Hàm lượng Ammonia

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 41 - 44)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.6Hàm lượng Ammonia

Ammonia được cung cấp trong các thủy vực từ quá trình phân hủy bình thường các protein xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ và hữu cơ. Ammonia được hình thành sẽ hòa tan trong nước tạo thành ion NH4+

- 31 -

NH3 + H2O NH4+ + OH-

Tỷ lệ khí NH3 và ion NH4+ trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước. Khi nhiệt độ và pH nước gia tăng thì hàm lượng NH3 trong nước gia tăng và ngược lại (trích bởi Mạc Thị Bửu Châu và Nguyễn Mạnh Duy Linh, 1998).

Bảng 4.13 Hàm lượng ammonia tại khu vực cửa sông ven biển (mg/L)

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Gành Hào(nr) 0,016 -- 0,014 0,018 0,025 0,005 0,011 0,01 Gành Hào (nl) -- 0,201 0,022 0,014 0,024 0,001 0,018 0,022 Nhà Mát (nr) 1,286 0,709 0,075 0,021 0,027 0,122 0,076 0,067 0,19 Nhà Mát (nl) 0,047 0,029 0,016 0,023 0,015 0,123 0,006 0,009 0,023 Chú thích: --: không phát hiện

Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy hàm lượng ammonia tại cửa sông Gành Hào có sự biến động tương đối lớn, dao động khá cao. Mức độ dao động tại thời điểm nước ròng là 0,005 – 0,025 mg/L. Thời điểm nước lớn thì hàm lượng ammonia này dao động 0,001 – 0,201 mg/L.

Nhìn chung thì hàm lượng ammonia giữa hai thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày dao động tương đối thấp, chỉ riêng tại lần thu mẫu đợt hai thì dao động rất lớn, vào thời điểm nước ròng chúng tôi không phát hiện được nồng độ ammonia nhưng vào lúc nước lớn thì nồng độ này lên đến 0,201 mg/L.

Tại khu vực Nhà Mát thì nồng độ ammonia dao động cao giữa nước lớn và nước ròng trong ngày. Vào thời điểm nước ròng dao động từ 0,021 – 1,286 mg/L, tại thời điểm nước lớn 0,006 – 0,123 mg/L.

Chúng tôi nhận thấy hàm lượng ammonia vào thời điểm nước ròng của cửa sông Nhà Mát khá cao so với thời điểm nước lớn trong ngày. Nhìn chung, thì nồng độ ammonia tại khu vực cửa sông Nhà Mát cao hơn khu vực cửa sông Gành Hào vì tại khu vực Nhà Mát chịu ảnh hưởng của hệ thống nuôi tôm thâm canh nên những hộ dân đã sử dụng nhiều thức ăn, thuốc hóa chất do đó các chất thải trong ao nuôi thải ra môi trường bên ngoài làm cho hàm lượng các chất độc hại gia tăng.

0.000 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu A m m on ia ( m g/ L) GHNR GHNL NMNR NMNL

Đồ thị 4.6 Diễn biến về nồng độ ammonia tại khu vực cửa sông

4.1.1.7 Nitrite

Trong hầu hết các hệ thống nuôi thủy sản, hàm lượng nitrite cao có thể gây độc hại cho tôm cá, tuy nhiên trong môi trường kiềm của nước lợ và biển có hàm lượng calcium và chloride cao sẽ làm giảm đáng kể độc tính này.

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì hàm lượng nitrite tại khu vực cửa sông Gành Hào ít có sự biến động lớn, hàm lượng nitrite vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép nuôi thủy sản. Không có sự khác biệt lớn về hàm lượng nitrite giữa nước lớn và nước ròng trong ngày.

Bảng 4.14 Hàm lượng nitrite tại khu vực cửa sông ven biển (mg/L)

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7

Gành Hào (nr) 0,009 -- 0,001 0,006 0,006 0,001 0,012 0,041 Gành Hào (nl) 0,003 0,041 -- 0,001 0,003 0,05 0,009 0,011 Nhà Mát (nr) 0,029 0,048 0,078 0,006 0,014 0,033 0,023 0,019 0,038 Nhà Mát (nl) 0,016 -- 0 0,005 0,001 0,034 0,008 0,003 0,01

- 33 -0 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu N it ri te ( m g/L ) GHNR GHNL NMNR NMNL

Đồ thị 4.7 Diễn biến nồng độ nitrite tại khu vực cửa sông

Qua Đồ thị 4.7 chúng tôi nhận thấy tại khu vực Nhà Mát hàm lượng nitrite có sự dao động mạnh, tại thời điểm nước ròng hàm lượng này từ 0,006 – 0,078 mg/L, còn vào lúc con nước lớn thì qua các đợt khảo sát chúng tôi phân tích được có đợt không phát hiện, có đợt hàm lượng nitrite đạt cao 0,034 mg/L.

Tóm lại, hàm lượng nitrite tại khu vực cửa sông Nhà Mát có sự dao động giữa hai thời điểm nước lớn và nước ròng trong ngày và vào thời điểm nước ròng thì hàm lượng nitrite tăng cao hơn so với nước lớn. Điều này có thể do hàm lượng ammonia cao, cùng với vật chất lơ lửng nhiều do đó các vi sinh vật trong thủy vực không đủ điều kiện để oxy hóa nitrite tạo thành nitrate.

Nhìn chung, hàm lượng nitrite tại các cửa sông vào lúc triều lên vẫn còn nằm trong phạm vi thích hợp. Tuy có một vài lần khảo sát hàm lượng nitrite cao nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước cấp cho các hệ thống nuôi thủy sản tại khu vực.

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 41 - 44)