Diễn biến chất lượng nước nguồn nước khu vực nội đồng

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 59 - 63)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3Diễn biến chất lượng nước nguồn nước khu vực nội đồng

- 49 -

Khu vực nội đồng ít chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều nhưng không vì thế mà chất lượng nước cũng không thay đổi. Cũng như ở các môi trường khác chất lượng nước luôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như khí hậu, thời tiết, lượng mưa, …và điều kiện kinh tế hoạt động sản xuất nói chung và vấn đề nuôi tôm nói riêng tại khu vực. Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát thu mẫu và phân tích mẫu tại khu vực nội đồng để tìm hiểu các vấn đề trên đã ảnh hưởng ra sao đến môi trường nước tại nơi đây, đồng thời cảnh báo những nguy cơ bất lợi nhằm giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như trong việc bảo đảm an toàn sức khỏe của cộng đồng.

4.1.3.1 pH

pH của nước trong thủy vực và thủy sinh vật có quan hệ qua lại rất mật thiết. Hoạt động sống của thủy sinh vật (quang hợp, hô hấp) làm thay đổi độ pH trong thủy vực, ngược lại pH của nước ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phân bố và hoạt động sống của thủy sinh vật (sinh sản, hô hấp).

Phần lớn các loài cá có độ pH = 6 - 9, tôm pH = 7 – 9. Nhưng pH thấp dưới 5 hoặc cao quá 9,5 có thể làm cho động vật thủy sản yếu hoặc chết.

Bảng 4.26 Độ pH tại khu vực nội đồng

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7

Ninh Quới 7,54 7,15 7,17 7,16 7,37 5,08 7,02 6,99 6,76 Chủ Chí 7,55 7,7 7,78 7,59 7,8 6,78 7,32 7,33 6,74 http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.

44.5 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu pH

NINH QUỚI CHU CHÍ

Đồ thị 4.19 Diễn biến pH tại khu vực nội đồng

Qua Đồ thị 4.19 chúng tôi nhận thấy pH vùng nội đồng qua các đợt khảo sát không thấy có sự biến động lớn, tuy nhiên tại lần thu mẫu đợt sáu (cuối tháng 5) pH giảm đáng kể. Ở Ninh Quới pH từ 7,37 – 5,08; tại Chủ Chí giảm từ 7,8 – 6,78.

Nguyên nhân là do vào thời điểm này xuất hiện những cơn mưa đầu mùa rửa trôi lớp đất mặt làm cho lớp phèn tiềm tàng xâm nhập vào vực nước vì thế pH giảm đi. Vào lần thu mẫu đợt bảy đến lần thu mẫu đợt chín thì pH tại các điểm khảo sát dần ổn định nhưng vẫn còn thấp hơn so với các đợt thu mẫu trước có thể do các đợt thu mẫu này đã vào mùa mưa.

Nhìn chung, độ pH của các nguồn nước thuộc nội đồng còn nằm trong giới hạn cho phép nuôi trồng thủy sản, nhưng cũng cần lưu ý đến môi trường nước vào thời điểm giao mùa vì đây là thời điểm môi trường nước có sự thay đổi về các chỉ tiêu thủy lý hóa và pH là một chỉ tiêu điển hình.

4.1.3.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Oxy hòa tan là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thủy sinh vật, trong tự nhiên oxy của thủy vực được cung cấp qua hai con đường chủ yếu quang hợp của tảo là chính và con đường hòa tan từ không khí.

- 51 -

Bảng 4.27 Nồng độ oxy hòa tan tại khu vực nội đồng (mg/L)

Lần thu mẫu (2 lần/tháng) Khu vực thu mẫu

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7

Ninh Quới 5,47 4,43 3,95 3,53 3,78 4,77 4,18 4,19 3,71 Chủ Chí 4,12 8,35 6,92 4,76 5,61 3,67 3,05 4,19 4,51

Tại khu vực khảo sát thì hàm lượng oxy hòa tan có sự biến động lớn, ở Ninh Quới oxy hòa tan dao động thấp từ 3,53 – 5,47 mg/L, còn tại Chủ Chí thì mức dao động này khá cao: 3,05 – 8,35 mg/L. 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lần thu mẫu D O ( m g/ L) NINH QUỚI CHỦ CHÍ

Đồ thị 4.20 Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan tại khu vực nội đồng

Nồng độ oxy hòa tan tại hai khu vực mà chúng tôi thu mẫu nhìn chung tương đối thấp, cụ thể là tại Ninh Quới nồng độ oxy hòa tan dưới 5 mg/L chiếm đa số trong các lần thu mẫu. Điều này có thể lý giải rằng do chất thải trong kênh cao, hàm lượng chất hữu cơ nhiều, sự khuếch tán của oxy từ môi trường bên ngoài vào thủy vực thấp.

Oxy hòa tan tại Chủ Chí có sự biến động lớn vào lần thu mẫu đợt hai nồng độ oxy hòa tan là 8,35 mg/L, sau đó giảm dần đến lần thu thứ bảy còn 3,05 mg/L, lý do là tại các đợt khảo sát trước lượng phiêu sinh vật hiện diện trong nước nhiều, thu mẫu vào lúc nhiệt độ cao nên tốc độ quang hợp xảy ra nhanh, vào những lúc thu mẫu cuối do ảnh hưởng của mưa nên tốc độ quang hợp của tảo bị giảm đi.

Nhìn chung, hàm lượng oxy hòa tan thấp sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của các loài thủy sản đặc biệt là tôm nuôi, do đó tại khu vực này cần có những giải pháp xử lý nước trước khi cấp vào các ao nuôi tôm.

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 59 - 63)