Nhiệt độ nước

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 26 - 28)

Nhiệt độ là yếu tố có giá trị tới hạn trong nước vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng oxy cần thiết cho sự sống còn của thủy sinh vật. Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của oxy vào nước, tốc độ quang hợp của tảo và thực vật, tốc độ chuyển hóa của thủy sinh vật và độ nhạy cảm của thủy sinh vật đối với các chất thải độc hại, ký sinh trùng và bệnh tật. Nước có nhiệt độ càng thấp thì càng giữ được nhiều oxy hòa tan hơn.

2.3.4 Độ mặn

Độ mặn thường được biểu thị qua đơn vị ppt hoặc ‰. Mitch và Gosselink (1986) phân chia nước tự nhiên thành các loại tùy theo độ mặn như sau:

Bảng 2.7 Phân loại vực nước theo độ mặn

Nước

Ngọt (freshwater) < 0,5

Lợ ít ( oligohaline) 0,5 – 5,0

Lợ vừa (mesohaline) 5,0 – 18,0

Lợ nhiều (polyhaline) 18,0 – 30,0

Mặn / biển khơi (euhaline) > 30,0

Thông thường, độ mặn trên sông tăng dần từ vùng nội địa ra vùng cửa sông ven biển và biển khơi. Ở vùng cửa sông, độ mặn tăng dần từ tầng mặt xuống tầng đáy trừ khi nước ở đây được xáo trộn mạnh theo chiều đứng. Độ mặn, cùng với nhiệt độ, là yếu tố để xác định sự phân tầng của vùng cửa sông. Khi nước ngọt và mặn giao nhau, cả hai chưa sẵn sàng hòa trộn ngay. Khi ấm nước ngọt nhẹ hơn khi lạnh, đồng thời nhẹ hơn nước mặn và sẽ nằm phủ trên lớp nước mặn đang tràn vào bờ từ biển khơi. Gió, bão và thủy triều có thể phá vỡ lớp phân chia này bằng cách hòa trộn hoàn toàn hai khối nước này với nhau.

2.3.5 Độ kiềm

Hầu hết độ kiềm là do sự có mặt của ion bicarbonate. Ngoài ra còn có các ion carbonate và hydroxide trong độ kiềm. Độ kiềm rất quan trọng bởi vì nó làm chất đệm cho sự thay đổi pH xảy ra tự nhiên khi nước được thêm acid từ quá trình quang hợp của thủy sinh vật. Các chất đệm này chủ yếu là bicarbonate, carbonate và đôi khi có cả hydroxide, borate, silicate, phosphate, ammonium, sulfide, … Nước có độ kiềm thấp dễ bị ảnh hưởng do sự thay đổi của pH. Nước có độ kiềm cao có khả năng chống lại được sự thay đổi của pH. Nâng cao độ kiềm hầu như làm nâng cao pH theo. Độ kiềm không chỉ

điều hòa độ pH trong nước mà còn điều hòa cả hàm lượng kim loại nặng. Các ion bicarbonate và carbonate trong nước có thể loại bỏ các ion kim loại độc như chì, arsen và cadmium bằng cách làm tủa chúng ra khỏi dung dịch.

Độ kiềm thay đổi theo vùng địa lý khác nhau, do đó không có tiêu chuẩn nào cho độ kiềm được thiết lập cho nước mặt hay nước ngầm. Trong nước ngọt mức độ kiềm bình thường là 20 – 200 mgCaCO3/L. Trong sông suối có độ kiềm tổng 100 – 200 mg CaCO3/L là có thể điều hòa được pH. Dưới 10 mgCaCO3/L cho thấy hệ thống quá nghèo sức đệm và dễ bị thay đổi pH dưới tác động của tự nhiên và con người.

2.3.6 Ammonia

Khi ammonia hòa tan vào nước sẽ ion hóa sinh các dạng ion tùy theo pH và nhiệt độ. Ion amonium NH4+ thì không độc cho cá. Khi pH tuột giảm và nhiệt độ xuống thấp, quá trình ion hóa sinh ra nhiều ammonium làm giảm tính độc. Trái lại, dạng không ion- ammonia hay còn gọi là ammonia tự do NH3 thì rất độc cho tôm, cá. Khi nhiệt độ tăng cao đồng thời pH tăng vọt thì quá trình ion hóa sẽ tạo ra nhiều ammonia tự do sẽ gây độc làm chết thủy sinh vật. Vượt quá 0,012 mg/L sẽ gây độc cho cá.

Ammonia làm trở ngại vận chuyển oxy từ mang vào máu và gây tổn thương mang tức thời hay lâu dài. Cá nhiễm độc ammonia tự do trở nên lờ đờ, thường bơi ở mặt nước hớp không khí.

2.3.7 Nitrite

Nitrite là sản phẩm trung gian trong quá trình chuyển hóa đạm ammonia thành nitrite. Nó là yếu tố rất quan trọng trong việc chuẩn đoán sức khỏe của sinh vật chuyển hóa. Tốt nhất là không nên có nitrite trong ao nuôi, nhất là hệ thống có sinh vật chuyển hóa tự động. Vì thế, hàm lượng nitrite lý tưởng trong ao nuôi là zero. Nitrite được coi là kẻ giết người vô hình. Ao chỉ được đánh giá là tuyệt vời nếu như không có nitrite. Nitrite gây tổn thương hệ thống thần kinh, gan, lách và thận. Cho dù ở hàm lượng thấp nhưng nếu kéo dài có thể gây tổn thương trầm trọng. Hiện tượng phổ biến ở cá bị độc nitrite làm nắp mang bị cuốn ra phía ngoài mép mang, chúng không thể khép sát vào cơ thể được.

- 17 -

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)