Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 36 - 40)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.2Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Oxy hòa tan là một yếu tố quan trọng trong nuôi thủy sản. Trong môi trường nước oxy được sinh ra từ quá trình quang hợp của các thủy sinh vật, sự hòa tan oxy từ không khí vào nước.

Hàm lượng oxy biến đổi theo nhiều nguyên nhân khác nhau như sự biến đổi ngày và đêm, thời tiết, nhiệt độ và mật độ tảo có mặt trong môi trường nước.

Nồng độ oxy hòa tan lớn tại thủy vực hay ao hồ, điều này chứng tỏ đây là vùng nước sạch, thuận lợi cho đời sống của thủy sinh vật.

Qua các đợt khảo sát chúng tôi nhận thấy hàm lượng oxy hòa tan có sự dao động giữa hai con nước trong ngày.

Bảng 4.9 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước tại khu vực cửa sông (mg/L)

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7

Gành Hào (nr) 5,77 5,96 5,99 5,45 5,16 5,24 4,4 4,64 Gành Hào (nl) 7,46 6,52 7,37 6,58 6,48 5,93 6,31 6,5 Nhà Mát (nr) 5,46 1,95 2,85 5,4 3,4 6,63 4,89 4,39 5,58 Nhà Mát (nl) 7,57 6,65 6,5 7,13 6,47 4,65 7,52 7,8 8,01

Tại khu vực cửa sông Gành Hào hàm lượng oxy hòa tan vào thời điểm nước ròng thấp hơn nước lớn. Sự dao động ở nước ròng là từ 4,4 – 5,99 mg/L, trong khi đó tại thời điểm nước lớn thì nồng độ oxy hòa tan dao động từ 5,93 – 7,46 mg/L. Cũng qua đợt thu mẫu chúng tôi nhận thấy hàm lượng oxy hòa tan giảm dần qua các đợt thu mẫu, vào lần thu mẫu tại Gành Hào đợt 8 và đợt 9 do chịu sự ảnh hưởng của mưa bão, … nên nồng độ oxy có giảm đi.

Cũng như cửa sông Gành Hào thì tại Nhà Mát hàm lượng oxy hòa tan vào lúc nước ròng thấp hơn nước lớn. Nồng độ oxy dao động trong mỗi con nước là: tại thời điểm nước lớn: 4,65 – 8,01 mg/L, vào lúc nước ròng: 1,95 – 6,63 mg/L. Riêng tại lần thu mẫu đợt 6 thì hàm lượng oxy thời điểm nước ròng cao hơn nước lớn, điều này chúng tôi ghi

nhận được là vào thời điểm thu con nước lớn do ảnh hưởng của thủy triều, nước lớn lên chậm nên việc thu mẫu diễn ra và thời gian xế chiều (18 giờ 40 phút) do đó không còn ánh nắng cho tảo quang hợp. Còn quá trình thu mẫu nước ròng diễn ra lúc trưa (11 giờ 30 phút) nên tốc độ quang hợp của tảo xảy ra mạnh vì thế nồng độ oxy có tăng lên.

0 2 4 6 8 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu D O ( m g/ L) GHNR GHNL NMNR NMNL

Đồ thị 4.2 Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan tại cửa sông

Nhìn chung, hàm lượng oxy hòa tan tại thời điểm nước lớn của khu vực của sông ven biển đạt trên mức giới hạn cho phép, sự dao động không lớn lắm có thể do chịu sự tác động nồng độ oxy bão hòa của biển. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi tôm quanh khu vực nơi đây.

4.1.1.3 Độ mặn

Thông thường độ mặn trên sông tăng dần từ vùng nội địa ra cửa sông ven biển và biển khơi. Ở vùng cửa sông thì độ mặn thường tăng dần từ tầng mặt xuống tầng đáy.

Độ mặn, cùng với nhiệt độ là yếu tố để xác định sự phân tầng của vùng cửa sông.

Mỗi loài đều có khoảng độ mặn thích hợp để sinh sống phát triển và sinh sản. Đối với tôm sú thì có thể chịu đựng được độ mặn từ 3‰ – 45‰, nhưng độ mặn từ 18‰ – 20‰ là khoảng tối ưu cho sự phát triển và sinh sản của chúng.

Qua các đợt khảo sát chúng tôi nhận thấy độ mặn ít có sự biến động lớn qua các lần thu mẫu và phân tích mẫu, cũng như không có sự biến động lớn giữa hai thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày.

