCO3/L
Bảng 4.11 Độ kiềm tại các cửa sông (mgCaCO3/L)
Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Gành Hào (nr) 62,2 75,8 79,4 94,4 63,6 69,2 57 79,6 Gành Hào (nl) 115,6 60,8 46,6 93,2 103,2 92 91,8 101,8 Nhà Mát (nr) 63,2 96,8 99,8 69,8 91,4 106,6 74,4 77,4 97,2 Nhà Mát (nl) 87,2 55,6 82,2 53,6 85,2 97,2 103,8 93 82,8
20406080100120140
Trang 40Còn tại khu vực cửa sông ven biển khác là Nhà Mát thì độ kiềm có sự biến động tương đối lớn qua các lần thu mẫu và có sự khác biệt giữa hai thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày Qua các đợt khảo sát chúng tôi nhận thấy độ kiềm vào thời điểm nước ròng nhìn chung cao hơn nước lớn, độ kiềm dao động ở hai thời điểm: nước lớn 53,6 – 103,8 mgCaCO3/L, nước ròng 63,2 – 106,6 mgCaCO3/L
Tóm lại, qua sự khảo sát chúng tôi nhận thấy độ kiềm tại khu vực cửa sông ven biển thích hợp cho quá trình nuôi tôm tại khu vực
4.1.1.5 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Theo Alabaster (1982) thì hoạt động của các hệ thống nuôi trồng thủy ven biển tạo ra hàm lượng COD > 18 mg/L được coi là ảnh hưởng xấu cho môi trường Nhưng trên thực tế thì tôm cá vẫn sống được trong ao hồ có hàm lượng COD cao như thế
Vấn đề ở đây là với hàm lượng COD cao thì sẽ làm cho hàm lượng oxy hòa tan trong nước bị giảm xuống vì oxy đã bị các vi sinh vật sử dụng cho các quá trình phân hủy chất hữu cơ
Bảng 4.12 Hàm lượng COD tại các cửa sông (mg/L)
Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu
Gành Hào (nr) 14,4 4,08 10,88 5,32 11,44 3,12 Gành Hào (nl) 4 5,08 5,92 3,96 21,24 3,12 Nhà Mát (nr) 16,6 13,48 12,08 5,36 4,96 16,16 11,24 Nhà Mát (nl) 12,6 3 8,32 10,4 7,44 3,12 13,96 http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.