Diễn biến chất lượng nước cấp ở các cửa sông

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 34 - 36)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1Diễn biến chất lượng nước cấp ở các cửa sông

Vùng cửa sông ven biển là cửa con sông lớn chịu ảnh hưởng của thủy triều, là nơi thủy triều gặp dòng chảy của con sông, do đó các yếu tố thủy lý hóa luôn biến động theo chế độ triều.

4.1.1.1pH

Ở các vùng nước tự nhiên, phạm vi biến động của pH rất rộng từ 4,5 – 9,5; thường gặp nhất là trong khoảng 6,5 – 9. Tuy nhiên, từng loại hình thủy vực lại có những đặc thù riêng.

Nước biển khơi do chứa nhiều các ion kiềm và kiềm thổ Na+, K+, Ca2+, Mg2+… nên nước biển là dung dịch kiềm yếu. Do có một hàm lượng thích hợp HCO3-, CO32-, H2BO3- nên pH nước biển rất ổn định trong khoảng giá trị hẹp 7,7 – 8,4 và được coi như là dung dịch đệm.

Ngược lại ở các sông, hồ nước ngọt, nước có thể là trung tính, kiềm, thậm chí có khi mang tính acid. Nhất là vào mùa hè, biến động của pH rất lớn.

Tại khu vực mà chúng tôi khảo sát thì pH nhìn chung ở mức thích hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Sự dao động giữa thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày không lớn lắm (< 0,5). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy pH vào thời điểm nước ròng thấp hơn nước lớn.

Bảng 4.8 Độ pH tại các cửa sông

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Gành Hào (nr) 7,7 7,87 7,97 7,96 7,8 7,78 7,51 7,51 Gành Hào (nl) 7,96 8,01 8,22 8,11 7,95 7,95 8 7,96 Nhà Mát (nr) 7,9 7,31 7,57 8,02 7,67 7,9 7,67 7,85 7,73 Nhà Mát (nl) 7,89 7,96 7,95 8,21 7,99 7,82 8,01 8,18 7,9 Chú thích: - nr: nước ròng - nl: nước lớn 7 7.2 7.4 7.6 7.8 8 8.2 8.4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu pH GHNR GHNL NMNR NMNL

Đồ thị 4.1 Diễn biến độ pH tại khu vực cửa sông

Vào lúc nước ròng pH dao động tại Gành Hào là 7,51 – 7,97 còn ở Nhà Mát là 7,31 – 8,02.

Khi triều lên thì sự dao động pH tại Nhà Mát là 7,89 – 8,21, tại Gành Hào là 7,95 – 8,22.

Qua Đồ thị 4.1 chúng tôi nhận thấy độ pH tại hai khu vực khảo sát ở thời điểm nước lớn cao hơn lúc nước ròng mặc dù sự chênh lệch không lớn lắm. Đồng thời độ pH có phần giảm dần vào các đợt thu mẫu cuối.

Nhìn chung thì pH vào thời điểm nước lớn rất phù hợp với hoạt động nuôi tôm, do đó thích hợp lấy nước vào để cung cấp cho các ao nuôi của vùng.

- 25 -

Sự ổn định của pH qua các lần thu mẫu chứng tỏ môi trường nước tại khu vực cửa sông ven biển có hệ phiêu sinh vật phát triển ổn định và chịu nhiều tác động của pH nước biển.

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 34 - 36)