- 27 -

Bảng 4.10 Độ mặn tại các cửa sông (‰)

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Gành Hào (nr) 29,3 26,6 28,6 29,6 32,9 32,6 24,2 24,5 Gành Hào (nl) 30,2 26,5 28,9 29,3 33 32,7 31,3 30,4 Nhà Mát (nr) 26,6 22,7 24,8 27 32,1 30,3 31,3 29,9 21,9 Nhà Mát (nl) 28,4 23,7 25,3 27,1 31,3 30,2 33,4 32 19,7 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu Đ ộ m a ën (‰ ) GHNR GHNL NMNR NMNL

Đồ thị 4.3 Diễn bến độ mặn tại các cửa sông

Tại Gành Hào độ mặn vào thời điểm nước ròng là 24,2 – 32,9‰ còn vào thời điểm nước lớn thì độ mặn dao động từ 26,5 – 33‰. Ở khu vực Nhà Mát vào lúc nước lớn sự dao động độ mặn từ 19,7 – 33,4‰, thời điểm nước ròng là 21,9 – 31,3‰ .

Qua Đồ thị 4.3 chúng tôi nhận thấy sự biến động độ mặn tăng dần trong các lần thu mẫu năm và sáu, vào các đợt khảo sát thứ bảy trở về sau thì độ mặn có phần giảm xuống, có thể do chịu ảnh hưởng của những cơn mưa đầu mùa, và chịu ảnh hưởng của nguồn nước ngọt từ nội đồng đổ ra lớn. Nhìn chung thì sự dao động độ mặn giữa thời điểm nước lớn và nước ròng không lớn lắm, chỉ có sự dao động lớn qua các lần thu mẫu, đặc biệt vào lần thu mẫu cuối thì độ mặn tại cửa sông Nhà Mát giảm đáng kể so với đợt khảo sát trước đó.

Tóm lại, độ mặn tại khu vực cửa sông ven biển nơi mà chúng tôi khảo sát thì ít có sự biến động lớn giữa thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày, độ mặn giảm vào đầu mùa mưa nhưng không đáng kể và vẫn còn khá cao.

4.1.1.4 Độ kiềm

Nước biển có độ cứng và độ kiềm cao (độ cứng của nước biển trung bình là 6600 mgCaCO3/L, độ kiềm cao hơn 200 mgCaCO3/L). Vì vậy, ở các vùng nước mặn và nước lợ, pH thường cao hơn 7,5.

Độ kiềm của nước tự nhiên được quy ước bởi sự có mặt của các ion kiềm và kiềm thổ Na+, K+, Ca2+, Mg2+ có trong nước, kết hợp với các acid yếu trước hết là acid cacbonic H2CO3. Cho nên độ kiềm là chỉ số các dạng chủ yếu của thành phần HCO3- và CO22- ở trong nước.

Độ kiềm tổng cộng của nước có thể biến động trong khoảng 5 – 500 mgCaCO3/L, nước tự nhiên thường có độ kiềm là 40 mgCaCO3/L. Thông thường thì độ kiềm tổng cộng của nước biển là 116 mgCaCO3/L. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.11 Độ kiềm tại các cửa sông (mgCaCO3/L)

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Gành Hào (nr) 62,2 75,8 79,4 94,4 63,6 69,2 57 79,6 Gành Hào (nl) 115,6 60,8 46,6 93,2 103,2 92 91,8 101,8 Nhà Mát (nr) 63,2 96,8 99,8 69,8 91,4 106,6 74,4 77,4 97,2 Nhà Mát (nl) 87,2 55,6 82,2 53,6 85,2 97,2 103,8 93 82,8 20 40 60 80 100 120 140 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu Đ ộ k iề m ( m g/ L) GHNR GHNL NMNR NMNL

- 29 -

Qua Đồ thị 4.4 chúng tôi nhận thấy độ kiềm tại khu vực khảo sát có sự biến động lớn giữa hai thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày.

Tại Gành Hào vào thời gian nước lớn độ kiềm dao động từ 92 - 115,6 mgCaCO3/L, còn ở nước ròng thì sự dao động này là 57 – 94,4 mgCaCO3/L.Nhìn chung, tại khu vực cửa sông Gành Hào thì độ kiềm vào thời điểm nước ròng thấp hơn nước lớn, tuy nhiên vào đợt khảo sát thứ hai và thứ ba thì độ kiềm tại lúc nước lớn có sự giảm thấp (60,8 mgCaCO3/L và 46,6 mgCaCO3/L) và thấp hơn thời điểm nước ròng trong ngày.

Còn tại khu vực cửa sông ven biển khác là Nhà Mát thì độ kiềm có sự biến động tương đối lớn qua các lần thu mẫu và có sự khác biệt giữa hai thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày. Qua các đợt khảo sát chúng tôi nhận thấy độ kiềm vào thời điểm nước ròng nhìn chung cao hơn nước lớn, độ kiềm dao động ở hai thời điểm: nước lớn 53,6 – 103,8 mgCaCO3/L, nước ròng 63,2 – 106,6 mgCaCO3/L.

Tóm lại, qua sự khảo sát chúng tôi nhận thấy độ kiềm tại khu vực cửa sông ven biển thích hợp cho quá trình nuôi tôm tại khu vực.

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 36 - 40)