Diễn biến chất lượng nước tại các điểm trung chuyển

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 47 - 50)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.2Diễn biến chất lượng nước tại các điểm trung chuyển

Điểm trung chuyển là một vùng đệm, là nơi tiếp giáp giữa nguồn nước từ khu vực nội đồng đổ ra và nguồn nước từ các cửa sông đổ vào, do đó chất lượng nước sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của khu vực nội đồng và của cửa biển.

4.1.2.1 pH

pH là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước sông, ao, hồ, … vì nó không những ảnh hưởng nhiều đến các tiến trình hóa học mà còn tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên các loài thủy sinh vật hiện hiện trong thủy vực. Độ pH của nước bị ảnh hưởng bởi độ pH của đất, các hoạt động quang tổng hợp và hô hấp của tảo.

Độ pH tại vùng trung chuyển mà chúng tôi khảo sát tương đối ổn định. pH tại cống Cây Gừa dao động từ 7,07 – 7,87, ở Sư Son là từ 7,23 – 7,8.

- 37 -

Bảng 4.17 Độ pH tại khu vực trung chuyển

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Cây Gừa (nr) 7,87 7,67 7,76 7,62 7,33 7,42 7,45 7,36 7,22 Cây Gừa (nl) 7,68 7,69 7,65 7,7 7,66 7,31 7,49 7,07 7,35 Sư Son (nr) 7,8 7,69 7,68 7,7 7,71 7,43 7,52 7,45 7,23 Sư Son (nl) 7,61 7,72 7,76 7,52 7,34 7,42 7,29 7,46 7 7.2 7.4 7.6 7.8 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu pH CGNR CGNL SSNR SSNL

Đồ thị 4.10 Diễn biến độ pH tại khu vực trung chuyển

Qua Đồ thị 4.10 chúng tôi nhận thấy pH giữa hai thời điểm nước lớn và nước ròng ít dao động và có xu hướng giảm dần qua các lần thu mẫu.

Vào thời điểm nước ròng tại cống Cây Gừa qua các đợt khảo sát chúng tôi nhận thấy pH giảm từ 7,87 còn 7,22. Còn tại cống Sư Son thì pH từ 7,8 xuống 7,23.

Thời điểm nước lớn thì ở Cây Gừa pH từ 7,68 giảm còn 7,07; tại Sư Son từ 7,72 xuống 7,29.

Sự giảm pH này theo chúng tôi là do ảnh hưởng của lượng nước mưa vì bắt đầu vào đợt thu mẫu thứ năm chịu ảnh hưởng của những cơn mưa đầu mùa, do đó pH có sự thay đổi.

Nhìn chung, độ pH tại cống Sư Son và Cây Gừa vào thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày dao động ở mức thấp, sự chênh lệch giữa nước lớn và nước ròng không đáng kể. Tóm lại, pH tại vùng trung chuyển qua các đợt thu mẫu và phân tích mẫu của

chúng tôi thì khá phù hợp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là pH vào đầu mùa mưa có hiện tượng giảm xuống, do đó người dân cần có biện pháp sử lý kịp thời khi lấy nước vào ao nuôi.

4.1.2.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Trong nước tự nhiên, hàm lượng oxy thường biến động từ 0 – 14,3 mgO2/L và rất ít khi vượt qua trị số này.

Ở các khu vực khác nhau, khoảng dao động từ hàm lượng oxy không giống nhau, phụ thuộc vào bản chất nước, sự phân bố của thực vật thủy sinh, mùa khí hậu và các hoạt động kinh tế của con người.

Sự biến động của oxy hòa tan trong nước tự nhiên, nhìn chung tuân theo các quy luật:

- Theo chu kỳ ngày đêm và chi phối quy luật này là thời tiết và quang hợp của thực vật thủy sinh.

- Có tính chất mùa vụ và chi phối quy luật này là bản chất nước cụ thể là độ muối, điều kiện khí hậu và thủy văn mà cụ thể là lượng mưa tại chỗ và các quá trình khác xảy ra trong thủy vực.

Chúng tôi nhận thấy hàm lượmg oxy có sự biến động qua các lần thu mẫu và có sự giảm thấp qua các lần thu cuối.

Bảng 4.18 Hàm lượng oxy hòa tan khu vực trung chuyển (mg/L)

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7

Cây Gừa (nr) 4,33 5,61 4,57 3,62 4,16 3 3,22 4,75 Cây Gừa (nl) 4,59 5,05 3,85 3,6 1,62 2,18 1,79 3,79 Sư Son (nr) 5,22 5,58 4,81 3,88 3,72 4,07 3,45 4,58 Sư Son (nl) 4,11 5,06 4,14 3,43 1,07 1,34 1,91 3,93

Tại cống Cây Gừa thì hàm lượng oxy hòa tan dao động vào thời điểm nước ròng là: 3 – 5,61 mg/L, còn vào thời điểm nước lớn: 1,79 – 5,05 mg/L

- 39 -

Ở Sư Son vào lúc nước lớn hàm lượng oxy hòa tan dao động: 1,94 – 5,06 mg/L. Ở thời điểm nước ròng: 3,45 – 5,22 mg/L.

Qua Đồ thị 4.11 chúng tôi nhận thấy có sự dao động về nồng độ oxy hòa tan giữa nước lớn và nước ròng. Vào thời điểm nước ròng, tại Sư Son và Cây Gừa thì hàm lượng oxy hòa tan cao hơn nước lớn, đặc biệt tại thời điểm nước lớn vào các đợt 6, 7, 8 chúng tôi nhận thấy hàm lượng này xuống thấp (< 2 mg/L), điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho các đối tượng nuôi thủy sản. Hàm lượng oxy giảm thấp vào các đợt trên do ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu, thời điểm thu mẫu vào lúc xế chiều sự quang hợp đã giảm đi, đồng thời tốc độ dòng chảy cao cũng đã ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan.

Nhìn chung, hàm lượng oxy hòa tan thấp tại hai khu vực cống Sư Son và cống Cây Gừa và thấp hơn so với phạm vi an toàn cho tôm cá sinh sống và phát triển bình thường. 0 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu D O ( m g /L) CGNR CGNL SSNR SSNL (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồ thị 4.11 Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan khu vực trung chuyển

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 47 - 50)